Báo chí tham gia tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chính
sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Với khả năng thông tin mạnh mẽ, rộng khắp, nhanh chóng, thời gian
qua báo chí đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống tham
nhũng, đặc biệt trong việc tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng,
lãng phí.
Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng của báo chí đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ: Một là, về nội dung báo chí tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Hai là,
trong tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, báo chí đã đa dạng hóa
việc tuyên truyền kết hợp với các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác;
Ba là, hầu hết các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống tham nhũng thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng nói chung, báo chí nói riêng đều đem lại hiệu quả. Tuy nhiên cũng
không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Báo chí tham gia phõng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác giả Đinh
Thị Hương Giang; Cuốn Measuring Corruption (Đo lường tham nhũng)
của Shacklock, A., & Galtung, F., Routledge; Công trình Báo chí và tham
nhũng: Báo chí Việt Nam đưa tin về tham nhũng như thế nào? Làm thế
nào để nâng cao chất lượng đưa tin của báo chí? của Catherine McKinley;
Tài liệu chính sách Chương trình phát triển Liên hợp quốc “Vai trò của
báo chí trong việc giám sát và phát hiện tham nhũng: Kinh nghiệm quốc
tế” của Catherine McKinley; Bài viết A free press is bad news for
corruption (Tự do báo chí là thông tin xấu đối với tham nhũng) của Aymo
Brunettia, Beatrice Wederb
Nhóm các công trình bàn về cách thức báo chí phòng, chống tham
nhũng: Cuốn sách Nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay do tác giả Trần Quang
Nhiếp chủ biên; Bài viết Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng
của tác giả Nguyễn Văn Hùng; Bài viết Về vai trò giám sát xã hội và phản
biện xã hội của báo chí Việt Nam của Đặng Thị Thu Hương; Bài viết
“Internet - vũ khí chống tham nhũng ở Trung Quốc” của tác giả Vũ Hà;
Cuốn The Media’s Role in Curbing Corruption (Vai trò của truyền thông
trong kiềm chế tham nhũng) của Rick Stapenhurst; Cuốn Fighting
Corruption in Developing Countries: Strategies and Analysis (Chống tham
nhũng ở các nước đang phát triển: Chiến lược và phân tích) của Bertram I.
Spector, Kumarian Press; Bài viết Can a State - owned media effectively
monitor corruption? A study of Vietnam’s printed press (Truyền thông nhà
nước có hiệu quả trong giám sát tham nhũng? Nghiên cứu báo in của Việt
Nam) của Catherine McKinley
Như vậy, khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến
báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở các khía cạnh khác nhau, đây
8
là cơ sở để người viết tham khảo, triển khai đề tài. Tuy nhiên, có thể khẳng
định chưa có công trình nào tương thích với chiều sâu đề tài báo chí tham
gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây
dưới góc độ chính trị học.
1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những giá trị cần tham khảo từ các công trình nghiên cứu
liên quan đến luận án
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã có nhiều đóng góp quan trọng
khi nghiên cứu về tham nhũng và báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng:
Một là, các công trình nghiên cứu đã đưa ra bức tranh chung về tình
hình tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới, bước đầu phân tích khái
niệm, nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng;
Hai là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến báo chí và vai trò
của báo chí trong giám sát quyền lực nhà nước ở góc độ chung;
Ba là, hệ thống các công trình đã có những kết quả nghiên cứu bước
đầu về báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng là tài liệu đáng quý để
tác giả triển khai luận án của mình. Tuy nhiên, có thể khẳng định chưa có
công trình riêng biệt nào đề cập đến khía cạnh nội dung báo chí phòng,
chống tham nhũng và phương thức báo chí phòng, chống tham nhũng.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án tiếp tục nghiên cứu
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu, người viết nhận thấy còn
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu sau:
Một là, những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực, báo chí, phòng,
chống tham nhũng đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. tuy
nhiên, luận án cần góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về báo chí tham gia
phòng, chống tham nhũng liên quan đến nội dung, phương thức báo chí
tham gia phòng, chống tham nhũng và những yếu tố tác động đến báo chí
tham gia phòng, chống tham nhũng.
9
Hai là, làm rõ thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng:
báo chí tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
về phòng, chống tham nhũng; báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối,
chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; báo chí giám sát hoạt
động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, đưa tin về tham
nhũng và báo chí tạo dư luận xã hội phòng, chống tham nhũng.
Ba là, trên cơ sở thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham
nhũng và những vấn đề đặt ra đối với báo chí tham gia phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay, luận án cần tập trung đề xuất các vấn đề cơ
bản bao gồm:
Thứ nhất, đề xuất phương hướng phát huy vai trò của báo chí trong
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ hai, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của báo chí
tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu về phòng, chống tham
nhũng, tác giả luận án kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên
cứu báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2
LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG,
CHỐNG THAM NHŨNG
2.1. KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG
2.1.1. Quyền lực nhà nƣớc và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc
Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của một giai cấp, một lực
lượng xã hội được tổ chức thành nhà nước; quyền lực nhà nước là quyền
lực do người dân uỷ nhiệm. Quyền lực nhà nước có vai trò quan trọng để
duy trì xã hội trong vòng trật tự, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng.
10
Tuy nhiên, nếu quyền lực của người được ủy quyền - những người nắm
quyền - không bị kiểm soát thì quyền lực luôn có xu hướng bị lạm dụng.
Bởi vậy, sự tồn tại của quyền lực trong xã hội là tất yếu và quyền lực đó
cần được kiểm soát.
Kiểm soát quyền lực nhà nước được hiểu là hệ thống những cơ chế,
hoạt động được thực hiện bởi nhà nước và xã hội bằng các cách thức, biện
pháp, phương tiện khác nhau nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà
nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên các
căn cứ cơ bản sau đây: Một là, quyền lực nhà nước không phải là quyền
lực tự có mà là quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền; Hai là,
quyền lực nhà nước nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà
nước suy cho cùng là giao cho những nhóm người, con người cụ thể thực
thi; Ba là, nhà nước là chủ thể có độc quyền cưỡng chế hợp pháp.
2.1.2. Phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng là sự lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi.
Phòng, chống tham nhũng được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình thực hiện các biện
pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với hành vi tham
nhũng và khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra theo quy định của
pháp luật.
Để phòng, chống tham nhũng cần có cơ chế phòng, chống tham
nhũng. Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, cơ chế
phòng, chống tham nhũng được thể hiện trên các phương diện cơ bản:
Một là, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà
nước: giữa lập pháp,hành pháp và tư pháp để phòng, chống tham nhũng.
Hai là, kiểm soát quyền lực của các cơ chế khác: các đảng phái, các
tổ chức xã hội, các tổ chức truyền thông để phòng, chống tham nhũng.
2.2. BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG - SỰ
CẦN THIẾT, NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC
2.2.1. Sự cần thiết báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng được hiểu là việc các cơ
quan báo chí, người làm báo thông qua các tác phẩm báo chí, trong phạm
11
vi quyền hạn, trách nhiệm của mình triển khai các hoạt động, cách thức,
biện pháp góp phần phòng ngừa, giám sát, phát hiện tham nhũng, thông tin
về việc xử lý đối với hành vi tham nhũng và khắc phục hậu quả do hành vi
tham nhũng gây ra theo quy định của pháp luật.
Sự cần thiết báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng xuất phát từ
các yếu tố: Thứ nhất, chức năng giám sát quyền lực, thực thi chính sách
của báo chí quy định tính tất yếu của báo chí tham gia phòng, chống tham
nhũng; Thứ hai, thể chế phòng, chống tham nhũng của các quốc gia còn có
“lỗ hổng”, bởi vậy sự tham gia của báo chí là kênh bổ sung kiểm soát
quyền lực, kiểm soát tham nhũng; Thứ ba, báo chí được xem như quyền
lực thứ tư.
2.2.2. Nội dung báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng trên các phương diện cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, báo chí tham gia vào quá trình hoạch định chủ trương,
đường lối, chính sách về phòng, chống tham nhũng;
Thứ hai, báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng;
Thứ ba, báo chí giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
nhằm phát hiện các dấu hiệu tham nhũng;
Thứ tư, báo chí tạo dư luận xã hội phòng, chống tham nhũng.
2.2.3. Phƣơng thức báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Thứ nhất, báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua các
tác phẩm báo chí với ưu thế của các loại hình báo chí;
Thứ hai, thông qua việc báo chí cung cấp thông tin, phát hiện, tố
giác vụ việc, hành vi tham nhũng, giám sát việc xử lý vụ việc, hành vi
tham nhũng;
Thứ ba, thông qua việc báo chí tạo chuyên trang, chuyên mục, diễn
đàn trao đổi, thảo luận về vấn đề phòng, chống tham nhũng.
12
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA BÁO
CHÍ TRONG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
2.3.1. Sự tác động của yếu tố thể chế, pháp lý
Công tác phòng, chống tham nhũng của báo chí chính là phê và tự
phê, kiểm soát quyền lực góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng. Hệ thống thể chế pháp lý ở nhiều quốc gia đã
tạo điều kiện cho báo chí được tăng cường, tự do, dân chủ trong kiểm soát
quyền lực, phòng, chống tham nhũng, và ngược lại sẽ hạn chế hiệu quả của
báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng.
2.3.2. Đặc điểm của báo chí ảnh hƣởng đến báo chí tham gia
phòng, chống tham nhũng
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, báo chí có vai trò
đặc biệt quan trọng. Báo chí hiện nay có ba đặc điểm cơ bản:
Đặc điểm thứ nhất của báo chí là có đối tượng công chúng đông đảo.
Chính vì vậy, báo chí có ảnh hưởng to lớn trong việc thúc đẩy phòng,
chống tham nhũng.
Đặc điểm thứ hai là tính công khai của báo chí. Trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng đặc điểm này của báo chí tạo nên sức mạnh
to lớn.
Đặc điểm thứ ba của báo chí tác động đến báo chí tham gia phòng,
chống tham nhũng thể hiện nội dung thông tin báo chí là thông tin thời sự.
Với đặc điểm này, báo chí càng khẳng định vai trò quan trọng trong đấu
tranh chống tham nhũng.
2.3.3. Đội ngũ những ngƣời làm báo
Sự điều tra, nhập cuộc của các nhà báo là một trong những yếu tố
quan trọng để phát huy, nâng cao tính hiệu quả của báo chí trong phòng,
chống tham nhũng. Có thể khẳng định, khi có sự tích cực từ phía các cơ
quan báo chí mà cụ thể là các nhà báo sẽ phát huy được vai trò của báo chí
- lực lượng đi đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Và ngược
lại, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bản thân nhà báo, cơ quan
báo chí chưa chủ động, tích cực, kiến thức, kỹ năng chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễnthì hiệu quả tham gia phòng, chống tham nhũng sẽ
không được như mong muốn.
13
2.3.4. Tác động của yếu tố văn hóa, xã hội
Có nhiều cách thức để tiến hành phòng, chống tham nhũng, trong đó
phòng, chống tham nhũng từ bên trong và phòng, chống tham nhũng từ
bên ngoài. Chúng ta không phủ nhận, báo chí là một trong những lực
lượng phòng, chống tham nhũng tích cực và hiệu quả. tuy nhiên, trong
công tác phòng, chống tham nhũng, hiệu quả tham gia của báo chí ít nhiều
bị ảnh hưởng bởi yếu tố xã hội mà chủ yếu là các nhóm lợi ích. Có những
bài báo phản ánh tiêu cực, tham nhũng ở tình trạng “sáng đăng, trưa gặp,
chiều gỡ”. Cũng có những nhà báo viết bài điều tra chống tiêu cực, tham
nhũng bị trù dập, trả thù
Về yếu tố văn hóa đặc biệt là văn hóa chính trị tác động không nhỏ
đến báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng. Trong các quốc gia hiện
đại, quyền lực chính trị thể hiện chủ yếu ở quyền lực của đảng chính trị,
quyền lực nhà nước và quyền lực của nhân dân. Việc thực thi các quyền
lực này có văn hóa, tức là chúng được định hướng bởi văn hóa là biểu hiện
về mặt hình thức của văn hóa chính trị. Trình độ dân trí của các quốc gia
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả báo chí tham gia phòng, chống tham
nhũng. Trình độ dân trí cao, người dân có nhận thức đầy đủ về tham nhũng
và phòng, chống tham nhũng, họ có thể phát huy tốt quyền công dân trong
việc tiếp cận và sử dụng thông tin, cùng báo chí và các phương tiện truyền
thông đại chúng để phòng, chống tham nhũng. Ngược lại, trình độ dân trí
của quốc gia thấp, việc phát huy quyền của người dân, vai trò của báo chí
công dân kém hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.
2.3.5. Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến việc báo
chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng lớn, tác động sâu sắc
tới các quốc gia trên mọi lĩnh vực trong đó có tội phạm tham nhũng, hoạt
động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, người dân trong
đó có phòng, chống tham nhũng của báo chí. Tuy nhiên, quá trình hội nhập
quốc tế, mở cửa của các quốc gia trên thế giới đã tạo điều kiện cho tham
nhũng có điều kiện vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thúc đẩy tham nhũng
có yếu tố nước ngoài, thuận lợi cho môi trường kinh doanh, phát triển kinh
tế và bành trướng quyền lực, làm nghiêm trọng thêm tình trạng tham nhũng.
14
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản về kiểm soát quyền lực nhà nước, phòng, chống tham nhũng; luận giải
những vấn đề lý luận về báo chí, sự cần thiết tham gia phòng, chống tham
nhũng của báo chí, nội dung, phương thức báo chí tham gia phòng, chống
tham nhũng; và các yếu tố ảnh hưởng đến báo chí tham gia phòng, chống
tham nhũng. Đây là nền tảng lý luận để tác giả phân tích, đánh giá thực
trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong
chương 3 của luận án.
Chƣơng 3
BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
3.1. CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1.1. Về tình hình tham nhũng
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2016 của Tổ chức minh
bạch Quốc tế (TI) cho thấy, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ
113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Năm 2017 chỉ số này đạt 35/100
điểm, xếp hạng 107/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc tăng nhẹ điểm
CPI trong 2 năm qua là chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực phòng, chống
tham nhũng của Việt Nam. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 - 100 của
CPI, tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn bị coi là rất nghiêm
trọng. Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đã và đang ngày càng phổ biến,
đe dọa tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với đời sống xã hội.
3.1.2. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam những năm gần đây
Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng ở nước ta trong những năm qua: Thứ nhất, về chủ trương, đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng; Thứ hai, về thể
chế Nhà nước liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Thứ ba, về hoạt
15
động thực thi phòng, chống tham nhũng trong những năm qua đã đạt những
kết quả quan trọng và tạo được sự chuyển biến rõ nét; Thứ tư, công tác kiện
toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa
các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng.
Những hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam trong những năm qua: Thứ nhất, thể chế, chính sách pháp luật
trên một số lĩnh vực còn bất cập, tính khả thi không cao; chưa có cơ chế đủ
mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực; chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ
chưa rõ ràng, cụ thể; Thứ hai, về thực thi chính sách, pháp luật phòng,
chống tham nhũng nhìn chung chưa nghiêm; Thứ ba, một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người
là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi tiêu cực, tham nhũng.
3.2. THỰC TRẠNG BÁO CHÍ THAM GIA PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
Kết quả khảo sát bảng hỏi anket cho thấy, trong bốn nội dung cơ bản
báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng thì tỷ lệ nhận định của phóng
viên đối với từng yếu tố như sau: báo chí góp phần hoạch định đường lối,
chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (62.26%); Báo chí tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước về phòng, chống tham nhũng (72.17%); Báo chí giám sát hoạt động của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, đưa tin về tham nhũng
(82.08%) và Báo chí tạo dư luận xã hội phòng, chống tham nhũng (72.17%).
3.2.1. Báo chí tham gia hoạch định đƣờng lối, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng
Việc tham gia vào quy trình hoạch định đường lối, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng của báo chí xuất phát từ chính chức năng
của báo chí trong đời sống kinh tế xã hội. Thứ nhất, báo chí là công cụ kết
nối các nhà nghiên cứu chính sách về phòng, chống tham nhũng. Thứ hai,
báo chí ảnh hưởng đến ý kiến công chúng; Thứ hai, báo chí ảnh hưởng đến
ý kiến công chúng.
Báo chí có vai trò quan trọng trong việc tham gia hoạch định đường
lối, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng thông qua tác động
16
trực tiếp của báo chí đối với các nhà hoạch định chính sách hoặc thông qua
việc truyền tải ý kiến người dân, chuyên gia nói riêng và xã hội nói chung
về các quy định liên quan đến phòng, chống tham nhũng đến các nhà
hoạch định chính sách phòng, chống tham nhũng.
3.2.2. Báo chí tham gia tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chính
sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Với khả năng thông tin mạnh mẽ, rộng khắp, nhanh chóng, thời gian
qua báo chí đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống tham
nhũng, đặc biệt trong việc tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng,
lãng phí.
Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng của báo chí đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ: Một là, về nội dung báo chí tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Hai là,
trong tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, báo chí đã đa dạng hóa
việc tuyên truyền kết hợp với các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác;
Ba là, hầu hết các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống tham nhũng thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng nói chung, báo chí nói riêng đều đem lại hiệu quả. Tuy nhiên cũng
không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
3.2.3. Báo chí giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân nhằm phát hiện, đƣa tin về tham nhũng
Tham nhũng diễn biến phức tạp với quy mô ngày càng lớn, phạm vi
ngày càng phổ biến với sự cấu kết lợi ích nhóm ngày càng chặt chẽ và có
hệ thống.
Điều 9 Luật phòng, chống tham nhũng quy định cơ quan báo chí có
trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin
phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm
về nội dung của thông tin đã đưa.
Thực tế cho thấy trong hầu hết các vụ tiêu cực, tham nhũng lớn ở một
số cơ quan Trung ương và địa phương được phát hiện, đưa ra trước ánh
sáng công luận và xử lý đến nơi đến chốn đều có công đầu của báo chí.
17
3.2.4. Báo chí tạo dƣ luận xã hội phòng, chống tham nhũng
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân có mối quan hệ
hữu cơ, cộng hưởng trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự,
thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định
trong những thời điểm nhất định.
Thực tế cho thấy, báo chí không chỉ đóng góp lớn trong việc phát
hiện, bóc trần các hành vi tham nhũng mà còn là lực lượng chủ yếu để
tuyên truyền vận động nhân dân, giáo dục nâng cao nhận thức của người
dân trong phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền những gương điển hình,
cách làm hay trong phòng, chống tham nhũng; thông tin kịp thời, khách
quan tình hình tham nhũng, chống tham nhũng, phản ánh trực tiếp những
vụ, việc tham nhũng, tạo sức ép dư luận xã hội, hình thành các phong trào
phòng, chống tham nhũng.
Có thể nói, báo chí có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham
nhũng bằng việc giám sát tham nhũng và nâng cao dư luận xã hội về tham
nhũng. Từ những vụ án điển hình thời gian qua về tham nhũng cho thấy
vai trò quan trọng của báo chí trong quá trình điều tra chống tham nhũng.
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HẠN CHẾ BÁO CHÍ THAM GIA
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
NGUYÊN NHÂN
3.3.1. Đánh giá kết quả báo chí tham gia phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, nhận thức về tham nhũng và vai trò của báo chí trong
phòng, chống tham nhũng của xã hội, của cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ
quan báo chí và đội ngũ nhà báo ngày càng nâng cao;
Thứ hai, báo chí Việt Nam ngày càng khách quan khi tham gia
phòng, chống tham nhũng;
Thứ ba, sự nhạy bén, kịp thời của báo chí khi tham gia phòng, chống
tham nhũng ngày càng được đảm bảo;
Thứ tư, báo chí giúp định hướng dư luận xã hội và góp phần hoàn
thiện chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam .
18
3.3.2. Những hạn chế của báo chí tham gia phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay
Một là, hạn chế về thể chế tạo động lực thúc đẩy báo chí tham gia
phòng, chống tham nhũng;
Hai là, hạn chế về khung pháp lý liên quan đến báo chí tham gia
phòng, chống tham nhũng;
Ba là, hạn chế từ phía cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng;
Bốn là, hạn chế từ đội ngũ phóng viên báo chí, người làm báo trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng;
Năm là, hạn chế về cơ sở vật chất, công cụ tác nghiệp, tính kịp thời,
nhạy bén của báo chí trong phòng, chống tham nhũng.
3.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của kết quả:
Một là, nhận thức về tham nhũng và sự tham gia của báo chí vào
phòng, chống tham nhũng ngày càng được nâng cao;
Hai là, có những yếu tố thúc đẩy báo chí, nhà báo tham gia phòng,
chống tham nhũng;
Ba là, năng lực, trình độ, phẩm chất của nhà báo ngày càng được
nâng cao;
Bốn là, sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí, giữa cơ quan báo chí
với các cơ quan chức năng khác trong phòng, chống tham nhũng đạt được
nhiều kết quả;
Năm là, sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan báo chí,
cho nhà báo thời gian qua rất kịp thời.
Nguyên nhân của hạn chế:
Một là, nguyên nhân từ nhận thức của xã hội, của nhà báo đối với
tham nhũng và sự tham gia của báo chí trong phòng, chống tham nhũng;
Hai là, thể chế, pháp luật hiện hành đã ghi nhận quyền tiếp cận thông
tin, song có nơi, có lúc vẫn khó khăn, thậm chí có thể nói không tiếp cận được;
Ba là, thể chế khuôn khổ pháp lý bảo vệ nhà báo thực thi không nghiêm;
Bốn là, khuôn khổ pháp lý liên quan đến báo chí tham gia phòng,
chống tham nhũng còn thiếu, còn có khe hở;
19
Năm là, do năng lực, trình độ của nhà báo, cơ quan báo chí trong
phòng, chống tham nhũng;
Sáu là, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi tham gia
phòng, chống tham nhũng;
Bảy là, việc phối hợp giữa các cơ quan báo chí, gữa cơ quan báo chí
với các cơ quan chức năng khác trong phòng, chống tham nhũng còn chưa
chặt chẽ.
Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 luận án tập trung phân tích thực trạng tham nhũng, đặc
điểm, tình hình báo chí Việt Nam hiện nay tác động đến báo chí tham gia
phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đánh
giá những kết quả, hạn chế của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
và nguyên nhân. Đây là cơ sở để tác giả luận án đề xuất phương hướng và
giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của báo chí tham gia phòng, chống
tham nhũng ở nước ta trong thời gian tới.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA BÁO
CHÍ TRONG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ
TRONG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI
Về tình hình tham nhũng ở nước ta trong những năm tới như sau:
Thứ nhất, tác động của toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế thế giới
chậm sau suy thoái, khủng hoảng và tình hình thế giới có nhiều biến động
phức tạp tạo nhiều điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự nảy sinh các
hành vi tham nhũng;
Thứ hai, mặt trái, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự
suy thoái, biến chất của một số cán bộ, công chức, sự tha hóa về đạo đức,
bất chấp kỷ cương sẽ tiếp tục tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi cho
sự nảy sinh hành vi tham nhũng;
20
Thứ ba, trong giai đoạn đối phó với khủng hoảng, suy thoái kinh tế
và khôi phục kinh tế thời kỳ hậu suy thoái sẽ nảy sinh những điều kiện
mới cho tham nhũng với tín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_bao_chi_tham_gia_phong_chong_tham_nhung_o_vi.pdf