QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
1.3.1. Khái niệm
Quản trị kênh được hiểu là toàn bộ các công việc quản lý điều
hành hoạt động của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các
thành viên kênh đã được lựa chọn qua đó thực hiện các mục tiêu phân
phân phối của doanh nghiệp.
1.3.2. Lựa chọn các thành viên kênh
Lựa chọn các thành viên của kênh có sự ảnh hưởng quan trọng
đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của kênh. Quá trình tuyển chọn
thành viên kênh gồm 3 bước cơ bản sau: [6, tr405]
- Tìm kiếm các thành viên kênh có khả năng
- Dùng các tiêu chuẩn tuyển chọn: để đánh giá khả năng phù
hợp với các thành viên kênh dựa vào 7 tiêu chuẩn lựa chọn cơ bản:
Điều kiện tín dụng và tài chính
Sức mạnh bán hàng
Dòng sản phẩm họ đang kinh doanh
Danh tiếng và uy tín
Chiếm lĩnh thị trường
Thành công về quản trị, quan điểm, thái độ, quy mô
- Chính sách sản phẩm và xúc tiến thương mại
- Sử dụng danh sách các tiêu chuẩn lựa chọn
- Thuyết phục các thành viên tham gia kênh
1.3.3. Quản trị và thúc đẩy các thành viên kênh
Việc kích thích các thành viên của kênh phân phối làm việc thật
tốt phải bắt đầu từ việc hiểu được nhu cầu và ước muốn của những
người trung gian. Thường có ba kiểu quan hệ đối với các trung gian dựa
trên cơ sở hợp tác, cộng tác và lập kế hoạch phân phối.
- Tìm kiếm sự hợp tác
- Quan hệ hợp tác12
- Lập kế hoạch phân phối
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tó tắt Luận văn Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty Cổ phần tổng công ty sông Gianh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tính toán số liệu điều tra được thực hiện trên máy
tính theo các phần mềm thống kê thông dụng SPSS và EXCEL.
4.3. Phương pháp phân tích
Đối với số liệu thứ cấp
Sử dụng các phương pháp truyền thống như:
- Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các tài liệu đã được
tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương
đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá hoạt động kênh phân phối của
của công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung
giai đoạn 2014 - 2016.
- Phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian được sử dụng
nhằm so sánh, đánh giá biến động qua các năm 2014 - 2016.
Đối với số liệu sơ cấp
Sau khi thu thập xong dữ liệu từ đại lý cấp 1, tiến hành kiểm tra và
loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu,
nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần
mềm SPSS 22.0 với các công việc: phân tích thống kê mô tả để xử lý
các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và
từ đó có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học. Cụ thể, thực hiện phân
tích tần số để mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu, số lượng và tỷ lệ trả
lời từng yếu tố. Tiếp theo là tính giá trị trung bình của từng nhóm yếu tố
và rút ra nhận xét.
5
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, học viên đã nghiên
cứu một số công trình sau:
Thứ nhất: Đề tài “Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm tại Công
ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà”, của tác giả Nguyễn Thu Trang, năm
2010, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Quá trình thực hiện đề tài tác
giả đã nghiên cứu và khái quát được những vấn đề lý luận liên quan đến
hệ thống kênh phân phối sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá
thực trạng của hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh
phân phối sản phẩm tại Công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Thứ hai: Đề tài “Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm
của công ty cổ phần nước khoáng Khánh Hòa” của tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Phương năm 2010, người hướng dẫn khoa học TS. Đỗ Thị Thanh
Vinh. Tác giả đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản
về kênh phân phối và quản trị hệ thống kênh. Phân tích những nguyên
nhân và thực tế xung đột trong kênh và thực trạng về hoạt động kênh
phân phối của công ty cổ phần nước khoáng Khánh Hòa. So sánh lý
luận với thực tế, đề ra những giải pháp thích hợp và đồng bộ nhằm hoàn
thiện kênh phân phối phù hợp với điều kiện của công ty và môi trường
trong tương lai.
Thứ ba: Đề tài “Hoàn thiện kênh phân phối đối với sản phẩm
nước yến cao cấp SANEST của công ty yến sào Khánh Hòa” năm 2012,
Đại học Đà nẵng, của tác giả Đoàn Tiến Dũng. Tác giả áp dụng phương
pháp nghiên cứu dựa trên dữ liệu sẵn có, thống kê và thu thập thêm
thông tin thực tế tại công ty từ đó hệ thống hóa và phân tích những vấn
đề lý luận cơ bản về thiết kế và quản trị kênh phân phối, phân tích thực
trạng mạng lưới kênh phân phối và quản trị kênh phân phối của sản
phẩm yến Khánh Hòa nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức và thiết kế
kênh phân phối sản phẩm yến SANEST.
6
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã
tham khảo một số tài liệu, bài báo như:
Bài báo “Quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối” trên
trang báo Brandsvietnam, bài báo nói về một hệ thống kênh hoạt động
có hiệu quả khi tất cả các dòng chảy trong kênh hoạt động thông suốt và
trọng tâm quản lý kênh là hoàn thiện quản lý các dòng chảy của nó.
Hay bài báo “Kênh phân phối: Đòn bẩy tăng trưởng của doanh
nghiệp” trên trang báo baomoi.com của tác giả Phương Linh. Nói về
tầm quan trọng của kênh phân phối, là át chủ bài quan trọng trong cạnh
tranh với các đối thủ trong và ngoài nước của doanh nghiệp. Bài báo
cũng đưa ra dẫn chứng một số doanh nghiệp áp dụng tốt hệ thống kênh
phân phối.
Bài báo “Thị trường Logistiscs Việt Nam: từ góc độ nhà cung
cấp dịch vụ Third – Party Logistics” theo trang báo
supplychaininsight.vn. Bài viết này đề cập đến thị trường logistiscs Việt
Nam qua các nội dung: quy mô thị trường, tiềm năng phát triển và
những vấn đề nổi bật còn tồn tại trong thị trường.
Bài báo khóa học: “Các quyết định tổ chức và quản lý kênh” của
tác giả Thanh Long cho rằng thiết kế kênh là toàn bộ các hoạt động có
tính chủ động nhằm tổ chức ra các hệ thống phân phối hoàn toàn mới
hoặc cải tạo các kênh đã có trên thị trường.
Đề tài: “Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công
ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh" là một đề tài tương đối mới tại
công ty, việc nghiên cứu hệ thống kênh phân phối tại công ty vẫn còn là
cấp thiết , bởi lẽ các hoạt động về kênh phân phối vẫn còn nhiều bất
cập. Trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động kênh phân phối tại công
ty, tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm phân
bón tại Tổng công ty Sông Gianh.
6. Kết cấu của luận văn
7
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, dự
kiến luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kênh phân phối và quản trị kênh phân phối
Chương 2: Thực trạng hoạt động của kênh phân phối sản phẩm
phân bón của Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
phân bón của Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI
VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
1.1. TỔNG QUAN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI
1.1.1. Khái niệm kênh phân phối
Theo quan điểm marketing:“ Kênh phân phối là một tập hợp các
tổ chức phụ thuộc lẫn nhau trong tiến trình cung cấp sản phẩm và dịch
vụ sẵn sàng cho việc sử dụng hoặc tiêu dùng bởi các khách hàng tiêu
dùng hoặc người sử dụng thương mại”. [6, tr385]
Nói cách khác, kênh phân phối là trung gian thương mại nằm
giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng, là phương tiện hữu
hiệu đưa sản phẩm hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng.
1.1.2. Vai trò của kênh phân phối trong hoạt động của doanh nghiệp
Kênh phân phối quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, phân phối hàng hóa hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng
để chi trả những chí phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh và ngược
lại phân phối không hiệu quả dẫn tới ách tắc trong kinh doanh và có thể
doanh nghiệp không chi trả được chi phí dẫn tới phá sản.
1.1.3. Chức năng kênh phân phối
- Chức năng tài chính: hỗ trợ chức năng giao dịch.
- Chức năng xử lý và tồn kho hàng hóa
- Chức năng định giá
8
- Chức năng giảm rủi ro được thực hiện thông qua các cơ chế như
bảo hiểm, chính sách trả lại hàng và việc bán lại trong tương lai. [6, tr387]
1.1.4. Cấu trúc kênh phân phối
Cấu trúc kênh phân phối là một nhóm các thành viên của kênh
mà tập hợp các công việc phân phối được phân bổ cho họ. Có ba yếu
tố cơ bản phản ánh cấu trúc kênh: chiều dài, chiều rộng của kênh và
các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh.
- Chiều dài của kênh: Được xác định bởi số cấp độ trung gian
có mặt trong kênh. Khi số cấp độ trung gian trong kênh tăng lên,
kênh được xem như tăng lên về chiều dài.
- Bề rộng của kênh: Biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi cấp độ của
kênh. Chiều rộng kênh phân phối được thể hiện tại ba hình thức phân phối:
Phân phối rộng rãi
Phân phối duy nhất (độc quyền
Phân phối chọn lọc
- Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh: Ở một cấp độ
trung gian trong kênh có thể có nhiều loại trung gian thương mại cùng
tham gia phân phối sản phẩm.
1.1.5. Các thành viên của kênh phân phối.
Có ba loại thành viên cơ bản của kênh phân phối:
- Nhà sản xuất: bao gồm rất nhiều loại thuộc nhiều ngành kinh
doanh từ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng đến ngành
dịch vụ.
- Nhà trung gian phân phối được chia thành hai cấp độ là trung
gian bán buôn và trung gian bán lẻ.
- Người tiêu dùng cuối cùng
Ngoài ra còn có các tổ chức bổ trợ là các công ty kinh doanh
cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho việc thực hiện các công việc phân
phối khác ngoài mua, bán và chuyển quyền sở hữu. \
1.1.6. Tổ chức hoạt động kênh phân phối.
9
a. Sự hoạt động của kênh phân phối.
Kênh phân phối hoạt động được thông qua các nguồn lưu chuyền
kết nối các thành viên trong kênh với nhau. Các luồng lưu chuyển chủ
yếu bao gồm:
Luồng lưu chuyển sản phẩm
Luồng lưu chuyển thanh toán
Luồng lưu chuyển quyển sở hữu
Luồng lưu chuyển thông tin
Luồng lưu chuyển các hoạt động xúc tiến
b. Tổ chức kênh phân phối.
Kênh truyền thống
Kênh marketing truyền thống bao gồm nhà sản xuất, nhà bán sỉ và
nhà bán lẻ độc lập, trong đó, mỗi người là một thực thể kinh doanh riêng
biệt luôn tìm cách tăng tối đa lợi nhuận của mình, cho dù có làm giảm lợi
nhuận của cả hệ thống.
Hệ thống kênh dọc (Marketing theo chiều dọc)
- Hệ thống kênh dọc bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán sỉ và
nhà bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất.
Hệ thống kênh ngang (Marketing theo chiều ngang)
Hệ thống kênh ngang sự sẵn sàng của hai hay nhiều doanh
nghiệp ở một cấp hợp lại với nhau để khai thác một cơ hội marketing
mới xuất hiện. [6, tr.405].
Hệ thống đa kênh
Hệ thống đa kênh là doanh nghiệp sử dụng hai hay nhiều kênh
phân phối cho những nhóm khách hàng khác nhau.
1.2. THIẾT KẾ KÊNH PHÂN PHỐI
Thiết kế kênh phân phối là đưa ra những quyết định liên quan đến
việc phát triển những kênh phân phối mới ở những nơi trước đó chưa
tồn tại kênh phân phối hoặc để cải tiến các kênh hiện tại. [9, tr.50].
10
1.2.1. Phân tích nhu cầu tiêu dùng
Các chỉ số tiêu dùng để đánh giá mức độ đảm bảo dịch vụ là:
- Quy mô lô hàng
- Thời gian chờ đợi
- Địa điểm thuận tiện.
- Sản phẩm đa dạng
- Dịch vụ hỗ trợ
1.2.2. Thiết lập mục tiêu kênh
Mục tiêu của KPP được xác định bằng chỉ tiêu mức độ đảm bảo
dịch vụ. Trong điều kiện cạnh tranh các định chế tài chính của kênh
phải sắp xếp các nhiệm vụ chức năng của mình làm sao đảm bảo giảm
đến mức tối thiểu tổng chi phí của kênh tương ứng với các mức đảm
bảo dịch vụ mong muốn [9, tr.599].
1.2.3. Xây dựng và đánh giá các phƣơng án chính của kênh
a. Xây dựng phương án chính của kênh
* Các loại trung gian:
* Số lượng trung gian
* Điều kiện và trách nhiệm của các thành viên trong kênh
b. Đánh giá các phương án của kênh
Đánh giá các phương án chính của kênh dựa trên các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn kinh tế
- Tiêu chuẩn kiểm soát
- Tiêu chuẩn thich nghi
c. Lựa chọn cấu trúc kênh tối ƣu
Lựa chọn kênh tối ưu đòi hỏi phải thỏa mãn một số yêu cầu mà
DN đặt ra để đạt mục tiêu phân phối bao gồm: (1)Yêu cầu bao phủ thị
trường của hệ thống kênh; (2)Mức độ điều khiển kênh mong muốn;
(3)Tổng chi phí phân phối thấp nhất; (4)Đảm bảo sự linh hoạt của kênh
[8, tr.210].
11
1.3. QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
1.3.1. Khái niệm
Quản trị kênh được hiểu là toàn bộ các công việc quản lý điều
hành hoạt động của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các
thành viên kênh đã được lựa chọn qua đó thực hiện các mục tiêu phân
phân phối của doanh nghiệp.
1.3.2. Lựa chọn các thành viên kênh
Lựa chọn các thành viên của kênh có sự ảnh hưởng quan trọng
đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của kênh. Quá trình tuyển chọn
thành viên kênh gồm 3 bước cơ bản sau: [6, tr405]
- Tìm kiếm các thành viên kênh có khả năng
- Dùng các tiêu chuẩn tuyển chọn: để đánh giá khả năng phù
hợp với các thành viên kênh dựa vào 7 tiêu chuẩn lựa chọn cơ bản:
Điều kiện tín dụng và tài chính
Sức mạnh bán hàng
Dòng sản phẩm họ đang kinh doanh
Danh tiếng và uy tín
Chiếm lĩnh thị trường
Thành công về quản trị, quan điểm, thái độ, quy mô
- Chính sách sản phẩm và xúc tiến thương mại
- Sử dụng danh sách các tiêu chuẩn lựa chọn
- Thuyết phục các thành viên tham gia kênh
1.3.3. Quản trị và thúc đẩy các thành viên kênh
Việc kích thích các thành viên của kênh phân phối làm việc thật
tốt phải bắt đầu từ việc hiểu được nhu cầu và ước muốn của những
người trung gian. Thường có ba kiểu quan hệ đối với các trung gian dựa
trên cơ sở hợp tác, cộng tác và lập kế hoạch phân phối.
- Tìm kiếm sự hợp tác
- Quan hệ hợp tác
12
- Lập kế hoạch phân phối
1.3.4. Mâu thuẫn và cạnh tranh trong kênh phân phối
a. Các loại mâu thuẫn trong kênh
- Mâu thuẫn kênh dọc
- Mâu thuẫn chiều ngang
- Mâu thuẫn đa kênh
b. Nguyên nhân gây mâu thuẫn trong kênh
Nguyên nhân chủ yếu là vì mục đích không giống nhau.
- Mâu thuẫn do vai trò và quyền hạn của các thành viên được xác
định không rõ ràng.
- Mâu thuẫn có những khác biệt về nhận thức.
- Mâu thuẫn còn nảy sinh do lợi ích
c. Quản trị mâu thuẫn kênh
- Một cách khác để xử lý mâu thuẫn là tiến hành việc trao đổi
giữa hai hay nhiều cấp của kênh phân phối, tức là người của một cấp
này có thể làm việc ở một cấp khác hay ngược lại.
- Kết nạp
- Thương thuyết, hòa giải và phân xử đối với những xung đột
gay gắt
d. Đánh giá thành viên kênh
Quy trình đánh giá gồm những bước: [6, tr407]
- Phát triển các tiêu chuẩn đo lường hoạt động của các thành viên
- Tiến hành đánh giá theo các phương pháp
- Đề xuất các điều chỉnh trong marketing.
- Kiếm tra hoạt động của các thành viên kênh
- Áp dụng tiêu chuẩn đánh giá hoạt động
- Đề xuất các điều chỉnh kênh phân phối
13
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
PHÂN BÓN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TỔNG CÔNG TY SÔNG GIANH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY
SÔNG GIANH TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG
2.1.1. Giới thiệu về công ty CP Tổng công ty Sông Gianh tại
khu vực miền Trung
a. Khái quát chung về công ty
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh
- Địa chỉ: 149 Chu Văn An, phường Quảng Thuận, thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình.
- Email: Sogicoqb@songgianh.com.vn
- Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất và tiêu thụ các
loại phân bón
Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền
Trung có hệ thống kênh phân phối bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
b. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu
vực miền Trung là xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng huyện Quảng
Trạch được thành lập ngày 01/05/1988.
Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Đảng và Nhà
nước, công ty Sông Gianh chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông
Gianh kể từ ngày 07/02/2009 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Tổng công ty Sông
Gianh tại khu vực miền Trung
Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền
Trung và chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc về hướng dẫn nghiệp vụ các
14
phòng ban và nghiệp vụ thuộc công ty , đồng thời thực hiện khoán
doanh số, chi phí và lợi nhuận.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Tổng công
ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung và các phòng ban
Giám đốc khu vực miền Trung
Quản đốc phân xưởng
Kế toán hành chính
Kỹ thuật, sản xuất
2.1.4. Tình hình về các nguồn lực của Công ty công ty cổ
phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung qua ba năm
2014 – 2016
a. Tình hình nguồn lao động
b. Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2014- 2016
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY SÔNG GIANH TẠI KHU VỰC
MIỀN TRUNG
2.2.1. Về sản phẩm của công ty
Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh sản xuất và kinh
doanh các loại phân bón
2.2.2. Về thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của Công ty
Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền
Trung trực quản lý các tỉnh trải dài từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, bao
gồm 8 tỉnh thành.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2016, thị trường phân bón vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc,
điều kiện khí hậu vẫn ảnh hưởng nhiều làm cho doanh sô tiêu thụ của
công ty vẫn giảm làm cho lợi nhuận công ty không đạt lợi nhuận so với
cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty
chưa thực sự tốt, công ty nên có các chính sách tiết kiệm chi phí, cắt
15
giảm các khoản chi phí không cần thiết và có các chính sách phân phối
hiệu quả hơn để khắc phục.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI PHÂN
BÓN CỦA CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY SÔNG GIANH TẠI
KHU VỰC MIỀN TRUNG
2.3.1. Nhiệm vụ và mục tiêu của kênh phân phối
2.3.2. Tổ chức kênh phân phối
a. Mô hình kênh phân phối
Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại miền Trung phân
phối tại 8 tỉnh thành: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Sản phẩm phân bón của Công ty được phân phối theo kênh trực
tiếp và kênh gián tiếp.
b. Các thành viên trong kênh phân phối
Nông trường, trang trại, dự án: là khách hàng thường xuyên
của công ty. Các công ty hoặc trang trại mua để sử dụng như các công
ty mía đường, các dự án trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng cây
cao su, chè....
Đại lý cấp 1: Đây là bộ phận chủ lực của công ty. Tùy từng
tỉnh nên sẻ có mức độ chênh lệch về mật độ đại lý cấp 1.
Các nhà bán lẻ
c. Các loại hình kênh phân phối của công ty cổ phần Tổng
công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung.
Giai đoạn 2014 - 2016, Công ty áp dụng hai loại kênh phân phối
là kênh cấp 0 (phân phối trực tiếp) và kênh cấp I (phân phối qua trung
gian các địa lý cấp I).
• Kênh cấp 0 (Kênh phân phối trực tiếp): sản phẩm được bán trực
tiếp từ công ty đến các nông trường, lâm trường và các dự án lớn.
• Kênh phân phối gián tiếp
16
- Kênh gián tiếp cấp 1: Do phân phối các tỉnh thuộc khu vực
miền Trung, vì vậy công ty chủ yếu sử dụng kênh cấp I. Các trung gian
trong hệ thống kênh cấp I là những đại lý có quan hệ lâu năm với công
ty. Hiện nay, số lượng các trung gian cấp I của công ty có 142 đại lý cấp
1 nằm rãi rác tại các tỉnh thuộc khu vực và hơn 200 đại lý cấp 2.
- Kênh gián tiếp cấp 2:
2.3.3. Kết quả khảo sát hoạt động các đại lý của công ty tại
miền Trung
Muốn hoàn thiện kênh phân phối thì việc đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động của kênh phân phối là rất cần thiết, từ các lý
thuyết và nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất các thang đo yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động của kênh phân phối bao gồm: sản phẩm, phân
phối, giá cả, khuyến mãi hỗ trợ, nhân viên, quy trình.
Nhân tố Sản phẩm
Hầu như các yếu tố: chất lượng sản phẩm tốt; thương hiệu được
nhiều người biết tới; bao bì bảo vệ môi trường, chống bụi ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động của kênh phân phối.
Nhân tố Phân phối
Nhân tố Khuyến mãi
Nhân tố giá cả
Nhìn chung các chi nhánh cũng rất quan tâm đến nhu cầu của đại lý
để đưa ra những chính sách giá cả phù hợp. Tuy nhiên yêu cầu của đại
lý là rất lớn nên để nâng cao sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả cũng như
tăng khả năng cạnh tranh giữa các đại lý thì nên tích cực tìm hiểu các
chính sách về giá và thị trường đầy biến động.
Nhân tố thuộc về Nhân viên công ty
Nhân tố Quy trình
2.3.4. Thực trạng thiết kế kênh phân phối của công ty cổ
phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung
a. Căn cứ xây dựng kênh phân phối
17
b. Nhu cầu thị trường và đánh giá khả năng Công ty
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường Công ty yêu cầu các cán bộ
thị trường phải tiến hành nghiên cứu những công việc sau:
- Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường : Phải tiến hành nghiên
cứu những công việc sau:
- Nghiên cứu về sức tiêu thụ, khả năng tiêu thụ của thị trường về
những sản phẩm khác mà đang được thị trường ưa chuộng.
- Nghiên cứu về những vấn đề mà Công ty đang triển khai trên thị
trường, xem xét những chỗ yếu, chỗ sai lầm để từ đó thay đổi, khắc
phục, sửa chữa và xây dựng lại chính sách và chiến lược mới, phát huy
những điểm mạnh mà Công ty đang thực hiện.
Nghiên cứu về những chính sách của các đối thủ cạnh tranh để từ
đó tìm ra đối sách có hiệu quả.
Nghiên cứu toàn bộ nhu cầu của khách hàng đã, đang và chưa hợp tác
Nghiên cứu đặc thù tính chất của từng vùng, miền, khu vực trên thị trường.
c. Mục tiêu kênh phân phối
Các mục tiêu có thể là: Duy trì và mở rộng thị trường truyền
thống, xâm nhập và phát triển thị trường mới, đưa sản phẩm mới vào
khai thác, tối đa hoá doanh thu để tăng thị phần, tối đa hoá lợi nhuận
hay cũng có thể là tiêu thụ hàng hoá ứ đọng.
d. Thiết kế kênh phân phối
Do thị trường tiêu thụ trên địa bàn khu vực nên Công ty đã xây
dựng một hệ thống mạng lưới bán hàng rộng khắp và các đại lý được bố
trí tại các vùng trên khắp địa khu vực miền Trung. Công ty đã xây dựng
hệ thống kênh phân phối theo 3 loại kênh đó là: kênh cấp 0, kênh cấp 1,
kênh cấp 2.
e. Điều kiện và trách nhiệm của các thành viên trong kênh
Các yếu tố quan trọng trong mối quan hệ này cần xác định rõ là:
- Về chính sách giá cả:
- Điều kiện bán hàng
18
- Địa bàn chuyển giao quyền
- Những dịch vụ hỗ trợ
2.3.5. Thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối phân
bón của công ty CP Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung
a. Chính sách tuyển chọn thành viên kênh phân phối.
b. Các chính sách kích thích thành viên kênh phân phối
c. Chính sách xúc tiến thương mại:
d. Quản trị mâu thuẫn trong kênh phân phối
Trong công tác quản trị kênh phân phối, công ty thường xuyên
gặp những mâu thuẫn ngoài ý muốn giữa các cấp trong cùng một kênh
hoặc giữa các thành viên trong cùng một cấp của kênh.
• Mâu thuẫn kênh dọc:
Mâu thuẫn giữa công ty và đại lý cấp 1
• Mâu thuẫn kênh ngang
- Một số đại lý cấp 1 thu hút khách hàng bằng cách cho khách
hàng chiết khấu cao hơn những đại lý khác, xảy ra tình trạng một số đại
lý nhiều khách hàng, một số đại lý không tìm ra khách hàng
- Mặc dù đã phân chia địa bàn nhưng vẫn có hiện tượng bán lấn
giữa các đại lý gây mẫu thuẫn giữa các đại lý với nhau.
e. Đánh giá thành viên kênh
Sau mỗi kỳ 3 tháng, công ty sẽ đánh giá các đại lý cấp 1 theo 5
tiêu chí
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.4.1. Ƣu điểm
2.4.2. Nhƣợc điểm
Về sản phẩm và doanh thu
- Trọng lượng chưa được đảm bảo vì đôi khi lỗi trong quá trình
đóng gói sản phẩm, tuy nhiên việc này cũng ít khi sảy ra.
- Vấn nạn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng xuất hiện trên thị
trường mà công ty chưa khắc phục được.
19
- Chưa có những sản phẩm riêng biệt mang tính chất đột phá
- Sản phẩm còn hạn chế về chủng loại, kích cỡ
- Mẫu mã bao bì chưa đa dạng bắt mắt như đối thủ
- Doanh thu của công ty qua 3 năm gần đây giảm sút đáng kể.
Về thiết kế kênh phân phối
- Còn ít nhân viên hỗ trợ bốc xếp hàng hóa cho đại lý
- Thời gian giao hàng đôi khi còn chưa đúng giờ
- Giao hàng sai quy cách, chủng loại, số lượng
- Khả năng bao phủ thị trường không cao.
- Công tác chủ động tìm kiếm khách hàng vẫn chưa tốt.
Về chƣơng trình hỗ trợ khuyến mãi
- Có chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán nhưng chưa
thực sự hấp dẫn
- Chi nhánh ít hỗ trợ sắp xếp trưng bày sản phẩm tại đại lý
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng chưa có nhiều chính sách
- Tiền thưởng, hoa hồng cho đại lý kinh doanh sản phẩm chưa cao
Về chính sách giá cả và thanh toán
- Giá cả cạnh tranh tương đối bằng hoặc cao hơn với các đối thủ
khác trên thị trường nên chưa tạo sự khác biệt
- Giá cả chưa ổn định, nhiều biến động theo mùa vụ và theo nhu
cầu của thị trường, những lúc nhu cầu cao thì giá cả tăng đột biến gây
mất lòng tin ở người nông dân.
Về nhân viên công ty
- Số lượng nhân viên còn ít nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ
cho các đại lý
- Nhân viên chưa qua đào tạo bài bản, chưa nắm bắt chuyên môn
vẫn còn nhiều, dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình hỗ trợ đại lý.
Về Quy trình làm việc với đại lý
- Xử lý đơn đặt hàng còn chậm, thời gian giao chưa chính xác
dẫn đến sự sụt giảm uy tín của đại lý.
20
- Quy trình đổi trả hàng còn nhiều thủ tục rườm rà chưa nhanh chóng
- Chưa có tích hợp tiện ích theo dõi được tiến độ đơn hàng trên website
- Trách nhiệm khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển, bốc
dỡ, giao hàng còn thấp.
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN
PHẨM PHÂN BÓN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY
SÔNG GIANH
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH
PHÂN PHỐI
3.1.1 Căn cứ vào đặc điểm và xu hƣớng phát triển của ngành
phân bón hiện nay
a. Mục tiêu hoạt động của công ty cổ phần Sông Gianh
- Liên tục cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
- Xây dựng Tổng công ty Sông Gianh trở thành một trong những
doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phân bón
trong giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo
- Cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất Nông nghiệp an toàn, để
tạo ra những sản phẩm nông sản sạch - lợi ích cho sức khỏe con người.
- Phấn đấu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước
- Xây dựng chính sách đãi ngộ tốt cho nhân viên.
b. Chiến lược Marketing đối với sản phẩm phân bón của Công
ty Sông Gianh
- Chính sách sản phẩm và sản phẩm mới:
- Chính Sách Giá
- Chính sách phân phối và kho vận
3.1.2. Tình hình thị trƣờng, khách hàng và đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_tat_luan_van_hoan_thien_kenh_phan_phoi_san_pham_phan_bon.pdf