Trong hoạt động tín dụng, thời hạn vay càng dài thì lãi suất vay càng cao và vì vậy thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên khi tăng tỷ trọng nợ trung và dài hạn. Tuy niên, để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng cần phải giới hạn tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tuỳ thuộc vào nguồn vốn huy động được. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại được sử dụng để cho vay trung, dài hạn tối đa là 40%. Chính vì vậy, để phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, chúng ta cần phân tích nó trong mối tương quan với cơ cấu nguồn vốn mà chi nhánh huy động được từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Toám tắt Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quá trình phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ.
1.1.2.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng thương mại.
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu.
* Phân loại theo thời gian: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn
* Phân loại theo hình thức: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính
* Phân loại theo tài sản đảm bảo: Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản(tín chấp) và tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
* Phân loại tín dụng theo rủi ro: Tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi.
* Phân loại tín dụng theo đồng tiền cho vay: Tín dụng bằng đồng nội tệ và tín dụng bằng ngoại tệ.
* Phân loại khác.
- Phân loại tín dụng theo ngành kinh tế: tín dụng công nghiệp, tín dụng nông nghiệp...
- Phân loại tín dụng theo đối tượng tín dụng: tín dụng đầu tư cho tài sản lưu động, tín dụng đầu tư vào tài sản cố định.
- Phân loại tín dụng theo mục dích: tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng...
- Phân loại tín dụng theo lãi suất cho vay: tín dụng có lãi suất cố định, tín dụng có lãi suất thả nổi.
1.2. chất lượng tín dụng CủA ngân hàng thương mại.
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện tập trung ở sự thoả mãn yêu cầu hợp lý, hợp pháp của khách hàng. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội theo đường lối đổi mới đất nước và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng thương mại.
Qua khái niệm này chúng ta thấy khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội và ngân hàng thương mại đều là ba nhân tố được tính đến khi xem xét về chất lượng hoạt động tín dụng.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
- Chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.
- Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại.
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại.
* Quy mô hoạt động tín dụng
* Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
* Dự phòng rủi ro/ Tổng dư nợ
* Cấu trúc danh mục đầu tư
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng
Thu từ lãi cho vay/ Tổng doanh thu
Thu nhập ròng từ lãi cho vay
Tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ Dư nợ bình quân
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng.
* Nguồn vốn:
* Chính sách tín dụng.
* Năng lực thẩm định, giám sát và xử lý tín dụng
* Chất lượng nhân sự.
* Hệ thống công nghệ ngân hàng.
* Kiểm soát nội bộ.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài.
1.3.2.1. Các nhân tố về phía khách hàng.
* Nhu cầu đầu tư của khách hàng
* Khả năng của khách hàng.
* Tính khả thi của dự án xin vay.
1.3.2.2. Sự tác động của môi trường kinh tế xã hội và môi trường pháp lý tới chất lượng tín dụng.
* Sự tác động của môi trường kinh tế xã hội.
* Sự tác động của môi trường pháp lý.
Chương II
Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ĐT & PT Thăng long
2.1. Khái quát hoạt động của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long.
* Quá trình hình thành và phát triển.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long là một trong số trên 70 chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long tiền thân là một phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ/TCCB ngày 03 tháng 4 năm 1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long. Phòng có trụ sở tại xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội.
Theo quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17 tháng 7 năm 1981 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phòng mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long”
Năm 1991, theo quyết định số 38 NH/QĐ ngày 02 tháng 4 năm 1991 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc Thăng Long thuộc xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. Đến năm 1994, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 38 NH/QĐ - NH 9 ngày 10 tháng 11 năm 1994 điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, cho phép chi nhánh được chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại và trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong quá trình tồn tại và phát triển của chi nhánh.
* Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Sau đây là cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long khi đã hoàn thành xong dự án hiện đại hoá.
Ban Giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng thẩm định
Phòng giao dịch 2
Phòng tín dụng 1
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng nguồn vốn
Phòng tín dụng 2
Phòng kho quỹ
Phòng giao dịch 1
Phòng tổ chức hành chính
Bộ phận thanh toán quốc tế
Các quỹ TK
2.1.2. Hoạt động huy động vốn.
Kể từ quyết định số 38NH/QĐ - NH9 ngày 10/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long mới chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng thương mại. Bước đầu nguồn vốn của chi nhánh vẫn chủ yếu là vốn điều chuyển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Chỉ những năm gần đây chi nhánh mới đẩy mạnh công tác huy động vốn, từng bước tìm kiếm và tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của mình. Trong những năm qua, nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng trưởng ở mức cao. Sau đây là số liệu cụ thể trong 3 năm gần nhất
Biểu 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trong giai đoạn 2002 - 2004
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2003
So sánh
2003/2002
Tăng (+) giảm (-)
Tỷ lệ (%)
Tăng (+) giảm (-)
Tỷ lệ (%)
Tổng nguồn vốn
870.6
915.5
1,179.9
264.38
29%
44.9
5%
I. Vốn huy động
440.6
506.2
1,155.5
649.28
128%
65.6
15%
1. Tiền gửi
440
505
1,154
649
129%
65
15%
Tiền gửi VND
370
422
1,063
641
152%
52
14%
Tiền gửi ngoại tệ
70
83
91
8
10%
13
19%
2. Tiền vay
0.6
1.2
1.48
0.28
23%
0.6
100%
II. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư
135
(135)
(100%)
135
III. Vốn vay NHĐT& PT TW
428
272
22
(250)
(92%)
(156)
(36%)
IV. Vốn và các quỹ
2
2.3
2.4
0.1
4%
0.3
15%
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Bảng số liệu đã phản ánh sự tăng trưởng rõ rệt về tổng nguồn vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2002 - 2004. Năm 2003 tổng nguồn vốn tăng 44.9 tỷ đồng, tức là tăng 5% so với năm 2002. Đến năm 2004, tỷ lệ tăng trưởng đạt 29% so với năm 2003, tức là tăng 264,38 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi xem xét chi tiết cơ cấu nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, chúng ta sẽ nhận thấy tiềm ẩn những rủi ro.
Trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Điển hình là năm 2004, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 67,87% trong tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 41,35%. Mặc dù nguồn vốn này có chi phí rẻ hơn so với vốn huy động từ dân cư nhưng nó cũng sẽ gây ra rủi ro về nguồn cho chi nhánh trong trường hợp các tổ chức này đồng loạt rút tiền.
2.1.3. Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động huy động vốn là tiền đề quan trọng của hoạt động sử dụng vốn. Trên cơ sở nguồn vốn huy động ngày càng tăng, ngân hàng cũng mở rộng quy mô của hoạt động sử dụng vốn để tìm kiếm lợi nhuận. Sau đây là số liệu về tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trong 3 năm 2002 - 2004.
Biểu 2: Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Thăng Long giai đoạn 2002 - 2004.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Sử dụng vốn
870.6
100%
915.5
100%
1,179.88
100%
I. Tiền mặt và NP thanh toán
2.5
0.29%
7.4
0.81%
11.68
0.99%
II. Tiền gửi
51.2
5.88%
39.6
4.33%
8
0.68%
III. Đầu tư vào chứng khoán
IV. Góp vốn mua cổ phần
V. Hoạt động cho vay
811.2
93.18%
858.5
93.66%
1,062
90.01%
VI. Tài sản cố định
1.4
0.16%
2
0.22%
2.2
0.19%
VII. Sử dụng vốn khác
4.3
0.49%
9
0.98%
96
8.14%
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Qua bảng phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng, chúng ta nhận thấy ngân hàng không sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứng khoán hay góp vốn mua cổ phần. Sở dĩ như vậy là vì một phần thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa phát triển, hoạt động đầu tư này mang tính rủi ro rất cao và chủ yếu là do đội ngũ cán bộ chi nhánh chưa có kinh nghiệm cũng như những kiến thức cần thiết để tham gia vào mảng đầu tư này.
2.1.4. Các hoạt động khác.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long thực hiện đầy đủ các mảng hoạt động dịch vụ như dịch vụ thanh toán trong nước và ngoài nứơc, dịch vụ ngân quỹ; kinh doanh ngoại hối; phát hành thẻ rút tiền tự động ATM…
Trong giai đoạn 2002 - 2004, tổng thu nhập cũng như thu từ các mảng hoạt động nghiệp vụ cụ thể đều gia tăng. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chiếm một tỷ trọng rất cao từ 71% đến 81% trong tổng thu nhập. Còn thu nhập từ các mảng hoạt động dịch vụ khác chỉ chiếm từ 19% đến 29% tổng thu nhập. Trên thực tế thu nhập từ các hoạt động dịch vụ là nguồn thu ít rủi ro nhất nhưng để thay đổi được cơ cấu nguồn thu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long cần phải đầu tư để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như cần thời gian để đưa các dịch vụ ngân hàng thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế của người dân Việt Nam.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long.
2.2.1. Quy trình tín dụng và tổ chức hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long.
Là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long tuân theo quy trình tín dụng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành. Nội dung của quy trình như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng.
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.
Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Cùng với quy trình tín dụng như trên, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long được quy định như sau:
Giám đốc
Hội đồng tín dụng
PGĐ phụ trách TD
TP
thẩm định
TP
giao dịch
TP
tín dụng
Cán bộ
thẩm định
Cán bộ
tín dụng
Cán bộ
tín dụng
Khách hàng
Khách hàng
2.2.2. Quy mô tín dụng qua các năm
Khi đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng không thể không tính đến chỉ tiêu quy mô tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng trưởng về mặt số lượng khách hàng cũng như tổng dư nợ tín dụng của một ngân hàng.
Sau đây là thực trạng về quy mô tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng long trong giai đoạn 2002 - 2004.
Biểu 3: Tình hình tăng trưởng về khách hàng doanh nghiệp và dư nợ
của Ngân hàng ĐT & PT Thăng long giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng khách hàng doanh nghiệp dư nợ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng long
82
135
178
53
64,63
43
31,85
Tổng dư nợ (tỷ đồng)
811.2
857.5
1062
46.3
5.7
204.5
23.8
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Trong giai đoạn 2002 - 2004, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh liên tục tăng nhanh. Năm 2002, chỉ mới có 82 doanh nghiệp dư nợ tại chi nhánh. Đến năm 2004, con số này đã tăng lên gấp đôi, tức là 178 doanh nghiệp, với tỷ lệ tăng trưởng là 117%. Đến nay chứng tỏ uy tín và vị thế của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội ngày càng được nâng lên.
Song song với sự tăng trưởng về số lượng khách hàng là sự tăng trưởng về quy mô dư nợ. Trong giai đoạn 2002 - 2004, dư nợ của chi nhánh liên tục tăng. Năm 2004 dư nợ tăng 204,4 tỷ đồng, tức là tăng 23,8% so với năm 2003. Sự tăng trưởng này một mặt là do chi nhánh đã từng bước mở rộng đối tượng cho vay, tìm kiếm những doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả để đầu tư vốn. Mặt khác, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại khu vực Châu á, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng bước vào giai đoạn phục hồi, tăng trưởng nên nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.
2.2.3. Cơ cấu tín dụng.
Cơ cấu tín dụng có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, tuỳ theo mục đích của người nghiên cứu. Có thể là cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay, cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo. Để có một cái nhìn toàn diện và tổng thể về cơ cấu tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, chúng ta sẽ đi vào phân tích tất cả các góc độ đã đề cập ở trên.
Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế.
Biểu 4: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của
Ngân hàng ĐT & PT Thăng long
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
811.2
100
857.5
100
1,062
100
Dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước
640.9
79
644
75,1
719
67,7
Dư nợ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
40.5
5
34
4
65.8
6,2
Dư nợ của các doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH, Cty Cổ phần, Cty Hợp doanh
110.3
13.6
134.6
15,7
202.8
19,1
Dư nợ tư nhân
19.5
2.4
44.9
5,2
74.4
7
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng Ngân hàng ĐT & PT Thăng Long 2002 - 2004.
Trong giai đoạn 2002 - 2004, cơ cấu khách hàng của chi nhánh đã được cải thiện dần, tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần, dự nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang tăng lên. Đây là một hướng đi đúng của chi nhánh. Với chính sách đa dạng hoá và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng chứng tỏ là một khu vực kinh tế năng động và hiệu quả. Mặt khác, việc đa dạng hoá khách hàng sẽ tránh cho chi nhánh được rủi ro “bỏ trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử để lại, tính đến cuối năm 2004 dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao 67,7% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Nhiệm vụ của chi nhánh trong những năm tới là tiếp tục cơ cấu lại dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động hiệu quả.
Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế.
Biểu 5: Cơ cấu tín dụng của Ngân hàng ĐT & PT
Thăng long theo ngành kinh tế giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
811.2
100
857.5
100
1,062
100
Xây dựng cơ bản và giao thông vận tải
632.8
78
621.7
72.5
672.2
63.3
Các ngành công nghiệp khác
99.8
12.3
85.7
10
158.2
14.9
Doanh nghiệp thương mại
60.8
7.5
109
12.7
162.4
15.3
Tiêu dùng
17.8
2,2
41.1
4.8
69.2
6.5
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng Ngân hàng ĐT & PT Thăng Long 2002 - 2004.
Như đã đề cập trong phần phân tích cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, do lịch sử để lại nên các khách hàng truyền thống của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải. Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp này dù có giảm dần nhưng đến năm 2004, nó vẫn chiếm đến 63,3% tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ của các doanh nghiệp thương mại và các ngành công nghiệp khác chỉ chiếm 30,2% tổng dư nợ. Đây là một cơ cấu dư nợ không cân đối, tiềm ẩn rủi ro cho chi nhánh.
Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay.
Trong hoạt động tín dụng, thời hạn vay càng dài thì lãi suất vay càng cao và vì vậy thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên khi tăng tỷ trọng nợ trung và dài hạn. Tuy niên, để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng cần phải giới hạn tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tuỳ thuộc vào nguồn vốn huy động được. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại được sử dụng để cho vay trung, dài hạn tối đa là 40%. Chính vì vậy, để phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, chúng ta cần phân tích nó trong mối tương quan với cơ cấu nguồn vốn mà chi nhánh huy động được từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư.
Biểu 6: Mối tương quan giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh
Ngân hàng ĐT & PT Thăng long giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư
(tỷ đồng)
Cho vay (tỷ đồng)
Tỷ lệ tài trợ (%)
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư
(tỷ đồng)
Cho vay (tỷ đồng)
Tỷ lệ tài trợ (%)
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư
(tỷ đồng)
Cho vay (tỷ đồng)
Tỷ lệ tài trợ (%)
Tổng cộng
440.4
811.2
54.3
505.2
857.5
58.9
1,154
1,062
108.7
Ngắn hạn
247
523.2
47.2
244.6
579
42.2
479
730.8
65.6
Trung và dài hạn
193.4
288
67.2
260.6
278.5
93.6
675
331.2
203.8
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy:
Năm 2002, 2003 nguồn vốn huy động của chi nhánh không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay. Năm 2002, nguồn vốn huy động ngắn hạn mới chỉ đủ đáp ứng được 47,2% nhu cầu cho vay ngắn hạn và năm 2003 con số này là 42,2%. Nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng được 67,2% nhu cầu cho vay dài hạn năm 2002 và đến năm 2003 tăng lên 93,6%. Số còn lại chi nhánh phải bổ sung từ nguồn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam với chi phí lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động từ bên ngoài. Nhưng đến năm 2004, chi nhánh tự chủ được về nguồn vốn, nguồn vốn huy động được thừa khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, do trong năm nguồn vốn huy động từ tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế tăng nhanh, trong khi đó quy mô tín dụng trung và dài hạn tăng không đáng kể nên chi nhánh đã sử dụng cả nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay ngắn hạn. Mặc dù cơ cấu như vậy sẽ an toàn cho khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng đó là một cơ cấu không hiệu quả vì nguồn vốn trung và dài hạn phải huy động với chi phí cao, trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn lại thấp hơn cho vay trung và dài hạn.
* Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo.
Biểu 7: Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo của chi nhánh
Ngân hàng ĐT & PT Thăng long giai đoạn 2002-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
811.2
100
857.5
100
1,062
100
Dư nợ có tài sản đảm bảo
65.1
8
68.2
7.9
325
30.6
Dư nợ không có tài sản đảm bảo
746.1
92
789.3
92.1
737
69.4
Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Khi xem xét cơ cấu nợ theo tài sản đảm bảo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, chúng ta nhận thấy tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ của chi nhánh rất thấp. Mặc dù đến năm 2004, cơ cấu này đã được cải thiện nhưng nợ không có TSĐD vẫn chiếm 69,4% trong tổng dư nợ.
2.2.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng xét cho đến cùng là nhằm đảm bảo tính an toàn cho khoản vay và tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Theo xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trên thế giới thì tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng sẽ giảm trong tổng thu nhập nhưng chỉ tiêu này vẫn phải tăng về số tuyệt đối.
Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích nguồn thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long.
Biểu 8: Nguồn thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Tăng (+) giảm (-)
Tỷ trọng (%)
Tăng (+) giảm (-)
Tỷ trọng (%)
Tổng thu nhập
10
9.9
12.9
-0.1
-1
3
30.3
Thu từ hoạt động tín dụng
8.2
7.4
9.2
-0.8
-9.7
1.8
19.6
Thu nhập ròng
7.2
7.1
9.3
-0.1
-1.39
2.2
31
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 – 2004
Trong giai đoạn 2002 - 2004, tổng thu nhập của chi nhánh cũng như thu từ hoạt động tín dụng nhìn chung có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, do trong năm 2003, một số khách hàng lớn của chi nhánh như Công ty cầu 7, Công ty Chinachen, Công ty xây dựng công trình giao thông 136… gặp phải khó khăn nên không thanh toán được gốc và lãi đúng hạn, từ đó làm cho nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao, trích dự phòng rủi ro lớn nên chỉ tiêu thu nhập của chi nhánh giảm đi.
2.2.5. Tình hình nợ quá hạn.
Đây là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, thời gian quá hạn càng dài thì rủi ro về tín dụng càng lớn.
Sau đây, chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long giai đoạn 2002 – 2004
Biểu 9: Tình hình nợ quá hạn Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
I. Tổng dư nợ
811.2
857.5
1,062
II. Nợ quá hạn phân theo thời gian
2.1
100
25.4
100
19.3
100
- Nợ quá hạn đến 180 ngày
0
24.5
97
6.5
34
- Nợ quá hạn từ 181đến 360 ngày
0
0
0
- Nợ khó đòi
2.1
100
0
12.8
66
- Nợ được khoanh
0
0
- Nợ chờ xử lý
0.9
3
0
III. Nợ quá hạn phân theo TS đảm bảo
2.1
100
25.4
100
19.3
100
- Nợ quá hạn có TSĐB
2.1
100
2.1
8
0.03
0,2
- Nợ quá hạn không có TSĐB
0
23.3
92
19.27
99,8
IV. Dự phòng phải thu khó đòi
2.1
8.8
17.3
V. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
0,26%
2,96%
1,82%
VI. Tỷ lệ nợ quá hạn ròng
0,00%
1,93%
0,19%
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Trong giai đoạn 2002 - 2004, nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2003, nợ quá hạn tăng 23,3 tỷ đồng so với năm 2002. Sở dĩ như vậy là do năm 2003 một số khách hàng lớn của chi nhánh gặp khó khăn về tài chính không có khả năng trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Năm 2004 nợ quá hạn đã giảm so với năm 2003, do chi nhánh đã thu hồi được một phần nợ quá hạn của năm 2003 và hạn chế phát sinh những món nợ quá hạn mới. Nhưng những món nợ quá hạn của năm 2003 chưa thu hồi được đã chuyển thành nợ khó đòi của năm 2004, nên làm cho tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh tăng nhanh, tỷ lệ này là 66% so với 0% của năm 2003. Điều đặc biệt cần lưu tâm ở đây là tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo của chi nhánh tăng nhanh trong hai năm 2003 và 2004, chiếm đến trên 90% tổng dư nợ quá hạn. Đây là một rủi ro rất lớn cho chi nhánh vì trong trường hợp khách hàng bị phá sản hay không có khả năng trả nợ thì chi nhánh không có nguồn nào khác để bù đắp tổn thất.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chi nhánh đã rơi vào tình trạng bi đát. Nợ quá hạn là một vấn đề tất yếu mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng phải đối mặt. So với ngân hàng thương mại khác, cũng như so với tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng ĐT & PT Việt nam thì tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ở mức tương đối thấp, thấp hơn nhiều so với mức tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã cam kết với WB - IMF.
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long.
2.3.1 Những kết quả đạt được.
- Trong giai đoạn 2002 - 2004, quy mô tín dụng của Chi nhánh tăng nhanh cả về số lượng và tổng dư nợ. Năm 2004 quy mô khách hàng tăng 31,85%, tổng dư nợ tăng tương ứng là 23,48% so với năm 2003.
- Cơ cấu tín dụng cũng có những bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng dư nợ của khối ngoài quốc doanh tăng lên, dư nợ của các đơn vị thuộc ngành xây dựng cơ bản và giao thông vận tải giảm xuống, Dư nợ có TSĐB cũng đang được nâng lên, đặc biệt là năm 2004 chi tiêu này có sự tăng trưởng ấn tượng, 30,61% so với 7,96% năm 2003.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng, nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh, có xu hướng tăng lên.
- Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh ở mức thấp so với các Ngân hàng bạn và mức bình quân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.
2.3.2 Những mặt còn hạn chế
- Dư nợ tín dụng tại Chi nhánh tăng trưởng cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn, thiếu yếu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ban tom tat luan van.doc