Nhân dân Nhật Bản biến Phật giáo từmột tôn giáo hướng vào triết lý
và đạo lý cao siêu thành tôn giáo cầu nguyện cho ước vọng thoát khỏi
quan hệmất tựdo, sựlệthuộc đểvươn lên cái cao cả, cái tuyết đối.
Vềnhận thức luận và phương pháp tưduy: Phật giáo khi du nhập vào
Nhật Bản có những đặc điểm đặc thù, trong đó như đã nhận xét, nó gần gũi
với đời sống thếtục, đạo đức, thẩm mỹthếtục hơn là triết lý cao siêu.
Chính vì những lý do này mà logic học Phật giáo, kểcảhiện lượng và tỷ
lượng đềcó ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của xã hội Nhật Bản,
đặc biệt là vềphương diện lối sống, nhận thức. Những ảnh hưởng đó cộng
với sựtiếp kiến văn hoá phương Tây đã có ảnh hưởng rất lớn đến sựphát
triển của tưduy người Nhật Bản, qua đó ảnh hưởng tới sựphát triển khoa
học và công nghệhiện đại ởNhật Bản hiện nay.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắc cầu…
Phật giáo thời kỳ Nara - Nại Lương (710 - 794)
8
Trong thời kỳ Nara, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và khá đa dạng.
Lúc này ở Nhật các tông phái Phật giáo chủ yếu: Thành thực tông (Jojisu
shù); Câu xá tông (Kusha shù); Luật tông (Ritsu shù); Hoa Nghiêm tông
(Kegon shù); Tam luận tông (Sanron shù); Pháp tướng tông (Hosso shù).
Mặc dù có những dị biệt, song các tông phái đó đều phản ánh sự khao khát
hướng tìm bản chất của vũ trụ; và để hướng đến nhận thức bản chất đó
phải giải phóng tư duy khỏi mê chướng bởi ảo ảnh của giác quan. Thêm
vào đó, chúng đều hướng con người tới những hoàn thiện mà trước hết là
đạo lý làm người.
Phật giáo thời kỳ Heian - Bình An (794 - 1185)
Kết thúc thời kỳ Nara, Nhật Bản diễn ra tình trạng rối loạn về xã hội,
đồi bại về chính trị do sự tranh giành quyền lực trong tầng lớp cầm quyền.
Nhưng vẫn xuất hiện thêm ba tông phái Phật giáo: Thiên Thai tông; Chân
Ngôn tông; Tịnh Độ tông.
Như vậy, trong thời Heian, Phật giáo ở Nhật Bản có sự phát triển.
Ngoài 6 tông phái đã có từ thời Nara, nay xuất hiện thêm nhiều tông phái
khác và cũng có sự phân hóa giữa Phật giáo quý tộc và Phật giáo dân gian.
Sự phát triển của Phật giáo một mặt, có sự nâng đỡ từ phía các tập đoàn
cầm quyền, do nó đã đáp ứng lợi ích cá nhân của những kẻ quý tộc muốn
tiến thân; mặt khác, tạo dựng được chỗ tựa về tư tưởng cho chính các
Thiên Hoàng. Cũng thông qua Phật giáo, văn minh của Trung Hoa được
du nhập, dù thời kỳ này quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Hoa càng về cuối
càng tỏ ra lạnh nhạt và không thể sánh với thời kỳ Nara. Sự xung đột giữa
các chùa, tu viện Phật giáo đã góp phần đẩy đất nước lâm vào tình trạng
nội chiến.
1.1.3. Phật Giáo Nhật Bản phát triển
Phật giáo thời kỳ Kamakura - Kiếm Thương (1185 - 1333)
Trong thời kỳ này, Phật giáo có hai khuynh hướng mới. Một mặt, quay
trở lại các tông phái của thời Nara; mặt khác là sự xuất hiện các tông phái
mới trong Thiền tông. Do ảnh hưởng của chiến tranh; do sự sa đọa của
tăng lữ; do quan hệ Nhật - Trung bắt đầu được thiết lập. Đồng thời, cũng
9
do nội chiến, tâm trạng con người bất an, … Những tác động trên đã làm
cho tín ngưỡng Phật giáo được phục hồi, các tông phái thời Nara: Hoa
Nghiêm tông; Pháp tướng tông; Luật tông; Tịnh Độ tông; Nhật Liên tông
được phục hưng, ngoài ra Thiền tông được du nhập và phát triển .
Sự phát triển của Thiền tông trong giai đoạn này đã đưa đến một sự
dung hợp mới giữa Nho, Phật và tư tưởng của tầng lớp võ sĩ đạo. Trong
thời kỳ Kamakura, Tịnh Độ tông, Nhật Liên tông và Thiền tông là ba dòng
Phật giáo mới trở thành các tông phái đặc sắc của Nhật Bản. Trong thời kỳ
Kamakura, có thể nói đã hình thành "Phật giáo Nhật Bản" bản xứ. Các vị
đại sư thời kỳ này, bắt đầu viết các tư tưởng của mình bằng tiếng Nhật.
Phật giáo thời Muromachi (1333- 1568) và Azuchi- Momoyama (1568 -
1600)
Đối với Phật giáo thời kỳ này có sự phát triển mạnh mẽ của Thiền
tông, Nhật Liên tông và Tịnh Độ tông. Cả ba tông phái trên đều có quan hệ
mật thiết với đời sống xã hội, trở thành trung tâm tinh thần - tôn giáo và cả
kinh tế của xã hội. Nhà chùa đã tiến hành hàng loạt hoạt động kinh tế, như
tổ chức các ngân hàng địa phương, kinh doanh dược liệu, quán trọ, phòng
tắm … Vì vậy thế lực kinh tế của các chùa, tu viện rất hùng hậu. Ngoài ra
chùa, tu viện còn trở thành các trung tâm học thuật. Nhà chùa kèm luôn
chức năng của nhà trường. Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, dấu ấn của
Phật giáo cực kỳ sâu đậm.
Phật giáo thời kỳ Edo - Giang Hộ (1600 - 1868)
Mặc dù trong thời kỳ Muromachi và Azuchi - Momoyama, Phật giáo
tiếp tục có những bước phát triển mới; nhưng do đấu tranh nội bộ, xung
đột bạo lực giữa các tông phái gia tăng cũng như sự lạm dụng Phật giáo để
tăng cường quyền lực thế tục nên vào cuối thời kỳ này, Phật giáo sa sút.
Sự sa sút đó còn do sự lớn mạnh trở lại của tư tưởng Nho giáo, Thần đạo
và sự cạnh tranh của Cơ Đốc giáo (được du nhập vào Nhật năm 1549).
Thêm vào đó, do chính sách mới của giới lãnh chúa phong kiến nên Phật
giáo trở nên xơ cứng, thiếu sinh động và rơi vào trạng thái trì trệ.
10
Trong thời kỳ này, ngoài hai phái Thiền tông đã có từ thời
Muromachi (Tào Động và Lâm tế) còn xuất hiện thêm phái Thiền thứ ba là
Hoàng Bá.
Mặc dù việc nghiên cứu kinh điển, giáo lý Phật giáo có những tiến
triển, song ở thời kỳ này, do tư tưởng bị các Mạc Phủ khống chế nên tính
chất giáo điều của Phật giáo gia tăng. Lịch sử gọi Phật giáo thời này là
Phật giáo đọc kinh. Đây là thời kỳ truyền thống Thần - Phật hợp nhất dần
dần bị mai một, nhường chỗ cho sự khôi phục vị thế quốc đạo của Thần
đạo vào thời kỳ Minh Trị duy tân.
Phật giáo từ thời Meiji - Minh Trị
Trong những năm đầu thời kỳ Minh Trị, các tổ chức tôn giáo có sức
mạnh đáng kể trong chính phủ. Kiểu tổ chức tôn giáo như vậy không có vị
trí chính thức trong chính quyền, nhưng uy thế tôn giáo đối với Thiên
Hoàng vẫn là một thứ vũ khí đầy quyền lực. Những nghi thức cổ xưa liên
quan tới Thiên Hoàng đã được chính thức hóa trong Thần đạo. Do đó, Phật
giáo lâm vào một giao đoạn cực kỳ khó khăn. Để tồn tại, Phật giáo phải tự
thích nghi và đổi mới. Phật giáo trở thành thế lực cổ vũ cho chủ nghĩa đế
quốc đương thịnh hành ở Nhật Bản, và trở thành đồng minh của chủ nghĩa
"Đại Đông Á" của quân phiệt Nhật. Nhiều đảng phái chính trị của Phật
giáo hình thành mà lớn nhất là Sokagakkai (Sáng giá học hội) (1945), có
liên hệ với Kômeitô (Đảng Công Minh) với trên 10 triệu tín đồ.
Quá trình tiếp xúc văn hóa Đông - Tây, ở thời kỳ từ sau Minh Trị,
nhất là bước vào đầu thế kỷ 20, đã xuất hiện hàng loạt tông phái, hội đoàn
của các tôn giáo. Riêng Phật giáo, theo thống kê niên giám Tôn giáo xuất
bản năm 1950, đã từ 13 tông, 56 phái tăng vọt lên 162 phái. Sau chiến
tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản bị quân đồng minh chiếm đóng. Chính
sách tự do tín ngưỡng đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các tôn giáo
ngoài Thần đạo như Phật giáo, Tin lành, nhiều hiện tượng tôn giáo mới nổi
lên như Ômoto, Aum….
Trong Phật giáo, lần đầu tiên đã có tổ chức thống nhất lấy tên là Hội
Liên hiệp Phật giáo theo kết quả của đại hội họp năm 1915 (năm thứ 4 Đại
11
Chính). Đại hội này đã thông qua hai Nghị quyết về vấn đề tham chính và
xác lập hành chính tôn giáo. Một xu hướng khác của Phật giáo ở Nhật Bản
từ sau Minh Trị (1912) là phát tán ra nước ngoài.
Tóm lại, có thể nói rằng so với một số nước khác trong khu vực, thời
điểm Phật giáo du nhập vào Nhật Bản muộn hơn. Nhưng nhờ sự nâng đỡ
của chính quyền mà Phật giáo có quá trình phát triển khá liên tục, nên
nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn của Nhật Bản. Phật giáo được du
nhập vào Nhật Bản chủ yếu từ Trung Hoa và Triều Tiên. Vì lẽ ấy, Phật
giáo Nhật Bản mang đậm dấu vết của văn hóa Trung Hoa nhất là trong
những thời kỳ đầu. Đến thời kỳ Kamakura (1185- 1333) đã hình thành
Phật giáo "dân tộc Nhật Bản".
Cho đến nay, Phật giáo Nhật Bản vẫn có đặc điểm phát triển đa dạng
của các giáo phái, và chỉ giữ lại những giáo phái phù hợp với yêu cầu của
xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử. Đây là tính quy luật xuyên suốt các giai
đoạn phát triển của Phật giáo nước này.
1.2. Những đặc trưng chủ yếu của Phật giáo Nhật Bản
1.2.1. Nhận diện Phật giáo Nhật Bản
Phật giáo Nhật Bản là một khối kết hợp của nhiều trường phái, tông
phái, nhánh phái và chi phái. Việc thực hành tôn giáo của các tông phái
Phật giáo cũng rất khác nhau. Có thể khái quát 6 đặc điểm của mô hình
Phật giáo Nhật Bản: Một là, Phật giáo Nhật Bản có tính dân tộc chủ nghĩa;
hai là, Phật giáo Nhật Bản là một thuyết được thu gọn của hỗn dung Thần
- Phật, duy trì mãi cho tới tận thế kỷ thứ XIX; ba là, Phật giáo Nhật Bản đã
hạ thấp xuống tới trình độ tập tục và tín ngưỡng tôn giáo ma thuật; bốn là,
Phật giáo Nhật Bản có khuynh hướng phụ thuộc vào những phẩm chất
thánh thiện của các lãnh đạo tôn giáo; năm là, Phật giáo Nhật Bản có thiên
hướng hiểu ý nghĩa của cuộc sống và thế giới theo lối thẩm mỹ hơn là đạo
đức siêu hình; sáu là, Phật giáo Nhật Bản khẳng định tính tối hậu của thế
giới tự nhiên.
12
1.2.2. Bốn đặc trưng chủ yếu của Phật giáo Nhật Bản
Trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước mặt trời mọc, lại bộc lộ rõ
một số đặc điểm của Phật giáo. Nhưng xem xét toàn bộ quá trình phát triển
của Phật giáo ở nước này, kể cả thực trạng Phật giáo hiện nay, có thể khái
quát một số đặc điểm chung của Phật giáo Nhật Bản như sau:
Tính dân tộc trên cơ sở tổng hợp các yếu tố tôn giáo ngoại lai và bản
địa: Nét đặc trưng cho đặc điểm dân tộc chủ nghĩa của Phật giáo Nhật Bản
là, về giáo lý, nó dựa vào thuyết Thần - Phật hỗn hợp, thậm chí nó dựa vào
cả Khổng giáo và lễ nghi thờ tổ tiên nói riêng và Thần đạo nói chung của
Nhật Bản. Về niềm tin tôn giáo, trong quá trình phát triển, Phật giáo Nhật
Bản, dù có bị ảnh hưởng bởi những học thuyết tư tưởng khác nhau thì
niềm tin các vị thần Nhật Bản là hiện thân của các Phật và Bồ tát Ấn Độ
vẫn không thay đổi. Nghĩa là tất cả những gì là đặc trưng cho tính dân tộc
chủ nghĩa của Phật giáo Nhật Bản đều là sự kết hợp giữa các yếu tố Nhật
Bản với các yếu tố ngoại lai (Phật giáo Triều Tiên, Trung Quốc và Khổng
giáo Trung Quốc). Nhưng kết quả thì hòan toàn mang tính Nhật Bản, từ
vai trò "bảo hộ quốc gia" của Phật giáo, đến Thiền và Trà đạo, Hoa Đạo,
Kịch No, nghệ thuật Thư pháp…Phật giáo Nhật Bản coi nghi lễ thờ cúng
Taishi (Thái tử) ngang với nghi lễ thờ cúng Thích Ca Mẫu Ni (Thái tử Tất
Đạt Đa) và Di lặc (Thái tử Ajita). Mặc dù chỉ là một cư sĩ, nhưng Thái tử
Shotoku, được Phật tử tôn kính như một lãnh tụ tinh thần hoặc là hiện thân
đức Phật tổ Nhật Bản.
Tính thế tục sâu sắc của Phật giáo Nhật Bản: Đặc điểm dân tộc hóa (bản
địa hóa) và thế tục hóa là cách thức phát triển Phật giáo và cả Kitô giáo,
hai tôn giáo thế giới phát triển được ở những đất nước không phải nơi sinh
ra nó. Đặc điểm thế tục hóa (và dân tộc hóa) của Phật giáo Nhật Bản, sở dĩ
sâu sắc hơn so với nhiều nước khác là bởi mức độ ứng xử với các giáo lý,
nghi lễ Phật giáo trong đời sống xã hội. Nghi lễ có tính tôn giáo ở Nhật
Bản ngày nay chủ yếu được thể hiện qua các thói quen xã hội giản dị
(phong tục, tập quán, lễ hội), tức là bằng những khuôn mẫu ứng xử thường
nhật, nhằm làm giàu tính người trong quan hệ cộng đồng.
13
Mặt khác, đặc điểm thế tục hóa thể hiện ngay từ động cơ, cách thức,
du nhập Phật giáo bằng con đường thoát khổ được thể hiện thông qua hành
động làm giàu tính người trong quan hệ cộng đồng. Đặc biệt, tính thế tục
hóa sâu sắc ở Phật giáo Nhật Bản thể hiện qua Thiền. Thiền không chỉ là
một tông phái Phật giáo mà trở thành cách thức ứng xử trong đời sống xã
hội, từ tư tưởng, đạo đức, lối sống đến hoạt động chính trị, sản xuất - kinh
doanh, văn hóa nghệ thuật. Qua đó, Thiền từ chỗ là một triết lý khi vào
Nhật Bản đã trở thành hành vi đạo đức để ứng xử hoặc để cai trị xã hội.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của Hiến pháp
Nhật Bản (1946), sau đó là Luật pháp nhân tôn giáo, đã tách tôn giáo khỏi
chính trị, khỏi Nhà nước và cho phép tự do tôn giáo. Quá trình đó cũng là
quá trình thế tục hóa tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Sự đa dạng của các giáo phái: Ngày nay cũng như trong lịch sử, Phật
giáo Nhật Bản có nhiều giáo phái khác nhau. Phật tử Nhật Bản có đặc
điểm là tu luyện theo Sơn môn. Cho đến năm 1915, Phật giáo nước này
mới có tổ chức thống nhất là Hội liên hiệp Phật giáo. Các tông phái Phật
giáo Nhật Bản có từ mức độ Thiền định cho tới mức độ có tính cuồng tín
của tín đồ phái Liên tông; và từ mức độ tranh luận rắc rối về thực tại của
Thiên Thai tông tới các lễ nghi tỷ mỷ chi tiết của Chân Ngôn tông. Giáo lý
của những tông phái này cũng không kém phần đa dạng so với các hoạt
động thực tiễn của chúng. Bởi lẽ, tín đồ của các tông phái này gồm những
người có tư tưởng triết học ở tầng lớp trên và cả những người cuồng tín
nhất thuộc các tầng lớp bình dân.
Từ đầu thập niên 70 thế kỷ XX, với sự xuất hiện của các tổ chức
"Tôn giáo mới - mới", "Thần minh nhỏ - nhỏ", số lượng tổ chức tôn giáo
có thiên hướng Phật giáo gia tăng. Theo niên giám tôn giáo năm 1994 của
Nhật Bản thì đến cuối năm 1993 nước này có 231.094 tổ chức tôn giáo,
183.996 pháp nhân tôn giáo (thần xã, chùa, viện, thánh đường, …)
219.720.000 tín đồ. Như vậy số lượng tín đồ vượt dân số Nhật Bản khoảng
100.000.000. Nghĩa là một người dân có thể là tín đồ của nhiều tôn giáo
khác nhau, trong đó có Phật giáo.
14
Tính nhân đạo hiện thực: Phật giáo Nhật Bản không chỉ dựa vào những
triết lý kinh điển Phật giáo, mà còn dựa vào nhu cầu hướng thiện của con
người. Các phật tử Nhật Bản không quan tâm nhiều đến việc thấu hiểu triết
lý và giới luật Phật giáo, mà tập trung vào truyền thống lịch sử Phật giáo
theo các khái niệm thuộc di sản Thần đạo của họ cũng như theo trải
nghiệm bản thân. Kết quả là hình thành Phật giáo "Dân tộc Nhật Bản" với
khuynh hướng tôn sùng những công việc: đuổi tà ma; phù phép; chữa
bệnh; tu luyện khổ hạnh; sấm truyền… của những nhân vật đặc biệt, như
phù thủy, nhà phép thuật, thầy lang, tu sĩ khổ hạnh, nhà tiên tri trong dân
gian. Phật giáo Nhật Bản thông qua đó tìm cõi Niết Bàn không phải ở
những triết lý và đạo đức cao siêu, mà ở những tín điều đơn giản, ở những
hình mẫu thế tục. Phật giáo Nhật Bản, vì thế, hiện diện như một tôn giáo
về tình thương, lòng nhân đạo, đặc biệt đối với những người bị chà đạp, bị
áp bức. Tính nhân đạo hiện thực của Phật giáo Nhật Bản còn được thể hiện
ở khuynh hướng thẩm mỹ; Tình yêu và sự hòa đồng với thiên nhiên, ví dụ
được thể hiện qua nghệ thuật Bonsai, trà đạo….
Chương 2
PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NHẬT BẢN
TRƯỚC HIỆN ĐẠI
2.1. Khái niệm đời sống tinh thần xã hội
Đời sống tinh thần xã hội là toàn bộ những sản phẩm, những hiện
tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ, những giá trị
tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể
hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người
trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
2.2. Phật giáo với tư tưởng, đạo đức và lối sống của xã hội Nhật Bản
trước hiện đại
2.2.1. Phật giáo với tư tưởng của Nhật Bản trước hiện đại
Về bản thể luận (thế giới quan)
Nhân dân Nhật Bản biến Phật giáo từ một tôn giáo hướng vào triết lý
và đạo lý cao siêu thành tôn giáo cầu nguyện cho ước vọng thoát khỏi
quan hệ mất tự do, sự lệ thuộc để vươn lên cái cao cả, cái tuyết đối.
15
Về nhận thức luận và phương pháp tư duy: Phật giáo khi du nhập vào
Nhật Bản có những đặc điểm đặc thù, trong đó như đã nhận xét, nó gần gũi
với đời sống thế tục, đạo đức, thẩm mỹ thế tục hơn là triết lý cao siêu.
Chính vì những lý do này mà logic học Phật giáo, kể cả hiện lượng và tỷ
lượng đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của xã hội Nhật Bản,
đặc biệt là về phương diện lối sống, nhận thức. Những ảnh hưởng đó cộng
với sự tiếp kiến văn hoá phương Tây đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của tư duy người Nhật Bản, qua đó ảnh hưởng tới sự phát triển khoa
học và công nghệ hiện đại ở Nhật Bản hiện nay.
Về nhân sinh quan (giải thoát luận): Phật giáo cũng như tôn giáo nói
chung, không chịu trách nhiệm về việc có những quan hệ tha hóa trong các
lĩnh vực đời sống xã hội, mà trái lại Phật giáo tái hiện lại quá trình
"chuyển hóa" sức mạnh của chính con người thành lực lượng xa lạ với nó,
làm đảo lộn, chặn đứng hay dịch chuyển các quan hệ hiện thực. Khi tái
hiện sự tha hóa hiện thực của con người, Phật giáo đương nhiên không chỉ
thực hiện chức năng tiêu cực, mà thể hiện cả chức năng tích cực trong việc
góp phần giải thoát con người khỏi các lực lượng xa lạ (bể khổ) đang
thống trị con người. Bằng cách đó, Phật giáo thực hiện chức năng đền bù,
bù đắp cho những con người bị thiệt thòi, yếu thế, lệ thuộc hay bất lực
nhằm xây dựng lại ý thức cũng như tham gia cải biến những điều kiện sinh
tồn khách quan. Điểm tích cực của Phật giáo là nó không gieo rắc lượng
"thuốc phiện" quá mức.
2.2.2. Phật giáo với đạo đức, lối sống của xã hội Nhật Bản trước hiện
đại:
Như đã biết, trước khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, xã hội Nhật
Bản đang ở trong giai đoạn cuối của xã hội thị tộc Mặc dù việc hình thành
quốc gia có muộn hơn so với một số nước trong khu vực nhưng nước Nhật
khi đó lại là một tổ chức xã hội có quy củ. Do điều kiện sống khắc nghiệt,
nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu, tài nguyên nghèo nàn, cho nên từ thời
thượng cổ, người Nhật quen sống thanh bạch, giản dị. Trong điều kiện
sống như vậy, tình yêu thiên nhiên đã là truyền thống mỹ học được bắt rễ
16
sâu trong di sản văn hóa dân tộc Nhật Bản. Ngoài các chuẩn mực và giá trị
kể trên, từ rất sớm, người Nhật đã có ý thức cộng đồng, ý thức dòng họ
mạnh, nên cái nhìn của họ đối với cuộc sống rất giàu tình cảm đồng loại.
Mặt khác, cũng nhờ tín ngưỡng Thần mà con người Nhật Bản có ý thức
phục tùng trật tự và quyền lực trong tông tộc.
Như vậy, trước khi Phật giáo du nhập, ở quốc gia đảo này, đã từng
tồn tại một hệ thống các chuẩn mực đạo đức. Khi Phật giáo và các hệ
thống tư tưởng ngoại lai khác được du nhập thì vai trò của chúng trên
phương diện đạo đức chính là ở chỗ, làm giàu và sâu sắc hơn hệ thống đó,
góp phần đưa hệ thống đó đến chỗ hoàn thiện hơn, mặc dù chúng có
những tiêu cực nhất định.
Trong quá trình lịch sử, sự giáo dục của nhà chùa đã góp phần hình
thành một nền văn hóa đạo đức dày dặn ở Nhật Bản. Đạo đức ở Nhật Bản
nói riêng và các nước Đông Á nói chung, không chỉ quy vào phép ứng xử
dựa theo tập quán và truyền thống. Mà hơn thế, đạo đức là đạo làm người
gồm thái độ đối với Thần - Phật, đối với người khác, tấm gương sống và
phép ứng xử với đất, trời, người, vật.
Ngoài viêc cùng các tôn giáo và hệ tư tưởng xã hội khác tham gia
hình thành và làm phong phú nền đạo đức xã hội, trong quá trình tồn tại,
Phật giáo cũng bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xã hội
Nhật Bản. Những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo không chỉ tồn tại trong
lĩnh vực ý thức, trong tư tưởng mà còn cả trong nhân cách của các tầng lớp
sư tăng. Những hạn chế đó có phần tạo nên những ảnh hưởng xấu đối với
xã hội và trong thực hành nền đạo đức của người Nhật Bản, song chính
người Nhật một phần nhờ Phật giáo cũng đã biết hạn chế những yếu tố đó.
Ngày nay Nhật Bản đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại bậc
nhất trên thế giới, song người Nhật vẫn bền chí, kiên gan, dẻo dai âm thầm
đến kỳ lạ để đưa đất nước tiến mạnh về phía trước. Trong quá trình hội
nhập vào quá trình toàn cầu hóa, phẩm chất trọng danh dự, trọng chữ tín
vẫn trụ vững trước cơn bão của văn minh vật chất theo kiểu phương Tây.
17
Trong một nhân cách đa diện và giàu sắc thái của người Nhật, những đóng
góp đạo đức của Phật giáo là không thể bác bỏ.
2.3. Phật giáo với văn hóa nghệ thuật và phong tục, lễ hội của xã hội
Nhật Bản trước hiện đại
2.3.1. Phật giáo với văn hóa nghệ thuật của xã hội Nhật Bản trước
hiện đại
Giáo lý Phật giáo bàn luận về thế giới nội tâm của con người, chỉ ra
cách thức để đạt tới chiều sâu và sự giàu có của tâm hồn. Vì lẽ đó, nó để
lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa nghệ thuật. Trong lịch sử, quá trình truyền
bá Phật giáo cũng là quá trình truyền bá văn hóa nghệ thuật, như các
truyền thuyết về Đức Phật, kinh kệ, giáo lý của các giáo phái, và trước hết
là văn tự, vì Nhật Bản cho đến khi du nhập Phật giáo vẫn chưa có văn tự.
Phật giáo ảnh hưởng đến quá trình phát triển những lĩnh vực của văn
hóa nghệ thuật Nhật Bản:
Một là, về văn học, việc chép kinh bằng chữ Hán đã góp phần hình
thành chữ Nhật, cũng như góp phần hình thành và phát triển thi ca với nội
dung mang đậm ảnh hưởng của triết lý Phật giáo.
Hai là, về nghệ thuật kiến trúc: Ngay từ khi tiếp xúc với Phật giáo
những ngôi Chùa được dựng lên với những đường uốn lượn tinh vi, tao
nhã theo các truyền thống Tịnh Độ tông, Thiền tông, Chân Ngôn tông,
Thiên Thai tông… Đó là các công trình đồ sộ, tinh xảo, thể hiện tình yêu
thiên nhiên, sự quý trọng phẩm chất nội tâm của con người, sự tôn kính
Thiên Hoàng.
Ba là, về lĩnh vực hội họa, điêu khắc: Sự du nhập và phát triển của
Phật giáo ở Nhật Bản đã góp phần hình thành một phong cách hội hoạ
mới, lấy chủ đề từ các biểu tượng của Phật giáo. Hội họa Nhật Bản phát
triển qua các thời kỳ lịch sử chịu ảnh hưởng của các tông phái Phật giáo
giống như nghệ thuật kiến trúc.
Bốn là, về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Đặc thù nhất của hình thức
nghệ thuật biểu diễn Nhật Bản truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Phật giáo là kịch xen múa – âm nhạc. Loại nghệ thuật này có nguồn gốc từ
18
nghi lễ, phản ánh quan niệm hiện hữu trong Phật giáo, diễn viên là tu sĩ
đảm nhận vai trò trung gian giữa thế giới thần thánh và thế giới con
người…
2.3.2. Phật giáo với tập quán, lễ hội của xã hội Nhật Bản trước hiện
đại
Trong tập quán của người Nhật, việc chia tách để tìm ra những ảnh
hưởng của Phật hay ảnh hưởng của Nho, của tôn giáo hay của thế tục
nhiều khi rất khó khăn. Tuy nhiên, xuyên thấm qua các tập quán đó lại có
thể nhận ra những dấu ấn của Phật giáo. Đó là sự mềm mại trong giao tiếp
và ứng xử, nhân ái trong quan hệ với thiên nhiên, con người; một lối sống
cá nhân cần cù, cần kiệm và giản dị; một khả năng siêu thoát khi nhìn
ngắm tạo vật và sự lóe sáng của hành động khi dồn nén…Những giá trị đó
cũng đồng thời là những giá trị ẩn chứa trong Phật giáo.
Việc đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đến các tập quán, lễ hội
truyền thống ở Nhật Bản, là công việc khó khăn cần rất nhiều sự nghiên
cứu dày công. Hơn nữa, đối với một nền văn hóa được xem là sự tích hợp
của nhiều giá trị bản địa và ngoại lai như văn hóa Nhật Bản, thì công việc
đó càng trở nên khó khăn. Duy chỉ có một điều dễ nhận thấy là, trong các
tập quán, lễ hội, có nhiều lễ hội phát tích từ Phật giáo. Nhiều lễ hội có địa
điểm "thiêng" là các chùa, tu viện Phật giáo. Quan trọng hơn, ý nghĩa của
các lệ hội rất phù hợp với tinh thần "từ, bi, hỷ, xả" của nhà Phật.
Tóm lại, Phật giáo trở thành nơi bảo lưu, giữ gìn và tham gia sáng
tạo nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Mặc dù vai trò của
Phật giáo Nhật Bản bị quy định bởi địa vị khác nhau của nó trong các giai
đoạn lịch sử, và việc thực hiện vai trò này không giống nhau giữa các giáo
phái, song Phật giáo nước này đã lan tỏa ảnh hưởng của mình không chỉ
trên bình diện tư tưởng, mà còn trong cả hành vi, lối sống của con người;
không chỉ ảnh hưởng đến chính trị mà cả trong kinh tế, văn hóa và cuối
cùng được hội tụ ở nhân cách người Nhật. Chính Phật giáo là ngôi trường
đầu tiên đã hun đúc sự học, góp phần đào tạo nhân tài…. Phật giáo dù trải
qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau trong lịch sử Nhật Bản, thì nó
19
đã là một truyền thống tôn giáo, triết học, văn hóa, chí ít cũng trong những
lĩnh vực cơ bản và bền vững của đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản, từ
văn hóa nghệ thuật, đạo đức xã hội đến tập quán, lễ hội.
Chương 3
PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI NHẬT
BẢN HIỆN ĐẠI
3.1. Phật giáo và xã hội Nhật Bản hiện đại
3.1.1. Một số đặc trưng thế tục hóa Phật giáo ở Nhật Bản
Trong những thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt từ
thập niên 70 thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, nên
ảnh hưởng, vai trò của tôn giáo ngày càng nhường chỗ cho ảnh hưởng và
vai trò của xã hội thế tục, Kết cục là diện mạo và đời sống tôn giáo ngày
càng được thế tục hóa. Quá trình thế tục hóa Phật giáo không diễn ra một
cách giản đơn, mà phức tạp và đa phương hướng, biểu hiện chính là hiện
tượng xuất hiện nhiều tổ chức tín ngưỡng - tôn giáo không giống với tôn
giáo truyền thống. Chúng có hai loại: một loại ra đời trong nội bộ tôn giáo
truyền thống, không tách rời đời sống tôn giáo truyền thống nhưng chúng
có biểu hiện ra bằng nhiều tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo đặc thù; loại
thứ hai tách ra khỏi các tôn giáo truyền thống, tồn tại độc lập với các tôn
giáo truyền thống, tín đồ ít, quy mô nhỏ, nhưng loại này lại rất nhiều.
3.1.2. Phật giáo với quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản
Cũng giống như bất kỳ qúa trình biến đổi xã hội nào, hiện đại hóa ở
Nhật Bản trong lịch sử và hiện tại, vừa có một số tác dụng tích cực, đồng
thời cũng có một số kết quả tiêu cực. Điểm nổi bật của mặt tích cực là Phật
giáo đã góp phần hình thành "Nhân cách Nhật Bản" đầy nghị lực và hiệu
quả trong quá trình đưa nền kinh tế Nhật Bản lên vị trí thứ hai trên thế
giới, nhưng người Nhật vẫn biểu hiện nhân cách giản dị nhưng cũng rất
tinh tế trong lối sống.
Điểm đáng quan tâm của mặt tiêu cực là hiện đại hóa tại một nước
công nghiệp phát triển như Nhật Bản ngày nay không tránh khỏi tình trạng
20
khoa học công nghệ càng phát triển thì càng gây ra sự thiếu hụt về tri thức.
Do đó, trong quá trình hiện đại hóa dưới tác động của toàn cầu hóa, đã tác
động mạnh mẽ v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7842nh h4327903ng c7911a Ph7853t gio 2737889i v7899i 2737901.pdf