Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật hạch toán chi phí
Trong 3 kỹ thuật hạch toán chi phí được khảo sát, tính giá thành theo chi phí
biến đổi có tỷ lệ áp dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên cao nhất 26,1%,
tiếp theo là phương pháp chi phí mục tiêu với tỷ lệ áp dụng 19,5%. Hạch toán chi phí
theo hoạt động có tỷ lệ áp dụng thấp nhất (6,2%). So với tỷ lệ áp dụng ở một số nước
từ các công trình nghiên cứu trước đây của Chenhall và Langfield-Smith (1998),11
Joshi (2001), Abdel-Kader (2006) thì tỷ lệ áp dụng các phương pháp hạch toán chi
phí trong các DN miền Bắc Việt Nam tương đối thấp.
Xét theo lĩnh vực hoạt động, các DN dịch vụ và đa ngành có tỷ lệ áp dụng
phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi cao nhất. Tỷ lệ áp dụng cao nhất
trong các DN dịch vụ (42,3%) tiếp đó là các DN đa ngành (40,0%). Tỷ lệ áp dụng
phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN sản xuất đứng thứ ba
(34,2%). Trong các DN xây dựng tỷ lệ này khá thấp (21,3%). Các DN còn lại có tỷ lệ
áp dụng thấp hơn mức bình quân chung của các DN.
Phương pháp chi phí mục tiêu có tỷ lệ áp dụng cao hơn bình quân chung trong các
DN xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ áp dụng trong các DN dịch vụ là 26,9%, trong các DN
xây dựng là 24,7%. Các DN còn lại tỷ lệ áp dụng thấp hơn mức bình quân chung 19,5%.
Phương pháp hạch toán chi phí theo hoạt động được áp dụng khá thấp trong các
DN. Ngoại trừ các DN dịch vụ có tỷ lệ áp dụng đạt 15,4%, các DN còn lại đều có tỷ lệ
áp dụng dưới 10%. Đặc biệt không có DN thương mại nào áp dụng phương pháp này.
Tình trạng áp dụng tính giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN nhìn
chung khá thấp. Ngoài các DN dịch vụ đạt điểm trung bình là 3,04, các DN còn lại có
điểm trung bình đều dưới 3. Điều này chứng tỏ phương pháp hạch toán chi phí này
còn chưa phổ biến trong các DN miền Bắc Việt Nam
12 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam - Thái Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IÊN CỨU
3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Giả thuyết H1: Áp lực cạnh tranh đã tác động tích cực đến việc áp dụng các kỹ
thuật KTQT.
Giả thuyết H2: Phân quyền trong DN đã tác động tích cực đến việc áp dụng các
kỹ thuật KTQT trong DN.
Giả thuyết H3: Tình trạng áp dụng công nghệ thông tin có tác động tích cực
đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN.
Giả thuyết H4: Mức độ quan tâm của NQT đến KTQT đã tác động tích cực đến
việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN.
7
Gỉa thuyết H5: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích
cực đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN.
Các giả thuyết được liên kết theo mô hình nghiên cứu như sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu
Trong mô hình trên có các biến độc lập và các biến phụ thuộc.
Các biến độc lập gồm các nhân tố Áp lực cạnh tranh, Mức độ phân quyền, Tình
trạng áp dụng công nghệ thông tin, Mức độ quan tâm của NQT đến KTQT, Trình độ
chuyên môn của nhân viên kế toán.
Biến phụ thuộc là tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng.
3.3. Lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu
3.3.1. Lựa chọn các biến độc lập
Từ mô hình nghiên cứu ban đầu được xây dựng dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên
và tham khảo các nghiên cứu trước, tác giả thảo luận với các chuyên gia về sự phù
hợp, tính khả thi và ý nghĩa của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Các biến
độc lập trong mô hình nghiên cứu được lựa chọn là áp lực cạnh tranh, mức độ phân
quyền, tình trạng áp dụng công nghệ thông tin, mức độ quan tâm của NQT đến
KTQT, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán.
Cạnh tranh
Phân quyền
Công nghệ
thông tin
Sự quan tâm
của NQT
Trình độ
NVKT
Kế toán
quản trị
H1
H2
H3
H4
H5
8
3.3.2. Lựa chọn các biến phụ thuộc
Các kỹ thuật KTQT là thuật ngữ được sử dụng theo thói quen để chỉ các kỹ
thuật, công cụ được sử dụng để thu thập, phân tích thông tin phục vụ cho các chức
năng quản trị và quá trình ra quyết định quản trị tại DN. Điều kiện để một phương
pháp hoặc kỹ thuật được phổ biến là người sử dụng phải có sự hiểu biết đầy đủ về kỹ
thuật sử dụng và nhận thức được lợi ích do kỹ thuật đem lại. Do vậy, dựa vào nghiên
cứu tài liệu, đặc biệt là nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) cũng như kết quả
thảo luận với các chuyên gia về các phương pháp KTQT được giảng dạy trong các
trường đại học, cao đẳng và áp dụng phổ biến trong các DN Việt Nam, luận án lựa
chọn các kỹ thuật KTQT đưa vào mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1. Các phương pháp/kỹ thuật được lựa chọn
2 Phương pháp/kỹ thuật Phân loại theo
chức năng
Phân loại theo
chức năng
1 Giá thành theo chi phí biến đổi C Hạch toán chi phí
2 Chi phí mục tiêu C Hạch toán chi phí
3 ABC C Hạch toán chi phí
4 Dự toán sản xuất B Lập kế hoạch
5 Dự toán bán hàng B Lập kế hoạch
6 Dự toán lợi nhuận B Lập kế hoạch
7 Dự toán tiền B Lập kế hoạch
8 Dự toán BCTC B Lập kế hoạch
9 Phân tích lợi nhuận sản phẩm D Ra quyết định
10 Phân tích CVP D Ra quyết định
11 Phân tích chênh lệch dự toán D Ra quyết định
12 Chi phí chuẩn và phân tích chênh lệch P Đánh giá
13 Lợi nhuận bộ phận P Đánh giá
14 Thước đo phi tài chính P Đánh giá
15 Dự báo dài hạn S Chiến lược
16 Dự toán vốn (Payback, ROI) S Chiến lược
17 Dự toán vốn (NPV, IRR) S Chiến lược
18 Phân tích chuỗi giá trị S Chiến lược
19 Bảng điểm cân bằng S Chiến lược
20 Hạch toán chi phí theo vòng đời S Chiến lược
Ghi chú: B (Budgeting); C (Costing); D (Decision); P (Performance); S (Strategy).
3.3.3. Thang đo:
Sử dụng thang đo của các nghiên cứu trước đó để đo lường các biến độc lập và
biến phụ thuộc: Chenhall & Langfield-Smith (1998), Halma và Laats (2002), Abdel-
9
Kader và Luther (2008), Karanja và cộng sự (2013), Sulaiman et al. (2015), v.v
3.4. Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế dựa trên các câu hỏi khảo sát đã được một số tác giả sử
dụng trước đây như: Chenhall và Langfield-Smith, 1998; Wijewardena, 1999; Joshi,
2001; Hyvonen, 2005; Ahmad, 2012; Yalcin, 2012. Đây là cách được nhiều nghiên cứu
thực hiện (Yalcin, 2012; Ahmad, 2012). Nội dung bảng hỏi gồm 3 phần: Phần 1. Thông
tin chung về DN và người trả lời; Phần 2: Khảo sát tình trạng áp dụng KTQT trong
DN; Phần 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong DN.
3.5. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Theo Nguyễn Văn Thắng (Thắng), nếu quy mô của tổng thể lớn và không biết
chính xác thì cỡ mẫu được xác định theo công thức:
n =
z2( p*(1- p)
e2
Trong đó:
n = là cỡ mẫu
z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì
giá trị z là 1,96)
p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể (thường được ước tính là 50% là khả năng
lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể).
e = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%...).
Nếu độ tin cậy là 95% thì quy mô mẫu nghiên cứu tính được theo công thức
trên là 384 quan sát với tổng thể trên 10 triệu (Thắng, 2015b). Theo cách tính trên,
nghiên cứu này sẽ phải sử dụng 384 quan sát.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm các DN Việt nam và mô tả mẫu nghiên cứu
4.1.1. Một số đặc điểm của các DN Việt Nam và các DN miền Bắc Việt Nam
Đặc điểm của các DN Việt nam nói chung và DN miền Bắc Việt nam nói riêng
đa số là DN có quy mô vừa và nhỏ (Sử dụng dưới 200 lao động). Số DN sử dụng trên
200 lao động chỉ chiếm khoảng 2%. Các DN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ ,thương mại (39,53%), lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng chiếm 27,85%,
các DN còn lại hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với tỷ lệ không quá 3%.
Trong số các DN đang hoạt động tại Việt Nam, tổng số các DN thuộc khu vực
miền Bắc Việt Nam đang hoạt động là 236.580 DN, chiếm 46,7% tổng số DN cả
10
nước, sử dụng gần 7 triệu lao động, chiếm 49,3% tổng số hơn 14 triệu lao động đang
làm việc trong các DN cả nước. Tổng số vốn của các DN miền Bắc Việt nam là hơn 10
triệu tỷ đồng, chiếm 39,6% tổng số vốn của các DN cả nước (hơn 26 triệu tỷ đồng),
doanh thu thuần của các DN đạt hơn 17 triệu tỷ đồng (Niên giám thống kê, 2017).
4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Số phiếu khảo sát nhận được 483, sau khi làm sạch, loại bỏ các phiếu trả lời
trùng, các phiếu bỏ trống quá nhiều câu hỏi không sử dụng được và các phiếu trả lời
không phù hợp, có nhiều mâu thuẫn, v.v còn lại 437 phiếu được mã hóa và phân
tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.
Bảng 4.1. Đặc điểm các DN trả lời khảo sát
Các đặc điểm Số lượng Tỷ lệ
Lĩnh vực kinh
doanh
Dịch vụ 26 5,9
Đa ngành 60 13,7
Sản xuất 76 17,4
Thương mại 97 22,2
Xây dựng 178 40,7
Tổng 437 100,0
Số lao động
Dưới 100 người 252 57,7
Từ 100 đến 300 người 90 20,6
Từ 301 đến 500 người 39 8,9
Từ 501 đến 1000 người 28 6,4
Trên 1000 người 28 6,4
Tổng 437 100,0
4.2. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật KTQT trong các DN miền Bắc Việt Nam
Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng áp dụng một số kỹ thuật KTQT trong các
DN miền Bắc Việt nam như sau:
4.2.1. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật hạch toán chi phí
Trong 3 kỹ thuật hạch toán chi phí được khảo sát, tính giá thành theo chi phí
biến đổi có tỷ lệ áp dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên cao nhất 26,1%,
tiếp theo là phương pháp chi phí mục tiêu với tỷ lệ áp dụng 19,5%. Hạch toán chi phí
theo hoạt động có tỷ lệ áp dụng thấp nhất (6,2%). So với tỷ lệ áp dụng ở một số nước
từ các công trình nghiên cứu trước đây của Chenhall và Langfield-Smith (1998),
11
Joshi (2001), Abdel-Kader (2006) thì tỷ lệ áp dụng các phương pháp hạch toán chi
phí trong các DN miền Bắc Việt Nam tương đối thấp.
Xét theo lĩnh vực hoạt động, các DN dịch vụ và đa ngành có tỷ lệ áp dụng
phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi cao nhất. Tỷ lệ áp dụng cao nhất
trong các DN dịch vụ (42,3%) tiếp đó là các DN đa ngành (40,0%). Tỷ lệ áp dụng
phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN sản xuất đứng thứ ba
(34,2%). Trong các DN xây dựng tỷ lệ này khá thấp (21,3%). Các DN còn lại có tỷ lệ
áp dụng thấp hơn mức bình quân chung của các DN.
Phương pháp chi phí mục tiêu có tỷ lệ áp dụng cao hơn bình quân chung trong các
DN xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ áp dụng trong các DN dịch vụ là 26,9%, trong các DN
xây dựng là 24,7%. Các DN còn lại tỷ lệ áp dụng thấp hơn mức bình quân chung 19,5%.
Phương pháp hạch toán chi phí theo hoạt động được áp dụng khá thấp trong các
DN. Ngoại trừ các DN dịch vụ có tỷ lệ áp dụng đạt 15,4%, các DN còn lại đều có tỷ lệ
áp dụng dưới 10%. Đặc biệt không có DN thương mại nào áp dụng phương pháp này.
Tình trạng áp dụng tính giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN nhìn
chung khá thấp. Ngoài các DN dịch vụ đạt điểm trung bình là 3,04, các DN còn lại có
điểm trung bình đều dưới 3. Điều này chứng tỏ phương pháp hạch toán chi phí này
còn chưa phổ biến trong các DN miền Bắc Việt Nam.
4.2.2. Tình trạng áp dụng các loại dự toán
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các DN xây dựng, tỷ lệ lập dự toán đạt từ
46,1% trở lên. Tỷ lệ lập dự toán sản xuất đạt cao nhất (100,0%), thấp nhất là báo cáo tài
chính dự toán (46,1%). Các dự toán tiêu thụ, dự toán mua vật tư và dự toán tiền lần lượt
đạt tỷ lệ 52,8%; 65,2% và 57,3%.
Các DN sản xuất có tỷ lệ sử dụng dự toán đứng thứ hai sau các DN xây dựng.
Tỷ lệ áp dụng cao nhất đối với dự toán mua vật tư (52,6%), thấp nhất vẫn là áp dụng
báo cáo tài chính dự toán (43,4%). Các dự toán sản xuất, tiêu thụ, và dự toán tiền lần
lượt đạt tỷ lệ 51,3; 44,7 và 51,3%.
Đứng thứ ba về tỷ lệ lập dự toán là các DN đa ngành. Trong các DN này, dự
toán mua vật tư có tỷ lệ áp dụng cao nhất (58,3%), báo cáo tài chính dự toán có tỷ lệ
sử dụng thấp nhất (31,7%). Dự toán tiêu thụ đạt tỷ lệ 53,3%. Cả hai dự toán sản xuất
và dự toán tiền đều đạt tỷ lệ 41,7%.
Các DN dịch vụ có tỷ lệ sử dụng dự toán tiền đạt tỷ lệ cao nhất (65,4%). Dự toán
sản xuất đạt tỷ lệ thấp nhất (15,4%). Các dự toán khác đạt tỷ lệ trên dưới 40% (38,5%
đối với dự toán tiêu thụ, dự toán mua đạt 46,2% và báo cáo tài chính dự toán đạt 42,3%).
Trong các DN thương mại, tỷ lệ sử dụng các loại dự toán khá thấp. Thấp nhất
là tỷ lệ sử dụng dự toán sản xuất (6,2%). Các dự toán còn lại đạt tỷ lệ từ 38,1 (báo
12
cáo tài chính dự toán) đến 48,5% (dự toán tiền). Các dự toán tiêu thụ và mua hàng
hóa đạt tỷ lệ tương đương nhau (45,4 và 46,4%).
Mức độ sử dụng các loại dự toán trong các DN đạt mức trung bình từ 3,12 đến
3,44 điểm. Dự toán mua hàng có mức sử dụng cao nhất là 3,44 điểm. Báo cáo tài
chính dự toán có mức sử dụng thấp nhất (3,12).
Xét theo lĩnh vực hoạt động, các DN xây dựng có mức độ sử dụng dự toán cao
nhất. Điểm trung bình sử dụng dự toán trong các DN này đạt từ 3,35 đến 4,37 điểm.
Mức độ sử dụng dự toán trong các DN thương mại thấp hơn trung bình. Ngoài dự
toán sản xuất ít được sử dụng, các dự toán khác cũng chỉ đạt mức trung bình xung
quanh 3 điểm (từ 2,78 đến 3,09 điểm).
4.2.3. Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động
Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận ròng được hầu hết các DN sử dụng, chỉ tiêu có tỷ lệ sử
dụng trên 50% là chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Chỉ tiêu doanh thu trên một lao
động có tỷ lệ sử dụng thấp nhất (từ 7,2% trong các DN thương mại đến 25% trong
DN sản xuất). Các chỉ tiêu khác có tỷ lệ sử dụng trên dưới 40%.
Ngoài việc sử dụng thường xuyên chỉ tiêu lợi nhuận ròng, các chỉ tiêu tài chính
đánh giá hoạt động được các DN sử dụng ở mức trung bình (trên 3,0). Chỉ tiêu doanh
thu trên một lao động được sử dụng ở mức thấp nhất (2,6). Mức độ sử dụng các chỉ tiêu
trong DN thương mại thấp hơn mức độ sử dụng chung của các DN được nghiên cứu.
Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính trong các DN đều ở
tỷ lệ thấp. Chỉ tiêu tỷ lệ hài lòng của khách hàng được sử dụng với tỷ lệ cao nhất
46,2% trong các DN dịch vụ. Các chỉ tiêu thời gian giao hàng đúng hạn và thời gian
sản xuất/thi công được sử dụng ở tỷ lệ 45,0% và 41% trong các DN đa ngành và DN
xây dựng. Các chỉ tiêu còn lại đều có tỷ lệ sử dụng dưới 40%.
Mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phi tài chính cũng khá thấp. Các chỉ tiêu
đều có giá trị trung bình (mean) xung quanh 3,0.
4.2.4. Sử dụng các kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định
Kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định ngắn hạn: Hai kỹ thuật phân tích
thông tin được sử dụng phổ biến nhất là phân tích CVP và phân tích lợi nhuận sản
phẩm, với tỷ lệ sử dụng đạt trên 53%. Các kỹ thuật còn lại đều có tỷ lệ sử dụng thấp
trong khoảng từ 20 đến 50%. Tương ứng với tỷ lệ sử dụng, mức độ sử dụng hai kỹ
thuật phân tích CVP và phân tích lợi nhuận sản phẩm cũng đạt mức trên trung bình
(3,4). Các kỹ thuật còn lại đều xung quanh 3,0.
Kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định dài hạn: Trong số các kỹ thuật
phân tích thông tin để ra quyết định dài hạn, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được sử dụng
13
nhiều nhất trong các DN thương mại (88,7%), tiếp theo là thời gian hoàn vốn trong
các DN xây dựng (51,7%). Các chỉ tiêu còn lại đều có tỷ lệ sử dụng dưới 50%. Mức
độ sử dụng các kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định dài hạn trong các DN
xây dựng cao hơn các DN khác nhưng cũng chỉ đạt từ 3,4 đến 3,6.
4.2.5. Áp dụng các kỹ thuật KTQTCL
Kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là chi phí mục tiêu cũng chỉ đạt tỷ lệ
24,7% trong các DN xây dựng. Trong số các DN trả lời khảo sát chưa có DN nào
sử dụng bảng điểm cân bằng. Các kỹ thuật còn lại có tỷ lệ sử dụng đều dưới 20%.
Từ tỷ lệ sử dụng thấp làm cho tình trạng áp dụng trung bình các kỹ thuật
KTQTCL trong các DN cũng thấp. Ngoài chi phí mục tiêu đạt giá trị trung bình
trên 3,2 các kỹ thuật còn lại đều có giá trị trung bình dưới 3,0.
4.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tình trạng áp dụng KTQT
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng áp dụng KTQT được luận án nghiên cứu
gồm 5 yếu tố: (1) Áp lực cạnh tranh (cạnh tranh), (2) mức độ phân quyền trong DN
(phân quyền), (3) tình trạng áp dụng công nghệ thông tin, (4) Mức độ quan tâm của
NQT đến KTQT và (5) trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán.
Kết quả kiểm định tương quan Spearman và phân tích hồi quy tuyến tính cho
phép chấp nhận và bác bỏ các giả thuyết như trong bảng 5.1 dưới đây:
Bảng 5.1. Các giả thuyết khẳng định được chấp nhận và bị bác bỏ
STT Giả thuyết Biến phụ thuộc
Biến
độc lập Kết quả
Các giả thuyết nhóm 1:
1
Giả thuyết H1-1: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng các kỹ
thuật hỗ trợ ra quyết định.
Các kỹ
thuật hỗ
trợ ra
quyết định
Áp lực
cạnh tranh
Chấp nhận
2
Giả thuyết H1-2: Tồn tại tương quan
tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với mức độ sử dụng các
kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Mức độ
phân
quyền
Chấp nhận
3
Giả thuyết H1-3: Tồn tại tương quan
tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với mức độ sử dụng
các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Tình trạng
áp dụng
CNTT
Chấp nhận
4
Giả thuyết H1-4: Tồn tại tương quan
tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với mức độ sử dụng các
kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Sự quan
tâm của
NQT
Bác bỏ
14
STT Giả thuyết Biến phụ thuộc
Biến
độc lập Kết quả
5
Giả thuyết H1-5: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với mức độ sử
dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Trình độ
chuyên
môn của
NVKT
Chấp nhận
Các giả thuyết nhóm 2:
6
Giả thuyết H1-6: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng các
chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Các chỉ
tiêu đánh
giá hoạt
động
Áp lực
cạnh tranh
Chấp nhận
7
Giả thuyết H1-7: Tồn tại tương quan
tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với mức độ sử dụng các
chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Mức độ
phân
quyền
Chấp nhận
8
Giả thuyết H1-8: Tồn tại tương quan
tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với mức độ sử dụng
các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Tình trạng
áp dụng
CNTT
Chấp nhận
9
Giả thuyết H1-9: Tồn tại tương quan
tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với mức độ sử dụng các
chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Sự quan
tâm của
NQT
Chấp nhận
10
Giả thuyết H1-10: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với mức độ sử
dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Trình độ
chuyên
môn của
NVKT
Chấp nhận
Các giả thuyết nhóm 3:
11
Giả thuyết H1-11: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng các
loại dự toán.
Một số
loại dự
toán
Áp lực
cạnh tranh
Chấp nhận
12
Giả thuyết H1-12: Tồn tại tương quan
tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với mức độ sử dụng các
loại dự toán.
Mức độ
phân
quyền
Chấp nhận
13
Giả thuyết H1-13: Tồn tại tương quan
tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với mức độ sử
dụng các loại dự toán.
Tình trạng
áp dụng
CNTT
Chấp nhận
15
STT Giả thuyết Biến phụ thuộc
Biến
độc lập Kết quả
14
Giả thuyết H1-14: Tồn tại tương quan
tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với mức độ sử dụng các
loại dự toán.
Sự quan
tâm của
NQT
Bác bỏ
15
Giả thuyết H1-15: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với mức độ sử
dụng các loại dự toán.
Trình độ
chuyên
môn của
NVKT
Chấp nhận
Các giả thuyết nhóm 4:
16
Giả thuyết H1-16: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng các
kỹ thuật KTQTCL.
Các kỹ
thuật
KTQTCL
Áp lực
cạnh tranh
Chấp nhận
17
Giả thuyết H1-17: Tồn tại tương quan
tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với các kỹ thuật
KTQTCL.
Mức độ
phân
quyền
Chấp nhận
18
Giả thuyết H1-18: Tồn tại tương quan
tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với các kỹ thuật
KTQTCL.
Tình trạng
áp dụng
CNTT
Chấp nhận
19
Giả thuyết H1-19: Tồn tại tương quan
tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với các kỹ thuật
KTQTCL.
Sự quan
tâm của
NQT
Chấp nhận
20
Giả thuyết H1-20: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với các kỹ
thuật KTQTCL.
Trình độ
chuyên
môn của
NVKT
Chấp nhận
Các giả thuyết nhóm 5:
21
Giả thuyết H1-21: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng một
số kỹ thuật hỗ trợ sản xuất.
Các kỹ
thuật hỗ
trợ sản
xuất
Áp lực
cạnh tranh
Chấp nhận
22
Giả thuyết H1-22: Tồn tại tương quan
tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với các kỹ thuật sử dụng
trong sản xuất.
Mức độ
phân
quyền
Chấp nhận
16
STT Giả thuyết Biến phụ thuộc
Biến
độc lập Kết quả
23
Giả thuyết H1-23: Tồn tại tương quan
tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với các kỹ thuật sử
dụng trong sản xuất.
Tình trạng
áp dụng
CNTT
Chấp nhận
24
Giả thuyết H1-24: Tồn tại tương quan
tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với các kỹ thuật sử dụng
trong sản xuất.
Sự quan
tâm của
NQT
Bác bỏ
25
Giả thuyết H1-25: Tồn tại tương quan
tích cực giữa Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với các kỹ thuật
sử dụng trong sản xuất.
Trình độ
chuyên
môn của
NVKT
Bác bỏ
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích của tác giả
Tương ứng với các giả thuyết khẳng định bị bác bỏ, các giả thuyết phủ định
sau được chấp nhận:
Bảng 5.2. Các giả thuyết phủ định được chấp nhận
STT Giả thuyết Biến phụ thuộc
Biến
độc lập Kết quả
1
Giả thuyết H0-4: Không tồn tại tương
quan tích cực giữa sự quan tâm của
NQT đến KTQT với mức độ sử dụng
các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Các kỹ
thuật hỗ
trợ ra
quyết định
Sự quan
tâm của
NQT
Bác bỏ
2
Giả thuyết H0-14: Không tồn tại tương
quan tích cực giữa sự quan tâm của
NQT đến KTQT với mức độ sử dụng
các loại dự toán.
Một số
loại dự
toán
Sự quan
tâm của
NQT
Bác bỏ
3
Giả thuyết H0-24: Không tồn tại tương
quan tích cực giữa sự quan tâm của
NQT đến KTQT với các kỹ thuật sử
dụng trong sản xuất. Các kỹ
thuật hỗ trợ
sản xuất
Sự quan
tâm của
NQT
Bác bỏ
4
Giả thuyết H0-25: Không tồn tại tương
quan tích cực giữa Trình độ chuyên
môn của nhân viên kế toán với các kỹ
thuật sử dụng trong sản xuất.
Trình độ
chuyên
môn của
NVKT
Bác bỏ
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích của tác giả
Từ các giả thuyết phủ định được chấp nhận, các kết luận về mối quan hệ tương
quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc như sau:
17
Kết luận 1: Chưa có bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa sự quan tâm của
NQT đến KTQT với tình trạng áp dụng các kỹ thuật phân tích thông tin để hỗ trợ ra
quyết định (Phân tích hòa vốn, Thời gian hoàn vốn, Giá trị hiện tại ròng, Phân tích
CVP, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, Phân tích lợi nhuận sản phẩm, Phân tích lợi nhuận
khách hàng, Phân tích chi phí nhà cung cấp).
Kết luận 2: Chưa có bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa sự quan tâm của
NQT đến KTQT với mức độ sử dụng một số loại dự toán trong các DN (dự toán tiêu
thụ, dự toán mua hàng, dự toán tiền và báo cáo tài chính dự toán).
Kết luận 3: Chưa có bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa sự quan tâm của
NQT đến KTQT và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán đến tình trạng áp
dụng các kỹ thuật và chỉ tiêu hỗ trợ sản xuất (dự toán sản xuất, thời gian sản xuất, tỷ
lệ sản phẩm hỏng).
Kết quả kiểm định giả thuyết, các biến độc lập: Áp lực cạnh tranh, Mức độ
phân quyền, Tình trạng áp dụng CNTT, Sự quan tâm của NQT đến KTQT và Trình
độ chuyên môn của nhân viên kế toán đều tác động có ý nghĩa thống kê đến việc áp
dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN miền Bắc Việt nam. Các giả thuyết được chấp
nhận như sau:
Bảng 5.3. Các giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng các kỹ
thuật KTQT trong các DNBVN
TT Giả thuyết Kết quả
1 H1-1: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị
trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Chấp nhận
2 H1-2: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong
DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Chấp nhận
3 H1-3: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra
quyết định.
Chấp nhận
4 H1-5: Tồn tại tương quan tích cực giữa Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ
ra quyết định.
Chấp nhận
5 H1-6: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị
trường với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Chấp nhận
6 H1-7: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Chấp nhận
18
TT Giả thuyết Kết quả
H1-8: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT
trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Chấp nhận
7 H1-9: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Chấp nhận
8 H1-10: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá
hoạt động.
Chấp nhận
9 H1-11: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Chấp nhận
10 H1-12: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Chấp nhận
11 H1-13: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Chấp nhận
12 H1-15: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Chấp nhận
13 H1-16: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQTCL.
Chấp nhận
14 H1-17: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Chấp nhận
15 H1-18: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Chấp nhận
16 H1-19: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với các kỹ thuật KTQTCL.
Chấp nhận
17 H1-20: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán với các kỹ thuật KTQTCL.
Chấp nhận
18 H1-21: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên
thị trường với mức độ sử dụng một số kỹ thuật hỗ trợ sản xuất.
Chấp nhận
19 H1-22: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền
trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Chấp nhận
20 H1-23: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng
CNTT trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Chấp nhận
Kết luận 4: Ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thể hiện trong
bảng 5.4. như sau:
19
Bảng 5.4. Tổng hợp ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc
TT Biến độc lập Bi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_anh_huong_cua_cac_nhan_to_den_viec_ap_dung_k.pdf