Chương 3
NHẬN DIỆN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2010
3.1. Khái quát đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội thành phốĐà Nẵng
3.1.1. Đặc điểm địa lý - hành chính
Đà Nẵng là thành phố biển lớn nhất miền Trung, ở 15055’ đến 16014’ vĩ Bắc,
107018’ đến 108020’kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía nam và
tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp Biển Đông.
Thành phố Đà Nẵng hiện nay có diện tích đất tự nhiên: 1255,0 km2; dân số
hơn 900.000 người (năm 2010); thành phố có 6 quận nội thành (Sơn Trà, Hải
Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn) và hai huyện (huyện Hòa
Vang và huyện đảo Hoàng Sa).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (năm 1997), Đà
Nẵng đã tạo lập vị thế mới, được nhiều người biết đến là một thành phố năng
động, phát triển nhanh tiến trình CNH, HĐH và ĐTH. Nếu thời điểm năm 2000,
tỷ trọng lao động trong nông, lâm, thủy sản gần tương đương với khu vực công
nghiệp, xây dựng và tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ không có sự cách
biệt quá lớn thì đến năm 2010 đã có sự dịch chuyển lớn. Tỷ trọng lao động trong
khu vực nông, lâm, thủy sản từ 28,23% giảm còn 9,54%; lao động trong khu vực
dịch vụ đã tăng từ 39,94% lên 57,38%.
Như vậy, xét về cơ cấu lao động theo nghề nghiệp cũng như tỷ lệ đóng góp
trong GDP đều cho thấy, ở Đà Nẵng đang diễn ra sự thay đổi theo hướng ngày
càng giảm nhanh nhóm nghề nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh ngành dịch vụ. Đây
là cơ sở cho sự biến đổi PTXH nghề nghiệp hướng đến xã hội hiện đại.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến đổi PTXH ở nước ta đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố: Sở hữu
tư liệu sản xuất, lợi thế nghề nghiệp, trình độ giáo dục v.v... Vì thế, để nghiên
cứu lý giải PTXH nghề nghiệp hiện nay không thể duy kinh tế (chỉ dựa trên yếu
tố sở hữu tư liệu sản xuất) mà phải tiếp cận đa chiều cạnh, tức là phải xem xét từ
nhiều yếu tố.
Bên cạnh yếu tố quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thì lợi thế nghề nghiệp, trình
độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực lãnh đạo quản lý và đặc biệt là quyền lực chính
trị là những yếu tố cốt yếu cần phải được chú ý khi nghiên cứu về PTXH nghề
nghiệp ở nước ta hiện nay.
Vận dụng kết hợp quan điểm về PTXH của Karl Marx và Max Weber và kế
thừa sự phát triển mới trong các lý thuyết XHH hiện đại vào nghiên cứu PTXH
nghề nghiệp hiện nay là một cách làm có ý nghĩa cao về mặt lý luận và thực tiễn.
9
2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phân
tầng xã hội và điều chỉnh phân tầng xã hội
Càng đi sâu vào KTTT thì PTXH có xu hướng diễn ra gay gắt. Thực tế đó
đặt ra cho Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiệm vụ xây dựng và thực hiện hệ thống
chính sách xã hội đồng bộ nhằm điều chỉnh PTXH, đảm bảo sự công bằng xã hội,
hướng tới giá trị nhân văn cao cả, phát triển toàn diện con người.
Vấn đề đặt ra là điều chỉnh PTXH bằng cách nào? Theo quan điểm và định
hướng nào là điều cần xác định. Điều chỉnh PTXH và phân hoá giàu nghèo không
có nghĩa là bằng mọi cách nâng mức sống của người nghèo lên bằng người giàu
và hạ mức sống của người giàu xuống bằng người nghèo, càng không phải là “lấy
của người giàu chia cho người nghèo” theo kiểu “cào bằng”, “Trung bình chủ
nghĩa” đối với các giai tầng xã hội.
Quan điểm và chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là tạo cơ hội
và điều kiện bình đẳng cho mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện
ngày càng tốt hơn công bằng xã hội. Công bằng xã hội là thông qua cơ chế chính
sách để tạo lập điều kiện, môi trường thuận lợi cho mọi người dân phát huy khả
năng, lợi thế để tự vươn lên, tôn trọng và khuyến khích tài năng phát triển, chấp
nhận có PTXH nhưng hợp lý, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
nhanh và bền vững.
Chương 3
NHẬN DIỆN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2010
3.1. Khái quát đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội thành phố
Đà Nẵng
3.1.1. Đặc điểm địa lý - hành chính
Đà Nẵng là thành phố biển lớn nhất miền Trung, ở 15055’ đến 16014’ vĩ Bắc,
107018’ đến 108020’kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía nam và
tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp Biển Đông.
Thành phố Đà Nẵng hiện nay có diện tích đất tự nhiên: 1255,0 km2; dân số
hơn 900.000 người (năm 2010); thành phố có 6 quận nội thành (Sơn Trà, Hải
Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn) và hai huyện (huyện Hòa
Vang và huyện đảo Hoàng Sa).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (năm 1997), Đà
Nẵng đã tạo lập vị thế mới, được nhiều người biết đến là một thành phố năng
động, phát triển nhanh tiến trình CNH, HĐH và ĐTH. Nếu thời điểm năm 2000,
10
tỷ trọng lao động trong nông, lâm, thủy sản gần tương đương với khu vực công
nghiệp, xây dựng và tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ không có sự cách
biệt quá lớn thì đến năm 2010 đã có sự dịch chuyển lớn. Tỷ trọng lao động trong
khu vực nông, lâm, thủy sản từ 28,23% giảm còn 9,54%; lao động trong khu vực
dịch vụ đã tăng từ 39,94% lên 57,38%.
Như vậy, xét về cơ cấu lao động theo nghề nghiệp cũng như tỷ lệ đóng góp
trong GDP đều cho thấy, ở Đà Nẵng đang diễn ra sự thay đổi theo hướng ngày
càng giảm nhanh nhóm nghề nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh ngành dịch vụ. Đây
là cơ sở cho sự biến đổi PTXH nghề nghiệp hướng đến xã hội hiện đại.
3.2. Biến đổi phân tầng xã hội về vị thế quyền lực
3.2.1. Nguồn dữ liệu và hướng tiếp cận quyền lực nghề nghiệp
Để phân tích yếu tố quyền lực nghề nghiệp, Luận án sử dụng nguồn dữ liệu
từ file gốc kết quả khảo sát MSHGĐ do Tổng cục Thống kê thực hiện.
Trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KTTT, xã hội Việt Nam
đang chuyển dần sang xã hội công nghiệp hiện đại, vị thế quyền lực nghề nghiệp
được phân tầng theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: Lãnh đạo, quản lý - doanh
nhân - chuyên môn cao, đây được coi là những nhóm tinh hoa; tiếp theo là những
nhóm xã hội nghề nghiệp mang tính chất của xã hội hiện đại: Nhân viên - công
nhân - buôn bán, dịch vụ; những nhóm có vị thế đến thấp nhất là: Tiểu thủ công -
lao động giản đơn - nông dân, đây là những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn với đặc
trưng của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Thứ bậc quyền lực nghề nghiệp được xác lập theo trật tự phân tầng như vậy,
song việc đánh giá quyền lực các nhóm xã hội nghề nghiệp còn được căn cứ vào
nhiều yếu tố khác nữa, đặc biệt là khả năng di động nghề nghiệp từ thứ bậc này
sang thứ bậc khác, từ nhóm nghề nghiệp này sang nhóm nghề nghiệp khác cũng là
những dấu hiệu quan trọng để đánh giá sức hấp dẫn hay vị thế quyền lực của các
nghề nghiệp.
Như vậy, về thứ bậc vị thế quyền lực của 9 nhóm xã hội nghề nghiệp đến
nay đã được các nghiên cứu trong nước và thế giới xác định, vì vậy, trong Luận án
này, tác giả chỉ tập trung xem xét khía cạnh di dộng nghề nghiệp thông qua cấu
trúc mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động lấy làm tiêu chí để đánh giá
mức độ quyền lực của các nhóm xã hội nghề nghiệp.
3.2.2. Thực trạng biến đổi vị thế quyền lực nghề nghiệp thông qua sự di
động nghề nghiệp trong mô hình tháp phân tầng xã hội nghề nghiệp
3.2.2.1. Sự di động nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xã hội nghề nghiệp
của cả nước
Phân tích số liệu khảo sát năm 2002 và 2010 của cả nước cho thấy, cấu trúc
dân số lao động đang có sự thay đổi theo chiều hướng đến xã hội hiện đại, mặc dù
11
diễn tiến còn khá chậm. Các nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội
truyền thống đang có chiều hướng giảm dần. Những nhóm xã hội nghề nghiệp gắn
với xã hội công nghiệp hiện đại (thuộc tầng trung và đỉnh của tháp phân tầng nghề
nghiệp) đều có sự chuyển động tăng dần. Tỷ lệ các nhóm xã hội nghề nghiệp này
đều tăng lên khá nhanh, trong đó có các tầng lớp nghề nghiệp như doanh nhân,
chuyên môn cao, công nhân có mức tăng trên 2 lần trong giai đoạn từ năm 2002
đến năm 2010. Tuy nhiên, do quy mô các nhóm xã hội nghề nghiệp đại diện cho
xã hội hiện đại còn rất nhỏ bé (chẳng hạn đến năm 2010, nhóm doanh nhân chỉ
chiểm 0,4%, chuyên môn cao: 3,9%, công nhân: 4,4%...) nên dù có sự tăng nhanh
nhưng đến năm 2010, mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp ở nước ta vẫn là hình
kim tự tháp
3.2.2.2. Sự di động nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xã hội nghề
nghiệp của thành phố Đà Nẵng
Ở cả 2 thời điểm 2002 và 2010, mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của Đà
Nẵng theo hình con quay (mô phỏng đồ vật trong trò chơi dân gian). Những nhóm
xã hội nghề nghiệp ở khoảng giữa phình to, những nhóm tầng đáy (nông dân và
lao động giản đơn) chiếm tỷ lệ nhỏ.
Biểu đồ 3.1: Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của lao động đang có việc làm
ở TP Đà Nẵng năm 2002 và năm 2010
Trong khi 3 nhóm nghề mang đặc trưng xã hội nông nghiệp của cả nước
giảm chậm thì ở Đà Nẵng, 3 nhóm là nông dân, lao động giản đơn và tiểu thủ công
lại giảm rất nhanh từ 44,3% (năm 2002) xuống còn 32,9% (năm 2010). Đặc biệt là
12
nhóm nghề nông dân đến năm 2010, chỉ còn 7,5% (trong khi cả nước còn 52,1%).
Các nhóm tầng đáy thu hẹp thì tất yếu các nhóm tầng trên của tháp phình to ra.
Các nhóm xã hội nghề nghiệp đại diện cho xã hội hiện đại đều theo chiều hướng
tăng lên như doanh nhân tăng từ 1,1% lên 3,0%, chuyên môn cao tăng từ 7,1% lên
15,3%, công nhân tăng từ 7,2% lên 11,6%.
Như vậy, cấu trúc các nhóm xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng đang có sự biến
đổi hướng đến xã hội hiện đại trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
3.2.2.3. So sánh sự di động nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xã hội
nghề nghiệp ở Đà Nẵng với các thành phố trực thuộc Trung ương
Đối chiếu mô hình tháp phân tầng dựa trên tỷ lệ lao động của các nhóm xã
hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng với các thành phố trực thuộc Trung ương khác cho
thấy quy mô, mức độ và xu hướng di động nghề nghiệp diễn ra khác nhau trong
giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010.
Với thành phố Cần Thơ, 3 nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội
truyền thống, mặc dù giảm 14,7 điểm phần trăm (từ 76,9% xuống còn 62,2%)
song mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của thành phố này vẫn là hình kim tự
tháp - mô hình phân tầng của xã hội nông thôn thuần túy.
Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của Hà Nội và Hải Phòng có nét tương
đồng, ở tầng đáy của mô hình tháp - nhóm xã hội nông dân còn chiếm tỷ lệ khá
cao. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010, mặc dù nhóm xã hội nông dân ở
Hải Phòng có tốc độ giảm nhanh (17,5 điểm phần trăm) nhưng đến năm 2010 vẫn
còn 26,2%; còn ở Hà Nội thì tăng từ 19,5% lên 23,5%, có diễn tiến này là do việc
sát nhập tỉnh Hà Tây vào thủ đô Hà Nội.
Mô hình tháp phân tầng nghề nghiệp của Đà Nẵng có nhiều nét tương đồng
với TP Hồ Chí Minh khi các nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng xã hội
truyền thống theo xu hướng giảm mạnh, còn các nhóm xã hội nghề nghiệp của xã
hội hiện đại tăng nhanh, trong đó tăng nhanh nhất là các nhóm buôn bán - dịch vụ,
chuyên môn cao, doanh nhân và công nhân.
3.3. Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về kinh tế
3.3.1. Tình hình phân tầng xã hội về thu nhập trong dân cư Đà Nẵng
Vào năm 2002, mức chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm 5)
với nhóm thấp nhất (nhóm 1) của dân cư TP Đà Nẵng là 5,4 lần. Đến năm 2010,
mức chênh lệch giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 6,6 lần. Nếu so với toàn quốc thì mức
chênh lệch giữa các nhóm thu nhập của Đà Nẵng hiện còn thấp hơn rất nhiều so
với mức chênh lệch chung của cả nước (mức chênh lệch nhóm 5 với nhóm 1 của
cả nước năm 2002 là 8,1 lần, và năm 2010 là 9,2 lần).
Như vậy, mức độ chênh lệch (bất bình đẳng) giữa các nhóm dân cư chia
theo 5 nhóm thu nhập (nhóm1 có TNBQ đầu người thấp nhất và nhóm 5 có
13
TNBQ đầu người cao nhất) ở TP Đà Nẵng qua các thời điểm từ năm 2002 đến
năm 2010 đều thấp hơn rất nhiều so với mức chênh lệch chung của cả nước.
3.3.2. Biến đổi phân tầng xã hội về thu nhập theo nhóm xã hội nghề nghiệp
- Kết quả phân tích từ nguồn dữ liệu Khảo sát MSHGĐ
Chênh lệch TNBQ lao động/ tháng vào thời điểm năm 2002 của nhóm nghề
doanh nhân có vị thế kinh tế cao nhất (tầng 9) so với nhóm nghề nông dân có vị thế
kinh tế thấp nhất (tầng 1) là 4,5 lần (cả nước là 6,4 lần), nhưng đến thời điểm năm
2010 thì khoảng cách này tăng lên 6,5 lần (cả nước là 4,1 lần).
Năm 2002, nhóm xã hội nghề nghiệp có mức TNBQ cao nhất (doanh nhân)
cao hơn mức trung bình chung của 9 nhóm nghề nghiệp là 208%, đến năm 2010 là
228%; ngược lại thì nhóm nghề nghiệp có mức TNBQ thấp nhất, năm 2002 chỉ
bằng 46,3% và năm 2010 tụt xuống còn 35,3% so với mức trung bình chung. Số
liệu trên cho thấy xu hướng phân tầng thu nhập giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp
ở Đà Nẵng ngày càng doãng ra với tốc độ khá nhanh.
- Kết quả phân tích từ nguồn dữ liệu điều tra chọn mẫu do tác giả luận án
thực hiện. Luận án đã tiến hành điều tra chọn mẫu 451 trường hợp đại diện cho 9
nhóm xã hội nghề nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng với kết quả thu được như sau.
Bảng 3.1:TNBQ từ nghề chính của người lao động/tháng và vị thế phân
tầng thu nhập theo 9 nhóm xã hội nghề nghiệp
Nhóm xã hội nghề
nghiệp
Năm 2002 Năm 2010
TNBQ
đầu người /
tháng (1000đ)
Vị thế
phân tầng
TNBQ
đầu người /
tháng (1000đ)
Vị thế
phân tầng
Lãnh đạo, quản lý 1915 8 4465 7
Doanh nhân 2250 9 10010 9
Chuyên môn cao 1133 7 5489 8
Nhân viên 851 5 2850 5
Công nhân 783 4 2811 3
Buôn bán-dịch vụ 929 6 3701 6
Tiểu thủ công 628 3 2238 2
Lao động giản đơn 594 2 2864 4
Nông dân 512 1 2232 1
Trung bình chung 952 4143
Chênh lệch TNBQ lao động/ tháng vào thời điểm năm 2002 của nhóm xã hội
nghề nghiệp có vị thế kinh tế cao nhất (tầng 9) so với nhóm nghề có vị thế kinh tế
thấp nhất (tầng 1) là 4,38 lần, đến thời điểm năm 2010, khoảng cách này là 4,48 lần.
14
Số liệu trên cũng cho thấy xu hướng phân tầng thu nhập giữa các nhóm xã
hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng ngày càng doãng ra trong khi cả nước lại theo chiều
thu hẹp lại.
Căn cứ vào điểm số phân tầng về kinh tế của mỗi nhóm xã hội nghề nghiệp
thì ở thời điểm năm 2002, ba nhóm có vị thế phân tầng cao nhất (các tầng 9, 8 và
7) thuộc về: Lãnh đạo quản lý, doanh nhân và chuyên môn cao; thứ tự thấp dần
xếp tiếp theo là các nhóm nghề buôn bán - dịch vụ (tầng 6), nhân viên (5) và công
nhân (4); ba nhóm xã hội còn lại thứ tự đến thấp nhất là: Tiểu thủ công (3), lao
động giản đơn (2) và nông dân (1); Đến thời điểm năm 2010, ba nhóm có vị thế
phân tầng cao nhất (các tầng 9, 8 và 7) thuộc về: Doanh nhân, lãnh đạo quản lý và
chuyên môn cao; thứ tự thấp dần xếp tiếp theo là các nhóm nghề buôn bán - dịch
vụ (tầng 6), nhân viên (5) và công nhân (4); ba nhóm xã hội còn lại thứ tự đến thấp
nhất là: Tiểu thủ công (3), lao động giản đơn (2) và nông dân (1).
Như vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH, ĐTH và phát triển
KTTT, mỗi loại nghề nghiệp có những điều kiện và lợi thế kinh tế khác nhau nên
đã và đang có cơ hội thăng tiến khác nhau trong cấu trúc phân tầng về thu nhập.
3.4. Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế xã hội
3.4.1. Cơ sở dữ liệu và hướng tiếp cận vị thế xã hội
Để có cơ sở nhận diện sự biến đổi PTXH nghề nghiệp về phương diện vị thế
xã hội, Luận án tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá chủ quan từ người dân qua
cuộc điều tra chọn mẫu trên địa bàn Đà Nẵng.
Vị thế xã hội là một trong ba căn cứ cơ bản để phân chia xã hội thành các
tầng lớp khác nhau. Cũng như hai loại vị thế quyền lực và vị thế kinh tế, vị thế xã
hội là khái niệm nói đến vị trí, thứ bậc của các nhân hay nhóm xã hội được sắp
xếp trong một cấu trúc hội nhất định; điểm khác biệt ở chỗ, hai loại vị thế kể
được căn cứ vào quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế, còn vị thế xã hội lại
thiên về mặt uy tín, mức độ tôn trọng xã hội. Xuất phát từ cách tiếp cận đó, trong
cuộc điều tra chọn mẫu tại Đà Nẵng, câu hỏi nêu ra là yêu cầu người trả lời dựa
trên sự cảm nhận về uy tín hay sự ngưỡng mộ của mình để xếp thứ hạng 9 nhóm
xã hội nghề nghiệp.
3.4.2. Phân tích sự biến đổi vị thế xã hội qua kết quả điều tra chọn mẫu
Đối với nhóm nghề lãnh đạo, quản lý, ý kiến đánh giá vị thế uy tín năm
2010 vẫn ở tầng cao nhất (tầng 9) nhưng điểm số đánh giá vị thế xã hội đã giảm từ
8.47 (năm 2002), xuống còn 7.89 điểm (năm 2010).
Nhóm nghề doanh nhân có điểm số đánh giá vị thế xã hội đã tăng từ 7.36,
lên 7.79 điểm.
15
Nhóm nghề chuyên môn cao cũng đang ngày càng được nhiều ý kiến đánh
giá họ ở thứ hạng vị thế cao hơn. Điểm số đánh giá vị thế xã hội của nhóm này đã
tăng nhanh từ 7.14 lên 7.54 điểm.
Nhóm nghề nhân viên, từ thời điểm năm 2002 đến năm 2010, thứ hạng vị
thế xã hội giảm sút từ tầng 6 xuống tầng 5. Điểm số đánh giá vị thế xã hội của
nhóm này đã giảm từ 5.57 xuống còn 5.33 điểm.
Nhóm nghề công nhân cũng biến đổi theo chiều hướng giảm sút uy tín xã
hội, từ vị thế ở tầng 5 (năm 2002) xuống tầng 4 (vào thời điểm năm 2010). Điểm
số đánh giá vị thế xã hội của nhóm này đã giảm từ 4.74 xuống còn 4.43 điểm
Nhóm nghề buôn bán - dịch vụ ở thời điểm năm 2002, có tỷ lệ ý kiến nhiều
nhất đánh giá thứ hạng uy tín ở tầng 4 thì ở thời điểm năm 2010, tỷ lệ ý kiến cao
nhất xếp vị thế xã hội của nhóm nghề nghiệp này lên tầng 6. Đây là nhóm xã hội
nghề nghiệp có mức biến đổi tầng bậc vị thế uy tín xã hội mạnh nhất. Điểm số
đánh giá vị thế xã hội của nhóm này đã tăng nhanh từ 4.31 lên 4.79 điểm
Ba nhóm xã hội nghề nghiệp còn lại (tiểu thủ công, lao động giản đơn, nông
dân) có vị thế xã hội lần lượt ở các tầng 3, 2, 1 và thứ hạng này không có sự biến
đổi đáng kể trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Kết quả khảo sát ý kiến người
dân thông qua phỏng vấn cho thấy lợi thế về tiền và quyền đang là những yếu tố
chính yếu quyết định uy tín của nhóm xã hội nghề nghiệp. Các nhóm xã hội nghề
nghiệp nằm ở “tầng” đáy (nông dân, lao động giản đơn và tiểu thủ công) có vị thế
xã hội thấp nhất bởi lẽ 2 loại vị thế kinh tế và quyền lực nghề nghiệp luôn có điểm
số phân tầng thấp nhất.
Tóm lại, những phân tích trên đã bước đầu đem đến cái nhìn bao quát về sự
biến đổi vị thế kinh tế - xã hội của các nhóm xã hội nghề nghiệp trên địa bàn Đà
Nẵng trong bối cảnh thành phố này đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH và ĐTH.
Trước hết, từ tiếp cận quyền lực nghề nghiệp thông qua việc xem xét khía cạnh di
động nghề nghiệp của lao động trong cấu trúc tháp phân tầng cho ta hình dung
tháp phân tầng nghề nghiệp của Đà Nẵng có hình dạng con quay - nhỏ ở hai đầu
và phình to ở giữa. Nếu căn cứ vào điểm số PTXH nghề nghiệp (là điểm bình
quân được xác lập trên cơ sở tổng hợp điểm thứ hạng phân tầng về vị thế thu nhập
bình quân của lao động, lợi thế về thu nhập của các nhóm nghề nghiệp và vị thế
xã hội qua ý kiến đánh giá của người dân, điểm số phân tầng càng cao càng
chứng tỏ vị thế kinh tế - xã hội của nhóm xã hội nghề nghiệp đó càng ở gần với
“tầng đỉnh” của tháp phân tầng), có thể hình dung tháp PTXH nghề nghiệp của
Đà Nẵng với phần đỉnh tháp gồm các nhóm xã hội thứ tự từ cao xuống thấp lần
lượt là: Lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn cao ở thời điểm năm 2002 và
doanh nhân, lãnh đạo quản lý, chuyên môn cao đến thời điểm năm 2010. Đây là
những nhóm xã hội vừa có vị thế quyền lực nghề nghiệp cao, vừa có những ưu thế
về thu nhập và vị thế xã hội cao nhất.
16
Các nhóm xã hội nghề nghiệp có thứ tự tiếp theo gồm nhóm buôn bán - dịch
vụ, nhân viên, công nhân nằm ở khoảng giữa tháp phân tầng. Trong các nhóm xã
hội nghề nghiệp này, nếu căn cứ vào điểm số PTXH nghề nghiệp thì nhóm nghề
buôn bán - dịch vụ đang ngày càng có vị thế nổi trội do vị thế xã hội ngày càng
được nâng lên, thu nhập có tốc độ tăng trưởng cao; nhóm nghề nhân viên tương
đối ổn định; nhóm nghề công nhân theo chiều sa sút cả về vị thế xã hội và vị thế
kinh tế. Đây là công nhân làm trong các khu công nghiệp tiền lương, tiền công
được trả thấp, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, nhất là từ khi chịu ảnh hưởng
khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay.
Nằm ở phần dưới tháp phân tầng hình con quay này là các nhóm xã hội
nghề nghiệp mang đặc trưng nền nông nghiệp truyền thống gồm tiểu thủ công, lao
động giản đơn và nông dân, trong đó nông dân đang có vị thế kinh tế - xã hội thấp
nhất (từ vị thế quyền lực nghề nghiệp cho đến mức thu nhập, uy tín nghề nghiệp...
đều bất lợi hơn so với các nhóm xã hội nghề nghiệp khác).
Chương 4
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI
NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2002 -2010
4.1. Tác động của hệ thống chính sách đến sự biến đổi phân tầng xã hội
nghề nghiệp
4.1.1. Chính sách đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
Đây là mảng chính sách có vai trò tác động rất mạnh đến quá trình chuyển
đổi nghề nghiệp của người dân. Với loại chính sách giải tỏa, tái định cư để chỉnh
trang đô thị thì có đến 88.6% ý kiến đánh giá tác động từ mức trung bình đến rất
mạnh (trong đó mức rất mạnh có tỷ lệ ý kiến cao nhất 32.2%); còn với loại chính
sách thu hút đâu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cũng có tới
84.9% ý kiến đánh giá mức tác động từ trung bình đến mạnh.
4.1.2. Chính sách ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực
Với một chiến lược phát triển chất lượng nguồn nhân lực dựa trên cơ sở
khoa học và nhu cầu thực tiễn địa phương, cùng với những cơ chế, chính sách về
đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, chu toàn nên trong một khoảng thời gian ngắn, Đà
Nẵng đã có được tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao. Vào năm 2000, số người đủ
15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên có trình độ từ công nhân kỹ thuật
có bằng trở lên là 21,4% thì đến năm 2010, tỷ lệ này được nâng lên 31,8% (trong
đó số người có trình độ CĐ-ĐH trở lên chiếm tỷ lệ 56,6%).
Nguồn lao động được đào tạo với số lượng và chất lượng cao chính là điều
kiện, tiền đề thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, tạo ra sự chuyển đổi
17
mạnh mẽ trong cơ cấu nghề nghiệp, là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển
nhanh đến xã hội công nghiệp hiện đại.
4.1.3. Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài
Song song với chính sách đào tạo, Đà Nẵng đã ban hành chính sách thu hút
nguồn nhân lực trình độ cao về công tác tại địa phương. Nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn kỹ thuật được bổ sung từ nhiều nguồn, đây là cơ sở giúp cho Đà
Nẵng phát triển những ngành nghề mang đặc trưng xã hội hiện đại.
Theo kết quả ý kiến đánh giá của người dân thì chính sách thu hút nhân tài
không được đánh giá cao trong việc tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp của
người dân, phần đông ý kiến đánh giá từ mức trung bình trở xuống đến rất yếu;
chỉ có 19.4% ý kiến đanh giá ở mức mạnh và không hề có ý kiến nào đánh giá ở
mức rất mạnh. Có lẽ do chính sách này có sự tác động đến vấn đề biến đổi nghề
nghiệp của người dân một cách gián tiếp và lâu dài mà không phải ai cũng dễ dàng
nhận thức được. Với chính sách trọng dụng nhân tài lại được người dân đánh giá
có tác động cao hơn, kết quả mức yếu là 22.9%, mức trung bình là 38.8% và mức
mạnh là 38.4%.
4.1.4. Chiến lược phát triển cơ cấu nền kinh tế hướng đến hiện đại
Sau khi Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và chính quyền thành phố
xác định đúng đắn cơ cấu kinh tế của thành phố phát triển theo hướng: Công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; và từ năm 2010, nền kinh tế của thành phố lại
được điều chỉnh theo cơ cấu: “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” với tỷ trọng
dịch vụ chiểm khoảng 60% GDP vào năm 2020.
Chủ trương này của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã tác động mạnh mẽ đến
sự chuyển dịch tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế. Kết quả khảo sát ý kiến
đánh giá của các tầng lớp nhân dân đã cho thấy, chỉ có 13.9% ý kiến đánh giá tác
động ở mức yếu và rất yếu, có 86.1% ý kiến đánh giá ở mức trung bình trở lên,
trong dó có 23.3% mức mạnh và 28.7% ở mức rất mạnh.
Tóm lại, những chính sách kể trên là những nhân tố cơ bản tác động đến
sự biến đổi PTXH nghề nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng những năm đầu của thể
kỷ XXI.
4.2. Các yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân người lao động
4.2.1. Yếu tố giới tính
Kết quả nghiên cứu đều cho thấy lao động nam vẫn có lợi thế hơn trong
những nhóm nghề nghiệp có vị thế kinh tế - xã hội ở tầng cao. Chẳng hạn, từ kết
quả điều tra chọn mẫu, ở thời điểm năm 2002, tỷ lệ nam làm trong 3 nhóm nghề
có vị thế kinh tế - xã hội cao nhất (lãnh đạo quản lý, doanh nhân và chuyên môn
cao) lần lượt là 8.5% - 4.3% - 19.6%, trong khi đó tỷ lệ lao động nữ tương ứng là
18
6.7% - 4.0% - 8.0; Tương tự như vậy, đến thời điểm năm 2010, tỷ lệ lao động nam
là 25% - 12.2% - 18.5% và tỷ lệ lao động nữ lần lượt là 12.% - 3.3% - 9.8%.
Phân tích số liệu từ Khảo sát MSHGĐ còn cho thấy rõ nét hơn sự khác biệt
giới trong các nhóm xã hội nghề nghiệp ở Đà Nẵng. Ba nhóm xã hội nghề nghiệp
nằm ở tầng đỉnh luôn có vị thế kinh tế - xã hội cao nhất thì ở cả hai thời điểm năm
2002 và 2010, tỷ lệ lao động nam chiếm đa số, nữ giới rất ít. Hai nhóm nghề nằm
ở tầng đáy của tháp phân tầng nghề nghiệp là nhóm nông dân và lao động giản
đơn đang có xu hướng thu hút lao động nữ nhiều hơn nam. Như vậy, bất bình
đẳng giới đang là vật cản tiến trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp hướng đến xã
hội hiện đại.
Mặt khác, khi xem xét mức thu nhập chia theo 5 nhóm từ thấp đến cao (từ
nghèo đến giàu) - chỉ báo rất quan trọng quy định vị thế kinh tế, thuộc về các
nhóm thu nhập thấp nhất, nữ giới bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới rất
nhiều, còn ở chiều có thu nhập cao nhất thì ngược lại, tỷ lệ nam giới chiếm đa số
so với nữ.
Như vậy, dù xem xét ở chiều cạnh nào cũng thấy giới tính là yếu tố có tác
động đến sự PTXH nghề nghiệp.
4.2.2. Yếu tố độ tuổi
Khả năng di động nghề nghiệp từ các nhóm nghề nông dân, lao động giản
đơn, tiểu thủ công lên các tầng lớp trên của tháp phân tầng diễn ra nhanh trong giai
đoạn từ năm 2002 - 2010 có một thuận lợi cơ bản là phần lớn họ thuộc nhóm tuổi
trẻ. Tuổi trẻ thì dễ có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo, đào tạo lại để có
kiến thức và kỹ năng thích ứng với những công việc mới, nghề nghiệp mới so với
khi đã lớn tuổi. Trong khoảng thời gian từ 2002 - 2010 là giai đoạn chính quyền
TP Đà Nẵng tiến hành quy hoạch, chỉnh trang đô thị mạnh nhất, khoảng 1/3 số hộ
và dân số của thành phố trong diện di dời, giải tỏa trong khoảng thời gian này. Sau
tái định cư, những người vốn bao đời nay là nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ
công phải nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp để thích ứng với hoàn cảnh mới
với tư cách là thị dân của đô thị loại 1.
Nếu xem xét mối tương quan với mức thu nhập cao thì chúng ta lại thấy ưu
thế của các nhóm tuổi 41-50 và 51-60. Ngược lại, ở chiều có mức thu nhập thấp
nhất, các nhóm tuổi dưới 30 và nhóm trên 60 tuổi lại chiếm tỷ lệ cao. Như vậy,
những lao động trong độ tuổi trẻ thì có lợi thế trong di động nghề nghiệp, còn
những lao động trong các nhóm tuổi cao (giới hạn trong tuổi lao động) thì lại càng
có ưu thế vươn lên những nhóm thu nhập cao.
4.2.3. Yếu tố địa bàn cư trú
Kết quả khảo sát ở cả hai thời điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_bien_doi_phan_tang_xa_hoi_nghe_nghiep_o_thanh_pho_da_n_ng_tu_nam_2002_den_nam_2010_0313_1917257.pdf