Kinh nghiệm xã hội là những kinh nghiệm được hình thành và tồn tại trong các
mối quan hệ giữa các cá thể cùng sống trong xã hội đương thời. Đó là những kinh
nghiệm của xã hội được hình thành từ các lĩnh vực khác nhau. Tri thức khoa học về tự
nhiên, xã hội và nhân văn, kinh nghiệm ứng xử giữa người với người, giữa người với
thế giới tự nhiên,.là các biểu hiện của kinh nghiệm xã hội.
Sự tích lũy các kinh nghiệm xã hội trong quá phát triển xã hội hình thành nên kinh
nghiệm lịch sử. Kinh nghiệm lịch sử là dấu hiệu đặc trưng tạo ra sự khác biệt giữa con
người và động vật.
Kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm xã hội kết hợp với nhau tạo thành kinh
nghiệm văn hóa.
16 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Đề tài Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thỏa mãn
trong thực tế; “cái siêu tôi”, xuất hiện vào lúc con người được 5 tuổi, là lực lượng đối
lập kìm hãm sự thỏa mãn của cái tôi. Ông đã có công đóng góp to lớn trong lĩnh vực
tâm lý, đã đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời
sống con người, đưa ra một số cơ chế tâm lý như: cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc
cảm,... nhưng do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức, Sigmund Freud đã không thấy được
bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất xã hội-lịch sử của các hiện
tượng tâm lý người.
Tâm lý học hành vi do John Watson sáng lập,ông lại đi sâu nghiên cứu về hành vi,
ông xem hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể người trước kích thích của môi
trường bên ngoài. Theo ông mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một
trong 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong,hành vi bên trong, hành vi tự
động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Mọi việc con người làm kể cả suy
nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này. Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành
vi của động vật và người bị giản đơn hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử
động đó với tính cách là “một cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích
nghi với môi trường để đảm bảo sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi
đều phải tuân theo công thức S – R (Trong đó S là kích thích, R là phản ứng). Với
công thức S – R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều khiển hành
vi động vật và con người. Ông lấy nguyên tắc “thử – sai” làm nguyên tắc khởi thuỷ
điều khiển hành vi. Watson cũng cho rằng, tâm lý học với tư cách là khoa học về khoa
học về hành vi có trách nhiệm vứt bỏ toàn bộ các thuật ngữ của tâm lý học cấu trúc và
tâm lý học chức năng như ý thức, trạng thái và quá trình ý thức, lý trí và hình ảnhDo
lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý
học lần đầu tiên có dáng dấp tâm lý học khách quan. Ông dường như đã gạt bỏ khái
P a g e | - 2 -
niệm ý thức ra khỏi tâm lý ra khỏi tâm lý học, ông còn đồng nhất hành vi con người
với hành vi động vật.
Mãi tới đầu thế kỷ XX, khi Tâm lý học hoạt động (Tâm lý học Mác xít) ra đời,
những chân lý khoa học đầu tiên mới lần lượt được kiểm chứng. Đây là cột mốc đánh
dấu một chuyển biến cách mạng trong lịch sử tâm lý học. Quan điểm của Tâm lý học
Mác xít trên nền tảng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý, ý thức con người, đồng thời cũng vạch ra
đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý. Chính vì thế,
Tâm lý học Mác xít còn được gọi là “Tâm lý học hoạt động”.
Trường phái này được xây dựng và phát triển mạnh m ở Liên Xô và các nước
Đông u cũ với tư cách là trường phái tâm lý học chủ yếu, trụ cột của nền tâm lý học
Xô Viết. Tâm lý học hoạt động ghi nhận sự đóng góp tiêu biểu của các nhà tâm lý học
nổi tiếng Xô Viết lúc bấy giờ như: X.L Rubinstein (19 -1960), A.N. Leonchiev
(1903-1979), A.R. Luria; L.X Vygotsky (1896-1934)
Dòng tâm lý này chủ trương:
Con người là tồn tại xã hội, lịch sử, lý trí, lao động và phạm trù hoạt động có
vai trò to lớn, quan trọng trong nền tâm lý học Mác xít. Hoạt động là chìa khóa tìm
hiểu, đánh giá, hình thành và điều khiển tâm lý.
Về ý thức: được sản xuất bởi các mối quan hệ xã hội giữa con người với thế
giới xung quanh.Ý thức được tạo bởi tồn tại xã hội cuộc sống thực, các quan hệ thực
của con người. Chính ý thức là tổ thành của cuộc sống, hoạt động giao lưu tạo ra tâm
lý, ý thức và ngôn ngữ.
Tâm lý học Mác xít phân tích sự phát triển của tâm lý qua 1 giai đoạn: bào thai,
sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng,thiếu niên, trưởng thành, trung niên và già lão.
Bài biết đi sau “phân tích và chứng minh những cơ chế hình thành và phát triển
các hiện tượng tâm lý người” để qua đó hiểu hơn về cơ chế hình thành và phát triển
các hiện tượng tâm lý người.
P a g e | - 3 -
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:NGUỒN GỐC TÂM LÝ CON NGƢỜI
1.1. Triết học và tâm lý học?
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người,
thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với
chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ .
Thuật ngữ Tâm lý học xuất phát từ hai từ gốc La tinh là “Psyche” (linh hồn, tâm
hồn) và “Logos” (khoa học). Vào khoảng thế kỷ XVI, hai tù này được đặt cùng nhau
để xác định một vấn đề nghiên cứu, “Psychelogos” nghĩa là khoa học về tâm hồn. Đến
đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ “Tâm lý học” (Psychology) được sử dụng phổ biến hơn và
được hiểu như là khoa học chuyên nghiên cứu về hiện tượng tâm lý. Người nghiên cứu
ngành khoa học này được gọi là nhà Tâm lý học.
Có người cho rằng, Triết học là “khoa học của mọi khoa học”, điều này chưa thật
chính xác. Tuy nhiên, Tâm lý học có nguồn gốc từ Triết học. Vì thế muốn tìm hiểu
những tư tưởng làm tiền đề, nền tảng cho sự phát triển của Tâm lý học cần phải có cái
nhìn tổng quan và hệ thống các tư tưởng của những nhà Triết học.
Tâm lý người là một hiện tượng về tâm lý của con người xảy ra khi họ phản ứng
lại với các hiện tượng xã hội. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiện tượng tâm lý
con người. Mỗi một nhà nghiên cứu xã hội, và một nhà tâm lý học đều có những quan
điểm riêng của mình về tâm lý con người trong sự phát triển của xã hội. Theo quan
điểm duy tâm của các nhà nghiên cứu theo trường phái duy tâm cho rằng: Tâm lý con
người không phải do bản thân người đó tạo ra, mà tâm lý của một người được thượng
đế xác tạo ra và nhập vào con người. Qua đó các nhà nghiên cứu cho rằng tâm lý
người không bị phụ thuộc bởi các yếu tố khách quan bên ngoài, đặc biệt là điều kiện
sống, môi trường sống của họ không ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Theo quan điểm
duy vật tầm thường của các nhà khoa học, và tâm lý học theo trường phái này lại định
nghĩa rằng: Tâm lý con người, hay tâm hồn con người được cấu thành từ vật chất, một
thực thể hiện hữu, và do một vật chất cụ thể tạo ra. Từ đó họ đồng nhất và đưa ra quan
điểm về tâm lý người là sự đồng nhất của vật lý, sinh lý và tâm lý với nhau. Và họ phủ
nhận bản chất xã hội của tâm lý, họ cho rằng tâm lý người mang bản chất cá nhân chứ
không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội bên ngoài, họ phủ nhận đi tích tích cực và
năng động của tâm lý, ý thức con người.
1.2. Các trƣờng phái tâm lý:
1.2.1. Tâm lý học thời cổ đại:
Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ đã có những biểu hiện chứng tỏ con người
có quan niệm về sự tồn tại của “hồn” “phách” sau cái chết của thể xác. Những bộ Kinh
của Ấn Độ thời cổ đại đã đề cập đến “hồn” và cũng đã có những nhận xét về tính chất
của “hồn”. Ngoài ra, một số học thuyết thời cổ đại cũng đề cập đến tâm tính của con
người. Đó là những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý.
Học thuyết m Dương-Ngũ Hành cùng với các tác gia tiêu biểu của Trung Quốc
cũng đã đóng góp những ý tưởng sơ khai cho sự phát triển của Tâm lý học. Khổng Tử
(551-479 TCN) và các học trò tiêu biểu của mình cũng đã nói đến chữ “Tâm”. Tính
“Thiện” xuất phát từ “Tâm” mà khi sinh ra ai cũng có. “Tâm” chi phối đời sống tâm lý
P a g e | - 4 -
và hành vi của con người. Nhân tướng học cũng cho rằng “tướng tùy tâm sinh, tướng
tùy tâm diệt”. Qua những chi tiết trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng từ xa xưa con
người đã nhận biết vai trò và tác động của yếu tố tâm lý đối với đời sống.
1.2.2.Tâm lý người theo quan điểm của Triết học duy tâm:
Hệ tư tưởng duy tâm cho rằng “linh hồn” của con người là do các lực lượng siêu
nhiên như Thượng Đế, Trời, thần thánh tạo ra. Linh hồn là cái có trước, còn thế giới
vật chất là cái có sau.
Nhà triết học duy tâm cổ đại Platon (4 8-348) cho rằng, tâm hồn là cái có trước,
thực tại là cái có sau và tâm hồn do Thượng Đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong
đầu, tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc, tâm hồn khát vọng
nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ.
D. Hium (1811- 1916), một nhà duy tâm thuộc trường phái bất khả tri cho rằng thế
giới là những kinh nghiệm chủ quan, con người không thể nhận biết được tồn tại
khách quan và phủ nhận cơ sở vật chất của sự vật.
1.2.3. Tâm lý người theo quan điểm của Triết học duy vật
Người và động vật đảm nhiệm chức năng dinh dưỡng, vì thế còn được gọi là tâm
hồn dinh dưỡng. Tâm hồn động vật đều có ở người và động vật, đảm nhiệm chức năng
cảm giác, vận động, vì thế còn được gọi là tâm hồn cảm giác. Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở
người hay còn được gọi là tâm hồn suy nghĩ. Đại diện của quan điểm duy vật với tâm
lý con người còn phải kể đến tên tuổi của các nhà triết học như: Talet, Heraclit,
Democrit, Socrate. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà Triết học trên thuộc trường phái
duy vật sơ khai chất phát.
1.2.4. Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước:
Trong suốt thời kỳ “đêm trường trung cổ”, Tâm lý học mang tính huyền bí. Tri
thức và các tư tưởng tiến bộ bị kìm hãm và thay vào đó là sự thống trị của nhà thờ và
tu viện. Vì thế, các tư tưởng ở giai đoạn này mang nặng tính “kinh viện”:
Triết học duy vật cho rằng: tâm lý, tâm hồn là một, tâm lý gắn với thể xác. Tâm lý,
tâm hồn đều cấu tạo từ vật chất. Người đầu tiên bàn về tâm hồn là Arixtốt (384-322
TCN). Aristotle cho rằng, tâm hồn gắn liền với thể xác. Có 3 loại tâm hồn: tâm hồn
thực vật, tâm hồn động vật và tâm hồn trí tuệ. Tâm hồn thực vật có cả ở
Đến thế kỷ XII, René Descartes (1596-165 ) cho rằng tâm hồn và vật chất là hai
thực thể song song tồn tại, không thể biết được tâm lý của con người. Con người phản
xạ như một chiếc máy.
Thế kỷ XVIII, Tâm lý học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học người Đức-Vônphơ đã
chia nhân chủng học ra thành hai khoa học: khoa học về cơ thể và Tâm lý học. Năm
173 , ông xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm”. Năm 1734 “Tâm lý học lý trí”
của ông được xuất bản và Tâm lý học ra đời từ đó.
Nửa thế kỷ XIX, L.Phơ bách đã đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao thời bấy giờ.
Ông là nhà duy vật lỗi lạc trước khi chủ nghĩa Mác ra đời. Theo L.Phơ bách, tinh thần,
tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản phẩm của thứ vật chất phát triển tới
mức độ cao là bộ não người. Tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan.
P a g e | - 5 -
CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN SỰ KHÁC NHAU VỀ TÂM LÝ GIỮA CON
NGƢỜI VỚI CON NGƢỜI
2.1. Cấu trúc bộ não.
Bộ não là cơ quan quyền lực nhất của cơ thể, tuy vậy chỉ cân nặng có ba pounds.
Não có ba phần chính: Đại não chiếm đa số thể tích của hộp sọ, nhiệm vụ giải quyết
mọi vấn đề có liên quan đến trí nhớ, suy tư và cảm xúc, đồng thời cũng điều khiển cả
vận động. Tiểu não nằm ở phía sau đầu, bên dưới đại não, nó điều khiển sự phối hợp
và thăng bằng. Cuống não nằm dưới đại não ngay phía trước tiểu não, nhiệm vụ nối
não bộ với tủy sống và kiểm soát các chức năng tự động chẳng hạn như hô hấp, tiêu
hóa, nhịp tim và huyết áp. Bộ não được nuôi dưỡng bằng những mạng mạch máu
phong phú nhất của cơ thể. Với từng nhịp tim, các động mạch mang khoảng tới 25%
lượng máu cơ thể lên bộ não của , nơi có hàng tỉ tế bào sử dụng % lượng oxy và
năng lượng trong máu mang tới. Khi đang tập trung suy nghĩ, bộ não của quý vị có thể
dùng tới 5 % năng lượng và oxy. Toàn bộ mạng lưới mạch máu ngoài các động mạch,
còn bao gồm cả tĩnh mạch và các mao mạch.
Vỏ não: “Các nếp nhăn tư duy” .Bề mặt bộ não có nhiều nếp cuộn gấp đó là lớp vỏ
ngoài chuyên biệt hóa của đại não gọi là vỏ não. Các nhà khoa học đã “v bản đồ” vỏ
não bằng cách nhận dạng những vùng có mối liên kết chặt ch với các chức năng đã
được xác định. Các chức năng đặc biệt của từng phần ở vỏ não là nhận biết các cảm
giác của cơ thể, thị giác, thính giác và khứu giác đối với môi trường bên ngoài, tạo ra
tư duy, giải quyết các vấn đề và lập kế hoạch, tạo ra và lưu trữ vào ký ức, điều khiển
các chức năng tự động. Bộ não chia làm hai bán cầu trái và phải. Các chuyên gia
không chắc chắn là “não trái” và “não phải” khác nhau về chức năng ra sao, ngoại trừ
rằng: Bán cầu não trái điều khiển cử động của nửa bên phải cơ thể.Bán cầu não phải
điều khiển cử động nửa thân bên trái, Ở con người, đa số vùng ngôn ngữ nằm chủ yếu
trên bán cầu não trái, ở con người, đa số vùng ngôn ngữ nằm chủ yếu trên bán cầu não
trái, hình ảnh phân tích chụp cắt lớp hình ảnh phát xạ hạt nhân (PET) trên bán cầu não
trái thể hiện các vùng đặc trưng của hoạt động não gắn liền với, đọc hiểu chữ viết,
nghe hiểu tiếng nói, tư duy qua lời nói, phát ngôn bằng lời nói. Qua cấu trúc bộ não và
các chức năng của từng bộ phận cụ thể của hai bán cầu não trái và phải, cho chúng ta
thấy bộ não có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng
ngày của con người. Chính vì vậy mỗi cá thể con người có những suy nghĩ, hành động
cũng như tâm lý, ý thức khác nhau cũng phụ thuộc vào yếu tố cấu tạo của của não bộ.
Cho nên cấu trúc bộ não cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến hình thành
tâm lý của mỗi con người khác nhau
2.2. Môi trƣờng sống, hoạt động xã hội:
“Con người luôn chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội nhất định. Quan hệ
xã hội tạo nên bản chất của con người. Trong luận cương về Feuerbach, Marx đã từng
khẳng định “bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có của từng
cá nhân riêng lẻ, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội”. Quy luật cơ bản chi phối sự phát triển của xã hội loài người là quy
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tâm lý
của con người chịu sự tác động của các quy luật xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò
chủ đạo và quan trọng nhất. Con người sinh ra và lớn lên trong một môi trường nhất
định. Môi trường đầu tiên là môi trường gia đình, làng xóm; lớn hơn nữa là địa
P a g e | - 6 -
phương, dân tộc, quốc gia, châu lụcTất cả những môi trường này đều mang những
nét đặc trưng về văn hóa được xem là bản sắc văn hóa. Trong quá trình sống, hoạt
động và giao tiếp con người lĩnh hội nền văn hóa này một cách có ý thức hay vô thức.
Từ đó giúp con người hình thành những chức năng tâm lý mới, những năng lực mới.
Hay nói một cách khác, thông qua cơ chế lĩnh hội con người tổng hòa các quan hệ xã
hội, nhập tâm những giá trị của nền văn hóa xã hội thành bản chất người, tâm lý
người”. Vì vậy yếu tố môi trường sống và hoạt động xã hội cũng ảnh hưởng và là
nguyên nhân đưa đến hiện tượng tâm lý khác nhau của con người.
CHƢƠNG 3: CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƢỜI
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định tâm lý người là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào não người thông qua chủ thể,tâm lý người có bản chất xã hội-lịch
sử. Đây chính là bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của tâm lý học
Mác xít. Ta hãy cùng đi sâu phân tích nó.
3.1. Tâm lý ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não ngƣời thông
qua chủ thể.
Tâm lý người không phải do Thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do não
tiết ra như gan tiết ra mật, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
con người thông qua “lăng kính chủ quan”. Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc
tính không gian, thời gian và luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự
vật, hiện tượng đang vận động.
Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống
này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác
động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng hạn:
- Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại
bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học).
- Hệ thống khí hiđro tác động qua lại với hệ thống khí oxy, đó là phản ánh (phản
ứng) hóa học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước ( H + O = H O).
- Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau, từ phản
ánh cơ, vật lí, hóa học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh
tâm lý. Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt:
Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ
não người – tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có
khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não người hình ảnh tinh
thần (tâm lý) chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hóa ở trong
hệthần kinh vào não bộ. C. Mác nói: tinh thần, tư tưởng, tâm lý chẳng qua là vật
chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có.
Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” (bản “sao chép”, “bản chụp”) về thế giới.
Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não. Song
hình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:
+ Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động – sáng tạo, thí dụ: hình ảnh tâm lí về cuốn
sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về chất với hình ảnh vật lý có tính chất
“chết cứng”, hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương.
+ Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân(hay nhóm người)
mang hình ảnh tâm lí đó, hay nói cách khác,hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về
P a g e | - 7 -
hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: Mỗi chủ thể
trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa
cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, tính khí,năng lực) vào trong hình ảnh đó,
làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay nói cách khác, con người đã phản ánh
thế giới bằng hình ảnh tâm lí, thông qua “lăng kính chủ quan” của mình.
Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ: Cùng nhận sự tác động của thế
giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện
những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau. Cũng có khi cùng một
hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm
khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần
khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể
ấy. Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện
nó rõ nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ
thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Tâm lý người này khác tâm lý người kia về thế giới. Điều đó do nhiều yếu tố chi
phối. Trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ
thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục
không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích
cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì thế tâm lý người này khác tâm lý người
kia. Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau:
Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu,cũng như khi
hình thành, cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống
và hoạt động.Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như
trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong
tâm lý mỗi người).Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức
hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con
người.
3.2.Cơ chế hình thành và phát triển tâm lý ngƣời
3.2.1.Sự phát triển tâm lý cá nhân là quá trình chủ thể lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử-xã hội, biến thành kinh nghiệm riêng
Kinh nghiệm xã hội là những kinh nghiệm được hình thành và tồn tại trong các
mối quan hệ giữa các cá thể cùng sống trong xã hội đương thời. Đó là những kinh
nghiệm của xã hội được hình thành từ các lĩnh vực khác nhau. Tri thức khoa học về tự
nhiên, xã hội và nhân văn, kinh nghiệm ứng xử giữa người với người, giữa người với
thế giới tự nhiên,..là các biểu hiện của kinh nghiệm xã hội.
Sự tích lũy các kinh nghiệm xã hội trong quá phát triển xã hội hình thành nên kinh
nghiệm lịch sử. Kinh nghiệm lịch sử là dấu hiệu đặc trưng tạo ra sự khác biệt giữa con
người và động vật.
Kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm xã hội kết hợp với nhau tạo thành kinh
nghiệm văn hóa.
Quá trình phát triển của cá nhân là quá trình cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm
văn hóa, biến chúng thành kinh nghiệm riêng cho bản thân. Tâm lý của cá nhân có
nguồn gốc ở bên ngoài và được chuyển vào bên trong của cá nhân.
P a g e | - 8 -
3.2.2. Quá trình phát triển tâm lý của cá nhân đƣợc thực hiện thông qua
thông sự tƣơng tác giữa cá nhân với thế giới bên ngoài
Quá trình cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm văn hóa không phải một cách cơ
học mà bằng cách tương tác giữa chủ thể và đối tượng.
Trong cuộc sống cùng với các hiện tượng có ý thức, con người cũng thường gặp
những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức chi phối hoạt động của mình
Ví dụ: Người bị mộng du vừa ngủ vừa đi trốn trên mái nhà; người say rượu nói ra
những điều không có ý thức; người bị thôi miên, bị bệnh tâm thần thường có những
hành động không ý thức, tức là bản thân họ không hề nhận thức được mình đang làm
gì. Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được, trong tâm lý học gọi là vô
thức.
Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực
hiện chức năng của mình. Vô thức điều khiển những hành vi mang tính bản năng,
không chủ định và tính không nhận thức được của con người, vô thức có các đặc điểm
sau:
Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ của
mình. Con người không thể đánh giá, kiểm soát được về hành vi, ngôn ngữ, cách cư
xử của mình.
Vô thức không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định. Sự xuất hiện hành
vi vô thức thường bất ngờ, đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn.
Hình ảnh tâm lý trong vô thức có thể của cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng
chúng liên kết với nhau không theo quy luật hiện thực.
Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau của tầng bậc không (chưa) ý
thức:
+ Vô thức ở tầng bản năng vô thức (bán năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục) tiềm
tàng ở tầng sâu, dưới ý thức, mang tính bẩm sinh, di truyền.
+ Vô thức còn bao gồm cả các hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức (tiền ý thức).
Ví dụ: cảm thấy thích một cái gì đó nhưng không hiểu vì sao; hiện tượng tâm thế -
khuynh hướng sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó, ảnh hưởng đến tính linh
hoạt và tính ổn định của hoạt động (tâm thế yêu đương của thanh niên, tâm thế nghỉ
ngơi của người già...).
Có những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp di lặp lại nhiều lần
chuyển thành dưới ý thức - đó là tiềm thức. Tiềm thức là một dạng tiềm tàng, sâu lắng
của ý thức, có thường trực chí dạo hành động, lời nói, suy nghĩ... của con người tới
mức chủ thể không nhận thức rõ được nguyên nhân.
a. Cấp độ ý thức, tự ý thức
Ở cấp độ ý thức như đã nói ở trên, con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và
dự kiến trước hành vi của mình, từ đó có thể kiểm soát và làm chủ hành vi - hành vi
trở nên có ý thức. Ý thức có những đặc điểm sau:
Các hiện tượng tâm lý có ý thức đều được chủ thể nhận thức: Chủ thể biết rõ mình
đang làm gì, nghĩ gì. Vì thế, nhiều khi “có ý thức" đồng nghĩa với có hiểu biết, có tri
thức. Ý thức bao hàm thái độ của chủ thể đối với đối tượng đã dược nhận thức. Thái
độ đó là động cơ của hành vi có ý thức. Ý thức được thể hiện ở tính có chủ tâm và dự
kiến trước hành vi. Đặc điểm này phân biệt bản chất hành động của con người với
hành vi của con vật. Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức là ý thức
về mình, có nghĩa là khi bản thân trở thành đối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lí giải... thì
P a g e | - 9 -
lúc dó, con người đang tự ý thức. Tự ý thức bắt đầu xuất hiện ở tuổi lên ba. Thông
thường, tự ý thức biểu hiện ở những đặc điểm sau:
Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị
thế và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá. Chủ thể có thái độ rõ
ràng đối với bản thân. Chủ thể tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
b. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
Trong hoạt động và giao tiếp xã hội, ý thức cá nhân s phát triển dần dần đến ý
thức xã hội (ý thức nhóm, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng). Ví dụ: ý thức về gia đình,
về dòng họ, về nghề nghiệp, về dân tộc... Ở cấp độ này, con người xử sự không đơn
thuần trên nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, quan điểm... của cá nhân mình mà xuất phát từ
lợi ích, danh dự của nhóm, tập thể, cộng đồng. Hành động với ý thức nhóm, ý thức tập
thể và ý thức cộng đồng, con người có thêm sức mạnh tinh thần mới, dỗ dàng hoà
nhập với cộng đồng, cùng cộng đồng phát triển.
Tóm lại, các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hoá và
bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. Sự phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_de_tai_nhung_co_che_hinh_thanh_va_phat_trien_cac_hie.pdf