MỤC LỤC
I . ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN Trang 2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Trang 2
2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HĐGDNGLL Trang 2
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN . Trang 4
3.1. Những yêu cầu khi thực hiện Trang 4
3.2. Phương pháp thực hiện Trang 4
3.3 .Cách tổ chức thực hiện Trang 5
a) Lập kế hoạch Trang 5
b) Soạn nội dung chương trình Trang 5
c) Cách thực hiện . Trang 7
d) Tiến hành thực hiện . Trang 9
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm . Trang 9
4. Kết luận : Trang 10
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16431 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo phương pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN EAKAR
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
hég
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:TỔ CHỨC TIẾT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚPTHEO PHƯƠNG PHÁP
ĐỔI MỚI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG .
Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Tuyết
Năm học 2009 - 2010
MỤC LỤC
I . ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………… Trang 1
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN …………………………… Trang 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN : …………………………………… Trang 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HĐGDNGLL …………… Trang 2
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ………………………. Trang 4
3.1. Những yêu cầu khi thực hiện ………………………… Trang 4
3.2. Phương pháp thực hiện ……………………………… Trang 4
3.3 .Cách tổ chức thực hiện ……………………………… Trang 5
a) Lập kế hoạch ……………………………………… Trang 5
b) Soạn nội dung chương trình ………………………… Trang 5
c) Cách thực hiện ………………………………………. Trang 7
d) Tiến hành thực hiện ………………………………….. Trang 9
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ………………….. Trang 9
4. Kết luận : ………………………………………………… Trang 10
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp : HĐGDNGLL
Giáo dục và đào tạo : GD & ĐT
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Phương pháp : PP
Trung học cơ sở : THCS
Giáo viên chủ nhiệm : GVCN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT –BGD ĐT của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường THCS. Để tạo môi trường thân thiện và phát huy được tính tích cực trong học tập và sinh hoạt của học sinh bản thân tôi có những suy nghĩ và trăn trở mình phải làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học này. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn thay đổi một số nội dung hoạt động trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tạo sự thân thiện và đoàn kết của học sinh trong học đường.
HĐGDNGLL là những hoạt động diễn ra ngoài giờ các môn học trên lớp. Đây là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành niềm tin và nhân cách cho các em.
Cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy học.Năm 2008 Bộ GD-ĐT đã tiến hành đổi mới PP tổ chức HĐGDNGLL .Nhưng thực tế hiện nay tiết HĐGDNGLL ở mỗi trường thực hiện mỗi khác, đôi lúc lãng phí thời gian, thực hiện cho có, không những không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh mà còn gây sự nhàm chán trong học sinh. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một tiết HĐGDNGLL hiệu quả, gây sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh, đồng thời giúp các em nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện để ôn lại. Triển khai và thực hiện tốt kế hoạch trong tuần trong tháng.
Từ những suy nghĩ đó tôi đã mạnh dạn “tổ chức một số tiết HĐGDNGLL theo phương pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng” tiết Sinh hoạt và phát huy được tính tự giác, tích cự học tập của học sinh cũng như thực hiện được yêu cầu của nhiệm vụ năm học .
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
1. Cơ sở lí luận :
- Đổi mới PP tổ chức HĐGDNGLL dựa trên định hướng chung về đổi mới PPDH “ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS”, coi HS là chủ thể hoạt động.
- GVCN là người trực tiếp phụ trách chi đội, có vai trò cố vấn, hỗ trợ, khuyến khích HS tham gia vào hoạt động một cách chủ động và tích cực. Là trung tâm tạo ra sự hứng khởi . Vì thế :
GVCN có trách nhiệm sắp xếp kho kiến thức phải khoa học, theo thứ tự thời gian, theo chủ điểm, chủ đề để phù hợp với chương trình, chủ điểm từng tháng của năm học.
Lượng kiến thức, trò chơi phục phụ cho mỗi hoạt động phải phù hợp, không nặng nề khiến học sinh nhàm chán, không quá dài thời gian .
Thường xuyên phối hợp và làm tốt công tác tư vấn với giáo viên bộ môn để đảm bảo kiến thức vững chắc, trách sai sót nhầm lẫn khiến học sinh có thể hiểu nhầm, hiểu lệch.
Trong nhà trường hoạt động của đội luôn gắn liền với HĐGDNGLL vì vậy thường xuyên phối hợp với tổ chức đội để hoạt động có chất lượng cao
2.. Thực trạng việc tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS Nguyễn Khuyến
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu và hội cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh.Giáo viên được tập huấn về việc đổi mới PP tổ chức HĐGDNGLL.
- Phần lớn học sinh thuộc khu vực thị trấn, thông minh, nhanh nhẹn nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
- Xã hội ngày càng phát triển, cộng nghệ thông tin và các phương tiện ngày càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
- Được sự quan tâm, hỗ trợ từ phụ huynh học sinh để mọi hoạt động giáo dục trong trường đạt kết quả tốt.
- Trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL khá đầy đủ.
b. Khó khăn:
- Học sinh THCS đang ở độ tuổi thanh thiếu niên nên tâm lý chưa ổn định, đang muốn tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học một cách đầy đủ, dễ bị dụ dỗ, đua đòi, ham chơi,…..
- Tại địa phương có rất nhiều tụ điểm bi da, games internet,…. Phần lớn phụ huynh do điều kiện kinh tế nên ít có sự quan tâm sát sao, kèm cặp các em, thậm chí còn có tư tưởng phó mặc cho GV nên đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống của học sinh.
- Một số học sinh còn lợi dụng những tiết HĐGDNGLL là cơ hội để các em nói chuyện, đùa nghịch . Qua điều tra của năm học 2008 – 2009 bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp có kết quả :
Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường
Không thích
Tỉ lệ HS
40%
30%
30%
Lí do
Bổ ích, được trau dồi kiến thức, học hỏi được nhiều điều hay…
Nếu tổ chức thì được ở lại chơi, nếu không tổ chức thì được về sớm
Mất thời gian
- Qua điều tra bằng hình thức quan sát trực tiếp : Ban cán sự lớp còn rất rụt rè, chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm trong điều hành các hoạt động của lớp.
3 . Các biện pháp thực hiện :
3.1: Những yêu cầu khi thực hiện :
Việc tổ chức HĐGDNGLL theo phương pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu :
+ Đảm bảo tính thực tiễn.
+ Tăng cường sự tham gia của học sinh .
+ Đa dạng hoá các hình thức hoạt động .
+ Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống .
3.2. Phương pháp thực hiện :
Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên việc kết hợp các phương phù hợp với từng nội dung, từng hình thức thực hiện luôn đóng vai trò quyết định kết kết quả đạt được . Các phương pháp mà tôi thường thực hiện :
a) Phương pháp thảo luận nhóm :
Thảo luận là phương pháp mà trong đó các thành viên trong tổ phải trao đổi, bàn bạc cùng nhau để giải quyết chung một vấn đề. Nhờ đó các thành viên trong tổ có cơ hội làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn và đặt biệt là được kiểm chứng ý kiến của mình.
b) Phương pháp đóng vai :
Phương pháp này có tác dụng giúp HS thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và suy nghĩ sáng tạo của các em .Nhờ đó giúp rèn cho HS kĩ năng giao tiếp ứng xử.
c) Phương pháp tình huống :
Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có chứa đựng mâu thuẩn. HS được đặt mình vào tính huống đòi hỏi đưa ra các phương án giải quyết . Phương pháp này rèn cho HS kĩ năng tìm đáp án.
d) Phương pháp giao nhiệm vụ :
Đây là PP đặt HS vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nhờ đó giúp HS có cơ hội thể hiện khả năng của mình nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân các em.
e) Phương pháp trò chơi:
PP này có thể sử dụng được trong nhiều tình huống, có những thuận lợi như: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS, tạo được bầu không khí thân thiện, tạo cho HS tác phong nhanh nhẹn. PP này còn phát triển tốt các nhân cách cho HS
3.3. Cách tổ chức và thực hiện :
a) Lập kế hoạch :
- Xác định mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động của chủ điểm .
- Dự kiến thời gian, nguồn lực .
- Xây dựng chương trình : Nguồn kiến thức, trò chơi, …
- Phổ biến trước lớp , hướng dẫn các em thực hiện .
b) Soạn nội dung chương trình :
Trước hết tôi luôn xác định HĐGDNGLL là một hoạt động gồm có 2 phần : Phần cứng và phần mở. Trong đó: Phần cứng là phần mục tiêu theo chủ điểm của từng tháng như trong quy định của phân phối chương trình HĐGDNGLL, phần mở là phần nội dung không theo khung phân phối (không theo sách thiết kế) nhưng có tính giáo dục cao, và phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương . Phần mở này rất đa dạng có thể tổ chức dưới mọi hình thức và là phần có tính phát huy tính tự giác, sự hứng thú cho HS nhiều nhất.
Vì vậy tôi thiết nghĩ đã là hoạt động thì không nên lạm dụng để trở nên quá nặng nề, ngập tràn kiến thức, nội dung công tác tuần hay phê bình, xử phạt HS sẽ khiến HS nhàm chán .Mỗi tiết HĐGDNGLL phải soạn theo khung phần cứng nhằm tương tác tốt với các môn học nhưng đa dạng phần mở và đặc biệt phải hướng dẫn để HS tự chủ động thực hiện chương trình, cụ thể như sau :
* Phần cứng ( phần chủ đề theo từng chủ điểm )
Chủ điểm tháng 9 “Truyền thống nhà trường”
Chủ điểm tháng 10 “Chăm ngoan học giỏi”
Chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”
Chủ điểm tháng 12 “Uống nước nhớ nguồn”
Chủ điểm tháng 1 & 2 “Mừng Đảng - Mừng xuân”
Chủ điểm tháng 3 “Tiến bước lên Đoàn”
Chủ điểm tháng 4 “Hoà bình và hữu nghị”
Chủ điểm tháng 5 “Thiếu nhi vui khoẻ”
Mỗi tháng thực hiện 2 hoạt động (2 tiết) của 1 chủ điểm .
* Phần mở :
- Giáo viên phải dựa trên đặc điểm tình hình của lớp mình, thời gian để xây dựng nội dung kế hoạch và hình thức thực hiện cho từng tuần phù hợp với mục tiêu của chủ điểm của từng khối lớp .
VD : Nội dung và hình thức hoạt động chủ điểm tháng 11 trong chương trình HĐGDNGLL lớp 8
1/ Thảo luận chủ đề: Tình nghĩa thầy trò
2/ Thi viết vẽ ca ngợi thầy cô giáo
3/ Tổ chức kỉ niệm ngày 20- 11
4/ Đăng kí tuần học tốt .
Với 4 nội dung và hình thức gợi ý trên. Tôi phải lựa chọn 2 hoạt động ( 1 tháng có 2 tiết theo phân phối ), tuy nhiên không nhất thiết chọn cả 2 hoạt động theo sách hướng dẫn mà có thể chọn 1 hoặc 2 nội dung, hoặc có thể chọn nội dung nhưng với hình thức khác .
c) Cách thức thực hiện :
Cách 1 : Thời gian thực hiện 90 phút:
Với thời lượng dài thì chỉ cần chọn một nội dung nhưng mang tính bao quát cho cả chủ điểm, đó là : “Tổ chức kỉ niệm ngày 20 – 11” và xây dựng nhiều hình thức hoạt động. Như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của HS và có được nhiều HS tham gia hơn, cụ thể : Chào cờ - Hát quốc ca…
Hoạt động chính :
+ Thi tìm hiểu kiến thức giữa các tổ
+ Phát biểu cảm tưởng về người thầy (cô)
+ Tổ chức hoạt cảnh nhỏ về tình thầy trò
Hình thức hoạt động 1
Hình thức hoạt động 2
Chào cờ - hát Quốc ca …
Hoạt động chính :
1/ Thi giữa các tổ ( Mỗi tổ 3 em) : Thi hiểu biết, thi ô chữ …
2/ Văn nghệ xen kẻ
Chào cờ - Hát Quốc ca …
Hoạt động chính :
1/ Thi tìm hiểu kiến thức : Thi ô chữ
2/ Tổ chức hoạt cảnh nhỏ về tình thầy trò
3/ Phát biểu cảm tuởng về người thầy
Với hình thức hoạt động 2 vừa giúp HS cũng cố kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo vừa rèn cho HS các kĩ năng sống: Kĩ năng làm việc theo nhóm, cách ứng xử trong giao tiếp và kĩ năng được thể hiện mình, đặt biệt ở hình thức hoạt động 2 do đa dạng về hoạt động nên cần đến số lượng HS tham gia đông, từ đó các em đều hứng thú tham gia, không gây sự nhàm chán .
Cách 2: Thời gian thực hiện 45 phút :
Với lượng thời gian ngắn tôi chọn 2 nội dung :
Nội dung 1: “ Tổ chức kỉ niệm ngày 20 – 11” với hình thức đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn : Chào cờ - Hát quốc ca
Hoạt động chính : + Văn nghệ tập thể
+ Thi đọc thơ, kể chuyện … về thầy (cô) .
Nội dung 2: Tình nghĩa thầy trò : Với hình thức Thi “diễn kịch” có chủ đề về tình thầy trò giữa các tổ với nhau…
Hình thức này kích thích óc tưởng tượng, tính sáng tạo cũng như kĩ năng thể hiện của HS . Số lượng các em được tham gia đông, hầu hết các em đều thích được thể hiện mình nên sẽ tự giác, tích cực tham gia.
Cách 3 : Thời gian thực hiện 30 phút, 15 phút:
Lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, 15 phút đầu giờ …tôi chọn nội dung “ Tổ chức trò chơi”: Đặt vật vào đúng vị trí. Với thể lệ chơi : Mỗi cặp 2 bạn , một bạn bịt mắt, một bạn bị cột 2 tay hãy đặt cây bút vào đúng vị trí đã qui định , với thời gian là 2 phút .
Cách thức thực hiện này không nhất thiết phải tuân thủ đầy đủ các bước như trong quy định như: Chào cờ - Hát quốc ca … mà có thể tiến hành hoạt động luôn.
Với tiết HĐGDNGLL tuy ngắn nhưng đã đem lại sự hứng thú cho HS, em nào cũng chờ đợi đến giờ sinh hoạt hằng tuần để được tham gia tiếp , không những thế mà về nhà các em còn sưu tầm được nhiều mẫu chuyện vui, trò chơi hay, phần nào cũng giảm đi hiện tượng tìm đếm thú vui trong các tệ nạn bên ngoài xã hội. Đặt biệt giáo dục cho HS hiểu được: muốn hoàn thành bất cứ công việc gì kể trong học tập đều cần sự đoàn kết , hợp tác vơi nhau .Cần có sự khéo léo trong cách làm việc thì mới có kết quả cao . Từ đó HS hiểu được cần phải làm gì để đạt được tuần học tốt.
d) Tiến hành thực hiện :
Trong việc tiến hành hoạt động, HS đóng vai trò là trung tâm, là chủ thể hoạt động, tự điều hành mọi hoạt động của tiết HĐGDNGLL. GVCN chỉ là Đại biểu tham dự .
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Qua thời gian tổ chức HĐGDNGLL được 5 chủ điểm của năm học 2009 – 2010 tại lớp 8D mà tôi chủ nhiệm đã có chất lượng rất đáng kể , được hầu hết các em đón nhận và ủng hộ .
Tiết HĐGDNGLL đã góp một phần to lớn vào việc giáo dục đạo đức cho các em, nhất là những HS cá biệt . Tầm hiểu biết của các em được nâng cao, các em đựơc rèn luyện nhiều kĩ năng sống nên các em tự tin hơn trong cuộc sống.
Kết quả cụ thể qua quá trình điều tra như sau :
+ Ban cán sự lớp chủ động, tự giác và có nhiều sáng tạo trong việc điều hành các hoạt động của lớp , nhất là các hoạt động của chi đội , giờ sinh hoạt lớp…
Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường
Tỉ lệ HS
70%
30%
Lí do
Có được nhiều kiến thức mà không phải học nhồi nhét, được thể hiện mình, bạn bè đoàn kết hơn
Không có ý kiến
III. KẾT LUẬN :
Tổ chức HĐGDNGLL có chất lượng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với một người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp:Trong quá trình tổ chức thực hiện đựơc sự cố vấn nhiệt tình từ các giáo viên bộ môn, học sinh đã giúp cho người giáo viên chủ nhiệm tích luỹ và học hỏi được một lượng kiến thức đáng kể và kho tàng kinh nghiệm quý báu.
HĐGDNGLL vừa là sân chơi nhưng vừa góp phần to lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh .Giúp các em rèn luyện các kĩ năng ứng xử, niềm tin trong cuộc sống , ý thức tự giác, tự lực sáng tạo trong con đường học tập
*Qua qua trình thực hện bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm :
+ Phải luôn luôn học hỏi, trau dồi lượng kiến thức cho bản thân. Học hỏi từ đồng nghiệp, từ bạn bè kể cả học sinh . Luôn có sự tìm tòi, sáng tạo
+ Hợp tác chặt chẻ với đồng nghiệp và đặc biệt là với học sinh.
+ Làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, rỏ ràng. Sắp xếp công việc một cách có khoa học, có tính sáng taọ
+ Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh .
+ Là người cố vấn, khuyến khích, hướng dẫn học sinh để HS trở thành chủ thể của hoạt động.
ổnTên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, hy vọng rằng được sự góp ý từ các đồng nghiệp nhiều hơn nữa để đề tài này thực sự có hiệu quả. Tôi tin chắc rằng việc áp dựng đề tài này sẽ có hiệu quả rất cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, cũng như trong việc rằng các kĩ năng sống cho HS .
HĐGDNGLL chỉ là hoạt động ngoài các giờ học nên ít được các cấp thanh, kiểm tra vì thế ở một số trường việc tổ chức HĐGDNGLL còn rất sơ sài, qua loa thậm chí ít thực hiện . Vây tôi kính mong lãnh đạo sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT tăng cừng việc chỉ đạo cũng như thanh kiểm tra đối với việc thực hiện HĐGDNGLL này nhiều hơn nữa để thực sự hoạt động đem lại hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp THCS
Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năm 2009 .
Kế hoạch hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Báo thiếu niên nhi đồng .
Sách đổi mới phương pháp dạy học.
Người viết
Bùi Thị Tuyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuyet_eakar.doc