Tóc vấn -Má Hồng

Người con gái muốn làm đẹp bằng rẽđường ngôi lệch sang một bên đã vấp

phải sựdè bỉu nặng nềcủa dư luận. Vì vậy mà có chuyện cô gái quê muốn bắt

chước chịem thịthành rẽđường ngôi lệch, chỉdám chải tóc ban đêm đểtựngắm

mình trong gương, sau đó xõa tóc ra đi ngủ. Từvấn tóc trần phụnữmiền Bắc còn

học tập các bạn gái ởHuếvà Sài Gòn chuyển sang búi tóc, nhưng búi tóc bây giờ

buông thõng thấp che kín gáy, tạo nên vẻduyên dáng hơn. Vấn tóc trần tuy vậy

vẫn được ưa chuộng, vì giữđược vẽcaosang hợp với nguồi lớn tuổi.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16942 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóc vấn -Má Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóc vấn - Má Hồng Tóc vấn Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa luôn gắn liền với mái tóc vấn gọn gàng và đường ngôi rẽ ở chính giữa. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ảnh hưởng của phong cách Âu hóa, mái tóc cũng dần được thay đổi tạo cho phái đẹp kiểu dáng phong phú và hiện đại hơn. Người Việt Nam có câu: "Cái răng, cái tóc là góc con người". Có lẽ đó là chi tiết dễ nhận diện nhất đối với mỗi dân tộc, trước khi nhìn vào cách ăn mặc. Chỉ riêng qua trang phục hoặc qua các kiểu tóc từng thời kỳ ta cũng có thể thấy tác động của những biến động xã hội Việt Nam đối với trang phục như thế nào. Đến thế kỷ 19, người phụ nữ Việt Nam ở hai miền Nam Bắc vẫn còn để những kiểu tóc khác nhau. Phụ nữ miền Bắc từ Đèo Ngang trở ra để tóc dài, rẽ cân đối sang hai bên với đường ngôi chính giữa, buộc lại sát đầu bên cạnh rồi bọc trong một cái khăn hẹp mà dài để quấn một vòng quanh đầu. Đuôi tóc được cắt bên cạnh để thừa ra một túm phía trên gọi là đuôi gà. Đó là nét duyên dáng đầu tiên của người phụ nữ xứ Bắc nên mới có câu: "Một thương tóc bỏ đuôi gà..." Nhưng ở miền Trung và miền Nam, có lẽ do ảnh hưởng của người Trung Hoa nhập cư ồ ạt từ thế kỷ 17, nên phụ nữ từ lâu đã cuộn tóc thành búi phía sau gáy. Một điều đáng chú ý là dù ở Bắc hay Nam, đường ngôi rẽ tóc bao giờ cũng phải ở chính giữa trán, biểu hiện tính đoan trang của người đàn bà. Tất nhiên nó phải đi cùng hàm răng đen nhánh. Bước sáng thế kỷ 20, khi người Pháp hoàn thành công cuộc đô hộ nước ta, thì lối sống và kỹ thuật phương Tây bắt đầu tác động đến nếp nghĩ của người Việt. Đối với phụ nữ, vấn đề đầu tiên tác động đến lối sống là vai trò của họ trong xã hội. Người phụ nữ không thể bị giam hãm trong gia đình với công việc đồng áng bếp núc mà muốn có tiếng nói của mình ngoài xã hội. Thế là phụ nữ dần dần có mặt ở các trường học, bệnh viện, họ trở thành những công chức, giáo viên, học sinh, ý thức được vai trò xã hội của mình. Những người phụ nữ mới đó tất phải nghĩ đến việc thay đổi cái răng, cái tóc. Đi liền với việc cạo răng trắng là việc bỏ chiếc khăn che đầu dù đó đã là cái khăn nhung, sang trọng và lịch sự hơn cái khăn vải nâu ở thôn quê. Quấn tóc trần khiến cho đầu tóc nhẹ nhàng mượt mà hơn. Tuy không bị trùm khăn che kín như phụ nữ Hồi giáo, nhưng người đàn bà Việt Nam vẫn cảm thấy cái khăn đã ngăn cản phần nào vẻ đẹp của mái tóc mình. Việc quấn tóc trần khiến cho cái độn tóc trở nên vô dụng, vì vậy những người tóc thưa phải dùng cái độn làm bằng tóc thật thay cho cái độn bằng vải. Từ đấy đã xuất hiện cả một cái nghề thu mua tóc rối để chải thẳng ra kết thành độn tóc. Người con gái muốn làm đẹp bằng rẽ đường ngôi lệch sang một bên đã vấp phải sự dè bỉu nặng nề của dư luận. Vì vậy mà có chuyện cô gái quê muốn bắt chước chị em thị thành rẽ đường ngôi lệch, chỉ dám chải tóc ban đêm để tự ngắm mình trong gương, sau đó xõa tóc ra đi ngủ. Từ vấn tóc trần phụ nữ miền Bắc còn học tập các bạn gái ở Huế và Sài Gòn chuyển sang búi tóc, nhưng búi tóc bây giờ buông thõng thấp che kín gáy, tạo nên vẻ duyên dáng hơn. Vấn tóc trần tuy vậy vẫn được ưa chuộng, vì giữ được vẽ cao sang hợp với nguồi lớn tuổi. Bước sang những năm 30, phong trào "Vui vẻ trẻ trung" được dấy lên nhằm hướng thanh niên xa rời các vấn đề chính trị đương thời. Những cuộc chợ phiên, kẹc mét (kermesse), hội chợ... được tổ chức liên tục ở nhiều thành phố lớn, là dịp cho nam thanh nữ tú phô bày sắc đẹp, đã thúc đẩy quá trình Âu hóa trong cách ăn mặc của thanh niên Việt Nam. Nhiều kiểu tóc mới đã được báo chí tung ra, tuy lúc đó còn chưa có tờ báo nào chuyên về thời trang phụ nữ. Có lẽ thay đổi lớn nhất là lối chải tóc bồng phía trước trán, từ chải bồng đơn giản đến quấn xoắn sâu kèn, khiến cho cái trán người phụ nữ trở nên cao hơn, dáng người trở nên thanh thoát hơn, "Chịu chơi" hơn. Nhưng với những cô học sinh con nhà gia giáo thì tóc chải vuốt ra phía sau vẫn là kiểu phổ biến. Cái trẻ trung ở những cô thiếu nữ mới lớn là chưa búi tóc, mà kẹp dài buông thõng sau lưng. Mặc dầu mái tóc dài vẫn là niềm tự hào của nhiều cô gái, nhưng tóc ngắn ngang vai "tóc thề" đã tạo nên xu hướng mới cho các thiếu nữ. Cho đến gần cuối Chiến tranh thế giới thứ hai đầu tóc uốn xoăn mới xuất hiện, được gọi theo tiếng Pháp là "phi dê". Nhưng lúc đầu cũng chỉ có ở người lấy Tây, hoặc những cô nữ sinh "trường đầm". Và phải đợi đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ở những thành thị tạm chiếm, đầu tóc uốn mới trở thành mốt phổ biến. Với cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, một kiểu tóc mới đã xuất hiện, đó là cắt tóc ngắn ở phụ nữ. Những người đi tiên phong là các chị trong các đội tự vệ hai tuyên truyền xung phong, mà điển hình là các chị du kích Quãng Ngãi trong chiếc quần ngắn, tóc cắt ngang tai, tay lăm lăm khẩu tiểu liên đứng gác đã khiến nhiều bậc mày râu phải tròn mắt kính phục. Nếu trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, ở miền Nam, các kiểu tóc của phụ nữ thay đổi nhiều hơn, học hỏi các mốt phương Tây dễ dàng, thì ở miền Bắc, trong cuộc sống khắc khổ của thời chiến, phụ nữ cũng cố làm đẹp bằng một vài kiểu tóc học theo các diễn viên màn bạc các nước Đông Âu. Nếu có ai đó sưu tầm lại những kiểu tóc đã từng thịnh hành một thời, hẳn sẽ lấy làm thú vị vì những tên gọi được sáng tạo mang nhiều nét dân dã như kiểu "U xi" thời xa xôi, cho đến "xù tăm", "xù mì" ngày nay. Nếu như vào những năm 60 và đầu những năm 70, các hiệu uốn tóc ở Hà Nội và Hải Phòng có thể đếm trên đầu ngón tay thì nay việc tới một hiệu làm đầu để có được một kiểu tóc mới hay chăm chút cho vẻ đẹp bên ngoài đã trở thành một việc đơn giản và dễ dàng thực hiện đối với đa số chị em. Cho đến giai đoạn đầu của thế kỷ 21 này, cùng với sự bùng nổ về trang phục, phụ nữ Việt Nam đã thực hiện một cuộc thay đổi lớn về đầu tóc. Các cô gái ngày nay đã không còn bị trói buộc bằng bất cứ một thiên kiến nào, họ chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất là "đẹp và mốt". Má hồng Người Việt Nam ngày nay không thể hình dung rằng cách đây không đến một thế kỷ, người phụ nữ đẹp không những phải có làn da trắng hồng mà còn phải có hàm răng "đen nhưng nhức". Hình ảnh quả dưa hấu bổ đôi đã thành biểu tượng của người đẹp: má đỏ hồng, răng đen tuyền. Nó đã đi vào câu ca dao quen thuộc: Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen. Hàm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp, không những đối với phụ nữ mà cả nam giới cũng vậy. * Một truyền thống gìn giữ lâu đời: Tục nhuộm răng đen ở người Việt theo truyền thuyết thì đã có từ thời cổ đại xa xôi. Người Trung Hoa khi tiếp xúc lần đầu với người Việt vào các thế kỷ trước C.N đã lưu ý tới tục này và ghi lại trong thư tịch cổ, đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu. Mới đây, các nhà khảo cổ đã khai quật và tìm thấy mộ thuyền Châu Can ở huyện Phú Xuyên có từ cách đây 2400 năm, đã phát hiện thấy hàm răng đen. Chứng tỏ tục nhuộm răng đen đã có từ rất lâu, và có thể còn có từ trước đó nữa. Trải qua một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa, mặc dầu chủ trương đồng hóa của kẻ thống trị bắt người Việt ăn mặc theo phong tục phương Bắc, người Việt vẫn không chịu từ bỏ những tập tục xưa, coi việc nhuộm răng đen là yếu tố văn hóa để phân biệt với các tộc người khác. Nhưng răng đen không phải là nét văn hóa riêng của người Việt Nam. Đây là một đặc điểm của vùng Viễn Đông, được thực hành nhiều ít ở các dân tộc từ Nhật Bản đến Mã Lai. Ở miền Nam Trung Hoa người ta vẫn bắt gặp những bộ tộc nhuộm răng đen, tất nhiên trong đó có hậu duệ của người Việt cổ. Xuống đến quần đảo Melannêdi, tục nhuộm răng vẫn tồn tại. Ở Nhật Bản chỉ có phụ nữ mới nhuộm răng và dành cho những người đàn bà có chồng, cụ thể là từ tuổi 13. Ở miền núi Việt Nam có những tộc người nhuộm răng đen nhưng người Tày, người Dao, Lô Lô, La Quả... * Một quan niệm về cái đẹp: Cho đến gần đây ta vẫn còn nghe câu ca dao nói về cái nết của người con gái đẹp: Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên, Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua. Đến cuối thế kỷ trước, khi tiếp xúc với người Pháp, mặc dầu ở tư thế bị kẻ đô hộ, nhưng người Việt Nam vẫn không từ bỏ niềm tự hào về hàm răng đen của mình. Sang đến thế kỷ 20, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam đã bước vào một thời kỳ biến đổi xã hội sâu sắc. Vào đầu những năm 1920, những nữ sinh Đồng Khánh ở Huế đã cạo hàm răng đen được nhuộm từ những năm lên 15, 16 tuổi để trở thành người phụ nữ mới, tham gia vào cuộc cải cách xã hội, với các phong trào đòi nữ quyền, giải phóng đất nước. Hàm răng đen đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng nhưng ở nông thôn nó vẫn được duy trì. Để có một hàm răng đen bóng phải trải qua một quá trình xử lý chặt chẽ và không kém phần đau nhức. Người bình dân thường nhuộm theo phương pháp đơn giản rẻ tiền. Nhưng giới quý tộc quan lại thì nhuộm theo những phương pháp thuốc gia truyền có khi được giữ bí mật. Vì vậy ở Huế, nơi tập trung vua và các ông hoàng bà chúa cùng các quan lại, còn lưu giữ được nhiều công thức chế thuốc nhuộm răng, cũng như các thứ thuốc để duy trì màu đen bóng của răng. Ở nông thôn xưa, thường có người làm nghề nhuộm răng đi từ làng này sang làng khác, gọi là "thầy nhuộm răng". ở Huế lại có các "bà thầy" để nhuộm răng cho các bà mệnh phụ. Người đó mang theo các thứ thuốc, còn đồ nghề thì rất đơn giản có thể tìm tại chỗ, đó là tre để chẻ tăm và lá cây để phết thuốc lên. Huế nổi tiếng vì có những phương thuốc gia truyền, nên thuốc ở đây được bán ra khắp miền Bắc. Trước khi nhuộm phải chuẩn bị hàm răng cho sạch. Trong hai ba ngày liền, người đó phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai chanh lát, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của chanh làm cho lớp men ngoài răng "mềm" đi, tạo thành những vết lõm sần sùi trên men răng, nhưng không ăn sâu quá để làm hại răng, nhờ đó thuốc nhuộm có thể bắt chặt hơn. Được bảo vệ cẩn thận răng nhuộm có thể giữ màu đen bóng 20, 30 năm. Khi xuất hiện những vết vàng trên răng, đồng thời màu đen cũng nhạt đi, người ta gọi là "răng cải mả", khi đó phải nhuộm lại. Nhuộm răng phải qua hai giai đoạn: nhuộm răng đỏ và nhuộm răng đen. Trong đợt đầu người thầy phết cao nhuộm răng đen lên lá chuối, lá dừa hay lá cau, cắt vừa hàm răng, rồi ép lên mặt ngoài răng. Người ta bắt đầu làm từ giờ Dậu (5 giờ chiều), đến khoảng 2 giờ sáng thì thay thuốc. Người nhuộm răng đêm đó phải nằm ngửa, há mồm, không được đưa đẩy lưỡi động đến lá cao. Đến sáng, sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm hảo hạng để thải hết chất thuốc còn dính ở kẽ răng. Liền từ 12 đến 15 ngày, người đó phải luôn há mồm, hướng gió Đông - Nam, chỉ được ăn cháo, bún chấm nước mắm, nuốt thẳng không nhai. Mỗi lần ăn xong phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là "thuốc xỉa nước". Tiếp đấy dùng một thứ thuốc đã chế thành bột gọi là "thuốc xỉa khô", dùng ngón tay miết lên mặt răng, đó là giai đoạn nhuộm răng đen. Bây giờ đã có một hàm răng đen bóng, ánh lên như hạt huyền. Khái niệm về cái đẹp thay đổi theo thời gian và không thể áp đặt. Ngay đến những người sống cùng thời, tuy thuộc nền văn hóa khác, vẫn có thể làm quen và dần dần tìm thấy cái đẹp trong hàm răng đen của người Việt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfj_4884.pdf
Tài liệu liên quan