1 Danh mục các từ viết tắt 1
2 Danh mục sơ đồ bảng biểu 1
3 Lời mở đầu 2
4 Phần 1 - Tổng quan về công ty than Hà Lầm 3
5 1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty than Hà Lầm 3
6 a. Quá trình hình thành và phát triển 3
7 b. Nhiệm vụ 3
8 1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty than Hà Lầm 4
9 Phần 2 - Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty 6
10 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 6
11 2. Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán 8
12 2.2.1 Hình thức sổ kế toán đang áp dụng 8
13 2.2.2 Danh mục tài khoản đang áp dụng 10
14 2.2.3 Danh mục sổ kế toán đang sử dụng trong doanh nghiệp 10
15 2.2.4 Các phương pháp hạch toán, niên độ kế toán áp dụng tại Công ty 10
16 2.3 Tình hình thực tế công tác kế toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm 11
17 2.3.1 Hạch toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm 11
18 2.3.1.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 11
19 2.3.1.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 15
20 2.2.1.3 Hạch toán khấu hao TSCĐ 15
21 Phần 3 - Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm 22
22 3.1 ưu điểm 22
23 3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 23
24 3.2.1 Nguyên nhân 23
25 3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại 24
26 Kết luận 25
27 Danh mục các trang tài liệu tham khảo 26
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại Công ty than Hà Lầm - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đáng và toàn diện đối với tài sản cố định từ quản lý chi tiết đến tổng hợp, tình hình tăng giảm cả về số lượng và giá trị sử dụng hợp lý của tài sản cố định thông qua công cụ đắc lực là kế toán tài sản cố định.
Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề lựa "Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại Công ty than Hà Lầm - TKV".
Luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty than Hà Lầm
Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm
Phần 3: Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm.
Phần 1
Tổng quan về Công ty than Hà Lầm
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty than Hà Lầm
a. Quá trình hình thành và phát triển
Mỏ than Hà Lầm nằm cách khu vực Hòn Gai (nay là thành phố Hạ Long) 04 km về phía Đông. Phía Bắc giáp khu mỏ Suối Lại, phía Tây giáp khu mỏ Bình Minh, phía Đông giáp khu mỏ Hà Trung.
Theo tài liệu lịch sử, người Pháp tiến hành khai thác khu mỏ Hà Lầm vào cuối thế kỷ XIX (1884), công nghệ khai thác hoàn toàn bằng thủ công. Pháp đã khai thác khoảng trên 5 triệu tấn ở vùng Hà Lầm. Năm 1939 đạt năng suất cao nhất 20 vạn tấn/năm.
Mỏ than Hà Lầm được thành lập từ ngày 20/8/1965, sau khi tiếp quản mỏ than Cái Đá của thực dân Pháp. Khi thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên của mỏ gồm 500 người, sản lượng là 6 vạn tấn/năm.
Từ năm 1965 đến trước năm 1975 do chiến tranh leo thang của Mỹ ở miền Bắc nên sản xuất khó khăn, mỏ than Hà Lầm chỉ đạt sản lượng 6 vạn tấn/năm. Khi cuộc đánh phá lần thứ hai của Mỹ bị thất bại, mỏ Hà Lầm đi vào ổn định sản xuất.
Từ 1975 đến nay sản lượng được tăng liên tục, năm 1987 đạt 35 - 36 vạn tấn/năm.
Theo quyết định số: 405/QĐ - HĐQT ngày 01/10/2001 mỏ than Hà Lầm chính thức được đổi tên thành Công ty than Hà Lầm.
1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty than Hà Lầm
Mỏ than Hà Lầm được tổ chức bao gồm 17 phòng ban chức năng và 19 đơn vị sản xuất, cụ thể là:
- Ban giám đốc
- Các phòng ban chức năng bao gồm: Phòng điều khiển sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng KCS, phòng tổ chức đào tạo, phòng kế hoạch, phòng kế toán thống kê, phòng địa chất, phòng trắc địa, phòng thanh tra an toàn, phòng bảo vệ quân sự, phòng kho vật tư, văn phòng mỏ, phòng cơ điện.
- Đơn vị sản xuất bao gồm: Công trường V10, công trường K2 - 50, công trường kiến thiết cơ bản, công trường 88, công trường 26, phân xưởng chế biến, phân xưởng cơ điện, phân xưởng xây dựng, phân xưởng cảng, phân xưởng thông gió, phân xưởng nhà đèn, phân xưởng ô tô, phân xưởng gạt, ngành ăn mỏ, nhà trẻ mỏ.
Chức năng cụ thể của các đơn vị sản xuất như sau:
+ Công trường vận chuyển 28 có nhiệm vụ kéo than lò, chuẩn bị chân hàng cho tiêu thụ. Riêng công trường vận chuyển 28 ngoài nhiệm vụ chính kéo than lò, sàng tuyển còn có nhiệm vụ giải quyết một số công trình của công ty như: lắp đặt hệ thống ống hơi, ép khí cố định, công trình băng tải...
+ Phân xưởng cơ điện có nhiệ vụ gia công sửa chữa các thiết bị điện, cơ khí cho các công trường, phân xưởng trong toàn công ty.
+ Phân xưởng ô tô có nhiệm vụ bốc xúc vận chuyển than khai thác.
+ Các công trường 26, 88, 89, 100 trực tiếp khai thác than.
+ Nhiệm vụ của công trường thông gió là đảm bảo hệ thống thông gió, thoát nước trong hầm lò.
+ Phân xưởng xây dựng là phân xưởng chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng gia công, chèn bê tông.
+ Phân xưởng nhà đèn là đơn vị cung cấp trang bị bảo hộ, đèn lò, giặt sấy ủng mũ
Có thể biểu diễn cơ cấu tổ chức bộ máy công ty than Hà Lầm bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mỏ than Hà Lầm
Nhà trẻ mỏ
Ngành ăn mỏ
Phân xưởng san gạt
Phân xưởng ô tô
Phân xưởng nhà điện
Phân xưởng thông gió
Phân xưởng cảng
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng xây dựng
Phân xưởng chế biến
Công trường vận chuyển 28
Công trường 100
Công trường 26
Công trường 89
Công trường 88
Công trưòng kiến thiết cơ bản
Công trường K2
- 50
Công trường
K1
- 50
Công trường V10
Phòng cơ điện mỏ
Phòng
địa chất
Phòng trắc địa
Phòng kỹ thuật
Phòng thanh tra an toàn
Phòng KCS
Phòng Kế toán thống kê
Phòng thanh tra công nhân
Văn phòng mỏ
Phòng Kho vật tư
Phòng Y tế
Phòng bảo vệ quân sự
Phòng đào tạo
Phòng tổ chức lao động
Phòng tiêu thụ
Phòng kế hoạch
Phòng điều khiển sản
xuất
P. Giám đốc
kỹ thuật
Kế toán trưởng
P. Giám đốc kinh doanh
P. Giám đốc sản xuất
Giám đốc
Phần 2
Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán Công ty than Hà Lầm được thể hiện qua hình (3-7): Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty than Hà Lầm.
Căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu quản lý bộ máy kế toán Công ty, phòng kế toán Công ty bao gồm 17 người được đào tạo cơ bản, có trình độ đại học trở lên, là người lao động sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có trình đọ chuyên môn vững vàng dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, dưới kế toán trưởng là 2 phó phòng.
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung của phòng, tham mưu cho Giám đốc về mọi mặt hoạt động tài chính của Công ty, đảm bảo đúng chế độ chính sách của Bộ tài chính và quy định của Nhà nước . Trực tiếp điều hành bộ phân tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty và Nhà nước công tác tài chính kế toán thống kê.
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách tổng hợp giá thành
Phó phòng phụ trách đầu tư XDCB
Tổ vật tư
Tổ tiền lương
K.toán theo dõi bán hàng
KT công nợ, tiền mặt, tạm ứng
Kế toán TSCĐ
Kế toán ngân hàng
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty than Hà Lầm
- Phó phòng kế toán tổng hợp giá thành: Giúp việc cho trưởng phòng và tổng hợp báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn công tác nghiệp vụ kế toán cho nhân viên, kiểm tra các phần hành chi tiết, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận liên quan, thay kế toán trưởng điều hành khi trưởng phòng đi công tác.
- Phó phòng phụ trách đầu tư, XDCB: Giúp việc cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm về các TK 241- đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, sửa chữa lớn TSCĐ, TK 335.1- Trích trước chi phí sản xuất lớn TSCĐ, TK 336- Phải trả nội bộ.
- Tổ vật tư: Phụ trách toàn bộ công tác xuất vật tư và theo dõi tài khoản 331, 152, 153, 242, 142, NKCT số 5 và các bảng kê, bảng phân bổ liên quan theo dõi toàn bộ việc nhập xuất vật tư cho sản xuất, XDCB theo dõi kho, hàng thángcùng phòng cật tư đối chiếu cho các phân xưởng. Mở các thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu cho từng kho, từng loại vật tư.
- Kế toán theo dõi bán hàng: Hạch toán các TK 514.1, 512, 131, 138, 333. Hàng tháng, quý căn cứ doanh thu bán hàng, các khoản đã thu tiến hành đối chiếu xác nhận số dư với khách hàng phải thu.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi nguồn lương toàn Công ty, kinh phí Đảng, BHXH, KPCĐ, BHYT. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, phòng ban để làm lương cho toàn Công ty.
- Kế toán tiền mặt, công nợ, tạm ứng: Theo dõi các TK 111, 141, 334.1,334.4, 335.2, 431, kiểm tra các chứng từ thanh toán hợp lý, hợp lệ và có đủ chữ ký duyệt của Giám đốc hoặc người uỷ quyền, đôn đốc thu nợ tạm ứng và các khoản liên quan đến ăn ca, ăn định lượng bồi dưỡng độc hại.
- Kế toán TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ: Theo dõi tăng giảm TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi tăng giảm nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi hạch toán TK 112,311,341, 315 làm hồ sơ vay ngắn hạn, dài hạn.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán
2.2.1 Hình thức sổ kế toán đang áp dụng.
Hiện nay, Công ty than Hà Lầm đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty than Hà Lầm là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, có nhiều nghiệp vụ phát sinh và có một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, có nhiều bộ phận kế toán. Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán Công ty và mỗi phân xưởng đều có nhân viên kế toán thống kê, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ban đầu như : Tập hợp chi phí, tính tiền lương theo bảng chấm công, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hàng ngày, các chứng từ kế toán được thu thập, kiểm tra hợp lệ và được phân loại để ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan. Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng chứng từ kế toán được các bộ phận kế toán chi tiết ghi vào sổ quỹ hoặc sổ và thẻ chi tiết. Các chi phí cần tính toán phân bổ phải lập các bảng phân bổ và được sử dụng đế ghi bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Số liệu tổng hợp ở các bảng cũng được ghi chuyển vào nhật ký chứng từ liên quan và được ghi vào sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ được biểu hiện trên sơ đồ 3.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứmg từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sơ đồ 3: Hình thức nhật ký chứng từ
Ghi chú :
Chi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
2.2.2. Danh mục tài khoản đang áp dụng.
Hiện nay Công ty đang sử dụng danh mục tài khoản theo hướng dẫn của QĐ 15/QĐ-BTC áp dụng cho Doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên.
Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp các đặc điểm sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, theo hướng dẫn của tập đoàn, Doanh nghiệp đã mở các tài khoản chi tiết cấp 2,3 phù hợp.
2.2.3. Danh mục sổ kế toán đang sử dụng trong doanh nghiệp.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một hình thức kế toán phù hợp, trên cơ sở đó cụ thể hoá các sổ kế toán theo hình thức đã lựa chọn. Đối với hình thức nhật ký chứng từ, kế toán TSCĐ sử dụng các sổ sau đây:
- Kế toán chi tiết: Sổ TSCĐ.
- Kế toán tổng hợp phản ánh tăng TSCĐ: Các NKCT số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10.
- Kế toán tổng hợp phản ánh giảm TSCĐ : Các NKCT số 1, 9.
- Sổ cái TK 211, 213, 214.
2.2.4. Các phương pháp hạch toán, niên độ kế toán áp dụng tại Công ty.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Các phương pháp hạch toán:
+ Tài sản cố định và khấu hao: Giá trị TSCĐ được ghi sổ theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế. Khấu hao cơ bản của TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao cơ bản được xác định theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/13/2003 của Bộ Tài Chính.
+ Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị hàng tồn kho được tính theo công văn hướng dẫn lập báo cáo tài chính năm của Tập đoàn.
+ Các khoản dự phòng: Tính theo văn bản Nhà nước quy định.
+ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
2.3. Tình hình thực tế công tác kế toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm
- Các chứng từ gốc của hạch toán TSCĐ là:
- Hợp đồng kinh tế, hoá đơn.
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Quyết định đầu tư, hoặc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Kế hoạch sửa chữa lớn, biên bản sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao.,
2.3.1. Hạch toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm
2.3.1.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty than Hà Lầm, TSCĐ có sự biến động do mua sắm hoặc đầu tư, xây dựng mới, thanh lý hoặc nhượng bán. Khi có sự mua hoặc bán TSCĐ cần phải làm thủ tục giao nhận và căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi sổ kế toán
VD: Ngày 27 tháng 05 năm 2006 mua và nhập kho 6 máy Biến áp khoan APЩ- 4T5, bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2006 của Công ty. Giá mua theo hợp đồng 192.420.000 đồng( bao gồm cả tiền vận chuyển), thuế GTGT là 5%, thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt, chuyển khoản.
Các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua TSCĐ này bao gồm:
- Văn bản đề nghị.
- Phiếu báo giá của XN dịch vụ TM Ngọc Chương.
- Hợp đồng kinh tế.
- Hoá đơn GTGT
- Biên bản nghiệm thu, giao nhận số lượng chất lượng vật tư hàng hoá khi nhập kho.
- Biên bản nghiệm thu lắp đặt (tĩnh, không tải, có tải)
- Bản thanh lý hợp đồng.
- Phiếu nhập kho.
Ví dụ: Biểu mẫu 1
Công ty than Quang Hanh
Phòng CKCĐ & CNTT
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
========o0o========
Cẩm Phả, ngày 17 tháng 04 năm 2006
Văn bản đề nghị
V/v “ Xin mua Biến áp khoan phòng nổ phục vụ sản xuất”
Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty than hà lầm
Để đảm bảo có đủ thiết bị phục vụ công tác khai thác đào lò than chuẩn bị sản xuất và phục vụ công tác khai thác than theo kế hoặch sản xuất quý II năm 2006 của Công ty, phòng CKCĐ& CNTT kính đề nghị Giám đốc Công ty cho phép trang bị mới các thiết bị cụ như sau:
- Biến áp khoan trọn bộ phòng nổ mã hiệu APЩ- 4T5 (Cộng hoà liên bang Nga sản xuất), công suất định mức 4KVA, điện áp sử dụng 660(380)/127V, được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ theo thiết kế của nhà sản xuất.
- Số lượng : 06 cái.
- Nguồn vốn mua thiết bị: Trong nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2006 của Công ty. Kính đề nghị Giám đốc Công ty phê duyệt.
Giám đốc Công ty phê duyệt
TP. Cơ điện
Biểu mẫu 2
Tập đoàn CN than – KS Việt Nam
Công ty than hà lầm
(Trích) Sổ chi tiết tăng giảm tscđ
TK: 211- TSCĐ hữu hình
Số dư đầu kỳ Nợ: 117.247.603.916
Có :
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
TK chọn
TK đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
BBGN
24/05/2006
Điều chuyển nội bộ
211
411
120.000.000
06
27/05/2006
Máy biến áp APЩ- 4T5
211
241
192.420.000
Cộng phát sinh:
192.420.000
120.000.000
Số dư cuối kỳ Nợ : 117.320.023.916
Có :
Biểu mẫu 3
Tập đoàn CN than – KS Việt Nam
Công ty than hà lầm
(Trích) Nhật ký chứng từ số 10
TK: 411
Tháng 05 năm 2006
S
TT
Diễn giải
Số dư đầu tháng
Ghi nợ TK , ghi có các TK
Ghi có TK 411, ghi nợ
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
..
Cộng nợTK
..
441
Cộng có TK
Nợ
Có
1
2
3
4
..
9
10
..
14
15
16
..
.
..
..
Mua máy biến áp APЩ- 4T5
.
.
.
..
..
192.420.000
192.420.000
...
..
.
..
..
..
..
..
..
..
Cộng
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Ngày.. tháng năm..
Giám đốc
2.3.1.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ.
Giảm TCSĐ trong Công ty do một số nguyên nhân như: Thanh lý, nhượng bán, điều động nội bộ,..
Ví dụ: Trong tháng 6/2006 có trường hợp giảm TSCĐ do điều động nội bộ. Chứng từ liên quan bao gồm:
- Quyết định của Hội đồng quản trị Tập đoàn CN than - KS Việt Nam.
- Biên bản bàn giao Cảng Vũ Oai.
Kế toán căn cứ chứng từ gốc phản ánh vào các sổ :
- Sổ theo dõi tăng giảm TSCĐ
- Xoá sổ TSCĐ
- Nhật ký chứng từ số 9
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ kế toán
VD: Ngày 24 tháng 05 năm 2006 Công ty điều chuyển nội bộ 6.442 m2 đất kho bãi cho Công ty TNHH CB & KD than Miền Bắc có nguyên giá 120.000.000 đồng , Giá trị hao mòn 120.000.000 đồng. Từ nguồn vồn tự bổ sung.
Kế toán định khoản và ghi vào NKCT số 9 cuối tháng vào sổ kế toán TK 211, 214.
Nợ TK 411: 120.000.000
Có TK 211: 120.000.000.
2.3.1.3 Hạch toán khấu hao TSCĐ.
Hiện nay Công ty than Quang Hanh đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng đối với các TSCĐ mà Công ty đang quản lý, phương pháp này được áp dụng theo nội dung quyết định số 206/ 2003/QD-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Định kỳ hàng năm Công ty lập kế hoạch đăng ký trích khấu hao trình Tập đoàn phê duyệt, sau khi được phê duyệt hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo kế hoạch.
Tại Công ty than Hà Lầm trên cơ sở khấu hao TSCĐ đựoc theo dõi trên sổ chi tiết từng tháng, kế toán tiến hành lập bảng tính phân bổ khấu hao của tháng rồi ghi vào bảng kê 4,5 Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 214.
d. Kế toán sửa chữa TSCĐ ở Công ty than Hà Lầm.
Công ty than Hà Lầm là Công ty sản xuất than với công nghệ khai thác hầm lò là chủ yếu. Với đặc điểm TSCĐ chủ yếu là các máy móc thiết bị như: máy khoan, máy xúc, bơm nước, giá nạp đèn, máng cào, phương tiện vận tải... nên các tài sản thường bị hao mòn và hư hỏng nặng. Để đảm bảo cho TSCĐ duy trì khả năng hoạt động bình thường, đảm bảo cho các thông số kỹ thuật, hiệu quả sử dụng của TSCĐ để tăng năng suất lao động.
Do vậy, trong quá trình sử dụng TSCĐ, ngoài việc bảo quản, duy trì TSCĐ Công ty đã thường xuyên có kế hoạch sửa chữa TSCĐ.
Căn cứ vào quy mô TSCĐ được sửa chữa, công việc sửa chữa của Công ty được chia thành:
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
Sửa chữa lớn TSCĐ.
a. Sửa chữa thường xuyên.
Với các máy móc thiết bị đã sử dụng, việc sửa chữa nhỏ TSCĐ xảy ra thường xuyên nhằm duy trì khả năng hoạt động bình thường của các tài sản.
Việc sửa chữa này có thể do tổ sửa chữa của Công ty hoặc thuê ngoài. Chi phí sửa chữa được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
VD: Tháng 06 năm 2006 Công ty tiến hành sửa chữa nhỏ máy nghiền NB 1100 x1300 của phân xưởng sàng tuyển 2 do tổ sửa chữa sửa.Trong đó phải mua phụ tùng thay thế cho máy là: 2.500.000 đồng, chi phí nhân công là: 300.000đồng.
Kế toán tập hợp chi phí phát sinh và phản ánh vào:
- Bảng kê số 4
- Bảng phân bổ tiền lương
- Nhật ký chứng từ số 7
- Nhật ký chứng từ số 1.
Theo bút toán:
Nợ TK 627: 2.800.000
Có TK 334: 300.000
Có TK111: 2.500.000
Căn cứ vào chứng từ và chi phí sửa chữa thường xuyên kế toán tiến hành tập hợp chi phí vào nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 10. Cuối tháng ghi vào sổ cái.
b. Sửa chữa lớn TCSĐ.
Chi phí cho sửa chữa lớn TCSĐ thường lớn do đó để tiến hành sửa chữa TSCĐ Công ty cần lập kế hoạch căn cứ vào mức độ sửa chữa các máy móc thiết bị, mức độ hư hỏng để lập kế hoạch sữa chữa trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
* Sửa chữa tài sản theo phương thức tự làm.
Các chứng từ liên quan:
- Quyết định của Giám đốc Công ty về việc bàn giao sửa chữa lớn TSCĐ cho phân xưởng sửa chữa.
- Biên bản giám định kỹ thuật bước 1.
- Dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, bảng chi tết vật tư, nhân công.
- Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa lớn TSCĐ, quyết toán sửa chữa lớn.
- Biên bản nghiệm thu lắp đặt, chạy thử, khối lượng công việc.
- Biên bản giám định kỹ thuật bước 2.
- Phiếu xuất kho dùng cho sửa chữa lớn.
- Phiếu nhập kho nhập trả hàng cũ.
- Biên bản đánh giá chất lượng phụ tùng thu hồi.
VD: Ngày 25 tháng 6 năm 2006 phân xưởng sửa chữa tiến hành sửa chữa ôtô HUYNDAI. các chi phí sửa chữa lớn phát sinh để được tập hợp vào bên nợ TK 241.3. Công trình này được tiến hành từ tháng 2 số dư cuối tháng 2 là 87.354.436 đồng.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu và các chứng từ có liên quan kế toán lập định khoản.
Nợ TK 241.3: 28.567.136
Có TK 152 : 6.940.000
Có TK 334 : 3.500.000
Có TK 338 : 864.742
Có TK 331 : 2.500.000
Có TK 627 : 14.762.394
Hàng tháng kế toán trích trước tiền sửa chữa lớn,ghi:
Nợ TK 627
Có TK 335
Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành căn cứ vào quyết toán được duyệt kế toán ghi:
Nợ TK 335: 28.567.136
Có TK 241.3: 28.567.136
Dựa vào nghiệp vụ phát sinh kế toán phản ánh vào bảng kê số 5, NKCT số 10 và sổ cái TK 241.3.
* Sửa chữa lớn theo phương thức thuê ngoài.
Các chứng từ liên quan:
- Quyết định của Giám đốc Công ty về việc điều TSCĐ sửa chữa kèm theo biên bản giám định kỹ thuật.
- Hợp đồng kinh tế (sửa chữa TSCĐ) và dự toán bước 1.
- Biên bản bàn giao TSCĐ vào sửa chữa lớn.
- Biên bản giám định kỹ thuật bước 2 và dự toán bước 2.
- Biên bản nghiệm thu kỹ thuật sau sửa chữa lớn, biên bản bàn giao TSCĐ.
- Quyết toán biên bản xác định giá quyết toán sửa chữa TSCĐ.
- Biên bản thu hồi hàng cũ và hoá dơn GTGT.
- Quyết định đưa vào hoạt động TSCĐ sửa chữa hoàn thành .
Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán định khoản và ghi sổ kế toán.
VD: Trong tháng 6 thuê Công ty Chế tạo máy than Việt Nam trùng tu lại 02 xe Kapaz- Công trình hoàn thành bàn giao ngày 28 tháng 06 năm 2006.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng hoá đơn GTGT và các biên bản quyết toán ... kế toán xác định.
+ Chi phí phát sinh trong kỳ của sửa chữa lớn TSCĐ được tập hợp vào bên Nợ TK 241.
Nợ TK 241.3: 90.560.000
Nợ TK 133: 4.528.000
Có TK 331: 95.088.000
Hàng tháng kế toán trích trước sửa chữa lớn ghi:
Nợ TK 627
Có TK 335
+ Khi hoàn thành bàn giao, giá thành sửa chữa lớn TCSĐ được phản ánh như sau:
Nợ TK 335:90.560.000
Có TK 214.3: 90.560.000
Căn cứ vào định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi vào bảng kê số 5, tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, NKCT số 10, và vào sổ cái TK 241.
Biểu mẫu 4
Tập đoàn CN than – KS Việt Nam
Công ty than Hà lầm
(Trích) Nhật ký chứng từ số 10
TK 241.3- Sửa chữa lớn TSCĐ
Ghi có TK
Ghi nợ TK
...
241.3
...
...
1- TK 335
- Hoàn thành sửa chữa ôtô HUYDAI.
- Hoàn thành sửa chữa 02 ôtô Kapaz
......
119.127.136
28.567.136
90.560.000
Từ số liệu trên bảng kê số 5, nhật ký chứng từ số 10, kế toán phản ánh vào sổ cái 241.3
Ngày.. tháng năm..
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Phần 3
Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm
3.1. Ưu điểm
Công ty than Hà Lầm đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, mở rộng năng lực sản xuất. Là một doanh nghiệp chuyên khai thác than nên tỷ trọng TCSĐ chiếm phần lớn trong tổng tài sản, vì vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo hiệu quả sử dụng TSCĐ, giúp cho Công ty ngày càng phát triển.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, qua quá trình nghiên cứu các công tác kế toán đặc biệt là tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty, tôi nhận thấy:
-Về bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty tương đối hợp lý, mỗi bộ phận chức năng đảm trách một nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm đảm bảo cho việc xử lý thông tin được nhanh nhất và kịp thời.
- Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được chia thành các tổ hoạt động theo mô hình tổ chức tập trung, mỗi tổ kế toán đảm nhận một phần hành riêng biệt.thuận tiện cho việc ghi sổ và có độ chính xác cao.
-Về hệ thống sổ sách: Nhìn chung hệ thống sổ sách kế toán tương đối phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính và Tập đoàn .
-Về công tác tổ chức kế toán chi tiết, tổng hợp Tài sản cố định của Công ty rất đa dạng về số lượng, chất lượng chủng loại. Nên Công ty đã tiến hành phân biệt theo nhiều tiêu thức khác nhau, phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tăng, giảm TSCĐ được ghi vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ để giúp cho việc nắm bắt quản lý TSCĐ được hiệu quả.
- Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ, kế toán khấu hao TSCĐ được tính và trích đầy đủ hàng tháng và phân bổ chi tiết cho từng đối tượng sử dụng và theo từng nguồn hình thành.
- Đối với sửa chữa TSCĐ, Công ty đã thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng TSCĐ đặc bịêt là máy móc thiết bị bảo quản trang thiết bị phục vụ cho công tác sản xất chính. Công ty đã biết kết hợp hài hoà giữa sửa chữa tự làm và thuê ngoài để từ đó tạo ra sự chủ động sản xuất kinh doanh và an toàn cho công nhân khi trực tiếp sử dụng làm việc.
3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
3.2.1 Nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐ, Công ty vẫn còn tồn tại một số điểm cần phải khắc phục để công tác kế toán hoàn thiện hơn.
Tình hình thanh lý, nhượng bán tại Công ty chưa kịp thời cụ thể TSCĐ giảm trong năm là 120.000.00 đồng trong khi đó TSCĐ chờ thanh lý là 3.747.489.927 đồng.
- Việc trích khấu hao TSCĐ Công ty đang áp dụng là phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng, thời gian sử dụng do Nhà nước quy định nên hạn chế trong việc trích khấu hao. Vì vậy rất khó khăn trong việc thu hồi vốn để đầu tư trở lại, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức công tác hạch toán TSCĐ Công ty vẫn sử dụng mẫu biểu cũ chưa thực hiện mẫu biểu theo QĐ:15/BCT - ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại.
- Phần lớn TSCĐ tại Công ty là do Liên Xô cũ trang bị đã lâu, một số đã hết khấu hao, một số lạc hậu không phù hợp với dây chuyền sản xuất, Công ty vẫn chưa tích cực tìm kiếm bạn hàng để thanh lý TSCĐ, điều này gây nên tình trạng tồn đọng vốn, quản lý TSCĐ gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ kế toán còn nhiều bất cập, trình độ không đồng đều, do vậy chưa triển khai được theo yêu cầu thay đổi chế độ kế toán mới.
Kết luận
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó công tác kế toán TSCĐ và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ không những góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý, sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh.
Để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển cần phải chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất đem lại cho sản phẩm có chất lượng, phẩm chất hàng hoá cao. Vì vậy Công ty cần thiết phải đầu tư TSCĐ cho đúng đắn vào TSCĐ nâng cao năng lực sản xuất của Công ty tạo ra chủng loại than có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Báo cáo tổng hợp này là kết quả của quá trình thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty trên cơ sở áp dụng những kiến thức đã học nhằm tìm ra được những ưu điểm và tồn tại của tổ chức hạch toán TSCĐ của công ty để từ đó nghiên cứu đề xuất những biện pháp khắc phục.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Kế toỏn tài chớnh trong cỏc doanh nghiệp (chủ biờn PGS. TS Nguyễn Thị Đụng)
2. Kế toỏn tài chớnh doanh nghiệp (Chủ biờn PGS.TS Đặng Thị Loan)
3. Chuẩn mực chung kế toỏn Việt Nam (VAD 01)
4. Website
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6099.doc