A . PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1 Tính cấp bách của vấn đề . 1
2. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu báo cáo 3
B PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG 4
11. Hệ thống có khái niệm cơ sở 4
111 Quản lý và những đặc điểm, nguyên tắc của quản lý 4
1.2.Khái quát tình hình kinh tế -xã hội huyện Thái Thuỵ giai đoạn 1998-2002. 13
Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TIẾP DÂN Ở CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN THÁI THUỴ . 19
2.1 Tại sao phải tổ chức tiếp dân trong hoạt động quản lý của cấp cơ sở tại huyện Thái Thuỵ ? 19
2.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thái Thuỵ đối với vần đề tổ chức tiếp dân thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động quản lý ở các xã , thị trấn . 21
2.3 Thực chất và mục đích của tổ chức tiếp dân . 22
2.4 Hình thức , nội dung của tổ chức tiếp dân . 23
2.5 Các cơ quan tham gia tiếp dân . 24
2.6 Mối quan hệ giữa cán bộ tiếp dân và người dân được tiếp - trên lý thuyết và thực tiễn . 26
C . PHẦN LẾT LUẬN . 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 37
Hà Nội -2003 38
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức tiếp dân tại huyện Thái thuỵ, tỉnhThái Bình - Dưới góc Độ tiếp cận dân chủ trong quản lý xã hội cấp cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãnh đạo và những người có chức trách khác ” [7, 51 ] .
Thực hiện dân chủ trong quản lý , hướng đến xây dựng một cơ chế quản lý có sự tham gia góp ý của đông đảo các thành viên ( người lao động ) , thực chất là nhằm mục đích tạo ra các điều kiện cho các nhà ( cấp quản lý ) đưa ra được những quyết định quản lý chính xác , phù hợp với thực tiễn đặt ra đồng thời mang lại lợi ích cho đông đảo người lao động .
Trong hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở , vấn đề thực hiện dân chủ trong quản lý còn đặc biệt cần thiết hơn bởi lẽ :
Một đặc điểm nổi trội ở cấp cơ sở là sự tiếp xúc trực tiếp với người dân, là lhâu đầu tiên giải quyết mọi khúc mắc của người dân , chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ cấp xã là cấp gần dân nhất , là nền tảng của hành chính ,cấp xã làm được việc thì việc gì cũng xong xuôi .” [&, HCM tập 5] .Do vậy ,nguồn thông tin phản hồi từ người dân tại cơ sở tới các cấp chính quyền là thước đo đánh giá tác động của các chính sách của Đảng và nhà nước ta, hiệu quả hoật động của bộ máy quản lý xã hộỉ ở cơ sở và đặc biệt trên cơ sở đó cho phép đánh giá thái độ( mức độ quan tâm) của người dân tới hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền cơ sở . Thực hiện cơ chế dân chủ trong hoạt động quản lý của bộ máy chính quỳên cơ sở không chỉ có tác dụng duy trì , nâng cao hiệu quả của tổ chức mà còn có tác dụng quan trọng ảnh hưởng tới sự ổn định hay không ổn định của tình hình chính trị - xã hội ở cơ sở .
Việc thực hiện cơ chế dân chủ trong hoạt động quả lý xã hội ở cấp cơ sở được biểu hiện dưới hai hình thức : dân chủ gián tiếp ( ý kiến của người dân phản ánh thông qua đại biểu hôi đồng nhân dân ) , dân chủ trực tiếp ( người dân truyền đạt ý kiến của mình trực tiếp tới các cán bộ quản lý ở cơ sở ) . hình thức dân chủ trực tiếp phản ánh trung thực nhất thái độ, mức độ quan tâm của ngưòi dân đối với hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở . Muốn có được ý kiến trực tiếp của người dân thì trước hết phải có cơ quan tiếp thu ý kiến . Đó chính là Tổ chức tiếp công dân .
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc mở rộng nội dung dân chủ ở cơ sở , tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá trình hoật động của các cấp chính quyền, đại hội I X của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định : “ thực hiện tốt quy chế dân chủ , mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở ,tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội , thảo luận và quyết định những vấn đệ quan trọng . Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức .Xây dựng luật trưng cầu dân ý ” [2, 134 ]
1.2..Khái quát tình hình kinh tế -xã hội huyện Thái Thuỵ giai đoạn 1998-2002.
Nói đến Thái Thuỵ là nói đến một huyện vớiđặc trưng nền sản xuất nông nghiệp ,một huyện có lượng đan tương đối đông ( so với các huyện khác trong tỉnh ) . Để hiểu rõ hơn về Thái Thuỵ , trước hết ta cần phải tìm hiểu về tình hình kinh tế-xã hội
1.2.1 Về tình hình kinh tế
Về điều kiện tự nhiên: Thái Thuỵ là một huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Thái Bình , diện tích tự nhiên của huyện là 256,8 km2 , đơn vị hành chính lãnh thổ được chia thành 47 xã và 1 thị trấn ( là một huyện có diện tích , số xã lớn nhất của tỉnh Thái Bình ) . Xét về mặt tự nhiên , Thái Thuỵ là một trong những huyện của tỉnh Thái Bình có điều kiệnvề tự nhiên hết sức ưu đãi :Địa bàn của huyện tiếp giáp với cả phần đất liền và vùng biển : phía Đông giáp biển Đông , có hải cảng Diêm Điền ( đang được nhà nước quy hoạch ) thuận lợi cho hoạt động kinh tế biển , có dòng sông Trà Lý đảm bảo nguồn tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp , có ranh giới tiếp giáp với huyện Tiền Hải ( có nguồn tài nguyên khí đốt , sản xuất vật liệu xây dựn cơ bản ) thuận lợi cho việc cung ứng nguồn nguyên -vật liệu cho quá trình kiến thiết , xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện .
Về hoạt động kinh tế :được tiến hành trên cơ sở của điều kiện tự nhiên , hoật động sản xuất của người dân vẫn trên lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu ( chiếm 85,5% dân số) , với diện tích canh tác đạt35628ha( bình quân diện tích đất nông nghiệp : nơi cao nhất 1,8sào /người, nơi thấp nhất đạt 1,15 sào / người ) , tình trạng phân bổ đất không đều dẫn đến hiện tượng thiếu phương tiện sản xuất chủ yếu cho người dân . Đây là một khó khăn lớn đặt ra cho người dân huyện Thái Thuỵ . Nhận thức được khó khăn lớn này ,Đảng bộ , chính quyền nhân dân huyện Thái Thuỵ tích cực phát huy thế mạnh của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đồng thời đẩy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ , mở thêm nhiều nghành nghề mới thu hút lao động tại địa phương ( như mây tre đan xuất khẩu... ) nhằm tăng thu nhập cho người dân . Nhờ xác định đúng hướng trong hoạt động sản xuất , phù hợp với điều kiện tự nhiên sẵn có , với trình độ của người dân địa phương , do đó kinh tế Thái Thuỵ một vài năm trở lại đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ, số liệu mới nhất trong báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2002của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Thái Thuỵ cho biết : “ năm 2002, năm thứ hai thực hiệnkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001- 2005, năm đẩy mạnh các chương trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nong nghiệp nong thôn ...”, “... nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao , cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động chuyển biến tích cực .
tổng giá trị sản xuất năm 2002đạt 1426,6 tỷ đồng tăng14,3%( năm 1998 đạt 8, 56% ) so với năm 2001và 2,55 so với kế hoạch . Trong đó:
Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 711,6 tỷ đồng tăng 13,96% so với năm 2001và 3,3% so với kế hoạch .
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 365 tỷ đồng , tăng15,6% so với năm 2001 và 4,65 so với kế hoạch .
Giá trịthương mại dịch vụ đạt 350 tỷ đồng , tăng13,6% so vớinăm2001 và đạt 98,875 so với kế hoạch .
Cơ cấu kinh tế : nông - lâm - ngư nghiệp 49,885 giảm 0,23% , công nghiệ - xây dựng cơ bàn 25,59% tăng 0, 26% , thương mại - dịch vụ 24, 53% giảm 0, 02% so với năm 2001” [ , 2 ]
Đối với riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp , báo cáo tổng kết : “ giành thắng lợi cả về trồng trọt và chăn nưôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ; hoạt động quản lý điều hành của các Hợp Tác Xã dịch vụ nông nghiệp từng bước có hiệu quả , nề nếp. Tổng giá trị ngành nông nghiệp đạt 601 tỷ đồng , tăng12,58% so với năm2001 , giá trị trên ha canh tác đạt 34 triệu đồng . Đây là nămcó tốc độ phát triển cao nhất so với các năm trước
Trong lĩnh vực trồng trọt cả hai vụ lúa cây màu đều giành thắng lợi lớn . Đây là năm đạt năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay ( 119,84 tạ / ha) toàn tỉnh đạt 117,34tạ /ha , sản lượng lúa đạt 165765 tấn tăng 21427 tấn so với năm2001 ...
Thực hiện chương trình chuyền đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi , từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo sâu sát , tuyên tuyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân làm chuyền biến nhận thức , hành động về các chủ trương phát triển kinh tế. Đa số các xã đều xây dựng các chuyên đề , chương trình chuyển đổi kinh tế, tổ chức cho nhân dân học tập các mô hình điển hình . Đến nay toàn huyện có 26 xã có các dự án chương trình chuyển đổi đã chuyển được 733,6 ha chiếm 5% diện tích trồng lúa sang trồng các cây con có giá trị kinh tế cao bao gồm ; 110 ha cói ,49,3 ha dâu , 6ha hoè , 105 halúa - cá , 7 ha vải , 46,3 ha nuôi trồng thuỷ sản , 410 ha chuyên màu ...
Chăn nuôi tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng ; tổng giá trị sản xuât nghành chăn nuôi đạt 174 tỷ đồng , tăng 8, 54% so với năm 2001 chiếm 28, 95% giá trị ngành sản xuất nông nghịêp .
Công tác quản lý điều hành của các Hợp Tác Xã dịch vụ nề nếp , hiệu quả hơn . 62/ 63 Hợp Rác Xã đã thực hiện chuyển đổi hoạt động theo luật Hợp Tác Xã . Sau khi chuyển đổi , vai trò của Hợp Tác Xã được tăng cường , các khâu dịch vụ được thu và điều hành theo định mức kinh tế kỹ thuật .Đa số các Hợp Tác Xã bảo toàn được nguồn vốn sản xuất kinh doanh , tích cực tiếp hu chuyển giao tiến bộ khoa học đến ngưòi dân ...
Công tác quản lý quyhoạch đất đai được thực hiện kịp thời : thực hiện Quyết định số 18/ QĐ- UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp , từ huyện đến cơ sở đã thành lập ban chỉ đạo, tổ chuyên môn chỉ đạo cụ thể ở từng xã .
Tăng cường hoạt động kinh tế biển ; thành lập các Hợp Tác Xã khai thác thuỷ sản xa bở , mở rộng chế biến thuỷ hải sản tận dụng nguồn nguyên liệu của các cư dân trong huyện .
Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tiếp tục duy trì với tốc đọ tăng trưởng cao ; tổn giá trị sản xuất đạt 255,4 tỷ đồng tăng15,6% so vớinăm 2001 chiếm tỷ trọng 25, 4% trong nền kinh tế ... Các nghề thêu tre đan , chế biến cói , nông sản thực phẩm vẫn duy trì tạo việc làm cho lao động nông nhàn .
Khu kinh tế Diêm Điền , cụm công nghiệp Trà Linh , Thái Thọ , Tân Sơn đang được quy hoạch xây dựng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư .
Doanh số thương mại dịch vụ đạt 350 tỷ đồng tăng 13,63% so với cùng kỳ .
Hoạt động giao thông vận tải phá triển mạnh phục vụ kịp thời sản xuất và đi lại của nhân dân , hê thống phương tiện vận tìa biển phát triển nhanh ...[10 , 3-6 ]
1.2.2 Về tình hình xã hội .
So với những năm trước đây , huyện thái Thuy đã có những bước chuyển biến tích cực về mặt xã hội trong giai đoạn này ;
Trước hết phải nói tới tình hình chính trị , trật tự xã hội đẫ ổn định hơn , không còn dinễn ra tình trạng khiếu kiện tập thể kéo dài của nhân dân các xã trong huyện gây nên tình trạng xã hội mất ổn định nghiêm trọng ( như gia đoạn 1993-1997 ) .
Tình hình chính trị , trật tự xã hội ổn định tạo ra những điều kiện cho việc phát triển kinh tế . Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế thúc đẩy nhiều mặt trong đời sống xã hội của nhân dân trong huyện có những bước phát triển mới( như lĩnh vực vă hoá , giáo dục , y tế ) .
Theo số liệu mới nhất về tình hình xã hội huyện thái Thuỵ , một số chỉ tiêu nổi bật đạt được như sau :
“ Sự nghiệp giáo dục đào táôc nhiều tiến bộ ,chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp học ngành học được nâng lên . Năm 2001-2002kết quả kỳ thi tốt nghiệp các cấp đều cao hơn năm trước ( khối tiểu học tốt nghiệp đạt 99,8 % , khối trung học cơ sở đạt 99,35%, phổ thông trung học đạt 98,8% ) toàn huyện đã đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở với chất lượng cao hơn .
Về mặt hoạt động văn hoá thông tin phát triển mạnh kịp thởi tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương . Văn hoá thể thao là cơ sở để thu hút nhiều đối tượng tham gia , trọng tâm hướg váo viẽcây dựngdời sống văn hoá , gia đình văn hoá , làng xã văn hoá , phát huy những truyền thống phong tụctập quán tốt đẹp của dân tộc , đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất giỏi .
Công tác y tế -dân số : hoạtđộng chăm sóc và boả vệ sức khoẻ cho nhân dân được các cấp các ngành thườg xuyên quan tâm ( các trung tâmy tế huyện và y tế các xã đã từng bước được xây dựng và đầu tư trang thiết bị phục vu công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân .
Công tác dân số , kế hoạch hoá gia đình : Thái Thuỵ là một huyện có lượng dân số tương đối đông của tỉnh Thái Bình ( toàn tỉnh 2.016.973 dân , mật độ dân số 1324người / km2 , Thái Thuỵ là 350. 275 dân mật đô dân số 1198 người / km2, Tiền Hải có 225.456 dân mật độ dân số 1009 người / km2 ) . Tình trạng dân số đông chính là áp lực lớn đặt ra nhiều vấn đề cho các cấp quản lý xã hội huyện Thái Thuỵ nhất là vấn đề việc làm , tệ nạn xã hội ,vấn đề nâng cao mức sống cho ngưòi dân ... Nhận thức rõ về ý nghĩa của công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ,các cấp các ngành và mội người dân đều tích cực thực hiện nhờ đó tỷ lệ tăng dân số dã giảm đáng kể so với những năm tước đây ( năm 1997 tỷ lệ sinh ciếm 1,7% , năm 2002 tỷ lệ này giảm còn 1,21%)
Bên cạnh những chỉ tiêu đạt đựoc nêu trên ,mặc dù đó là những thành tựu đáng được ghi nhận , song tốc độ phát triển kinh tế -xã hội vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng , thế mạnh của một huyện với nhữngđiều kiện về tự nhiên , con người hết sức ưu đãi do đó đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn ( tỷ lệ hộ nghèo toàn huyên còn chiếm một tỷ lệ khá cao 9,7%, mức thu nhập của người dân còn thấp từ 300.000- 350.000 nghìn/ngưòi ) Điều này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá nông nghiêp nông thôn nói chung , nâng cao đời sống nhân dân trong huyện nói riêng .
Trên cơ sở của tình hình phát triển kinh tế xã hội ,có sự tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có hoạt động tổ chức tiếp dân của bộ máy chính quyền cơ sở ( liên quan đến vấn đề về kinh phí hoật động , xây dựng cơ sở vật chất, phương thức hoạt động của tổ chức ...)
Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TIẾP DÂN Ở CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN THÁI THUỴ .
Tại sao phải tổ chức tiếp dân trong hoạt động quản lý của cấp cơ sở tại huyện Thái Thuỵ ?
Xuất phát từ thực tiễn trong hoạt đọng quản lý xã hội ở cấp cơ sở đang đặt ra :
Giai đoạn 1993-1997, huyện Thái Thuỵ là một trọng điểm của tỉnh Thái Bình nổi lên vấn đề khiếu kiện tập thể kéo dài có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân các xã trong huyện , gây nên tình trạng mất ổn định tình hình chính trị - xã hội nghiêm trọng tác động xấu đến nhiều mặt hoạt động khác trong xã hội ( tình hình kinh tế xa sút , tốc độ phát triển kinh tế trong giai đoạn này chỉ đạt 6,8 % , nhiều hoạt động khác như văn hoá , thể thao , y tế không được quan tâm nhiều ) .
Tình trạng trên diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở các xã: Thái Thịnh,Thái Nguyên ,Thái Hưng ,Thái Học , một số phần tử tiêu cực lưọi dụng tình trạng này phá hoại tài sản công ( đập phá trụ sở làm việc của Uỷ Ban Nhân Dân xã ) , xâm phạm tính mạng tài sản của gia đìng các cán bộ xã ( như ở Thái Thịnh ) ) .
Nhận thức rõ đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đòi hỏi phải sớm chấm dứt , Đảng bộ chính quyền huyện Thái Thuy ( dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ chính quyền tỉnh Thái Bình ) , cùng với bộ máy chính quyền các xã khẩn trương tìm ra những nguyên nhân , biện pháp nhằm ổn định lại tình hình chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện . Đây cũng là một nội dung mà Đảng bộ chính , quyền huyện Thái Thuỵ đặt lên hàng đầu trong giai đoạn này .
Có thể nói nguyên nhân dẫn đến tình trạnh trên , đó là do buông lỏng sự lãnh đạo , quản lý nhà nước lỏng lẻo , cơ chế quản lý làm việc thiếu dân chủ ở các cấp chính quyền , cùng với sự sa xút về phẩm chất đạo đức , tinh thần đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực ở một số cán bộ lãnh đạo , quản lý nhà nước ( đặc biệt các cán bộ ở cơ sở ) không triệt để . Từ kẽ hở của việc buông lỏng hoạt động kiểm tra ,giám sát của cấp trên dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng của các cán bộ cơ sở ( tham ô, móc ngoặc bòn rút tài sản công ) gây nên sự bất bình trong quần chúng nhân dân cộng với sự xúi dục của một số phần tử tiêu cực kích động kéo theo đó là tình trạng khiếu kiện tập thể , sự giải quyết không triệt để của các cấp chính quyền về những nội dung mà người dân yêu cầu càng làm cho tình trạng kéo dài và nghiêm trọng hơn gây nên những tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội trong tỉnh Thái Bình nói chung ,huyện Thái Thuỵ nói riêng
Biện pháp giải quyết tình trạng trên được Đảng bộ , chính quyền huyện Thái Thuỵ cùng với các xã trong huyện hết sức chú ý ; Trước hết Đảng bộ , chính quyền huyện và cơ sở có chủ trương thực hiện triệt để nghị quyết 06 của ban thường vụ tỉnh uỷ đề ra , nội dung của nghị quyết đề cập đến 8 giải pháp làm ổn định tình hình trên , trong đó xác định 3 giải pháp cơ bản :
Làm tốt công tác chính trị tư tưởng và chuyển biến nhận thức cho cán bộ đảng viên và nhân dân về việc đòi hỏi bức xúc của nhân dân .
Tiến hanh thanh tra trên diện rộng về 4 nội dung ( quản lý ngân sách xã , cấp bán đất , xây dựng cơ bản , vốn quỹ Hợp Tác Xã )
Sau thanh tra kết luận đúng sai . Tổ chức thu hồi về kinh tế đối với các tổ chức ,cá nhân vi phạm , xử lý kịp thời nghiêm túc đối với ngưòi vi phạm .
Tuy nhiên những nội dung trên chỉ là giải pháp cấp bách mang tính tình thế , còn để giải quyết triệt để tình trạng trên cần phải khắc phục nhiều nhữg hạn chế trong hoật động của bộ mấy chính quyền ( đặc biệt bộ máy chính quyền ở cơ sở ) , mà một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên đó là thiếu một cơ chế làm việc dân chủ , thiếu sự tham gia , giám sát từ phía nhân dân trong quá trình quản lý của bộ máy chính quyền .
Nội dung về hoạt động tổ chúc tiếp thu ý kiến của người dân trong quá trình quản lý của các cấp chính quyền đã được Đảng bộ , chính quyền huyện Thái Thuỵ , đặc biệt trong bộ máy quản lý cơ sở được chú trọng nhiều hơn trong những năm sau đó
Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thái Thuỵ đối với vần đề tổ chức tiếp dân thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động quản lý ở các xã , thị trấn .
Từ bài học sâu sắc về tình trạng mất ổn định tình hình chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung , huyện Thái Thuỵ nói riêng ( giai đoạn 1993-1997) cùng với những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội .
Một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên , đó là thiếu một cơ chế làm việc dân chủ trong hoạt động quản lý đặc biệt ở các xã phường , quyền làm chủ của nhân dân mới chỉ dừng lại trên lý thuyết . Thiếu một cơ chế là việc dân chủ , không có sự thâm gia giám sát của nhân dân trong hoạt động quản lý của các cấp chính quyền thì không thể có được một hiệu quả tối ưu trong hoạt đông ,không thể thắng được sự quan liêu , lạm quyền , tình trạng tham ô móc ngoặt của các cán bộ lãnh đạo , quản lý .
Nhận thức rõ vai trò của dân chủ và sức mạnh to lớn mà nó tạo ra trong hoạt động quả lý của các cấp chính quyền ( đặc biệt chính quyền xã phường ) . Đảng bộ huyện Thái Thuỵ , trên cơ sở của thực trạng quản lý cấp cơ sở đặt ra , căn cứ vào sự chỉ đạo trưc tiếp ,những văn bản cụ thể của chính phủ , Uỷ Ban Nhân Bẩn tỉnh Thái Bình về nội dung tổ chức tiếp dân ( quy định về tổ chức tiếp dân của chính phủ , ban hành kèm theo nghị định số 89/ CP ngày 7/8/1997, quy định tổ chức tiếp công dân , ban hành kèm theo quyết định số 381 ngày 22/7/1998 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thái Bình ) Tập trung triển khai Tổ chức tiếp dân . Mô hình này được tiến hành đồng bộ ở tất cả các xã phường trên địa bàn huyện Thái Thuỵ.
Từ năm 1998 ( năm bắt đầu triển khai cụ thể hoạt độngtổ chức tiếp dân ) đến nay , về cơ bản tổ chức tiếp dân vẫn duy trì hoạt động bình thường và đẫ đạt được nhữg kết quả khả quan . Tuy nhiên về thực chất Tổ chức tiếp dân là gì ? những vấn đề gì cần chú ý trong hoạt động của tổ chức tiếp dân ? Thì đây mới thực sự là nội dung khai thác chính của các phần sau trong đề tài nghiên cứu này .
Thực chất và mục đích của tổ chức tiếp dân .
Tổ chức tiếp dân trước hết phải là một tổ chức cự thể , được lập ra để phuc vụ cho mục tiêu của hoạt động quản lý trong bộ máy chính quyền nói chung ,chính quyền cơ sở nói riêng là hướng đến mở rộng sự tham gia của nhân dân vào trong hoạt động quản lý , thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp . Hoạt động tiếp dân có đối tượng cụ thể là ngừời dân được tiếp , do đó , mục đích của hoạt động phải gắn với lợi ích của ngưòi dân
Về thực chất :
Tổ chức tiếp dân nhằm giải quyết những kiến nghi , phản ánh của người dân ,đòng thời tạo ra cơ chế tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình hoạch định chính sách , chủ trươg đường lối của các cấp lãnh đạo quảnlý . Tuy nhiến sự tham gia ở đây phải tuân theo hững quy địnhcụ thể trong quy chế về tổ chức tiếp công dân .
Thông qua ý kiến của người dân thấy được những ưu điểm , hạn chế của các cấp chính quyền trong đó có chính quyền cấp cơ sở .Để từ đó sớm có những biện pháp giải quýêt kịp thời tránh tình trạng gây nên sự bất bình trong nhân dân , dẫn dến tình trạng khiếu kiện tập thể kéo dài như giai đoạn 1993-1997 ở Thái Bình nói chung , huỵên nhà nói riêng .
Một mục tiêu quan trọng , tổ chức tiếp dân chính là công cụ điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân với chính quỳên nhằm hướng đến sự phối hợp đồng bộ giữa chủ thể quản lý với khách thể của quản lý ,góp phần vào mục tiêu chung của tổ chức đó là tao ra những điều kiện thúc đẩykinh tế - xã hội , nâng cao đời sống nhân dân ,hướng đến xây dựng một trật tự xã hội công bằng dân chủ văn minh .
Trong qúa trình tiếp công dân , trên cơ sở đó đánh giá được thái độ của người dân ,mức độ quan tâm của người dân đối với hoạt động của các cấp chính quyền , nhất là chính quyền cơ sở- cấp đầu tiên , trực tiếp giải quyết những vấn đề trong đời sống của người dân
Về mục đích của tổ chức tiếp dân ;
Mục đích của tổ chức tiếp dân được quy địnhcụ thể tại điều 2 nghị định 89/CP :
“ việc tiếp công dân nhằm mục đích :
tiếp nhận các thông tin kiến nghị phản ánh góp ý những vấn đề có liên quan đến chủ trương đường lối , chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan đơn vị .
tiếp nhận khiếu kiện tố cáo thuộc thẩm quyền giả quyết của thủ trưởng cơ quan đơn vị mình để xem xét theo đúng thời hạn của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân
hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo đúng chính sách pháp luật , đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết . [4 , 704 ]
Hình thức , nội dung của tổ chức tiếp dân .
-Về mặt hình thức :
Hình thức của tổ chức tiếp dân được quy định tại điều 3 nghị định 89/CP, điều 2, điều 3 quyết định 381/ UBND tỉnh Thái Bình có ghi:
Bố trí địa điểm tiếp công dân , nơi tiếp công dân đảm bảo thuận tiện sạch sẽ , phòng tiếp công dânh phải niêm yết lịch tiếp công dân ,nội quy tiếp công dân để mọi công dân biết và thực hiện . [ , Điều 2 ]
“ Việc tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo , phản ánh kiến nghị chỉ được tiến hành trong giờ làm việc tại địa đỉêm tiếp công dân .Không tiếp ngoài giờ làm việc và tại nhà riêng . Công dân không đươc tự ý vào phòng làm việc và ở lại khu vực tiếp công dân khi hết giờ làm việc [ 5, Điều 3]
Về mặt nội dung :
Được quy định tại điều 4 quyết định 381 / UBND tỉnh Thái Bình có ghi :
“ lắng nghe , ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân những nội dung do công dân trình bày .
Nếu nội dung khiếu nại , tố cáo có căn cứ ,đúng thẩm quyền của cấp mình cơ quan mình giải quyết thì tiếp nhận đơn , các tài liệu ,giấy tờ có liên quan đến nội dung khiếu kiện tố cáo , phản ánh kiến nghị của nhân dân ..
Nếu nội dung khiếu nậi tố cáo ,phản ánh ,kiến nghị không thuộc thảm quyền của cấp mình thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Nếu nội dung khiếu nại tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết ,kết luận ,có văn bản hoặc quyết định giải quyết đúng chính sách , pháp luật thì trả lời rõ và yêu cầu công dân chấp hành [5 ,Điều 4 ]
“ Từ chối không tiếp những trường hợp đã được thanh tra , kiểm tra , đã có quyết định hoặckết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự .
Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say bia rượu các chất kích thích khác , những người tâm thần , những người vi phạm quy định tiếp công dân của Uỷ Bân Nhân Dân tỉnh ...
Yêu cầu công dân trình bày rõ ràng , đầy đủ và cung cấp tài liệu chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại tố cáo [5 , Điều 5 ]
Các cơ quan tham gia tiếp dân .
Cơ quan tham gia tổ chức tiếp dân (đóng vai trò là chủ thể tiếp dân) là những cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề ngưòi đânđược tiếp yêu cầu . Các cơ quan trên ngoài những đặc điểm chung của chủ thể hoạt động còn mang những đặc trưng riêng có , đạc trưng này do tính chất của chính tổ chức tiếp dân quy định : Chủ thể tiếp dân ( các cơ quan tham gia tiếp dân ) ở đây là các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước , sử dựng quyền lực nhà nước mà cấp trên , các cá nhân có thẩm quyền giao phó ,hướng đến mục tiêu vì lợi ích của ngưòi dân và vì lợi ích chung của toàn xã hôi .
Tại điều 1 nghị định 89/CP , điều 1 quyết định 381/ UB ND tỉnh Thái Bình có quy định rõ :
“ Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân các cấp , thủ trưởng các ngành ... có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân để tiếp nhận những khiếu nại tố cáo , phản ánh kiến nghị của công dân , hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại tố cáo ,phản ánh kiến nghị đến đúng cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật .” [ 5, Điều 1 ]
“ Tổ chức phối hợp với viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh , Chánh án toà án nhân dân tỉnh , chủ tịch Uỷ Ban Mặt Trận tổ Quốc ViệtNam và lãnh đạo các đoàn thể cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân “” [4 , Điều 3 ]
Tại điều 4 nghị định 89/CP , điều 11 quyết định381 / UB còn quy định : “ cơ quan công an các cấp chịu trách nhiệm : thường xuyên nắm chắc tình hình , phối hợp với các cơ quan, đơn vị , cán bộ tiếp công dân cùng cấp tổ chức giữ gìn trật tự nơi tiếp công dân và bảo vệ trụ sở tiếp công dân , xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và quy chế , nội quy tiếp công dân .” [4 , Điều 11 ]
Trong mô hình tổ chức tiếp dân tại huyện Thái Thuỵ , các cơ quan tham gia tiếp dân( tại trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân huyện ) Có sự phối hợp tro hoạt động giữa phòng Thanh tra - văn phòng Uỷ Ban Nhâb Dân - cán bộ tư pháp . Tổ công tác này gồm 7 người do Chánh Thanh Tra làm tổ trưởng ,bố trí lịch tiếp thường xuyên trong tuần , ngoài ra chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân huyện tiếp công dân vào 2 ngày trong tháng ( khôngkể trường hợp tiếp khi cần thiết ) . Đồng thời hướng dẫn các xã xây dựng tổ tiếp công dân ở xã sau đó tiến hành xây dựng nội quy tiếp công dân .
Như vậy ngay ở trong mô hình của tổ chức tiếp dân từ tỉnh xuống đến các cơ sở có một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2254.DOC