Chương I: Giới thiệu khái quát về Ăc quy
I. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ăc quy . 4
1. Cấu tạo . .4
2. Nguyên lý làm việc 5
II, Ắcquy kiềm.6
1, Nguyên lý làm việc.6
2, Quá trình hóa học trong ăc quy kiềm.7
III, Các thông số cơ bản của ăc quy.8
1, Dung lượng.8
2, Điện áp.8
3, Điện trở trong.9
IV, Đặc tính phóng của ăcquy.9
V, Các phương pháp nạp ăcquy tự động.10
1. Phương pháp nạp ăcquy với dòng điện không đổi.10
2. Phương pháp nạp với điện áp không đổi.11
3. Phương pháp nạp dòng áp.11
Chương II: Phân tích, tính toán và lựa chọn sơ đồ.13
I, Chọn sơ đồ thiết kế 13
1, Chỉnh lưu một nửa chu kỳ 13
2. Chỉnh lưu cả chu kỳ với biến áp có trung tính .13
3, Chỉnh lưu cầu một pha .15
4, Chọn sơ đồ chỉnh lưu .16
II, Thuyết minh hoạt động của sơ đồ động lực . .17
III, Tính toán biến áp và thông số các thiết bị mạch động lực .18
IV, Tính toán các cuộn kháng lọc – CKL dòng điện đập mạch .26
V, Tính chọn các thiết bị bảo vệ mạch động lực .31
1. Tính toán cánh tản nhiệt cho van .33
2. Bảo vệ quá dòng cho van bán dẫn .33
VI, Tính toán các thông số của mạch điều khiển .34
1, Nguyên lý điều khiển .34
2, Sơ đồ khối mạch điều khiển .35
3. Tính toán thông số mạch điều khiển 39
a. Tính biến áp xung 39
b. Tính tầng khuếch đại cuối cùng .41
c. Tính chọn tụ C2 và điện trở R7 .41
d. Tính chọn tầng so sánh . .42
e. Tính chọn khâu đồng pha .42
f. Tạo nguồn nuôi 43
4. Tính toán điện trở Sun hồi tiếp dòng điện 46
TÓM TẮT THÔNG SỐ .47
48 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 11032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán thiết kế nạp ắc quy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực. Thường thì trị số điện trở trong của ăcquy khi đã nạp đầy điện là (0,001-0,0015) và khi ăc quy đã phóng điện hoàn toàn là (0,02-0,025).
IV, Đặc tính phóng của ăcquy:
Đặc tính phóng của ăc quy là đồ thị biểu diễn quan hệ phụ thuộc của sức điện động, điện áp ăcquy và nồng độ dung dịch điện phân theo thời gian phóng khi dòng điện phóng không thay đổi.
Từ đặc tính phóng của ăc quy ta có nhận xét:
Trong khoảng thời gian phóng từ t = 0 đến t = tgh (10h), sức điện động, điện áp và nồng độ dung dịch điện phân giảm dần, tuy nhiên trong đoạn này độ dốc của đường đặc tính không lớn, ta gọi đó là giai đoạn phóng ổn định hay thời gian phóng điện cho phép tương ứng với mỗi chế độ phóng điện của ăc quy (dòng điện phóng).
Hình 1: Đặc tính phóng nạp của ăc quy
Từ thời gian tgh trở đi độ dốc của đồ thị thay đổi đột ngột. Nếu ta tiếp tục cho ăcquy phóng điện sau thời gian tgh thì sức điện động, điện áp
của ăcquy giảm rất nhanh. Mặt khác các tinh thể sunfat chì (PbO2) tạo
thành trong phản ứng sẽ có dạng thô rắn rất khó hoà tan (bị biến đổi hoá học) trong quá trình nạp điện trở lại cho ăc quy sau này. Thời điểm tgh gọi là giới hạn phóng điện cho phép của ăc quy, các giá trị EP, UP, tại tgh được gọi là các giá trị phóng điện của ăc quy, ăc quy không được phóng điện khi dung lượng còn khoảng 80%.
Thời gian này được gọi là thời gian nạp no, nó có tác dụng làm cho phần các chất tác dụng ở sâu trong lòng bản cực được biến đổi tuần hoàn, nhờ đó làm tăng dung lượng phóng điện của ăcquy.
Thời gian nạp no cho ăcquy kéo dài từ 2-3h, trong suốt thời gian đó hiệu điện thế trên các bản cực ăc quy và nồng độ dung dịch điện phân không thay đổi. Như vậy dung lượng thu được khi ăc quy phóng điện luôn nhỏ hơn dung lượng cần thiết để nạp no ăc quy.
Sau khi ngắt mạch nạp, điện áp, sức điện động của ăc quy giảm xuống và ổn định. Thời gian này cũng gọi là thời gian nghỉ của ăc quy sau khi nạp.
Trị số dòng điện nạp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của ăcquy. Dòng điện nạp định mức với ăc quy là: In = 10%C10. Trong đó C10 là dung lượng của ăc quy mà với chế độ nạp với dòng điện định mức là In=0,1C10 thì sau 10h ăc quy sẽ đầy.
V, Các phương pháp nạp ăcquy tự động:
Có ba phương pháp nạp ăcquy là:
Phương pháp dòng điện
Phương pháp điện áp
Phương pháp dòng áp
1. Phương pháp nạp ăcquy với dòng điện không đổi:
Đây là phương pháp nạp cho phép chọn được dòng nạp thích hợp với mỗi loại ăcquy, bảo đảm cho ăcquy được no. Đây là phương pháp sử dụng trong các xưởng bảo dưỡng sữa chữa để nạp điện cho ăcquy hoặc nạp sửa chữa cho các ăcquy bị sunfat hoá. Với phương pháp này ăcquy được mắc nối tiếp với nhau và phải thoả mãn điều kiện:
Trong đó: UN - Điện áp nạp
Naq - Số ngăn ăcquy đơn trong mạch.
Trong quá trình nạp điện sức điện động của ăcquy tăng dần lên, để duy trì dòng điện nạp không đổi ta phải bố trí trong mạch biến trở R. Trị số gián hạn của biến trở được xác định theo công thức:
Nhược điểm của phương pháp nạp với dòng không đổi là thời gian nạp kéo dài và yêu cầu các ăcquy đưa vào nạp có cùng dung lượng định mức. Để khắc phục thời gian nạp kéo dài, người ta sử dụng phương pháp nạp với dòng điện nạp thay đổi hai hay nhiều nấc. Trong trường hợp hai nấc, dòng điện nạp ở nấc thứ nhất chọn bằng (0,3-0,6)C10 tức là nạp cưỡng bức và kết thúc ở nấc một khi ăc quy đã bắt đầu sôi. Dòng điện nạp ở nấc thứ hai là 0,1C10.
2. Phương pháp nạp với điện áp không đổi:
Phương pháp này yêu cầu ăc quy mắc song song với nguồn nạp. Hiệu điện thế của nguồn nạp không đổi và được tính bằng (2,3-2,5)V cho mỗi ngăn đơn. Phương pháp nạp với điện áp không đổi có thời gian nạp ngắn, dòng nạp tự động giảm theo thời gian. Tuy nhiên với phương pháp này ăcquy không được nạp no, do đó nó chỉ dùng bổ sung nạp cho ăcquy trong quá trình sử dụng.
3. Phương pháp nạp dòng áp:
Đây là phương pháp tổng hợp của hai phương pháp trên. Nó tận dụng được những ưu điểm của mỗi phương pháp.
Đối với yêu cầu của đề tài là nạp ăcquy tự động tức là trong quá trình nạp mọi quá trình biến đổi và chuyển hoá được tự động diễn ra theo một trình tự đã đặt sẵn thì ta chọn phương pháp nạp ăc quy là phương pháp dòng áp.
Đối với ăcquy axit:
Để đảm bảo thời gian nạp cũng như hiệu suất nạp thì trong khoảng thời gian tn = 8h tương ứng với 75%-80% dung lượng ăcquy ta nạp với dòng không đổi là In = 0,1C10. Vì theo đặc tính nạp của ăcquy trong đoạn nạp chính thì khi dìng điện không đổi thì điện áp, sức điện động tải ít thay đổi, do đó bảo đảm tính đồng đều về tải cho thiết bị nạp. Sau thời gian 8h ăcquy bắt đầu sôi lúc đó ta chuyển sang nạp ở chế độ ổn áp. Khi thời gian nạp được 10h thì ăcquy bắt đầu no, ta nạp bổ sung thêm 2-3h.
Đối với ăcquy kiềm:
Trình tự nạp cũng giống như ăcquy axit nhưng do khả năng quá tải của ăcquy kiềm lớn nên lúc ổn dòng ta có thể nạp với dòng nạp In = 0,2.C10 hoặc nạp cưỡng bức để tiết kiệm thời gian với dòng nạp In = 0,5.C10.
Các quá trình nạp ăcquy tự động kết thúc khi bị cắt nguồn nạp hoặc khi nạp ổn áp với điện áp bằng điện áp trên hai cực của ăcquy, lúc đó dòng nạp sẽ từ từ giảm về không.
Kết luận:
Từ các phân tích về tải ăcquy trên ta thấy: Tải ăcquy là tải dung kháng, với đặc điểm là sức điện động của ăcquy tăng dần trong quá trình nạp, tức là nếu ta giữ điện áp không thay đổi thì dòng điện nạp sẽ giảm dần, làm quá trình nạp điện cho ăcquy kéo dài, do đó ta cần kiểm soát được dòng điện nạp cho ăcquy. Thông thường ta nạp với 10% dòng dung lượng của ăcquy và giữ ổn định dòng trong quá trình nạp. Tuy nhiên khi dung lượng của ăcquy đã đạt đến 80%, lúc đó ta tiếp tục giữ ổn định dòng nạp thì ăcquy sẽ sôi và làm cạn dung dịch điện phân. Do đó đến giai đoạn này ta lại phải chuyển chế độ nạp ăcquy sang chế độ ổn áp. Chế độ ổn áp được giữ cho đến khi ăcquy đã thực sự đầy. Khi điện áp trên các bản cực của ăcquy bằng với điện áp nạp thì lúc đó dòng nạp sẽ tự động giảm về 0, kết thúc quá trình nạp.
Chương II: Phân tích, tính toán và lựa chọn sơ đồ
I, Chọn sơ đồ thiết kế
(Phân tích hoạt động, đánh giá ưu nhược điểm của các sơ đồ chỉnh lưu, chọn sơ đồ hợp lý)
Theo yêu cầu của đề tài thiết kế:
Điện áp nguồn cấp U1 = 220V, tần số nguồn cấp f = 50Hz
Điều chỉnh dòng điện vô cấp trong dải từ 0 đến Idmax
Như vậy, nguồn cấp để nạp cho ăc quy là nguồn điện xoay chiều một pha, tần số 50Hz. Xét các phương pháp chỉnh lưu 1 pha:
1, Chỉnh lưu một nửa chu kỳ:
Hình 2: CL một nửa CK Hình 3: Đồ thị U,I
Ở sơ đồ chỉnh lưu này, điện áp ra bị gián đoạn trong một nửa chu kỳ, khi điện áp anod của van bán dẫn âm. Do vậy, điện áp có chất lượng không tốt, và trị số trung bình lớn nhất khi không có điều khiển là:
Udo = 0,45.U2
Đây là loại chỉnh lưu cơ bản, sơ đồ nguyên lý mạch đơn giản.
Tuy nhiên, các chất lượng kỹ thuật như: chất lượng điện áp một chiều, hiệu suất sử dụng biến áp xấu.
Với hệ số sử dụng biến áp:
SBA = 3,09.Ud .Id
Do đó mà loại chỉnh lưu này ít được dung trong thực tế.
2. Chỉnh lưu cả chu kỳ với biến áp có trung tính:
Sơ đồ chỉnh lưu:
Hình 4: CL cả chu kỳ với BA trung tính
Các đường cong chỉnh lưu
Hình 5: Các đường cong CL cả chu kỳ với BA trung tính
Có thể coi sơ đồ chỉnh lưu cả chu kỳ với biến áp có trung tính là hai sơ đồ chỉnh lưu 1 nửa chu kỳ hoạt động dịch pha nhau 1800. Ở mỗi chu kỳ có một van dẫn cho dòng điện qua, cho nên ở hai nửa chu kỳ sóng điện áp tải trùng pha với sóng điện áp của cuộn dây có van dẫn. Đặc điểm của loại chỉnh lưu này là phải có biến áp thứ cấp có hai cuộn dây với các thông số giống hệt nhau.
Điện áp tải đập mạch trong cả hai nửa chu kỳ với tần số đập mạch bằng hai lần tần số nguồn cấp (fđm = 2.f1).
Điện áp trung bình trên tải, khi điện áp gián đoạn như trên sơ đồ các đường cong chỉnh lưu:
Trong đó:
Ud0 = 0,9.U2: Là điện áp chỉnh lưu khi không điều khiển.
- Góc mở của các Trisistor
Mỗi van chỉ dẫn trong ½ chu kỳ, do đó dòng điện trung bình qua van tối đa bằng ½ dòng điện tải.
Trong các loại sơ đồ chỉnh lưu, thì loại tải này có điện áp ngược của van phải chịu là lớn nhất:
*, Ưu điểm:
So với chỉnh lưu 1 nửa chu kỳ, sơ đồ này cho chất lượn điện áp tốt hơn. Dòng điện chạy qua van không lớn, điện áp tổng rơi trên van nhỏ và việc điều khiển van tương đối đơn giản.
*, Nhược điểm:
- Việc chế tạo biến áp với hai cuộn thứ cấp giống hệt nhau và mỗi cuộn chỉ làm việc trong ½ chu kỳ làm việc chế tạo biến áp phức tạp và hiệu suất sử dụng biến áp xấu.
- Điện áp ngược của van bán dẫn phải chịu có trị số lớn nhất làm cho việc chọn van bán dẫn khó khăn hơn.
3, Chỉnh lưu cầu một pha:
Chỉnh lưu cầu 1 pha có thể dùng sơ đồ chỉnh lưu không điều khiển hoặc có điều khiển, trong sơ đồ có điều khiển lại có sơ đồ điều khiển đối xứng và điều khiển không đối xứng.
Ta xét sơ đồ chỉnh lưu cầu 1 pha điều khiển đối xứng:
Hình 6: Chỉnh lưu cầu một pha
Sơ đồ chỉnh lưu này cho điện áp ra trên tải tương tự như sơ đồ chỉnh lưu cả chu kỳ, biến áp thứ cấp có trung tính.
*, Hoạt động:
- Ở ½ chu kỳ đầu (dương); điện áp dương đặt vào anode T1, điện áp âm đặt vào cathode T2, khi có xung mở T1, T2 thì T1, T2 dẫn, có dòng điện qua tải.
- Ở ½ chu kỳ sau (âm); anode T4 dương, cathode T3 âm, khi có xung mở T3, T4 thì T3, T4 mở cho dòng điện qua tải theo chiều như khi T1, T2 dẫn. Tức là dòng điện qua tải là dòng điện một chiều.
*, Ưu điểm:
- Cho dạng điện áp, dòng điện ra giống như các dạng đường cong của chỉnh lưu cả chu kỳ với biến áp có trung tính.
- Điện áp ngược của van phải chịu là:
*, Nhược điểm:
- Phải sử dụng nhiều van bán dẫn hơn, do đó tổng điện áp rơi trên van lớn hơn.
- Việc điều khiển đồng thời các van khó khăn hơn.
4, Chọn sơ đồ chỉnh lưu:
Ta có điện áp của ăc quy là Ud = 24V
Theo phần phân tích tải, mỗi ngăn ăc quy đơn có điện áp 2V, do đó có thể thấy ăc quy gồm 12 ăc quy đơn. Theo phần “ Nạp ăc quy bằng phương pháp áp” thì khi nạp cần giữ điện áp trên mỗi ngăn ăc quy đơn là (2,3-2,5)V. Vậy điện áp sau chỉnh lưu lớn nhất là: U2 = 2,5.12 = 30V.
Do đó nếu ta dùng sơ đồ chỉnh lưu cả chu kỳ với biến áp có trung tính thì điện áp ngược van phải chịu là:
Với Unv = 85V thì việc chọn van bán dẫn công suất không có gì là khó khăn.
Nếu sử dụng sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha thì số lượng van sẽ tăng gấp đôi.
Do đó:
Ta sử dụng sơ đồ chỉnh lưu cho mạch nạp ăc quy tự động là sơ đồ chỉnh lưu cả chu kỳ với biến áp bên thứ cấp có trung tính.
II, Thuyết minh hoạt động của sơ đồ động lực:
Hình 7: Sơ đồ mạch động lực
Hình 8: Các đường cong chỉnh lưu
*, Hoạt động:
Sơ đồ chỉnh lưu bao gồm bộ nguồn chỉnh lưu hai nửa chu kỳ với biến áp có trung tính, tải ăc quy được mắc nối tiếp với một cuộn kháng lọc để khắc phục sự gián đoạn của dòng điện ứng với góc mở nào đó để cho dòng điện qua tải (ăc quy) là dòng ổn định.
Đường cong dòng điện và điện áp của tải (ăc quy) Ud, Id được biểu diễn như hình vẽ. Ta thấy khi có them cuộn kháng lọc thì dòng điện ra không bị gián đoạn mà là dòng 1 chiều liên tục.
III, Tính toán biến áp và thông số các thiết bị mạch động lực:
Theo yêu cầu thiết kế, mạch nạp cho ăc quy bao gồm 12 ngăn ăc quy đơn, mà điện áp chỉnh lưu:
Ud ≥ 2,7.Naq
Trong đó: Naq = 12 – Số ngăn ăc quy đơn
Ta chọn:
Ud =2,7.12 = 32,4 V, có thể lấy Ud = 33 V.
Id = 10%.C10 = 0,1.150 = 15A
1, Điện áp chỉnh lưu không tải:
Ud0.cosαmin = Ud + UV + Uba + Udn
Ud = 33V
UV = 0,8V – Điện áp rơi trên Thysistor.
Udn ≈ 0V – Sụt áp trên dây nối.
Uba = UR + UX – Là sụt áp trên điện trở và điện kháng của máy biến áp.
Uba = 6%.Ud = 0,06.33 ≈ 2V.
Vậy: Ud0. = (33 + 0,8 + 2)/cos100 = 36,4V.
2, Công suất tối đa của tải:
Pdmax = Ud0.Id
→ Pdmax = 36,4.15 = 546 (W).
3, Công suất nguồn cấp:
Sba = ks.Pdmax
Trong đó:
Sba – Công suất biểu kiến của máy biến áp [VA].
ks – Hệ số công suất theo sơ đồ mạch động lực.
Theo bảng 1.2, ta có ks đối với chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ với biến áp có trung tính là: ks = 1,48.
→ Sba = 1,48. 546 = 808 [VA]
4, Tính toán sơ bộ mạch từ:
QFe - Tiết diện trụ của lõi thép biến áp, cm2
kQ - Hệ số phụ thuộc vào điều kiện làm mát, kQ = 6.
m - Số pha của máy biến áp (MBA), m = 1
f - Tần số nguồn điện xoay chiều f = 50Hz
= 24 (cm2)
5. Tính toán dây quấn biến áp:
Theo công thức (1.17) - Thiết kế thiết bị điện tử công suất
Trong đó:
w - Số vòng dây quấn
U - Điện áp của cuộn dây cần tính
B - Từ cảm, B = (1,0-1,8) Tesla, chọn B = 1,0 Tesla
QFe - Tiết diện lõi thép
*, Bên thứ cấp: điện áp thứ cấp
Ud0 = 36,4 V
ku = 0,9 – Tra theo bảng (1-1), Tài liệu thiết kế
Và ta có: U1 = 220V
Như vậy:
(vòng)
(vòng)
*, Tính dòng điện trong các cuộn dây của máy biến áp:
- Bên thứ cấp: k2 = I2/Id
Theo bảng 1.2 – Tài liệu thiết kế, ta có:
k2 = =0,71 → I2 = 0,71.15 = 10,65 (A)
- Bên sơ cấp: k1 = I1/(kba.Id) = 1
→ I1 = kba.Id = .Id
→ I1 =
*, Tính tiết diện dây dẫn:
Chọn mật độ dòng điện trong máy biến áp:
Với dây dẫn đồng Cu, MBA khô chọn: J1 = J2 = 2,75 A/mm2
Vậy:
mm2
mm2
- Ta chọn dây dẫn trong có đường kính d, d được tính theo:
→ d1 = = 1,12 mm
→ d2 = = 2,22 mm
Quy chuẩn các đường kính dây: d1 = 1,12 mm
d2 = 2,26 mm
*, Khi đó tính lại mật độ dòng điện ở cuộn dây thứ cấp:
Khi đó quy chuẩn tiết diện dây theo bảng P.5 là:
SCu1 = 0,9852 mm2
SCu2 = 4,012 mm2
6.Tính kích thước mạch từ:
Sba = 808VA là biến áp có công suất nhỏ nên ta chọn mạch từ có trụ chữ nhật, có sơ đồ như sau:
Hình 9: Cửa sổ mạch từ máy biến áp
Theo tính toán ở trên: QFe = a.b = 24 cm2
Chọn lá thép dày 0,5 mm
Diện tích của sổ cần có:
QCS = QCS1 + QCS2
QCS – Diện tích của sổ, mm2
+, QCS1 = kld.W1.SCu1
kld – Hệ số lấp đầy, thường chọn 2,0 – 3,0, lấy kld = 3,0
QCS1 = 3.413.0,9852 = 1220,66 mm2
QCS2 = 3.76.4,012 = 914,7 mm2
Vậy: QCS = 1220,66 + 914,7 = 2123,36 mm2
Ta đã có:
QFe = a.b = 24 cm2
QCS = c.h = 2123,36 mm2 = 21,23 cm2
Theo tài liệu thiết kế, các tỷ lệ trên là tối ưu trong khoảng:
- 4
Từ các tỷ lệ ta chọn sơ bộ được các kích thước như sau:
a = 4 cm
b = 6 cm
h = 9 cm
c = 2,36 cm
→ Chiều rộng toàn bộ mạch từ:
C = 2.c + 2.a = 2.2,36 + 2.4 = 12,72 cm
→ Chiều cao toàn mạch:
H = h +a = 9 + 4 = 13 cm
7. Kết cấu dây quấn:
- Số vòng trên mỗi lớp:
Trong đó:
W’ – Số vòng trên mỗi lớp dây
h – Chiều cao cửa sổ
dn – Đường kính dây quấn kể cả cách điện
hg - Khoảng cách cách điện với gông, chọn hg = dn
Theo bảng P.5 ta có:
Khi đó:
(vòng)
w'1 ≈ 71 (vòng).
(vòng)
- Số lớp dây:
(lớp)
(lớp)
Vậy: = 71 vòng, nld1 = 6 lớp
= 36 vòng, nld2 = 2 lớp
Tính bề dày mỗi cuộn dây:
Bdct = dn.nld + cd.nld = (dn + cd).nld
Ta chọn chiều dày bìa cách điện cd = 0,1 mm
→ Bdct1 = (d1n + cd).nld1
= (1,22+0,1).6 = 7,92 mm
→ Bdct2 = (d2n + cd).nld2
= (2,36+0,1).2 = 4,92 mm
Hình 10: Dây quấn máy biến áp
Bề dày các cuộn dây:
Bd = Bd1 + Bd2 + cdn + cdt +cd12
Chọn cdn = cdt = cd12 = 1 mm
Bd = 7,92 + 4,92 + 1 + 1 + 1 = 15,84 mm
Ta có:
ΔC = C – Bd
= 23,7 – 15,84 = 7,86 mm
→ ΔC ≈ 0,8 cm
Như vậy: Các kích thước a, b, h, c đã chọn là hợp lý cho cách điện và làm mát
a = 4 cm
b = 6 cm
h = 9 cm
c = 2,37 cm
C = 12,72 cm
- Khối lượng sắt
Theo công thức (1.31) Tài liệu thiết kế
MFe = VFe.mFe (Kg)
VFe - Thể tích khối sắt (dm3)mFe - Khối lượng riêng của sắt (7,85 Kg/dm3)
Do biến áp có công suất không lớn, chọn trụ và gông có tiết diện bằng nhau.
VFe = a.b.(2h+2c) = 0,4.0,6.(2.0,9 + 2.1,27) = 1,0416 dm3
Vậy:
MFe = 1,0416.7,85 = 8,176 (Kg)
9. Khối lượng đồng Cu:
- Với cuộn dây sơ cấp w1:
MCu1 = VCu1.mCu (Kg) – Công thức (1.31) Tài liệu thiết kế
VCu1 = SCu1.l1
Trong đó:
VCu - Thể tích khối đông của các cuộn dây, dm3
Khi coi cả dây quấn sơ cấp và thứ cấp là khối trụ tròn
l1 = w1..Dtb1
Dt = a + 2.cdt = 4 + 2.1 = 6 mm
Dn = Dt + 2.(d + cd).nld
= 6 + 2.(1,22 + 1).6 = 32,64 mm
→ Dtb1 = (6+32,64)/2 = 19,3 mm → Dtb1 = 0,193 dm
Vậy:
l1 = 413..0,193 = 250,413 dm
VCu1 = l1.SCu1 = 250,413.0,8952.10-4 = 0,0247 dm3
- Với cuộn dây thứ cấp w2:
Dt = 32,64 mm
Dn = 32,64 + 2.(2,26+1).2 = 45,68 mm
→ → Dtb2 = 0,3916 dm.
Vậy:
l2 = 75..0,3916 = 92,27 dm
VCu2 = l2.SCu2
= 92,27.4,012.10-4 = 0,037 dm3
→ Tổng khối lượng đồng:
MCu = (VCu1 + VCu2).mCu
= (0,0247 + 0,037).8,9 = 0,55 Kg.
10. Tính tổng sụt áp trong biến trở:
Theo công thức (1.34):
Trong đó:
- Điện áp rơi trên điện kháng:
Rbk = a/2 + cd = 4/2 + 1 = 3 mm: Bán kính trong của cuộn thứ cấp
h = 9 mm
Tổng áp rơi trên biến áp:
ΔU = ΔUr + ΔUx = 0,816 + 0,117 = 0,933 (V)
11. Điện trở ngắn mạch của máy biến áp:
12. Tổng trở ngắn mạch của máy biến áp:
13. Điện áp ngắn mạch % của máy biến áp:
14. Dòng điện ngắn mạch máy biến áp:
IV, Tính toán các cuộn kháng lọc – CKL dòng điện đập mạch:
*, Xác định góc mở van cực đại αmax và góc mở van cực tiểu αmin:
- Chọn góc mở αmin = 100 là dự trữ có thể bù được sự giảm điện áp lưới.
- αmax là góc mở van bán dẫn lớn nhất để điện áp nguồn cấp vẫn có khả năng nạp cho ăc quy, tức ta phải đảm bảo điện áp đặt vào ắc quy lớn hơn sức điện động của bản thân ăc quy (1,8V) → U ≥ 1,8V.
Ăc quy có 12 ngăn ắc quy đơn:
Udmin = 1,8.12 =21,6 V
Ta coi ăc quy là thuần trở:
Theo công thức (1-3) Tài liệu thiết kế:
→
→ αmax = 78,10
*, Tính điện cảm của cuộn kháng lọc dòng điện đập mạch:
Vì tải thuần trở nên theo (1-44) ta có:
Trong đó Udnmax được xác định theo:
Trong đó:
- m: là số lần đập mạch một chu kỳ, m=2
- Iddm = 15 (A)
- ω = 314 (Rad/s)
- I*1% = 10%
- K =1 là bội số sóng hài
Thay số vào công thức trên ta có: Udmax = 47,23V
Vậy:
*, Tính điện cảm cần thiết để lọc dòng điện gián đoạn:
Theo công thức (1-58) Tài liệu thiết kế
Trong đó:
- ω’ = 2πf.m = 200π
- Ud0 = 36 V
- Idgh = 0,05.Idm = 0,05.15 = 0,75 A
- kgh – Hệ số phụ thuộc vào góc mở van bán dẫn
Hệ số kgh được tính như sau:
→ = 0,987
- xBA = 0,0246 (Ώ)
Vậy:
So sánh giữa 2 giá trị LL = 0,0355 (H) và Lgd = 0,0747 (H) ta có Lgd > LL nên ta thiết kế cuộn kháng lọc dòng điện gián đoạn, với điện cảm cần thiết L =0,0747H và điện cảm này đã đủ để bù cho dòng điện đập mạch.
Thiết kế cuộn kháng hạn chế dòng điện gián đoạn và đập mạch
*, Thông số cần thiết:
- Điện cảm của cuộn kháng LCK = 0,0747 (H)
- Dòng điện định mức qua cuộn kháng Idm = 15 (A)
- Giá trị dòng điện gián đoạn Igh = 0,1.Idm = 1,5 (A)
*, Tổng trở của cuộn kháng:
Do dòng qua cuộn kháng là dòng qua tải và có giá trị lớn, và điện trở của cuộn kháng nhỏ hơn nhiều so với điện kháng, nên ta có thể bỏ qua điện trở cuộn kháng RCK:
ZCK = 2π.f’.LCK
f' = f.m
Vậy: ZCK = 2π.50.2.0,0747 = 47 (Ώ)
*, Công suất của cuộn kháng:
ΔUCK = ZCK.Igh = 47.1,5 = 70,5 V
PCK = ΔUCK.Igh = 70,5.1,5 =105,75 W
*, Tiết diện lõi thép cuộn kháng:
kQ = 5-6 là hệ số phụ thuộc vào phương thức làm mát, khi làm mát bằng không khí tự nhiên, chọn kQ = 5.
*, Tính số vòng dây cần thiết:
Dòng điện gián đoạn có dạng là các xung dòng điện, do đó khi chạy trong cuộn kháng làm xuất hiện sức điện động tự cảm Egd được tính theo (1-65):
Egd = 4,44.kdq.w.f’.B.QFe
Từ đó ta có:
Trong đó:
B = 1 Tesla: Là mật độ từ cảm trong trụ
kdq = 1
vòng
Nhận xét:
Do tiết diện lõi sắt QFe = 5,1417 cm2 so với 309 vòng dây, thì tiết diện dây này quá nhỏ để có thể quấn hết số vòng dây trên, do đó ta có thể chọn lại tiết diện lõi sắt để giảm số vòng dây của cuộn kháng và để việc quấn dây dễ dàng hơn:
Chọn QFe = 15 cm2
Khi đó: vòng
*, Dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn kháng:
*, Chọn mật độ dòng điện qua cuộn kháng: J = 2,5 A/mm2Tiết diện dây dẫn:
Chọn dây dẫn tròn: Theo bảng P.5 Thông số của dây đồng tiêu chuẩn
Chọn được dây đồng: SCu = 6,29 mm2 d = 2,83 mm
Khi đó mật độ dòng điện:
Ta có: QFe = 16 cm2
Do đó chọn tiết diện trụ từ là: (Hình) a = b = 40 mm
*, Chọn hệ số lấp đầy:
*, Diện tích cửa sổ:
*, Tính kích thước mạch từ: QCS = c.h
a = 30 mm
b = 50 mm Hình 11: Mạch từ cuộn kháng lọc
Chọn
Suy ra h = 2.a = 2.30 = 60 mm
*, Chiều cao mạch từ: H = h+a = 60 + 30 = 90 mm
*, Chiều dài mạch từ: C = 2.c + 2.a = 2.22 + 2.30 = 104 mm
*, Chọn khoảng cách từ gông tới cuộn dây: hg = 2 mm
*, Tính số vòng trên một lớp: vòng
*, Tính số lớp dây quấn: lớp
*, Chọn khoảng cách cách điện giữa dây quấn với trụ: a01 = 3 mm
Cách điện giữa các lớp: cd1 = 0,1 mm
*, Bề dầy cuộn dây: Bd = (d + cd1).n1 = (2,83 + 0,1).6 = 17,6 mm
*, Tổng bề dầy cuộn dây: BdΣ = Bd + a01 = 17,6 + 3 = 20,6 mm
*, Chiều dài của vòng dây trong cùng:
l1 = 2(a+b) + 2π.a01 = 2.(30+50) + 2π.3 = 178,85 mm
*, Chiều dài của vòng dây ngoài cùng:
l1 = 2(a+b) + 2π.(a01+Bd) = 2.(30+50) + 2π.(3+17,6) = 289,4 mm
*, Chiều dài trung bình của một vòng dây:
ltb = (l1 + l2)/2 = (178,85+289,4)/2 = 234,1 mm
*, Thông thường dây quấn được quy định cấp cách điện B, có nhiệt độ làm việc tối đa là 750C. Với dây Cu, ρ75 = 0,02133 (Ώ.mm2/m)
Điện trở của dây quấn ở 750C là:
Ta thấy điện trở rất bé nên giả thiết ban đầu bỏ qua điện trở là đúng.
*, Thể tích sắt:
VFe = 2.a.b.h + 2.(a/2).b.C = ab(2h+C)
= 30.50.(2.60 + 104) = 336000 mm3 = 0,336 dm3
→ Khối lượng sắt:
MFe = VFe.mFe = 0,336.7,85 = 2,6375 Kg
*, Khối lượng đồng:
MCu = S.ltb.w.mCu = 6,29.234,1.106.8,9.10-6 = 1,39 KgTrong đó: mFe = 7,85 Kg/dm3
MCu = 8,90 Kg/dm3
V, Tính chọn các thiết bị bảo vệ mạch động lực:
Hai thông số quan trọng nhất khi chọn van bán dẫn cho chỉnh lưu là điện áp và dòng điện, các thông số còn lại là những thông số tham khảo khi lựa chọn.
*, Tính điện áp ngược của van:
Ta có: Ud = 33 V
Điện áp làm việc của van: Theo công thức (1-7)
Ulv = knv.U2
Với U2 =Ud/ku thay vào trên ta có:
Theo (1-9) ta có công thức tính điện áp ngược Unv van phải chịu:
Unv = kdtU.Ulv =
kdtU ≥ 1,6 – Chọn kdtU = 1,8
Theo bảng 1.1 ta có:
knv = 2.
kU = 0,9
Vậy:
*, Dòng làm việc của van:
Chọn điều kiện làm việc của van là có cánh tỏa nhiệt và đầy đủ diện tích tỏa nhiệt, dòng điện làm việc cho phép của van tới 40% dòng điện định mức của van.
Id = 15A
Vậy: Idmv ≥
Theo bảng P.2 Bảng thông số các Thysistor công suất, ta chọn được van loại 40RIF40W15 với các thông số sau:
Điện áp ngược van: Unv = 400V
Dòng điện định mức: Idm = 40A
Dòng điện đỉnh xung lớn nhất: Ipik max = 733A
Dòng điện xung điều khiển: Idk = 150 mA
Điện áp xung điều khiển: Udk = 2,5 V
Dòng điện tự giữ: Ih = 200 mA
Dòng điện rò: Ir = 15 mA
Sụt áp trên van: ΔU = 2,4 V
Tốc độ biến thiên điện áp:
Thời gian chuyển mạch: tcm = 15μs
Nhiệt độ làm việc cực đại cho phép: Tmax = 1250C
*, Bảo vệ van bán dẫn khi chuyển mạch van bán dẫn:
Bảo vệ xung điện áp do quá trình đóng cắt các van được dùng mạch R-C mắc song song với van bán dẫn như hình.
Khi có sự chuyển mạch, do phóng điện từ van ra ngoài tạo nên xung điện áp trên tiếp xúc P-N. Mạch R-C mắc song song với van bán dẫn tạo mạch vòng phóng điện tích quá độ trong quá trình chuyển mạch van.
Theo Tài liệu thiết kế ta có thể chọn các giá trị đó như sau:
R = (5-30) Ώ → R = 15 Ώ
C = (0,5-4) μF→ C=2 μF
1.Tính toán cánh tản nhiệt cho van:
Thông số cần có:
+ Tổn thất công suất trên 1 Tiristor Δp = ΔU.I = 2,4.15 = 36W
+ Diện tích bề mặt tỏa nhiệt:
km = 8 là hệ số tỏa nhiệt bằng đối lưu và bức xạ.
τ – Độ tăng nhiệt so với môi trường
τ = Tlv – Tmt = 80 – 40 = 400C
Tlv = 800C là nhiệt độ làm việc của van
Tmt = 400C là nhiệt độ môi trường
Vậy: STN = 0,1125m2
Chọn loại cánh tỏa nhiệt có 12 cánh, kích thước mỗi cánh là: 10x6=60cm2
Tổng diện tích tỏa nhiệt của cánh: STN = 12x60x2 = 1440 cm2 = 0,144 m2
Kết luận:
Tổng diện tích tỏa nhiệt của cánh tản nhiệt được chọn lớn hơn diện tích tỏa nhiệt cần thiết để đưa tổn hao nhiệt trên van ra ngoài môi trường, giữ ổn định nhiệt cho van bán dẫn.
2.Bảo vệ quá dòng cho van bán dẫn:
Aptomat dùng để đóng cắt mạch động lực, tự động cắt mạch khi có quá tải hay xảy ra ngắn mạch Tiristor, ngắn mạch đầu ra bộ biến đổi, ngắn mạch thứ cấp máy biến áp, ngắn mạch ở chế độ nghịch lưu.
Chọn Aptomat có các thông số yêu cầu sau:
+ Dòng điện làm việc chạy qua Aptomat:
Ilv = I1 = 2,7 A
Dòng điện Aptomat cần chọn:
Idm = 1,1.Ilv = 1,1.2,7 = 2,97 A
Udm = 220 V
Chỉnh định dòng ngắn mạch: Inm = 2,5.Ilv = 2,5.2,7 = 6,75 A
Dòng quá tải: Iqt = 1,5.Ilv = 1,5.2,7 = 4,05 A
Chọn cầu dao có dòng điện định mức: Icd = 1,1.Ilv = 1,1.2,7 = 2,97 A
Cầu dao để tạo khoảng cách an toàn khi sửa chữa hệ thống, và cắt bộ nguồn chỉnh lưu khỏi nguồn cấp khi cần thiết.
Dùng cầu chì tác động nhanh để bảo vệ ngắn mạch
+ Nhóm cầu chì 1cc: I1cc = 1,1.I2 =1,1.10,65 = 11,72 A
+ Nhóm cầu chì 2cc: I2cc = 1,1.Ilv-van = 1,1.15 = 16,5 A
+ Nhóm cầu chì 3cc: I3cc = 1,1.Id = 1,1.15 = 16,5 A
Do mạch chỉnh lưu ta dùng biến áp có trung tính, tức là nguồn cấp cho van bán dẫn được lấy từ biến áp chứ không từ lưới, mà biến áp là một khâu trễ, tức là nó lọc được các xung điện áp không biến đổi sang bên thứ cấp, cho nên mạch bảo vệ xung điện áp từ lưới là không cần thiết.
VI, Tính toán các thông số của mạch điều khiển:
1, Nguyên lý điều khiển:
Điều khiển Tiristor trong sơ đồ chỉnh lưu hiện nay hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau, thường gặp là điều khiển theo nguyên tắc thẳng đứng tuyến tính.
Nguyên lý điều khiển này có thể được mô tả trên hình…:
Hình 12: Các đường cong điện áp quá trình điều khiển van
Ta có điện áp hình sin Udf đặt vào Anod của Tiristor, để có thể điều khiển được góc mở van α của Triristor ta cần tạo một điện áp tựa dạng răng cưa URC như trên sơ đồ hình trên, điện áp răng cưa này được so sánh với điện áp điều khiển Udk. Khi nào điện áp tựa bằng với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAMH nap ac quy.doc