Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu của địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ bổ sung vào vốn kiến thức pháp luật của tác giả về Tội sản

xuất, buôn bán hàng giả, góp phần làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán

hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự nhận thức sâu sắc về tác hại của hàng giả

trên thị trường hiện nay, về tầm quan trọng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội sản xuất, buôn bán

hàng giả; từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm đưa hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với

tội phạm này đi vào chiều sâu, phù hợp với tình hình mới, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi

cho cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh loại tội phạm này, góp phần làm ổn định sự phát triển

kinh tế của đất nước thúc đẩy xã hội phát triển

pdf11 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu của địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu của địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) Trương Văn Út Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60 38 01 04 Người hướng dẫn: TS. Chu Thị Trang Vân Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Một số vấn đề lý luận chung về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Nghiên cứu quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong Bộ luật hình sự hiện hành và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Một số giải pháp góp phần áp dụng có hiệu quả các quy định pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tội buôn bán hàng giả; Tội sản xuất hàng giả. Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Bằng các quy định pháp luật, Nhà nước ta đã thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Cùng với chủ trương mở cửa của Nhà nước, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, hàng chục nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trong cả nước, với đủ mọi loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... đã ra đời, thu hút được nguồn lực to lớn cả trong và ngoài nước vào công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Một trong những đặc điểm của nền kinh tế thị trường là đa dạng hóa các thành phần kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa được mở rộng tự do hơn Chính vì lẽ đó, thị trường hàng hóa nước ta ngày nay, bên cạnh sự đa dạng của hàng hóa sản xuất trong nước, còn hiện diện hầu hết sản phẩm nổi tiếng trên thế giới. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, sản phẩm do xã hội tạo ra phong phú hơn trước. Đây là thành quả mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, một vấn đề nhức nhối của xã hội mà chúng ta cần quan tâm là tình hình tội phạm ngày một gia tăng và có chiều hướng phức tạp, với nhiều thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn, đặc biệt là tội phạm kinh tế. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là một trong những tội phạm kinh tế đã gây nên những tác hại hết sức to lớn trên nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Trước hết nó gây nên những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước, cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cho cả người tiêu dùng. Tội phạm này còn tác động xấu đến môi trường cạnh tranh và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, làm giảm sút lòng tin của người tiêu dùng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Và điều đó làm cho các nhà đầu tư trong nước thiếu an tâm khi đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, hàng giả tại Việt Nam xuất hiện hầu như trong mọi lĩnh vực và bao gồm nhiều chủng loại hàng hóa. Hàng giả xuất hiện trong những mặt hàng hóa cao cấp, đắt tiền như vàng bạc, đá quý; trong hàng xa xỉ phẩm như nước hoa, mỹ phẩm, rượu ngoại hay trong cả các mặt hàng chuyên dùng như thuốc tân dược, thuốc trừ sâu, phân bón... Hàng giả có mặt từ mặt hàng ngoại nhập như điện tử, các mặt hàng công nghiệp... đến mặt hàng sản xuất trong nước như giày dép, vật liệu xây dựng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả còn tác hại xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài vào nước ta, làm giảm uy tín tiêu dùng hàng hóa thật trong lòng người tiêu dùng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thật. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước. Kinh tế tăng trưởng khá cao, bình quân hơn 11% một năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 54,3% GDP, công nghiệp-xây dựng chiếm 44,5% GDP, nông nghiệp chiếm 1,2% GDP, tăng dần tỉ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học-công nghệ cao; mô hình kinh tế tiếp tục được mở rộng, ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Tuy chỉ chiếm 0,6% về diện tích tự nhiên, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 8,56% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 58,33% khách du lịch quốc tế, 43,72% doanh thu du lịch, 27,9% kim ngạch xuất khẩu, 26% kim ngạch nhập khẩu, 22,4% giá trị gia tăng ngành công nghiệp, mức thu nhập bình quân của người dân năm 2011 bằng 2,4 lần so với bình quân đầu người của cả nước [41]. Thành phố Hồ Chí Minh được cho là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều trung tâm thương mại, chợ đầu mối, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, xí nghiệp sản xuất... Đây cũng là một trong những địa bàn rất nhạy cảm và năng động với hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra sôi động nhất trong cả nước. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng với chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã tạo cho Thành phố Hồ Chí Minh những bước phát triển mới. Các ngành hàng truyền thống cùng với những sản phẩm mới đã tạo nên một thị trường hàng hóa hết sức phong phú với các loại hàng hóa đa dạng, không những đáp ứng được nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân Thành phố mà còn góp phần cung cấp hàng hóa cho thị trường trong cả nước, cũng như tạo nên những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Mặc dù tình hình kinh tế cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, thách thức do bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế thế giới, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương tạo ra sản phẩm xã hội nhiều nhất nước, cụ thể tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong năm 2012 trên địa bàn thành phố ước đạt 595.375,6 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2011[23]. Tuy nhiên, lợi dụng những “kẽ hở” trong công tác quản lý kinh tế, xã hội và với mục đích thu lợi bất chính, các đối tượng phạm tội cũng đã tổ chức sản xuất và đưa vào lưu thông khá nhiều hàng giả, với đủ các chủng loại cả về nhãn hiệu và chất lượng, từ hàng tiêu dùng bình thường đến các loại đồ dùng thiết yếu, kể cả thuốc chữa bệnh, phân bón... Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và thu được những kết quả nhất định, góp phần ngăn chặn tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, bảo vệ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lợi ích của Nhà nước, của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả cũng còn những mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ những quy định của Luật Hình sự Việt Nam và đối chiếu với thực trạng điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này trên một địa bàn trọng yếu như Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là một vấn đề cấp thiết để góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các cơ sở sản xuất kinh doanh và lợi ích của nhân dân, tạo môi trường lành mạnh để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)" làm Luận văn thạc sỹ Luật học. Đề tài sẽ góp phần làm rõ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của BLHS Việt Nam; thực trạng điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu Đây là một đề tài không mới trong hệ thống khoa học pháp lý hình sự nhưng lại luôn là đề tài có tính thời sự nên nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu. Đã có một số Công trình nghiên cứu khoa học tiếp cận đề tài dưới các góc độ khác nhau liên quan đến tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả trong phạm vi và đối tượng đấu tranh cụ thể, nhất định. Các công trình đó tập trung nghiên cứu sâu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học, đề cập đến những vấn đề cụ thể như: thực trạng công tác tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ hay tập trung phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội, thực trạng, diễn biến của tình hình tội phạm này trong một giai đoạn nhất định Có thể kể đến một số công trình như: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, Khóa luận tốt nghiệp đại học “Tổ chức hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP. Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” của tác giả Võ Thị Thu Lan - TP. Hồ Chí Minh -2007, Chuyên đề “Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả” của tác giả Nguyễn Đình Chiến - Cục Cảnh sát kinh tế - 2003, Luận văn Thạc sỹ Luật học "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam" của tác giả Mai Thị Lan - 2008. Các công trình nêu trên đã đóng góp vào hệ thống khoa học pháp lý hình sự những giá trị lý luận và thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, các công trình đó chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả" dưới góc độ pháp lý hình sự, nên chưa đưa ra những kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này. Quá trình nghiên cứu đề tài này, Tác giả cũng đã tiếp thu, kế thừa những điểm phù hợp từ các công trình nghiên cứu trước đó để làm sáng tỏ khía cạnh hình sự của đề tài. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả qua các thời kỳ; nghiên cứu phân tích làm rõ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại BLHS hiện hành; nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với loại tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012, để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có một số giới hạn về phạm vi nghiên cứu như sau: - Về đối tượng và địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo các Điều 156, 157, 158 BLHS năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định tại Chương XVI: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Đề tài nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này trong những năm gần đây trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Về số liệu thống kê: Đề tài được nghiên cứu, khảo sát dựa trên số liệu về thụ lý điều tra, truy tố, xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 5 năm (từ 2008 đến 2012) của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lênin. Các phương pháp này được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu của Luận văn. 5. Ý nghĩa việc nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này sẽ bổ sung vào vốn kiến thức pháp luật của tác giả về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, góp phần làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự nhận thức sâu sắc về tác hại của hàng giả trên thị trường hiện nay, về tầm quan trọng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả; từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm đưa hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này đi vào chiều sâu, phù hợp với tình hình mới, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh loại tội phạm này, góp phần làm ổn định sự phát triển kinh tế của đất nước thúc đẩy xã hội phát triển. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Đề tài được kết cấu thành 3 chương nội dung như sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Chương 2. Quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong BLHS hiện hành và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Chương 3. Một số giải pháp góp phần áp dụng có hiệu quả các quy định pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công an (2008), Kỷ yếu Hội thảo khoa học phòng chống tội phạm truyền thống và tội phạm phi truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 01/4/2011 về việc hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan, www.luatvietnam.com.vn. 3. Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường (2000), Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT -BTM -BTC -BCA -BKHCNMT ngày 27/4/2000 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. 4. Nguyễn Mai Bộ (2010), Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của phần chung, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. 6. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung) (sách chuyên khảo sau đại học), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 7. Ngọc Chinh (2007), “Gian nan cuộc chiến chống hàng gian, hàng giả”, Báo Thanh niên số ra ngày 02/02/2007. 8. Chính phủ (2006), Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp. 9. Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 quy định về nhãn hiệu hàng hóa, www.luatvietnam.com.vn. 10. Chính phủ (2013), Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất buôn bán hàng giả. 11. Chính phủ (1997), Nghị định số 57/CP ngày 31/5/1997 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường chất lượng hàng hóa. 12. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh doanh kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 13. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình luật Hình sự, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội. Tr. 108, 144-145. 14. Đinh Bích Hà (1998), “Số chuyên đề về luật hình sự của một số nước trên thế giới”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Hà Nội. 15. Thúy Hải (2010), “Sản xuất và kinh doanh hàng giả - ngày càng tinh vi, phức tạp”, www.sggp.org.vn/thitruongkt/2010/9/236870. 16. Nguyễn Phong Hòa (2005), Tội phạm kinh tế và hoạt động phòng, chống tội phạm kinh tế của lực lượng CSND trong tình hình mới, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội. 17. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, trang 110. 18. Nguyễn Trường Giang, Lý Thế Hoa, Phạm Đình Xinh (2008), Hàng thật, hàng giả- Cách phân biệt và chống hàng giả, Nhà xuất bản lao động- xã hội, Hà Nội. Tr,77. 19. Hội đồng Bộ trưởng (1983), Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 về xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. 20. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả, www.luatvietnam.com.vn. 21. Hội đồng Nhà nước (1976), Sắc luật số 03.SL ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt. 22. Hội đồng Nhà nước (1982), Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN7 ngày 10/7/1982 về trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. 23. Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2012. 24. ừ chối nhận hàng sau ba năm tạm giữ/20507702/88/. 25. Thanh Loan (2009), “Vấn nạn hàng giả, hàng nhái”, Diễn đàn doanh nghiệp, thuế Nhà nước, Tr.35. 26. Nguyễn Đức Mai (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Phần các tội phạm), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Tùng Nguyên (2012), “Hàng giả hại người, phá hoại kinh tế”, 28. NVT/NTH (2012), “Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thực trạng và một số giải pháp”, 29. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 và sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Quốc hội (1998), Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1985, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội. 31. Quốc hội (2012), Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội. 32. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Quốc hội (2009), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, bổ sung năm 2009, www.luatvietnam.com.vn. 34. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội. 35. Quốc hội (2011), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 36. Quốc hội (2008), Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, www.luatvietnam.com.vn. 37. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp nước CHXHCN Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn. 38. Quốc hội (2012), Luật đo lường, Nhà xuất bản Lao động. 39. Quốc triều hình luật (1992), Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội. 40. Tạp chí dân chủ và pháp luật (2005), số chuyên đề về luật hình sự một số nước trên thế giới, Hà Nội. 41. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 20-NQ/TW khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. 42. Thủ tướng Chính phủ (1999), Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, www.luatvietnam.com.vn. 43. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị 28/2008-CT/TTg ngày 08/9/2008 về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng. 44. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 160/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 về phê duyệt chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước, phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm 2020. 45. Tòa án nhân dân tối cao (1989), Nghị quyết số 01/1989/NQ-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, Hà Nội. 46. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Nghị quyết số 01/1998/NQ-HĐTP ngày 21/9/1998 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư, Hà Nội. 47. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, Hà Nội. 48. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25/12/2001 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999. 49. Tòa án nhân dân TP.HCM (2012), Tham luận Hội nghị khảo sát ý kiến sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự. 50. Tòa án nhân dân TP.HCM (2012), Bản án số 143/2012/HSST ngày 16/5/2012. 51. Ủy ban khoa học Nhà nước, Bộ Thương mại và du lịch (1991), Thông tư liên bộ số 1254- TTLB ngày 08/11/1991. 52. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Cáo trạng số 11/VKSNDTC-V1B ngày 10/9/2007. 53. Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM (2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ 2008 đến 2012. 54. Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM (2012), Báo cáo tổng kết công tác các năm từ 2008 đến 2012 về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050002687_6402_2009927.pdf
Tài liệu liên quan