Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất cho hợp tác xã quản lý khai thác (1997); Cục thuế áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (2004); Liên minh Hợp tác xã tỉnh hướng dẫn họat động theo Luật Hợp tác xã (1997); Sở Thủy sản hướng dẫn áp dụng cơ chế đồng quản lý (2003); Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) hướng dẫn xây dựng Liên hiệp các Hợp tác xã Thủy sản ( 2008); đào tạo tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn quản lý kiểm soát thu họach, quản lý bệnh, quản lý môi trường, quản lý tài chính
Thể chế:
+ Quản lý môi trường và tài nguyên:Ngòai việc áp dụng Luật Thủy sản, Luật tài nguyên và khóang sản, Luật Hợp tác xã ; các Hợp tác xã thủy sản trong tỉnh còn thực hiện các qui định chuyên ngành như: qui định của Sở thủy sản (1997) về tỷ lệ, kích cở và mùa vụ khai thác nghêu giống, nghêu thịt ; qui định của Ủy ban nhân dân tỉnh (2001) về những vùng cấm khai thác để bảo vệ đàn nghêu bố mẹ ; qui định của Ủy ban nhân dân tỉnh (2001) về bảo tồn rừng ngập mặn, qui định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004) về cấm khai thác động vật hoang dã
+ Quản lý an tòan vệ sinh thực phẩm: 7/1997 Bộ Thủy sản ban hành qui chế kiểm soát An toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giao nhiệm vụ cho NAFIQACEN phối hợp với Sở thủy sản triển khai chương trình tại Tiền Giang và Bến Tre. Tháng 3/2000 EU công nhận chương trình kiểm soát của Việt Nam ; đây là nền tảng để nghêu Bến Tre được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, cho đến hôm nay.
9 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức tốt mô hình đồng quản lý khai thác phát triển bền vững nguồn tài nguyên ven biển của Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hoạch nhuyễn thể hai mảnh võ, tiêu chí MSC …
Thách thức: số lượng phương tiện khai thác ven bờ còn khá lớn với đa loại hình ngư, lưới cụ có kích thước mắt lưới không phù hợp; cơ chế chính sách và hình thức quản lý chưa hiệu quả; nạn nghêu tặc còn diễn ra ở một vài Hợp tác xã quản lý yếu, gây tổn thất nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của hệ đa dạng sinh học, mất cân bằng môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội và đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng.
Phần II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ
QUẢN LÝ KHAI THÁC NGHÊU Ở BẾN TRE
Mô hình đồng quản lý của các Hợp tác xã quản lý và khai thác nghêu ở Bến Tre là mô hình mà Nhà nước chia sẻ một số quyền hạn cho cộng đồng ngư dân quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi nghêu tự nhiên ở vùng ven biển Bến Tre. Cụ thể như: giao quyền sử dụng đất bãi bồi ven biển để quản lý và khai thác nghêu tự nhiên, quản lý sử dụng lao động là những xã viên của hợp tác xã vào hoạt động quản lý khai thác nghêu, quản lý thu chi tài chính theo Luật ngân sách, Luật hợp tác xã và điều lệ và phương thức hoạt động đã được xã viên hoặc đại biểu xã viên của Hợp tác xã thống nhất thông qua trong các kỳ đại hội.
I. Quá trình hình thành cơ chế và hệ thống tổ chức quản lý của các Hợp tác xã khai thác nghêu ở Bến Tre:
Từ năm 1980 trở về trước nghề nuôi nghêu hãy còn là nghề tự phát, người dân nơi đây chỉ dựa vào các bãi nghêu giống tự nhiên thu nhặt về làm thực phẩm hoặc mang đi bán lẻ ở các chợ nông thôn để đổi lấy mắm, muối và một ít lương thực, thực phẩm về trang trải cho cuộc sống gia đình. Cuối năm 1980 một số thương gia Hồng Kông, Đài Loan thông qua các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong nước đến khảo sát đặt quan hệ mua bán nghêu nhưng chỉ ở qui mô nhỏ lẻ theo dạng buôn chuyến thì phong trào nuôi nghêu bằng con giống tự nhiên mới bắt đầu phát triển. Từ các bãi nghêu giống tự nhiên ở Thạnh Phong - Thạnh Phú, Thới Thuận, Thừa Đức - Bình Đại người ta thu nhặt và mang đi rải nuôi ở các khu vực lân cận với qui mô, sản lượng phát triển lớn dần theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ ở một vài quốc gia của Châu Á dưới dạng sản phẩm nghêu luộc cấp đông.
Do đặc điểm con nghêu là nguồn tài nguyên sinh học có khả năng tái tạo nhưng rất dễ bị tổn thương, nguồn lợi có thể bị cạn kiệt, môi trường thiên nhiên sẽ suy thoái nếu cộng đồng ngư dân không gắn liền với khai thác sử dụng với bảo vệ nguồn lợi. Mặt khác con nghêu còn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị nếu đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua qui trình kiểm soát quản lý nghiêm ngặt của hệ thống kiểm soát chất lượng được quốc tế công nhận. Đối với cộng đồng ngư dân nghèo ven biển con nghêu còn là đối tượng phát triển phù hợp với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bỡi đặc tính dễ nuôi, ít dịch bệnh và vốn đầu tư thấp. Vì vậy nếu giao quyền cho cá nhân quản lý khai thác sẽ dễ dẫn đến sự tranh chấp và rất khó thực hiện qui trình kiểm soát thu hoạch và bảo tồn nguồn lợi.
Dựa vào các yếu tố đặc thù trên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã quản lý và khai thác nghêu để quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá, có giá trị xuất khẩu và mang lại hiệu quả cao đối với chương trình xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển nhằm thực hiện tốt các qui trình kiểm soát và tổ chức tốt việc phân phối lợi nhuận cho cộng đồng ngư dân nghèo, trích nộp thuế cho nhà nước đồng thời giao cho Ủy ban nhân dân các xã quản lý hoạt động của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã.
Sau khi có chủ trương của tỉnh một số địa phương có quan tâm đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này hình thành tổ chức tổ hợp tác, hợp tác xã thủy sản để quản lý và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quí báu của địa phương như Thạnh Phong - Thạnh Phú, Thới Thuận - Bình Đại,… nhưng sau đó các Tổ hợp tác, Hợp tác xã lại liên tục bị phá vỡ, nguồn lợi tiếp tục bị hủy diệt.. Do thuở ấy đời sống ngư dân còn quá nghèo khó, cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm, phương thức quản lý còn mang nặng hình thức bao cấp, thị trường còn bấp bênh, ngư dân ở các huyện ven biển trong tỉnh kéo theo cả người ngòai tỉnh đến các bãi nghêu của tổ hợp tác, hợp tác xã tranh nhau khai thác nghêu thịt, nghêu giống mang đi bán khắp nơi với giả cả rẻ mạt 300-500đ/kg nghêu thịt chỉ nhằm thu lợi trước mắt.
Mãi cho đến giữa những năm 1990 Liên minh hợp tác xã tỉnh đựơc thành lập để quản lý hoạt động của các Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, bao gồm cả Hợp tác xã thủy sản. Chính nhờ đó Liên minh các Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với Sở Thủy sản xây dựng kế hoạch tổ chức củng cố lại các hợp tác xã quản lý khai thác nghêu trong tỉnh.Trải qua nhiều mô hình quản lý, nhiều lần tổ chức Đại hội bầu lại Ban chủ nhiệm, xây dựng lại phương thức phân phối lợi nhuận cho xã viên nhưng họat động Hợp tác xã vẫn bất ổn. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cán bộ quản lý không ngang tầm với nhiệm vụ, cơ chế công khai dân chủ không được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ, phương án ăn chia bất hợp lý kéo dài cho nên đã không được sự đồng thuận của bà con xã viên.
Nắm bắt được nguyên nhân trên tỉnh đã cho chủ trương thành lập Ban chỉ đạo củng cố tổ hợp tác, hợp tác xã bao gồm các thành phần: đại diện Ban chủ nhiệm Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ban Giám đốc Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã đã trực tiếp tham gia tổ chức củng cố lại Hợp tác xã. Bắt đầu từ việc lấy ý kiến nhân dân thông qua cơ sở tổ nhân dân tự quản cho đến từng đơn vị Ấp, đơn vị Xã về qui mô phát triển xã viên, về việc bầu chọn nhân sự vào Ban chủ nhiệm hợp tác xã và cả phương án phân phối lợi nhuận của hợp tác xã.
Ban chỉ đạo cùng Ban chủ nhiệm hợp tác xã thống nhất lại cơ cấu tổ chức quản lý, qui mô phát triển và phương thức phân phối lợi nhuận. Mãi cho đến tháng 7 năm 1997 Hợp tác xã kiểu mới Thới Thuận - Bình Đại chính thức được thành lập lấy tên là Hợp tác xã Thủy sản Rạng đông. Đặc trưng của Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông là huy động tòan thể các hộ dân trong xã tham gia vào Hợp tác xã với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác và tiêu thụ nguồn lợi nghêu tự nhiên trên diện tích 900ha đất bãi triều ven biển, do nhà nước địa phương quyết định tạm cấp, nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, phân phối lợi nhuận hợp lý và từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ xã viên, góp phần đẫy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Một phương thức sản xuất và một cung cách quản lý mới được xác lập trên nền tảng của cơ chế đồng quản lý và nguyên tắc công khai dân chủ được Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nghiêm túc thực hiện đã mang lại sự đồng thuận cao trong hằng ngàn xã viên của Hợp tác xã.
II. Hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình đồng quản lý của các Hợp tác xã khai thác nghêu ở Bến Tre:
RIAs
UNI
NGO
ODA
Others
Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý Hợp tác xã, Tập đòan quản lý khai thác nghêu Bến Tre
Theo sơ đồ hệ thống quản lý trên đây cho thấy sự quan tâm rất cao và rất chặt chẽ của các ngành, các cấp đối với cộng đồng nuôi và khai thác nghêu Bến Tre. Cụ thể:
Chính phủ và các Bộ: đã ban hành Luật Hợp tác xã, Luật tài nguyên khoáng sản, Luật môi trường, Luật Thủy sản và các thông tư hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành … đã có tác dụng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nhưng đồng thời cũng chỉ ra một số quyền căn bản của tổ chức kinh tế hợp tác được vận dụng trong quá trình sản xuất nhằm khuyến khích và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh: quyết định các chính sách về giao đất, giao rừng cho các hợp tác xã quản lý khai thác và ban hành cơ chế phân phối lợi nhuận, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng ; Ban hành các quyết định về quản lý và khai thác có chú ý yếu tố bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường và môi sinh …
Các ngành chức năng phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện: tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chính sách, chủ trương phù hợp với yêu cầu bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, môi trường, môi sinh và phát triển của cộng đồng.
Ủy ban nhân dân các xã: tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách Nhà nước đối với các hợp tác xã, ổn định tình hình trật tự xã hội, thực hiện cơ chế đồng quản lý nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Ban chủ nhiệm các hợp tác xã: tổ chức quản lý khai thác nguồn lợi theo qui định pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành. Tổ chức phân phối lợi nhuận và quản lý lao động theo cơ chế đồng quản lý, thực hiện nhiệm vụ được phân cấp của cơ quan chuyên ngành và đảm bảo nguyên tắc hợp pháp, công bằng, công khai, dân chủ.
III. Về hiệu quả của mô hình đồng quản lý theo hình thức hợp tác xã quản lý khai thác nghêu ở Bến Tre:
Tài nguyên, nguồn lợi, hệ sinh thái,… được bảo tồn và phát triển bền vững.
Việc áp dụng qui trình kiểm soát thu hoạch sản phẩm và quan trắc cảnh báo môi trường đã mang lại hiệu quả SX ngày càng cao.
Bộ máy tổ chức và cơ chế phân phối lợi nhuận được xây dựng hợp pháp, hợp lý, dân chủ;
Quyền lợi của cộng đồng được chia sẻ đảm bảo theo nguyên tắc minh bạch, công khai đã tạo được sự đồng thuận nhất trí cao trong cộng đồng.
Nguồn thu nhập của CĐ ngày càng tăng, các vấn đề về bình đẳng giới và quyền trẻ em được HTX và chánh quyền các cấp chú trọng.
Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường. Đời sống văn hóa xã hội không ngừng được nâng cao.
Lễ kỹ niệm 10 năm thành lập Hợp tác xã Rạng Đông Họat động xã hội của Hợp tác xã
Từ hiệu quả họat động của hợp tác xã kiểu mới như Rạng Đông đã thu hút sự quan tâm của nhiều vị lãnh đạo thuộc cấp nguyên thủ quốc gia và các tổ chức quốc tế đã về thăm Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông, đã đánh giá cao mô hình Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông là mô hình hợp tác xã tiên tiến xứng đáng để phổ biến kinh nghiệm học tập cho các địa phương khác trong tỉnh và cả nước. Nhiều giải thưởng, bằng khen, huân chương lao động đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức Công đoàn và Đoàn thể các cấp trao tặng cho Hợp tác xã Rạng Đông. Mô hình Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông đã được xem là mô hình điển hình từ những năm 1997 và giữ vững cho đến ngày hôm nay.
Trên cơ sở hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông các Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm - Bình Đại; Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Thủy, Lạc Địa – Ba Tri; Bình Minh, Đòan kết, Thạnh Lợi, Hải Dương, Phong Hải - Thạnh Phú; Vĩnh Tiến - Chợ Lách lần lựợt được thành lập và đi vào họat động. Cuối năm 2006 Bến Tre đã có tất cả 13 Hợp tác xã Thủy sản và 35 tập đoàn nuôi nghêu được hình thành với 9.744 hộ xã viên đã đi vào họat động ổn định trên địa bàn các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và Chợ Lách; với diện tích mặt đất được nhà nước giao cho là 7.800 ha, trong đó, 4.970ha đã được các HTX đưa vào khai thác và thu họach. Diện tích còn lại do thiếu giống, thiếu vốn nên chưa được khai thác hết, hơn nữa một số Hợp tác xã do yếu kém trong khâu quản lý, bảo vệ sân nghêu hiệu quả chưa cao nên chưa dám gia tăng diện tích.
Trong quá trình phát triển của các Hợp tác xã thủy sản (nhuyễn thể) luôn được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Bộ và các cấp các ngành. Nhiều chính sách và dự án, đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học đã được các Viện trường, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngòai nước quan tâm hợp tác với ngành thủy sản Bến Tre tổ chức thực hiện như:
Chính sách:
Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất cho hợp tác xã quản lý khai thác (1997); Cục thuế áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (2004); Liên minh Hợp tác xã tỉnh hướng dẫn họat động theo Luật Hợp tác xã (1997); Sở Thủy sản hướng dẫn áp dụng cơ chế đồng quản lý (2003); Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) hướng dẫn xây dựng Liên hiệp các Hợp tác xã Thủy sản ( 2008); đào tạo tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn quản lý kiểm soát thu họach, quản lý bệnh, quản lý môi trường, quản lý tài chính …
Thể chế:
+ Quản lý môi trường và tài nguyên:Ngòai việc áp dụng Luật Thủy sản, Luật tài nguyên và khóang sản, Luật Hợp tác xã ; các Hợp tác xã thủy sản trong tỉnh còn thực hiện các qui định chuyên ngành như: qui định của Sở thủy sản (1997) về tỷ lệ, kích cở và mùa vụ khai thác nghêu giống, nghêu thịt ; qui định của Ủy ban nhân dân tỉnh (2001) về những vùng cấm khai thác để bảo vệ đàn nghêu bố mẹ ; qui định của Ủy ban nhân dân tỉnh (2001) về bảo tồn rừng ngập mặn, qui định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004) về cấm khai thác động vật hoang dã …
+ Quản lý an tòan vệ sinh thực phẩm: 7/1997 Bộ Thủy sản ban hành qui chế kiểm soát An toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giao nhiệm vụ cho NAFIQACEN phối hợp với Sở thủy sản triển khai chương trình tại Tiền Giang và Bến Tre. Tháng 3/2000 EU công nhận chương trình kiểm soát của Việt Nam ; đây là nền tảng để nghêu Bến Tre được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… cho đến hôm nay.
IV. Bài học kinh nghiệm từ mô hình Đồng quản lý theo hình thức Hợp tác xã quản lý và khai thác nghêu ở Bến Tre
Cần phải có sự tập trung hỗ trợ của Đảng bộ, nhà nước các cấp, các ngành chức năng và quá trình thời gian để tổ chức vận động sự hưởng ứng của cộng đồng ngư dân thực hiện chương trình phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cần xây dựng và phát triển mô hình quản lý dựa vào cộng đồng theo cơ chế đồng quản lý để tạo được sự đồng thuận cao của người dân bằng cơ chế và chính sách pháp luật phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng.
Cần có sự phối hợp giữa nhà nước các cấp với CĐ xây dựng một hệ thống thể chế thống nhất cho việc chia sẻ quyền và lợi ích hợp lý, hợp pháp, dân chủ
Cần hình thành Ban chỉ đạo các cấp và Ban quản lý mô hình gồm những cán bộ vừa có tầm vừa có tâm, được chọn lựa và đào tạo để gánh vát trách nhiệm điều hành.
Cần có chính sách đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và vận động để cộng đồng tự nguyện tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và của quốc gia.
Cần đưa pháp luật vào cuộc sống cộng đồng: ví dụ: qui định bảo tồn nghêu bố mẹ, qui định kích cỡ thu hoạch nghêu giống, hệ đa dạng sinh học, chương trình kiểm soát thu họach nhuyễn thể hai mảnh võ, qui định chính sách thuế và trích nộp ngân sách, qui định chế độ quản lý lao động, QL nguồn tài nguyên có liên quan…
Cần hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu tạo điều kiện thu hút các đối tác quan tâm hỗ trợ phát triển ktế, VH, XH của địa phương, nâng cao giá trị của sản phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển nguồn lợi.
Giáo dục và phát triển văn hóa cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục văn hóa truyền thống, văn hóa du lịch, xây dựng nếp sống văn minh cộng đồng
Mở rộng qui mô và hình thức quản lý cộng đồng khi có đủ điều kiện và hoàn cảnh lịch sữ chính trị cho phép.
Ví dụ: mô hình ĐQL Thạnh Phong – Thạnh Phú
Phần III. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ Ở BẾN TRE:
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản: môi trường, dịch bệnh, mùa vụ, nguồn nghêu giống, nghêu bố mẹ, hệ đa dạng sinh học bao gồm cả nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho các giống loài thủy sản, hệ sinh thái đặc hửu,….
Được sự tài trợ của chương trình FSPS II của DANIDA: hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý phát triển ngành thủy sản (Hợp phần SCAFI/TW).
Phát huy hiệu quả từ mô hình đồng quản lý của các Hợp tác xã quản lý và khai thác nghêu ở tỉnh Bến Tre trong thời gian qua (1997 đến nay).
Nhu cầu tiếp cận thị trường: kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, môi sinh, nguồn lợi; truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, quản lý phát triển cộng đồng.
I. Mục đích phát triển mô hình Đồng quản lý ở Bến Tre:
Nâng cao nhận thức đồng quản lý nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản: bảo vệ có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, hệ sinh thái, hệ đa dang sinh học, …
Nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường của cộng đồng.
Nâng cao nhận thức và năng lực hành động thích ứng với biến đổi khí hậu.
II. Hệ thống tổ chức xây dựng mô hình Đồng quản lý ở Bến Tre
Hình thành Ban chỉ đạo xây dựng mô Đồng quản lý của tỉnh: bao gồm các thành viên đại diện cho Ủy Ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các ngành có liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh, Ngân Hàng nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, và Ủy ban nhân dân các Huyện, Thành phố Bến Tre.
Xây dựng mô hình:
1. Mô hình Đồng quản lý phát triển thủy sản xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú: là mô hình nhà nước chia sẻ một số quyền hạn cho ngư dân quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ, nguồn tài nguyên rừng, tôn tạo và phát triển khu di tích lịch sữ xã Thạnh Phong,Thạnh Phú, Bến Tre:
+ Giao QSD đất bãi bồi ven biển
+ Giao QQL nguồn lợi nghêu tự nhiên
+ Giao QQL mặt nước cách bờ 6 hải lý.
+ Giao QQL di tích lịch sữ
+ Giao QQL sử dụng lao động
+ Giao QQL phân phối lợi nhuận
theo luật định và theo điều lệ, hương ước, phương thức hoạt động do cộng đồng thống nhất xây dựng
2. Mô hình Đồng quản lý khu bảo tồn đa dạng sinh học vùng cửa sông Hàm Luông.
là mô hình nhà nước chia sẻ một số quyền hạn cho ngư dân quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và hệ đa dạng sinh học vùng cửa sông Hàm Luông.
+ Giao QQL mặt nước, tài nguyên và hệ đa dạng sinh học của vùng cửa sông Hàm Luông cho cộng đồng trên địa bàn 8 xã của hai huyện Ba Tri, Thạnh phú
theo luật định và theo điều lệ, hương ước, phương thức hoạt động do cộng đồng thống nhất xây dựng.
3. Mô hình Đồng quản lý tổng hợp vùng bờ xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. là mô hình nhà nước chia sẻ một số quyền hạn cho ngư dân quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ, nguồn tài nguyên rừng và vận động sáng lập Liên Hiệp các Hợp tác xã nghêu Bến Tre:
+ Giao QSD đất bãi bồi ven biển
+ Giao QQL nguồn lợi nghêu tự nhiên
+ Giao QQL mặt nước cách bờ 6 hải lý.
+ Giao QQL sử dụng, trùng tu một số
công trình cơ sở hạ tầng phục vụ CĐ
+ Giao QQL sử dụng lao động
+ Giao QQL phân phối lợi nhuận
+ Giao quyền sáng lập Liên Hiệp các HTX
theo luật định và theo điều lệ, hương ước, phương thức hoạt động do cộng đồng thống nhất xây dựng.
4. Mô hình Đồng quản lý vùng nuôi ốc gạo xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách: mô hình đầu tiên của vùng nước ngọt, là mô hình nhà nước chia sẻ một số quyền hạn cho ngư dân quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ, nguồn tài nguyên rừng, tôn tạo và phát triển khu di tích lịch sữ xã Thạnh Phong,Thạnh Phú, Bến Tre:
+ Giao quyền quản lý khu bảo tồn ốc gạo
+ Giao quyền quản lý hệ sinh cảnh khu du lịch sinh thái Vĩnh BÌnh.
+ Giao QQL sử dụng lao động
+ Giao QQL phân phối lợi nhuận
theo luật định và theo điều lệ, hương ước, phương thức hoạt động do cộng đồng thống nhất xây dựng
Phần IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ:
Các Hợp tác xã Thủy sản được tham gia các dự án, đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học cùng Sở Thủy sản và các Viện, trường như:
+ Viện Hải dương học Nha Trang phối hợp với Sở Thủy sản thực hiện đề tài Luận chứng khoa học của một số giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết ở bãi triều ven biển Bến Tre (2001)
+ Viện NCNTTS II phối hợp với Sở Thủy sản thực hiện Đề tài Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Bến Tre; Các đề tài điều tra nghề nuôi nghêu Bến Tre. Điều Tra đánh giá đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản nghêu Bến Tre. Phân tích xác định bệnh nghêu …(2004)
+ Viện Hải sản Hải Phòng phối hợp với Sở Thủy sản thực hiện dự án “quan trắc môi trường vùng ven biển” ( 2003).
+ Ngòai ra còn nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu khoa học khác đã phối hợp với các ngành tỉnh thực hiện các đề tài nghiên cứu về đặc điểm môi trường thủy hóa và sức sản xúât sơ cấp của nghêu sò ở các thủy vực của Bến Tre(2001, Nguyễn Tác An), địa hóa, địa mạo và dòng chảy ở các bãi nghêu (2001, Nguyễn văn Lục); Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi nghêu Bến Tre (1996,Nguyễn Hữu Phụng) ….
+ Việc bảo tồn và phát triển nghề nuôi nghêu ở Bến Tre thực sự có ý nghĩa khi hiện nay Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II phối hợp với Sở thuỷ sản (Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre) tiến hành đề tài "Xác định nguyên nhân nghêu chết hàng năm và đề ra giải pháp khắc phục"(2007); Hợp tác xã thuỷ sản Rạng Đông đang phối hợp với trường Đại học Trung Sơn (Trung Quốc) xây dựng dự án "Sản xuất nghêu giống nhân tạo tại Bến Tre"(2008). Phân viện Quy họach Thủy sản phía nam phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre thực hiện Đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, Sò huyết ở vùng cửa sông ven biển Tiến Giang, Trà Vinh, Bến Tre (2008), Viện Hải Dương học Nha Trang phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre triển khai đề tài “ Quan trắc và dự báo môi trường nuôi nghêu Bến Tre ”.
Giáo dục cộng đồng:
Thông qua chương trình FSPS II DANIDA (2006-2010), Sở Thủy sản đã lồng ghép các họat động giáo dục cộng đồng về xây dựng mô hình đồng quản lý ; tập huấn Luật Hợp tác xã, Luật thủy sản, Luật Môi trường, Luật tài nguyên và khóang sản; đào tạo về kỷ năng quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm và tập huấn kỹ thuật về nuôi hàu, sò huyết (2007); tổ chức các hội thảo nhận xét đánh giá việc thực hiện các tiêu chí MSC của các hợp tác xã ; hướng dẫn xây dựng và tổ chức hội thảo góp ý điều lệ và phương án họat động của Liên Hiệp các hợp tác xã Thuỷ sản tỉnh; Hội thảo về xây dựng mô hình đồng quản lý trong khai thác thủy sản, Hội thảo về xây dựng mô hình đồng quản lý khu bảo tồn đa dạng sinh học vùng cửa sông Hàm Luông (2008)…
Giải pháp về khoa học công nghệ:
Vùng bãi bồi cửa sông ven biển phải tiến hành hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết để quản lý phát triển nuôi theo đúng định hướng, xác định vị trí nuôi cho từng vùng cụ thể, xây dựng chiến lược phát triển nghề nuôi nghêu để đầu tư khoa học công nghệ nuôi, sản xuất giống, cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình thực nghiệm phù hợp.
Trên cơ sở quy hoạch chi tiết vùng nuôi nhằm phát triển lâu dài và bền vững cần khoanh vùng khu vực phân bố nghêu bố mẹ, khu vực thường xuyên xuất hiện nghêu giống để có giải pháp về kỹ thuật khai thác hợp lý con giống, bảo vệ và tái tạo nguồn nghêu bố mẹ, xác định các khu vực phát triển nuôi nghêu thương phẩm.
Đẩy mạnh việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực sinh sản nghêu giống, công nghệ làm sạch nghêu, quan trắc môi trường, chăm sóc phòng trừ bệnh nghêu, công nghệ nuôi kết hợp các đối tượng khác
Giải pháp về đào tạo:
Đào tạo cán bộ đủ năng lực, trình độ quản lý Hợp tác xã phát triển theo định hướng công nghiệp hoá, liên kết với nhà máy chế biến thực hiện qui trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ và phát triển thương hiệu, nâng cao doanh thu và lợi nhuận của Hợp tác xã
Chương trình xây dựng tiêu chuẩn MSC cho con nghêu dựa trên cơ sở tổ chức đồng quản lý đã được hình thành tại các Hợp tác xã ; Vấn đề bảo tồn sản phẩm, bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát thu hoạch, các vấn đề xã hội đã được cộng đồng thực hiện dưới hình thức tự giác và thống nhất. Mô hình này được đúc kết và nhân rộng ra cho tất cả các cộng đồng quản lý, khai thác, nuôi nghêu trong tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận nhằm đảm bảo phát triển bền vững và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường thông qua đó được tổ chức MSC kiểm tra đánh giá, tiến tới xác lập thương hiệu.
Giải pháp vể quản lý:
Hiện tại trên các vùng phát triển nguồn nghêu đã hình thành cơ bản các tổ chức quản lý (Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, Câu lạc bộ), nhưng vẫn còn một số tổ hợp tác, Hợp tác xã hoạt động không hiệu quả do yếu kém trong chức năng quản lý điều hành cần cũng cố phát triển và nhân rộng mô hình quản lý của Hợp tác xã Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông.
Hoàn thiện các chính sách giao đất, hỗ trợ vốn để đầu tư khai thác mở rộng diện tích có khả năng phát triển nuôi nghêu.
Thí điểm xây dựng mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ để Hợp tác xã có thể hỗ trợ giải quyết chuyển nghề cho các hộ ngư dân đang hoạt động khai thác ven biển, khu vực cửa sông bằng ngư cụ cấm sử dụng (mang tính chất hủy diệt nguồn lợi).
Hình thành liên hiệp Hợp tác xã nuôi nghêu của tỉnh trên cơ sở đó các Hợp tác xã trong tỉnh có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển (hỗ trợ giống, vốn, nguồn nhân lực,…) phối hợp nhau trong công tác bảo vệ an ninh vùng nuôi và vùng biển trong khu vực quản lý.
Giải pháp về vốn:
Xây dựng chuỗi liên kết giữa nhà máy chế biến xúât khẩu, các đại lý thu mua, các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần và Liên hiệp các hợp tác xã để nâng cao năng lực về vốn, về thị trường, về khoa học công nghệ đẩy mạnh tốc độ phát triển
Bên cạnh sự tăng cường phát triển nghề nuôi là việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh từng bước thay đổi diện mạo cuộc sống của cư dân vùng ven biển.
Phần V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức tốt mô hình đồng quản lý khai thác phát triển bền vững nguồn tài nguyên ven biển của bến tre.doc