Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo pháp luật hình sự Việt Nam

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN

SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT

ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

7

1.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán 7

1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của các tội phạm về chứng khoán

và sự cần thiết quy định các tội phạm về chứng khoán trong

luật hình sự Việt Nam

11

1.2.1. Khái niệm tội phạm về chứng khoán 11

1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm chứng khoán 16

1.3. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong

hoạt động chứng khoán theo Điều 181a Bộ luật Hình sự hiện hành

21

1.3.1. Sự cần thiết phải hình sự hóa hành vi công bố thông tin sai

lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán

21

1.3.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý công

bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động

chứng khoán

26

1.3.3. Hình phạt của tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu

sự thật trong hoạt động chứng khoán

35

1.3.4. Một số tồn tại, hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự về

tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong

hoạt động chứng khoán

37

1.4. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong

hoạt động chứng khoán trong luật hình sự một số nước

41

pdf15 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo pháp luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ GIAO LINH TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ GIAO LINH TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản HÀ NỘI - 2015 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Giao Linh 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của các tội phạm về chứng khoán và sự cần thiết quy định các tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự Việt Nam 11 1.2.1. Khái niệm tội phạm về chứng khoán 11 1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm chứng khoán 16 1.3. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Điều 181a Bộ luật Hình sự hiện hành 21 1.3.1. Sự cần thiết phải hình sự hóa hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 21 1.3.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 26 1.3.3. Hình phạt của tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 35 1.3.4. Một số tồn tại, hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 37 1.4. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán trong luật hình sự một số nước 41 5 Chương 2: THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỘI PHẠM CỐ Ý CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH HOẶC CHE GIẤU SỰ THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM NÀY 46 2.1. Tình hình vi phạm và phạm tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán và xử lý hình sự đối với tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng 46 2.1.1. Tình hình vi phạm trong trường hợp công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 46 2.1.2. Tình hình tội phạm và xử lý hình sự đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch và che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán của các cơ quan tiến hành tố tụng 54 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán và nâng cao hiệu quả áp dụng 58 2.2.1. Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện những quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 58 2.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 63 2.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán 65 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Trong những năm gần đây, chủ trương phát triển thị trường chứng khoán đã góp phần làm cho nền kinh tế nước nhà có những chuyển biến tích cực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Bên cạnh mặt mạnh này, xuất hiện ngày càng nhiều các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư và lưu thông vốn, tác động tiêu cực đến trật tự quản lý kinh tế và nền kinh tế quốc dân. Thị trường chứng khoán minh bạch là mục tiêu mà bất kỳ quốc gia nào cũng hướng đến trong đó có Việt Nam. Nhưng tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam lại chưa được như kỳ vọng của các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư. Đây cũng là lý do vì sao thị trường chứng khoán trong những năm 2009-2011 gần như giậm chân tại chỗ, nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường mới phát triển và nhiều tiềm năng như Việt Nam nhưng lại e ngại vấn đề minh bạch của thị trường. Chính vì thế, hệ thống pháp luật có vai trò đảm bảo cho sự hoạt động của thị trường chứng khoán, đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch, đúng sự thật của thị trường này. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty niêm yết không tuân thủ luật công bố thông tin. Có thể thấy các quyết định xử phạt hành chính không đủ mạnh để giáo dục, răn đe và ngăn chặn hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm không nhận thức được hậu quả nghiêm trọng do mình gây ra nên họ tiếp tục vi phạm. Hàng loạt vụ việc liên quan đến tình trạng công bố thông tin sai lệch, che giấu thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, đã khiến cho nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán. Trong khi đó, chúng ta chưa có một công cụ pháp lý đủ mạnh để kịp thời trừng trị, răn đe người có hành vi sai phạm. 7 Thấy được sự cần thiết phải có những chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý triệt để các hành vi vi phạm này, lần đầu tiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, đã bổ sung quy định tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán trong ba tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. Việc ban hành này là hoàn toàn kịp thời, khá sát thực tiễn nhằm làm lành mạnh hóa các giao dịch trong thị trường chứng khoán, từ đó, hạn chế có hiệu quả vi phạm cũng như tội phạm xảy ra trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối chiếu Bộ luật Hình sự với các quy định hiện hành về công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nhất định như quy định về định mức hậu quả nghiêm trọng chưa phù hợp với điều kiện thực tế, những lĩnh vực buộc phải minh bạch chưa được Bộ luật Hình sự hiện hành quy định chưa bao quát, còn mang tính chất liệt kê, v.v Trước tình hình trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài "Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo luật hình sự Việt Nam" là cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, dưới những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề tính minh bạch trong hoạt động chứng khoán, điển hình như: - Dương Tuyết Miên (2010), Về các tội phạm chứng khoán trong luật sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2; - Nguyễn Thu Dung (2007), Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Luận văn tốt nghiệp đại học; - Nguyễn Thị Ánh Vân (2006), Chế độ công bố thông tin theo Luật Chứng khoán năm 2006, Tạp chí Luật học, số 8; 8 - Phan Anh Tuấn (2011), Các tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội này, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4; - Viên Thế Giang (2012), Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1; - Viên Thế Giang (2013), Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở VN hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3; - Hoàng Thị Quỳnh (2009), Một số ý kiến về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 liên quan đến tội phạm chứng khoán, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8; - Đỗ Thúy Vân (2010), Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định tại Điều 181a, 181b, 181c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát, số 4;... Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các công trình khoa học này về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán ở nước ta, cho thấy hầu hết đó là các công trình nghiên cứu chưa chuyên sâu. Sự nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu nhỏ lẻ trên tạp chí hoặc là đề cập đến tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói chung, trong đó tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán chỉ là một phần nhỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng chưa được phân tích có hệ thống để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đồng bộ. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài với những mục đích sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo pháp luật hình sự Việt Nam; 9 - Nghiên cứu, phân tích thực tiễn pháp luật Việt Nam quy định về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, rút ra được những tồn tại, hạn chế các quy định đó và những nguyên nhân của nó; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể đạt được mục đích đó, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung vào những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung về chứng khoán, tội phạm chứng khoán, tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; - Phân tích rút ra những tồn tại và hạn chế của các quy định về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Bộ luật Hình sự và thực tiễn áp dụng; - Trên cơ sở phân tích sự cần thiết, những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật quy định về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tác giả đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về loại tội này. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Đồng thời được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, logic, đối chiếu thực tiễn, thống kê, v.v... Nhờ vậy, những vấn đề có liên quan tới tội cố ý công bố 10 thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực. 5. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật nói chung và vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng, nhất là tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, 6. Những điểm mới của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vấn đề về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới của luận văn là: - Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Bộ luật Hình sự; - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; nêu ra những hạn chế, bất cập về mặt lập pháp, những tồn tại trong trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Và trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu của áp dụng pháp luật về loại tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán này. 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Kim Anh (2013), Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226B), Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 130/2004/TT-BTC ngày 29/12/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐCP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2007), Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán (ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 43/2010/TT-BTC), Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 37/2011/TT-BTC ngày 16/3/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính - Bộ Công an (2009), Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT- BTC-BCA ngày 11/3/2009 hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tài chính (2013), Thông tư liên tịch số 10/2013/ BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, Hà Nội. 7. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2009), "Một số ý kiến về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 liên quan đến tội phạm chứng khoán", Tòa án nhân dân, (8), tr. 9-15. 12 8. Chính phủ (2003), Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội. 9. Chính phủ (2004), Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội. 10. Chính phủ (2007), Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội. 11. Chính phủ (2010), Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Động (2008), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13 19. Nguyễn Hồng Đương (2009), Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 20. Viên Thế Giang (2012), "Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán theo Bộ luật Hình sự sửa đổi", Tòa án nhân dân, (1), tr. 19-24; 21. Viên Thế Giang (2013), "Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam hiện nay", Tòa án nhân dân, (3), tr. 30-34. 22. Khoa Kế toán-Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Thực trạng vi phạm trên thị trường chứng khoán - mua bán nội gián và công bố thông tin sai sự thật, Đề tài khoa học cấp trường, Thành phố Hồ Chí Minh 23. Nguyễn Ngọc Lương (2005), Vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 24. Dương Tuyết Miên (2010), "Về các tội phạm chứng khoán trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (2), tr. 18-23. 25. Hồ Chí Minh (2003), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2011), Kỷ yếu tọa đàm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính và chứng khoán, Hà Nội. 27. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 28. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 30. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 31. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội. 32. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 33. Quốc hội (2010), Luật Chứng khoán (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 14 34. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 35. Bùi Thanh (2013), "Nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin - bước tiến mói trong quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam", Quản lý nhà nước, 205(2), tr. 56-59. 36. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2010), "Công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và các biện pháp hạn chế phòng ngừa vi phạm", Chứng khoán Việt Nam, (141), tr. 38-41. 37. Nguyễn Thế Thọ (2005), "Pháp luật chứng khoán trong mối quan hệ với pháp luật hình sự", Tài chính, (4), tr. 38-39. 38. Phạm Thị Giang Thu (2006), "Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán một số nước trên thế giới", Luật học, (8), tr. 67-68. 39. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2010, Hà Nội. 40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật chứng khoán, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật Hình sự Canada, Quyển 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật Hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Phan Anh Tuấn (2011), "Các tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội này", Khoa học pháp lý, (4), tr. 15-22. 15 48. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 49. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 50. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2008), Báo cáo thẩm tra Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 51. Đỗ Thúy Vân (2010), "Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định tại Điều 181a, 181b, 181c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999", Kiểm sát, (4), tr. 25-28. TIẾNG ANH 52. Bryan A. Garner (1999), Black’s Law Dictionary, West Group (7th Ed). TRANG WEB 53. 54.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050006199_1471_2009961.pdf
Tài liệu liên quan