Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Thứ nhất, tăng cường vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp trung

ương trong hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự, trong đó có tội công nhiên

chiếm đoạt tài sản; chú trọng hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử và giải thích nội dung, tinh thần

của các quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến từng loại tội phạm nói chung và tội

công nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Thứ hai, nâng cao tính chủ động trong phát hiện và tham mưu, đề xuất của các cơ quan

bảo vệ pháp luật, những cán bộ làm công tác thực tiễn đối với những vướng mắc, bất cập nảy

sinh từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; kịp thời phát hiện những hành vi, động thái, âm

mưu, thủ đoạn, diễn biến mới của tình hình tội phạm, phát hiện tồn tại, hạn chế và vấn đề mới

phát sinh để đề xuất các cơ quan tư pháp trung ương trong hướng dẫn, áp dụng thống nhất

pháp luật.

Thứ ba, nội dung hướng dẫn, giải thích cần tập trung vào các vấn đề có liên quan đến

hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu và đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

như đã đề xuất phần trên; kịp thời tháo gỡ, đưa ra các giải pháp xử lý cho các vấn đề mới

phát sinh, các vấn đề chưa được quy định rõ hoặc những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác

nhau, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến định tội danh cũng như áp dụng khung hình

phạt

pdf13 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạt tài sản. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Chương 2: Đường lối xử lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và phân biệt với một số tội phạm khác Chương 3: Thực trạng, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 1.1. Khái niệm và lịch sử lập pháp của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 1.1.1. Khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý trong các khái niệm về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và những vấn đề đã được thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm nghiệm, có thể đưa ra định nghĩa khoa học về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác bằng hành vi lợi dụng chủ tài sản trong hoàn cảnh đặc biệt không có điều kiện bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội để công khai chiếm đoạt tài sản của họ. 1.1.2. Lịch sử lập pháp của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Luận văn trình bày lịch sử lập pháp của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong hai giai đoạn: a) Giai đoạn trước năm 1985 b) Giai đoạn từ 1985 đến nay 1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 1.2.1. Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Về mặt khách thể, điểm chung được nhiều người thừa nhận, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này phải phán ảnh được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong đó, quan hệ sở hữu được hiểu là các quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt được tôn trọng và bảo vệ, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu. 1.2.2. Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện thông qua hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hành vi này thuộc hình thức hành động phạm tội - nghĩa là người phạm tội thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho khách thể và hành vi này bị pháp luật hình sự ngăn cấm. Hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình - hành vi này được thực hiện bằng hình thức công khai - người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội của mình - với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh. Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai). Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, 1.2.3. Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường và rất đa dạng, bất kỳ ai nếu nào thỏa mãn đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với khung hình phạt và thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thì đều là chủ thể của tội phạm này. 1.2.4. Mặt chủ quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. 1) Về mặt lý trí: người phạm tội nhận thức rõ về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra; 2) Về mặt ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh; người phạm tội biết tài sản mà mình chiếm đoạt đang có người quản lý, không phải là tài sản của mình nhưng vẫn muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Chương 2 ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC 2.1. Đường lối xử lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam. 2.1.1. Phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không có các tình tiết định khung hình phạt Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, theo đó, thì không phải mọi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là hành vi phạm tội. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác chỉ cấu thành tội phạm khi tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên. Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng, thì phải kèm theo một trong ba điều kiện sau: 1) Gây hậu quả nghiêm trọng; 2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; 3) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2.1.2. Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt a) Công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự: Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự, công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 1) Hành hung để tẩu thoát; 2) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; 3) Tái phạm nguy hiểm; 4) Gây hậu quả nghiêm trọng. b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự: Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự, công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 1) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 2) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. c) Công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật hình sự Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật hình sự, công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: 1) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 2) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 2.1.3. Hình phạt bổ sung Theo khoản 5 Điều 137 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng. 2.2. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp giật tài sản. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp tài sản Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản Chương 3 THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 3.1. Thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 3.1.1. Thực tiễn xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản a) Số án sơ thẩm phải giải quyết hằng năm của các cấp Tòa án Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, từ năm 2005 đến hết năm 2009, tổng số vụ công nhiên chiếm đoạt tài sản trên toàn quốc đã được các cấp tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm là 531 vụ với 929 bị cáo (bình quân 1 vụ có 1,72 bị cáo); trung bình mỗi năm xét xử sơ thẩm 106,2 vụ với 184 đối tượng. Trong số đó, thụ lý mới 518 vụ với 879 bị cáo (bình quân 1 vụ có 1,70 bị cáo); trung bình mỗi năm thụ lý mới 103,6 vụ với 175,8 bị cáo; số cũ của năm trước chuyển sang năm sau là 13 vụ với 41 bị cáo, bình quân 1 năm số cũ còn lại là 2,6 vụ với 8,2 bị cáo (trung bình 3,15 bị cáo/1 vụ). b) Số án đã giải quyết Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 426 vụ với 695 bị cáo - bình quân mỗi năm đưa ra xét xử sơ thẩm 85,2 vụ với 139 bị cáo (trung bình 1,63 bị cáo/1 vụ), còn lại 42 vụ với 90 bị cáo - bình quân 8,4 vụ với 18 bị cáo (trung bình 2,14 bị cáo/1 vụ). Các cấp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ xét xử 05 vụ với 7 bị cáo (trung bình 1,4 bị cáo/1 vụ) - bình quân mỗi năm 1 vụ với 1,4 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để tiến hành điều tra lại 58 vụ với 128 bị cáo và bình quân trong 05 năm là 11,6 vụ với 25,6 bị cáo (trung bình 2,21 bị cáo/ 1 vụ án); trong số đó, án điểm, xét xử lưu động là 14 vụ (bình quân mỗi năm 2,8 vụ) số còn lại được tiến hành xét xử tại trụ sở của Tòa án. c) Về các tình tiết phản ánh trong cấu thành tội phạm Qua nghiên cứu một số vụ án đã được các cấp Tòa án xét xử thời gian qua có thể phân tích, đánh giá và khái quát về một số biểu hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau: Hành vi phạm tội có xu hướng biến đổi, phần lớn thường gắn với các mối quan hệ từ trước giữa người phạm tội và nạn nhân, thường là trước đó chủ tài sản có vay nợ nên sau đó, người phạm tội đã giữ tài sản để đòi nợ, xiết nợ hoặc sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, tấn công người khác và lợi dụng lúc nạn nhân không có điều kiện quản lý tài sản mà thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt. Về hậu quả, phần lớn người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị trên định mức Bộ luật hình sự quy định là tội phạm (từ 500.000 đồng trở lên và từ ngày 01/01/2010 từ 2.000.000 đồng trở lên); rất ít vụ chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới định mức Bộ luật hình sự quy định và nằm trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự. Về lỗi, động cơ và mục đích, người phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp và chủ thể của tội phạm thường là người đã thành niên, phần lớn trong lứa tuổi từ 20 - 50. 3.1.2. So sánh thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm và các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu Với các tội phạm nói chung Với các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu 3.1.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân a) Những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, có sự nhận thức không thống nhất về các quy định của pháp luật hình sự trong thực tiễn áp dụng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Thứ hai, trong một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa phân biệt một hành vi đã cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay vi phạm pháp luật khác và không phải bị xử lý về hình sự đã dẫn đến hình sự hóa một số hành vi không phải là tội phạm hoặc bỏ lọt tội phạm. Thứ ba, công tác điều tra, truy tố, xét xử còn một số tồn tại, hạn chế, vẫn còn tình trạng hồ sơ vụ án phải trả lại để điều tra bổ sung. Thứ tư, công tác phòng ngừa, đấu tranh và chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chưa tương xứng với thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trong khi tiềm lực đầu tư cho công tác này được chú trọng hơn trước; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự còn hạn chế nên tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng; tính chất, mức độ phạm tội ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng xảo quyệt. b) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, pháp luật hình sự điều chỉnh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chưa hoàn thiện, thiếu thống nhất, đồng bộ, chậm pháp điển hóa từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử để nhận thức thống nhất về tội phạm này. Thứ hai, khái niệm tài sản trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng và các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung không đồng nhất với khái niệm tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự. Thứ ba, khái niệm chủ tài sản cũng là một vấn đề hiện chưa được làm rõ trong các quy định của pháp luật. Thứ tư, việc không quy định các tình tiết: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp là những tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự là không phù hợp với thực tiễn xét xử. 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự để pháp điển hóa về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử Thứ nhất, hoàn thiện quy phạm định nghĩa về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; khái niệm chiếm đoạt tài sản; khái niệm người quản lý tài sản; khái niệm tài sản trong Bộ luật hình sự. Thứ hai, sớm sửa đổi, bổ sung Điều 137 Bộ luật hình sự để khắc phục điểm không hợp lý, những vướng mắc, bất cập như đã phân tích ở phần trên. Thứ ba, trên cơ sở Điều 137 của Bộ luật hình sự, các cơ quan tư pháp trung ương cần phối hợp hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu. 3.2.2. Tăng cường hướng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Thứ nhất, tăng cường vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp trung ương trong hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; chú trọng hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử và giải thích nội dung, tinh thần của các quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến từng loại tội phạm nói chung và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng. Thứ hai, nâng cao tính chủ động trong phát hiện và tham mưu, đề xuất của các cơ quan bảo vệ pháp luật, những cán bộ làm công tác thực tiễn đối với những vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; kịp thời phát hiện những hành vi, động thái, âm mưu, thủ đoạn, diễn biến mới của tình hình tội phạm, phát hiện tồn tại, hạn chế và vấn đề mới phát sinh để đề xuất các cơ quan tư pháp trung ương trong hướng dẫn, áp dụng thống nhất pháp luật. Thứ ba, nội dung hướng dẫn, giải thích cần tập trung vào các vấn đề có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu và đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như đã đề xuất phần trên; kịp thời tháo gỡ, đưa ra các giải pháp xử lý cho các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề chưa được quy định rõ hoặc những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến định tội danh cũng như áp dụng khung hình phạt. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật hình sự và đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản a) Tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bảo đảm đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Một là, chủ động tấn công truy quét, phát hiện và xử lý các đối tượng có hành vi phạm tội tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; nắm vững từng đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, có nhân thân không tốt, nhất là các đối tượng đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, những đối tượng lười lao động, thích hưởng thụ để kịp thời phát hiện các hành vi phạm tội. Hai là, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý nghiêm minh, có hiệu quả với các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xử lý đúng người, đúng tội, bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ; chủ động phát hiện những âm mưu, phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, từ đó phát hiện, đề xuất các giải pháp mới trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này. b) Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản Một là, chủ động phòng ngừa tội phạm, loại trừ các điều kiện khách quan và chủ quan dễ làm cho tội phạm nảy sinh, không để cho đối tượng có điều kiện phạm tội; nâng cao ý thức của chủ tài sản, các gia đình trong tự bảo quản, trông coi và bảo vệ tài sản, không để xảy ra sơ hở, tạo ra điều kiện, hoàn cảnh để người phạm tội có thể lợi dụng để thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hai là, tăng cường công tác giám sát, phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể xã hội cũng như sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Cần nghiên cứu, mở rộng và phát huy vai trò, hiệu quả của các đội dân phòng tự nguyện, các tổ liên gia tự quản, các tổ dân phố, các đội thanh niên cờ đỏ, các mô hình câu lạc bộ phòng chống tội phạm. Ba là, sớm tổng kết việc thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2001 - 2010, xây dựng Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2010 - 2020 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới, qua đó tổng kết, nhân rộng những mô hình đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả; bổ sung những giải pháp mới, không quy định những giải pháp không mang lại hiệu quả thiết thực; xác định cụ thể trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân trong công tác này, trong đó các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giữ vai trò nòng cốt. Bốn là, tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm, lấy phòng ngừa làm chính, đầu tư nguồn lực con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tương xứng với công tác đấu tranh, phát hiện và xử lý tội phạm thời gian qua; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân để họ nhận thức được lỗi lầm của mình, phấn đấu vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội. Năm là, cần đưa kế hoạch phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lãnh thổ của từng ngành, từng cấp, từng địa phương với những tiêu chí cụ thể kèm theo là hệ thống các quan điểm, giải pháp cụ thể làm cơ sở để đề xuất cơ quan có thẩm quyền bố trí nguồn lực tương xứng cho công tác phòng ngừa, đấu tranh và chống tội phạm. Sáu là, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường hơn nữa công tác nghiệp vụ, nắm chắc tình hình từng địa bàn, từng loại đối tượng liên quan, từ đó với chức năng, nhiệm vụ của mình kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách phòng ngừa, đấu tranh và xử lý đối với tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, có tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. c) Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng như hành vi, phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm này trong điều kiện mới Một là, tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh và chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng như chính sách, đường lối xử lý, qua đó làm rõ nội dung, phương thức, hành vi, thủ đoạn phạm tội của tội phạm này; coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của từng cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân; phải làm cho các tổ chức đoàn thể xã hội, gia đình và nhân dân thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đấu tranh chống lại các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để công tác này đi vào chiều sâu, đến với các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và miền núi. Về nội dung, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng chống tội phạm, các quy định của Bộ luật hình sự và đường lối xử lý về hình sự đối với các loại tội phạm, về các phương thức, thủ đoạn phạm tội. Về phương pháp, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cán bộ, công chức trong tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật cho công dân trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý; phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí trong công tác này. Về hình thức, cần đặc biệt chú trọng các hình thức mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân như sinh hoạt các Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tuyên truyền qua xét xử lưu động, qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến thông qua các sinh hoạt văn hóa, cộng đồng. Ba là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông trong thông tin, giới thiệu, truyền thông về các vụ án và quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tăng thời lượng thông tin trên các chuyên trang, chuyên mục Nhà nước và pháp luật về các vụ án còn có ý kiến khác nhau, bảo đảm tranh luận dân chủ, công khai, phát huy trí tuệ của các luật gia, các nhà thực tiễn. d) Nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và cán bộ làm công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ hơn nữa trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Một là, các cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ pháp luật, đặc biệt là những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử phải nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các yêu cầu về chính trị, pháp luật và nghĩa vụ. Trong quá trình áp dụng pháp luật cần đặc biệt chú trọng giữ bí mật công tác, vận dụng pháp luật một cách sáng tạo, linh hoạt, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương, tránh biểu hiện pháp lý thuần túy để mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật. Hai là, làm tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên bảo đảm đủ về số lượng, chú trọng chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ này theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, đủ về tiêu chuẩn chuyên môn, vững vàng về phẩm chất chính trị, có tinh thần phục vụ, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và phòng ngừa tội phạm trong sạch, vững mạnh, có quan điểm đúng đắn, thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm nền tảng, tuân thủ công lý, bảo đảm pháp chế XHCN; tăng cường quản lý, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo lập và củng cố niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật và cán bộ thi hành pháp luật, để mỗi cơ quan, cán bộ đều là chuẩn mực của ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật. đ) Tăng cường công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân cũng như những người mới ra tù, mãn hạn tù, chống kỳ thị về hành vi phạm tội để người phạm tội yên tâm làm ăn, trở về cuộc sống lương thiện Một là, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân, người bị kết án, chú trọng trừng trị với giáo dục, đào tạo nghề cho phạm nhân để họ nhận thức được những sai phạm của mình, nhận ra lỗi lầm, có tay nghề tốt để sau khi ra tù có thể tích cực tham gia các hoạt động lao động sản xuất tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050000397_6669_2009895.pdf
Tài liệu liên quan