Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự Việt Nam

Các công trình nghiên cứu này hoặc chỉ mới phân tích rất khái quát những vấn đề lý

luận và thực tiễn của tội mua bán trẻ em mà chưa đề cập đến tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ

em (nếu có thì cũng chỉ mới dừng lại ở việc trình bày một cách chung chung về đặc điểm các yếu

tố cấu thành tội phạm; các hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS.). Bên cạnh đó,

đối với tội mua bán trẻ em chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và thường theo

hướng nghiên cứu chung với tội mua bán phụ nữ, phân tích một số đặc điểm về tình hình tội

phạm, nguyên nhân và nêu ra các biện pháp đấu tranh phòng ngừa. Chưa có một công trình nào

nghiên cứu tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em một cách độc lập, toàn diện và có hệ

thống dưới góc độ luật hình sự.

pdf11 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự Việt Nam Lê Việt Hà Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Trình bày các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước có điều kiện giống Việt Nam về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Đánh giá thực trạng về tình hình tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong những năm gần đây và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội danh này. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự trong đấu tranh phòng, chống Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em Keywords: Luật hình sự; Mua bán trẻ em; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nghiên cứu về xã hội và quy luật phát triển của xã hội, Các Mác đã khẳng định rằng tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công dân đang lớn lên. Chính vì vậy mà việc chăm lo và bảo vệ trẻ em từ lâu đã là mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế và từng quốc gia trên thế giới. Ngày 20 tháng 11 năm 1959, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua “Tuyên ngôn về quyền trẻ em”. Tinh thần cơ bản của tuyên ngôn là “loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có” [21]. Ở Việt Nam, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Nhà nước ta luôn luôn đặt ưu tiên hàng đầu chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em, là một trong những quốc gia sớm ký kết, tham gia vào các Công ước, Nghị định thư của Liên hợp quốc về chống buôn bán người. Bộ luật Hình sự năm 1999 là một trong những công cụ hữu hiệu nhất góp phần đắc lực trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, trong những năm qua và hiện nay, trẻ em đang trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người - một trong những tội phạm nguy hiểm, gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thế giới, buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em là ngành công nghiệp tội phạm lớn thứ hai, chỉ sau buôn bán ma tuý và ngày càng phát triển nhanh chóng. Nó không chỉ là hiểm họa an ninh xã hội của mỗi quốc gia mà từ lâu đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Trong thời gian qua, nạn buôn bán trẻ em đang ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp và mang tính toàn cầu. Những trẻ em vô tội trên khắp hành tinh trong đó có nhiều trẻ em Việt Nam đã và đang trở thành nạn nhân của các tổ chức, đường dây buôn bán người hoạt động xuyên quốc gia, có sự cấu kết giữa các đối tượng trong nước với nước ngoài, giữa châu lục này với châu lục khác. Bên cạnh đó, tình trạng đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, trẻ sơ sinh ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Ở một số địa phương như Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu..., bọn tội phạm còn lợi dụng đêm tối, sơ hở của gia đình nạn nhân và lực lượng chức năng, tổ chức tấn công, cướp, chiếm đoạt trẻ em bán ra nước ngoài. Pháp luật Hình sự Việt Nam từ khi được pháp điển hoá lần thứ nhất năm 1985 đã quy định Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em tại Điều 149, Chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên. Đến lần pháp điển hoá thứ hai, trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã đưa tội này về Chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người với tên tội danh là Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120. Việc quy định Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Bộ luật Hình sự đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc phòng, chống nạn buôn bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Tuy nhiên, về mặt lập pháp, điều 120 của Bộ luật Hình sự 1999 còn nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Điều luật không đưa ra định nghĩa về các hành vi mua bán trẻ em, một số tình tiết quy định tại Điều 120 BLHS năm 1999 chưa được hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn...Chính vì vậy, việc xem xét sửa đổi Điều 120 là một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi BLHS năm 1999 của Quốc hội Khóa XII. Cho đến nay thực sự chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tội danh này một cách thấu đáo trên mọi bình diện của nó, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc trình bày đặc điểm các yếu tố cấu thành tội phạm, các hình phạt, nội dung các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc mới chỉ nghiên cứu riêng lẻ hành vi mua bán trẻ em (cùng với hành vi mua bán phụ nữ) mà chưa có sự đi sâu nghiên cứu để phân tích, tìm hiểu và đưa ra những kiến giải pháp lý đối với các tội đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em... Vì vậy, việc nghiên cứu Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em một cách độc lập và toàn diện để làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, góp phần hoàn thiện Bộ luật Hình sự đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em nói riêng là hết sức quan trọng. Đây cũng là luận chứng cho việc học viên lựa chọn đề tài: “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp của tình hình mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, đặc biệt là tình hình mua bán trẻ em, đã có nhiều công trình khoa học, sách báo pháp lý chuyên ngành nghiên cứu về loại tội phạm này (chủ yếu là tội mua bán trẻ em) như: Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Luận văn Thạc sĩ luật học, (2006) của Nguyễn Quyết Thắng, nghiên cứu về tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trong những năm 2000 - 2006, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Một số vấn đề lý luận về tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em (Tạp chí Thông tin khoa học xét xử, số 3/2008) của Kim Long; Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em và công tác xét xử của ngành toà án nhân dân (Tạp chí Thông tin khoa học xét xử, số 3/2008) của Chí Hiếu; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khoa học như: "Điều tra tội phạm mua bán trẻ em qua biên giới của lực lượng cảnh sát nhân dân" của Phạm Đăng Quyền, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, năm 1999; Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về các tội mua bán phụ nữ, trẻ em và các kiến nghị về Luật Phòng, chống buôn bán người của Đặng Thị Thanh và Thực tiễn điều tra các vụ án về buôn bán phụ nữ, trẻ em - Một số kiến nghị về mặt lập pháp của Phạm Văn Hùng tại Hội thảo đề xuất xây dựng Luật phòng chống buôn bán người, năm 2007... Các công trình nghiên cứu này hoặc chỉ mới phân tích rất khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội mua bán trẻ em mà chưa đề cập đến tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (nếu có thì cũng chỉ mới dừng lại ở việc trình bày một cách chung chung về đặc điểm các yếu tố cấu thành tội phạm; các hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS...). Bên cạnh đó, đối với tội mua bán trẻ em chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và thường theo hướng nghiên cứu chung với tội mua bán phụ nữ, phân tích một số đặc điểm về tình hình tội phạm, nguyên nhân và nêu ra các biện pháp đấu tranh phòng ngừa. Chưa có một công trình nào nghiên cứu tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em một cách độc lập, toàn diện và có hệ thống dưới góc độ luật hình sự. Luận văn được thực hiện trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010) đang trong quá trình soạn thảo. Để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn bán người ở nước ta và thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, Luật đã quy định tội buôn bán người trên cơ sở tội mua bán phụ nữ (Điều 119 - BLHS năm 1999) và tội mua bán trẻ em (tách từ Điều 120 - BLHS năm 1999). Như vậy, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 thì Điều 120 được sửa thành Tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em do tội mua bán trẻ em đã được tách ra để quy định tại Điều 119 - Tội buôn bán người. Mặc dù đã có những sửa đổi theo hướng tiến bộ và tiếp cận gần hơn với pháp luật quốc tế nhưng Điều 119 và Điều 120 trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để giải quyết thấu đáo hơn nữa. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999, trên cơ sở thực tiễn đấu tranh với tội phạm này đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn đặt ra cho mình các nhiệm vụ sau: - Làm rõ về mặt khoa học các dấu hiệu pháp lý của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; - Nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước có điều kiện giống Việt Nam về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.... - Đánh giá thực trạng về tình hình Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong những năm gần đây và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội danh này; - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự trong đấu tranh phòng, chống Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan đến Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, do được thực hiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 nên Luận văn đã tham khảo và cập nhật những thông tin trong quá trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (đã được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học..., những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự. Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn là: hệ thống, lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê... 5. Điểm mới của luận văn Đề tài là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu một cách có hệ thống về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em như: quá trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm này; khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng; trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội... - Bằng các chỉ số tội phạm học, nêu và đánh giá dược tình hình tội phạm và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Trong phạm vi nghiên cứu của mình, đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em nhất là trong giai đoạn hiện nay. - Về mặt lý luận, đề tài góp phần hoàn thiện nội dung quy định của Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999 đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự. - Về mặt thực tiễn, những đề xuất giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết quy định tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Bộ luật Hình sự Chương 2: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em References Tiếng Việt 1. Luật gia Hà Anh (2006), Chế tài hình sự đối với tội xâm hại trẻ em và người chưa thành niên phạm tội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 2. Bộ Công an (Văn phòng thường trực 130/CP (2006), Báo cáo số 429/BCA (VPTT 130/CP) ngày 22/12 Sơ kết thực hiện chương trình hành động chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2006, Hà Nội. 3. Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (2007), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 6. Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2002 (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ Tư pháp (2007), Tài liệu Hội thảo đề xuất xây dựng Luật Phòng, chống buôn bán người, Hải Phòng. 8. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo Đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em - Kiến nghị hướng hoàn thiện, Hà Nội. 9. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (tái bản lần thức nhất, 2003). 10. Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Lê Văn Cảm (1998), Luật Hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền - Những vấn đề hoàn thiện các quy định cơ bản của Phần chung, Nxb "Sáng tạo", Matxcơva. 12. Lê Văn Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 13. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Chính phủ (2008), Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Tài liệu trình Quốc hội), Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày -02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 18. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 19. Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Chí Hiếu (2008), "Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em và công tác xét xử của ngành toà án nhân dân", Thông tin khoa học xét xử, (3). 21. Liên hợp quốc (1959), Tuyên ngôn về quyền trẻ em, ngày 20/11 (Bản dịch tiếng Việt). 22. Liên hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em, ngày 25/11 (Bản dịch tiếng Việt). 23. Liên hợp quốc (2000), Công ước về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, ngày 17/6 (Bản dịch tiếng Việt). 24. Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, về bảo vệ trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, ngày 25/5 (Bản dịch tiếng Việt). 25. Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 15/11 (Bản dịch tiếng Việt). 26. Kim Long (2008), "Một số vấn đề lý luận về tội mua bán phụ nữ, trẻ em", Thông tin khoa học xét xử, (3). 27. Trần Văn Luyện (2000), Các Tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (Sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đinh Hạnh Nga (2003), "Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện hành", Khoa học, (4). 29. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học (tái bản lần thứ 12). 30. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Phần các tội phạm), Tập I, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 31. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, ngày 15/6, Hà Nội. 32. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, ngày 09/6, Hà Nội. 33. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, ngày 14/7, Hà Nội 34. Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê - Luật Hồng Đức) (2003), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (1998), Số chuyên đề về Luật Hình sự một số nước trên thế giới, Hà Nội. 36. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004 - 2010, ngày 14/7, Hà Nội. 37. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 16/2007/CT-TTg về tăng cường thực hiện Chương trình hành động phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, ngày 27/6, Hà Nội. 38. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg phê duyệt Quy chế tiếp nhận tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về, ngày 29/1, Hà Nội. 39. TANDTC (1975), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Tập 1, Hà Nội. 40. TANDTC (1986), Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11 của Hội đồng thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985, Hà Nội. 41. TANDTC (1990), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 42. TANDTC (2002), Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6 của Toà án nhân dân tối cao "Giải đáp các vấn đề nghiệp vụ", Hà Nội. 43. TANDTC (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5 hướng dẫn về tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp", Hà Nội. 44. TANDTC(2006-2008), Báo cáo sơ kết về việc thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (130/CP) của ngành Toà án nhân dân, Hà Nội. 45. Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2005), Sổ tay tuyên truyền luật pháp, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 46. Trịnh Tiến Việt (2003), "Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân & gia đình trong BLHS năm 1999", Khoa học pháp lý, (1). 47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 48. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2007), Bộ tài liệu tập huấn về phòng, chống buôn bán người, Hà Nội. 49. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1987), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Tập I, Nxb pháp lý, Hà Nội. CÁC TRANG WEB 50. 51. 52. 53. 54. 55.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050000101_6444_2009983.pdf
Tài liệu liên quan