Tóm tắt Luận án Biến đổi văn hoá làng ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội hiện nay

Một số nhân tố tác động biến đổi văn hoá làng

Một là, lối sống đô thị và tác phong công nghiệp là kết quả của một quá trình hoạt động

trong môi trường lao động và sinh hoạt khác làng quê, là nhân tố tác động mạnh đến đời sống

nông thôn. Lối sống nông nghiệp theo mùa, chậm chạp, linh hoạt đến tuỳ tiện trong giờ giấc ở

nông thôn cùng thay đổi là hệ quả tất yếu của chuyển dịch sản xuất từ nông nghiệp sang công

nghiệp và dịch vụ.

Hai là, phát triển kinh tế thị trường. Phát triển KTTT làm thức tỉnh quan niệm về các giá

trị kinh tế. Dân làng hướng đến cái tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn - nhân tố đảm bảo việc đáp

ứng nhu cầu đời sống vật chất ngày một cao. Họ được biết đến những món lạ (cá hồi, su-shi,

rượu vang, quần bò, váy đầm, xe hơi.), nhiều loại hình nghệ thuật mới và trò chơi lạ (múa ba

lê, trượt băng, chơi trong công viên). Lối ứng xử KTTT làm lu mờ cách ứng xử trong nông

nghiệp truyền thống (như mượn nông cụ, đổi công), thay vào đó là cách ứng xử (tính công)

theo quy luật giá cả, cung cầu. KTTT hướng cộng đồng truyền thống vận hành theo các quy

luật kinh tế.

Ba là, tiến trình đô thị hoá nông thôn. Đô thị hoá làm thay đổi diện mạo làng nông thôn

truyền thống, thay đổi kiến trúc cảnh quan và kết cấu hạ tầng làng. Nhà cửa trong làng được

thiết kế và xây dựng găn góc; đường đi ngõ xóm được trải nhựa, bê tông hoá và được đặt tên

đánh số như đô thị. Lao động làng chuyển sang các khu vực sản xuất khác làm kết cấu sinh kế

của nông dân thay đổi. Đô thị hóa làm tăng dân số cơ học ở các làng truyền thống. Người lao

động trong các cơ quan có nhu cầu ở gần cơ sở làm việc đặt tại địa phương nên mua đất, thuê

nhà ở làng. Cư dân công nghiệp, dịch vụ làm thịnh hành lối sống mới tác động tới lối sống

nông thôn thuần túy ở làng.

Bốn là, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ, nhất là công

nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay đang làm xã hội thay đổi nhanh chưa từng có, trong

đó có các làng xã. Trước đây, dân làng đâu có biết ông đầu rau nào ngoài bếp củi, rơm rạ.

Ngày nay, làng quê cũng ngán đun than gây độc, chê bếp ga rủi ro, dễ gây hỏa hoạn mà

chuyển dùng các thiết bị điện và công nghệ bếp từ hiện đại. Tuy nhiên, công nghệ cũng đang

sản sinh ra những sản phẩm phụ không ai mong muốn như gây ô nhiễm môi trường, độc hại

(chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chất tăng trọng trong chăn nuôi). Những việc làm

có chủ ý như sử dụng hóa chất có phân biệt (sản phẩm cho gia đình và cho thị trường) là mặt

tiêu cực của lối sống mới vị kỉ.

pdf27 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Biến đổi văn hoá làng ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị vật chất, tinh thần là thành quả lao động sáng tạo của con người. Ba là, vận dụng các lý thuyết và nghiên cứu đi trước. Thuyết cấu trúc chức năng là trục chính trong khảo sát, nó giúp xác định được ba phương diện: các đơn vị cấu thành (các thành tố); mối quan hệ giữa chúng và chức năng của chúng trong hệ thống. Thuyết tiếp biến và thuyết xung đột được coi là những bổ trợ quan trọng trong phân tích và lý giải biến đổi văn hoá làng. Đồng thời, những nghiên cứu đi trước là sự vận dụng cụ thể trong nghiên cứu trường hợp giúp hướng tiếp cận chuẩn xác. Biến đổi văn hoá làng là biến đổi các giá trị thành tố (văn hóa cảnh quan, cách thức tổ chức sản xuất, quan hệ xã hội, tín ngưỡng, phong tục v.v); hội nhập các yếu tố mới khiến các giá trị truyền thống biến đổi và hình thành các giá trị mới đáp ứng nhu cầu con người. 2.1.3. Nhân tố tác động và khung phân tích biến đổi văn hoá làng 2.1.3.1. Một số nhân tố tác động biến đổi văn hoá làng Một là, lối sống đô thị và tác phong công nghiệp là kết quả của một quá trình hoạt động trong môi trường lao động và sinh hoạt khác làng quê, là nhân tố tác động mạnh đến đời sống nông thôn. Lối sống nông nghiệp theo mùa, chậm chạp, linh hoạt đến tuỳ tiện trong giờ giấc ở nông thôn cùng thay đổi là hệ quả tất yếu của chuyển dịch sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 10 Hai là, phát triển kinh tế thị trường. Phát triển KTTT làm thức tỉnh quan niệm về các giá trị kinh tế. Dân làng hướng đến cái tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn - nhân tố đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất ngày một cao. Họ được biết đến những món lạ (cá hồi, su-shi, rượu vang, quần bò, váy đầm, xe hơi...), nhiều loại hình nghệ thuật mới và trò chơi lạ (múa ba lê, trượt băng, chơi trong công viên). Lối ứng xử KTTT làm lu mờ cách ứng xử trong nông nghiệp truyền thống (như mượn nông cụ, đổi công), thay vào đó là cách ứng xử (tính công) theo quy luật giá cả, cung cầu. KTTT hướng cộng đồng truyền thống vận hành theo các quy luật kinh tế. Ba là, tiến trình đô thị hoá nông thôn. Đô thị hoá làm thay đổi diện mạo làng nông thôn truyền thống, thay đổi kiến trúc cảnh quan và kết cấu hạ tầng làng. Nhà cửa trong làng được thiết kế và xây dựng găn góc; đường đi ngõ xóm được trải nhựa, bê tông hoá và được đặt tên đánh số như đô thị. Lao động làng chuyển sang các khu vực sản xuất khác làm kết cấu sinh kế của nông dân thay đổi. Đô thị hóa làm tăng dân số cơ học ở các làng truyền thống. Người lao động trong các cơ quan có nhu cầu ở gần cơ sở làm việc đặt tại địa phương nên mua đất, thuê nhà ở làng. Cư dân công nghiệp, dịch vụ làm thịnh hành lối sống mới tác động tới lối sống nông thôn thuần túy ở làng. Bốn là, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay đang làm xã hội thay đổi nhanh chưa từng có, trong đó có các làng xã. Trước đây, dân làng đâu có biết ông đầu rau nào ngoài bếp củi, rơm rạ. Ngày nay, làng quê cũng ngán đun than gây độc, chê bếp ga rủi ro, dễ gây hỏa hoạn mà chuyển dùng các thiết bị điện và công nghệ bếp từ hiện đại. Tuy nhiên, công nghệ cũng đang sản sinh ra những sản phẩm phụ không ai mong muốn như gây ô nhiễm môi trường, độc hại (chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chất tăng trọng trong chăn nuôi). Những việc làm có chủ ý như sử dụng hóa chất có phân biệt (sản phẩm cho gia đình và cho thị trường) là mặt tiêu cực của lối sống mới vị kỉ. Năm là, chính sách của Nhà nước. Chính sách của NN là yếu tố góp phần làm biến đổi trực tiếp và mạnh nhất. Các làng xã của huyện Hoài Đức nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới (Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Đó còn là quá trình chuyển đổi mô hình HTX (Luật HTX năm 2012). Các quyết định thu hồi đất mở đường, phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch vùng sau khi Hoài Đức được sáp nhập vào thành phố Hà Nội (năm 2008). Tất cả đã đem lại những tín hiệu mới cho huyện, nhưng cùng lúc trực tiếp tác động đến văn hóa làng. 2.1.3.2. Khung phân tích biến đổi văn hóa làng Một là, hai bộ phận giá trị - giá trị kết tinh và giá trị mới. Đó là giá trị quá khứ đã được kết tinh vào sản phẩm và bộ phận giá trị tạo mới. Văn hóa làng là toàn bộ tổng thể những giá trị do các chủ thể văn hóa làng sáng tạo và tích lũy, gồm những giá trị kết tinh từ trong quá khứ và những giá trị hiện tồn đang được tổ chức "sản xuất". Sự khác biệt của hai bộ phận này phản ánh sự biến đổi văn hóa làng. Hai là, các nhóm thành tố văn hóa làng. Dưới góc nhìn hệ thống các thành tố, văn hóa làng được xem xét theo cách phân chia của người nghiên cứu như văn hóa sinh kế, văn hóa sinh hoạt vật chất, văn hóa tổ chức cộng đồng, sinh hoạt tinh thần (tâm lý, đạo đức, giải trí...) Ba là, các hình thái biểu hiện. Thứ nhất, bình diện văn hóa đời sống vật chất làng thể hiện ở diện mạo cảnh quan làng và sinh hoạt vật chất. Diện mạo làng truyền thống nổi bật là cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa cổ thụ; trong làng có những nhà lợp ngói, sân gạch, bể nước, 11 ngõ xóm, ao làng, cổng làng. Sinh hoạt tiện nghi vật chất gia đình thể hiện trong việc ăn, mặc, xây dựng nhà ở, đi lại và sử dụng trang thiết bị gia đình. Thứ hai, bình diện văn hóa tổ chức cộng đồng biểu hiện ở các hình thức tổ chức làng xóm nông thôn. Đó là là mô hình HTX nông nghiệp (truyền thống), HTX dịch vụ và các tổ chức chính trị xã hội; là cách thức tổ chức dòng họ và các hội nhóm (đồng niên, đồng quy và cùng sở thích). Đó còn là tổ chức gia đình (hộ gia đình nhiều thế hệ hay gia đình hạt nhân) và ở các việc gia đình (việc tang, việc cưới). Thứ ba, bình diện văn hóa sinh hoạt tinh thần thể hiện ở tri thức dân gian, kinh nghiệm nông nghiệp, kiến thức lịch pháp, địa lý, y thuật và cách đo lường. Đó còn là những niềm tin kiêng kị, thờ cúng ngày lễ tết, thờ thành hoàng, theo các tôn giáo. Sinh hoạt giải trí là bộ phận không thể thiếu như câu lạc bộ, cây cảnh, giải trí công nghệ . Bốn là, bản chất biến đổi. Biến đổi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường, khai thác tài nguyên đảm bảo đời sống. Biến đổi là sự tiếp nhận những giá trị mới, bổ sung yếu tố còn thiếu. Đó còn là sự tích hợp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp. Tất cả sự biến đổi là hướng đến phát triển để vận hành thông suốt hệ thống các thành tố, cân bằng mối quan hệ và duy trì sự phát triển. Sơ đồ khung phân tích 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Khái quát về huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Hoài Đức là vùng đất có lịch sử lâu đời, là một trong những nơi cộng đồng người Việt định cư sớm, họ chọn sống, dựng làng và đắp đê ngăn lũ bảo vệ làng. Tên chữ huyện Hoài Đức懷德 chính thức có từ thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Thời Đại Việt thịnh trị, các làng đều xây dựng được công trình kiến trúc (đình, chùa) khang trang dọc theo dải đê tả ngạn.Trong thời kỳ Pháp thuộc, các làng trong huyện là thành trì kiên cố với những ngôi làng tre xanh bao bọc như lũy thép dày. Đầu thế kỉ 20, công giáo đã được người dân nhiều làng tiếp nhận. Trong thời kì xây dựng đất nước, nhất là từ đổi mới, các làng xã đã phát huy được các nghề thủ công, đời sống có nhiều khởi sắc trong đời sống vật chất, sinh hoạt tinh thần cũng như diện mạo cảnh quan làng. Hoài Đức thuộc Hà Tây cũ, phía đông giáp với hai quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm; phía tây và phía bắc giáp huyện Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ; phía nam giáp quận Hà Đông. Từ năm 2008, Hoài Đức trở thành một huyện của thành phố Hà Nội với 20 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 01 thị trấn. Huyện có 54 làng, 132 khu dân cư với 73 tổ chức cơ Khái quát chung Yếu tố tác độn g Đời sống vật chất Tổ chức cộng đồng Sinh hoạt tinh thần Biến đổi văn hóa làng 12 sở Đảng. Diện tích đất tự nhiên khoảng 8.493 ha. Hiện nay nhiều tuyến giao thông đến huyện thuận lợi. Hoài Đức có nguồn lao động tốt với mật độ cao (262.943 người năm 2018, khoảng 51% trong độ tuổi lao động). Trình độ dân trí khá, có năng lực tiếp thu công nghệ, thích ứng với nhiều nghề, đặc biệt là cơ chế thị trường. Hoài Đức có khả năng vừa đáp ứng được sự phân tán bớt áp lực cho khu trung tâm thành phố vừa cung cấp các loại sản phẩm nông nghiệp, thủ công của các làng xã. 2.2.2. Khái quát về làng Vân Lũng, Lại Dụ, Ngự Câu Trước thời nhà Nguyễn, Vân Lũng, Lại Dụ, Ngự Câu thuộc trấn Sơn Tây, đến thời nhà Nguyễn thuộc Hà Nội và thời kỳ thuộc địa của Pháp thuộc Hà Đông. Các làng có lịch sử văn hóa lâu đời, thuộc xã An Khánh và xã An Thượng. Các làng xã An Thượng, trong đó có Lại Dụ và Ngự Câu, có tổng diện tích đất xấp xỉ 785 ha. Dân số gần 15.400 người (3861 hộ) năm 2010. Xã An Khánh có 5 thôn và 2 khu (trong đó có Vân Lũng) có dân số 14.225 người năm 2008. Đến năm 2008, các làng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thuần túy. Đường giao thông trải sỏi hoặc vẫn là đất thịt, trơn trượt về mùa mưa, bụi về mùa khô và xa trung tâm huyện. Nông dân một năm làm hai vụ lúa (vụ xuân hè -chiêm và vụ hè thu - mùa) và một vụ đông (trồng các loại khoai, cà và rau củ ôn đới) trên ruộng khoán. Các nghề chăn nuôi, đan lưới, dệt len, đan lát...được duy trì để bổ sung nguồn thực phẩm và tăng thêm thu nhập cho kinh tế hộ. Về tiêu chí chọn điểm nghiên cứu Ba làng làm mẫu có tính đại diện được chọn ngẫu nhiên.Làng Vân Lũng nằm liền kề các khu đô thị (Vinhomes, Nam An Khánh). Làng Lại Dụ, Ngự Câu lần lượt nằm ở cạnh và ở ngoài các khu đô thị. Các điểm nghiên cứu là các làng gốc có lịch sử văn hóa lâu đời, do đó đảm bảo tính chính xác. Nhưng những làng khác cũng được đề cập và so sánh để có tính khái quát. Mức độ đô thị hóa của các làng thể hiện rõ ở tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đất canh tác. Thời gian có chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế xã hội là khoảng 10 năm qua sau khi huyện sáp nhập vào Hà Nội. Hệ thống giao thông làng được kết nối, mở rộng hiện đại; mô hình HTX chuyển đổi; cơ sở hạ tầng điện, nước, viễn thông được hiện đại hóa; nhiều chính sách được triển khai trên địa bàn (NQ 15/2008/QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính; Quyết định số 1259/QĐ-TTg về quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 563/QĐ-UBND UBND tỉnh Hà Tây giao đất cho dự án đô thị mới Nam An Khánh; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới - Quyết định số 491/QĐ-TTg về nông thôn mới; Luật HTX...). Một số thông số cơ bản của ba làng được thể hiện dưới đây: Diện tích, dân số của ba làng Diện tích Dân số Xã/làng Diện tích (Năm 2008) Chuyển đổi Còn lại (2020) Số người (Năm) Nhập cư (*) Người/hộ (2020) An Khánh 846,8 ha ~ 670 ha 0 ha 17,351 43,994/12,503 An Thượng 762,0 ha (2010) ~50% ~50% 13,445 16,838/4,128 1/4/2019 Vân Lũng 1,1 sào/khẩu 100% 0 ha 700 4,070/1,108 Lại Dụ 1,2 sào/khẩu ~ 4 ha 70 ha (bãi) 1,437 (2015) 200 1,650/406 Ngự Câu 1,1 sào /khẩu 50% (đồng) 70 ha (bãi) 420/112 3,900/1,043 Nguồn: Công an Hoài Đức và * Trưởng các thôn thống kê vào 7/2020); diện tích 360m2/sào. 13 Ba làng này đại diện cho ba nhóm làng trong quá trình chuyển đổi từ năm 2008 đến nay: - Đây là những làng thuần nông, quy hoạch đô thị, KCN... làm toàn bộ đất canh tác nông nghiệp bị thu hồi, tác động trực diện đến đời sống (An Thọ, Phú Vinh, Yên Lũng), đại diện cho nhóm này là Vân Lũng. - Những làng bị mất phần lớn đất nông nghiệp, cuộc sống vẫn dựa vào nông nghiệp nhưng phân hóa lao động làm các nghề (An Hạ, Đào Nguyên, Ngãi Cầu), đại diện cho nhóm này là làng Ngự Câu. - Những làng chưa bị thu hồi đất, phát triển theo xu hướng hiện đại, lập xưởng sản xuất và chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, không dựa vào nông nghiệp thuần túy, đại diện cho nhóm này là Lại Dụ. Ở ba làng, ngoài việc chọn mẫu đại diện là ngẫu nhiên với những đặc điểm trên còn có một số điểm chú ý. Một là cơ cấu xã hội chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dân "ly nông" nhưng không "ly hương", vẫn sinh hoạt ở làng, duy trì các phong tục tập quán của làng. Hai là cơ sở hạ tầng làng được kết nối với hệ thống giao thông hiện đại và các khu đô thị, khu CN, khu dịch vụ. Đây là hiện tượng chưa từng có (Đại lộ Thăng Long, đường Hà Đông - Sơn Tây, đường Lê Trọng Tấn...; các trường quốc tế Vinschool, St. Paul American, Học viện chính sách; công viên Thiên Đường Bảo Sơn; KCN An Bình, An Khánh, La Phù; và các chung cư The Golden, Gelmek, Gleximco, Alpha). Ba là nguồn lao động tập trung về sống ở làng, do có nhiều việc làm (công nghiệp và dịch vụ) và chi phí ở làng thấp. Chương 3 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC 3.1. VĂN HÓA CẢNH QUAN VÀ SINH HOẠT VẬT CHẤT 3.1.1. Văn hóa cảnh quan môi trường làng Hoài Đức là huyện nông nghiệp, nên trước đây đa số dân sống trong các làng ở nông thôn, hầu như không có bóng dáng của đô thị. Sau năm 2015, 65 dự án khu đô thị, khu nhà ở mới, khu tái định cư, nhà ở xã hội đã làm cảnh quan các làng xã thay đổi theo. Sự thay đổi dễ thấy là ở không gian cảnh quan của làng. Về cảnh quan bên ngoài làng, đến năm 2020, cánh đồng chung các làng Đào Nguyên, An Hạ, Ngự Câu (xã An Thượng); làng An Thọ, Yên Lũng, Vân Lũng, Phú Vinh (xã An Khánh) những năm đầu thế kỉ 21 đã đổi thành các khu đô thị (Hado, Vinhomes và Nam An Khánh). Những ruộng màu nay được thay bằng các trung tâm thương mại dịch vụ, khu KCN, công viên Thiên Đường Bảo Sơn và tổ hợp chung cư. Về không gian đường đi, trước năm 2008 đường liên thôn, liên xã chỉ là đất thịt hoặc trải sỏi đỏ, mùa mưa trơn trượt, mùa hè bụi đất. Đến năm 2020, đường đến trụ sở UBND xã An Khánh đã được trải nhựa; đường đến các làng được bê tông hóa và trải nhựa (tổng 4,76 km/4,76 km). Toàn bộ các đường trục thôn và xóm ngõ đều được trải nhựa và bê tông, có tổng chiều dài lần lượt là 3,7 km và 29,4 km. Đường đê tả Đáy với trụ sở UBND xã An Thượng được trải nhựa, lát vỉa hè kết nối đường tỉnh lộ 432 tới đê có hệ thống đèn cao áp hiện đại tăm tắp. Đường quanh làng Lại Dụ và Ngự Câu đã bê tông hóa. Cảnh quan trong làng đổi mới khang trang. Đến năm 2020, các làng đã có hàng trăm khối nhà khép kín, tường bao quanh, cổng rộng, sơn bóng. Theo điều tra, Vân Lũng có hơn 1.100 hộ, Ngự Câu gần 1.040 hộ và Lại Dụ 400 hộ đều xây nhà cao tầng khép kín: ít nhà 2 tầng, chủ yếu là 3-4 tầng, một số nhà nhiều tầng có thang điện. Về nhà ngói truyền thống, thôn 14 Vân Lũng còn mấy chục ngôi, trong đó có những nhà lối cổ. Làng Ngự Câu số lượng hộ tương đương, nhưng nhà lối cổ còn lại không đến chục ngôi. Nhà cổ đa số là để giáo dục truyền thống hơn là để ở. Những nhà trưởng ngành, trưởng họ này dùng để thờ tự, giữ khuôn viên sân rộng. Bày biện trong nhà theo kiểu cổ với những câu đại tự và cột câu đối, một số nhà có tiếng Việt được khắc thêm bên cạnh chữ Hán Nôm (nhà thờ họ Hoàng Bá ở thôn Vân Lũng, họ Đào Văn, Hoàng Quốc, Nguyễn Đăng ở thôn Ngự Câu). Về nhà ngói truyền thống, tính đến năm 2010, khoảng 50% tổng số người làng trả lời vẫn còn ở nhà ngói. Nhà ngói cơ bản có bếp biệt lập, trong bếp có gian nấu nướng, gian để dụng cụ, gian chuồng lợn. Mô hình bếp ấy vừa hợp làm kinh tế phụ (nuôi gia súc bên dưới, gia cầm trên gác xép) vừa hợp vệ sinh, tạo phân xanh phục vụ nông nghiệp. Trước nhà là sân phơi, bể chứa nước. Nhà 4 - 5 gian có buồng chứa thóc, buồng ngủ và 2-3 gian nhà ngoài. Gian chính giữa có ban thờ, trước ban thờ là bàn ghế. Đến năm 2020, hình ảnh nhà ngói điển hình thời khoán hộ đã được thay bằng hàng trăm khối nhà tầng. Về cảnh quan làng có nghề, hình ảnh nghề truyền thống ở nhiều làng ở huyện khá nổi bật như tráng bánh đa nem, miến rong, mành tre, sản xuất lưới. Ở làng Ngự Câu, bánh đa nem được phơi trên những hàng phên đều, trải khắp đường làng. Ở Vân Lũng, những giàn phơi tre, nứa và thẻ nan là hình ảnh điểm xuyết trong không gian làng. Tuy nhiên, cảnh quan trong làng vẫn còn một số hình ảnh chưa đẹp. Dây điện ở nhiều chỗ như mạng nhện, mặt đường bị đào bới để lắp ống nước làm lồi lõm, mất đi mặt nhẵn đã trải ở nhiều đoạn. Điển hình là khu xóm đình thôn Ngãi Cầu. Ngoài làng, các khu tập kết rác thải sinh hoạt và rác thải xây dựng khá tùy tiện (khu bãi phế liệu Ngãi Cầu). Một vài khu đất canh tác bị bỏ hoang, rác rưởi nhiều và ô nhiễm bụi. 3.1.2. Văn hóa sinh hoạt vật chất Nền tảng kinh tế vững nhờ phân bổ nguồn lực đa dạng là cơ sở cho sự chuyển biến trong sinh hoạt vật chất làng. Thứ nhất, bộ phận lao động nông nghiệp chuyển hẳn nghề, làm việc ở nhà xưởng, công ty. Thứ hai, bộ phận lao động tập trung tự kinh doanh, trong đó có dịch vụ vận tải, thi công xây dựng, sơn bả và buôn bán nhỏ tại chỗ. Thứ ba, bộ phận nông dân phát triển nghề truyền thống, thành lập doanh nghiệp sản xuất có quy mô (mành tre Vân Lũng, bánh đa nem Ngự Câu). Thứ tư, bộ phận nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học hiện đại. Thay đổi cách phân bổ nguồn lực trong văn hóa sinh kế đã làm đa dạng nguồn thu và tăng thu nhập cho các hộ dân. So với 10 năm trước (2009-2019), tỷ lệ người có thu nhập cao (trên 4,6 triệu/ tháng) tăng, chiếm gần 50%. Năm 2020, hai xã này không còn hộ nghèo. Đây là cơ sở nền tảng cho đời sống tiện nghi vật chất. Về ăn uống, người dân hiện nay có một số điểm mới. Thứ nhất về không gian ăn uống, nhà mới có phòng bếp và phòng ăn riêng. Thiết bị nhà bếp, bàn ăn và tủ lạnh, tủ bếp gắn tường gọn gàng, hiện đại là hình ảnh điển hình. Thứ hai về nhiên liệu và nguồn nước, nhiên liệu cũ (rơm, than) và nguồn nước mặt (giếng làng, giếng khơi) đã được thay thế bằng ga, điện và nước máy. Cụm từ "thổi cơm" thay bằng "cắm cơm" bếp điện. Thứ ba về bữa ăn, thời gian linh hoạt, món ăn đa dạng. Việc ăn nhà hàng đã phổ biến. Làng có nhiều quán ăn phục vụ từ món truyền thống (phở, bún, xôi, bánh cuốn) đến món mới và đồ uống nhập khẩu (trà sữa Đài Loan)... Sự thiếu quây quần trong bữa ăn hằng ngày tạo nên nhu cầu sum họp gia đình và việc đi nhà hàng xuất hiện. Về trang phục của người dân làng, điểm nổi bật hôm nay là tính phù hợp với đối tượng công việc. Quan sát cho thấy, vào buổi sớm mọi người tham gia câu lạc bộ có những bộ đồng 15 phục riêng của hội nhóm (thể thao, dưỡng sinh, múa aerobics). Giờ đi làm, viên chức mặc quần áo văn phòng; công nhân trong khu công nghiệp có trang phục bảo hộ lao động. Giờ học, học sinh đến lớp có đồng phục của trường. Buổi tối, đa số người dân đi bộ, thư giãn chọn mặc quần áo mềm. Bên cạnh đó, tại các khu chuyên canh (Lại Dụ), nông dân trang bị áo mũ bảo hộ khi phun thuốc trừ sâu. Họ đề cao tính hữu dụng gắn với công việc. Về phương tiện giao thông, đến năm 2020, việc sử dụng xe thô sơ gia súc (trâu, bò) kéo trong làng bị loại bỏ hẳn. Thùng kéo được gắn vào xe máy. Xe đạp cho người lớn tuổi đi thể thao, cho trẻ đi đến trường. Xe máy giúp người lao động chạy chợ... Theo điều tra, mức độ người dân sử dụng xe máy "thường xuyên" trở lên chiếm 83%, trong đó tần suất "luôn luôn" chiếm 30%. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh phương tiện cá nhân, nhất là ô tô trong vài năm lại đây đang báo hiệu nhiều vấn đề, nhất là gây áp lực lớn cho giao thông trong làng. Về trang thiết bị gia đình, các nhà hiện đại có hệ thống đồng bộ về điện, nước và cáp mạng. Về nước máy, đường ống được lắp đến từng xóm cho các hộ dân đấu nối sử dụng. Đến 1/7/2020, xã An Khánh có 4.533 hộ sử dụng.Về nguồn điện, 100% hộ dân đã tiếp cận được điện lưới quốc gia. Về mạng viễn thông, các cổng Internet kết nối đến xóm cho người dân chọn mua dịch vụ. Về thói quen sử dụng tiện nghi, tần suất "thường xuyên" thiết bị hiện đại ("quạt điện, hơi nước", "máy giặt sấy" và "điều hòa nóng lạnh") có tỷ lệ cao (86%, 79% và 54%). "Hiếm khi" và "không" sưởi ấm bằng đốt than, củi chiếm tỉ lệ cao (70% và 20%). Tần suất thường xuyên dùng TV, máy tính kết nối mạng khá cao (69%); còn 74% là tỉ lệ dùng điện thoại thông minh. Về ứng dụng công nghệ mạng viễn thông, chợ quê ảo của làng trên các nền tảng ứng dụng là điều chưa từng có với làng. "Chợ làng Ngự Câu, Chợ Ngãi Cầu, chợ quê Vân Lũng" là những tên chợ ảo trên nền tảng zalo, facebook. Công nghệ hiện đại đã làm các làng nông thôn có thêm diện mạo không chỉ trong thế giới hiện thực mà còn trong thế giới ảo của không gian mạng. Tuy vậy, sống ảo, cá nhân tiêu cực như nghiện trò chơi điện tử, xa rời thực tại, lầm lẫn trò chơi game với đời sống thực tế đang có những biểu hiện rõ. Đây là điều đáng quan ngại. 3.2. VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG LÀNG 3.2.1. Tổ chức chính trị xã hội và tổ chức hợp tác xã Các tổ chức chính trị xã hội ở làng và tổ chức HTX của làng vốn có truyền thống gắn liền với nhau. Cách thức tổ chức HTX của làng chuyển đổi dưới thời khoán hộ và nay tiếp tục thay đổi cho phù hợp với kiện phát triển mới. Một là, diện tích canh tác của nông dân một số làng không còn. Hai là, khối lượng công việc của HTX giảm xuống do diện tích bị thu hồi một phần. Ba là, nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất theo chương trình mục tiêu nông thôn mới. Nông dân không còn là thành viên của HTX nữa mà trở thành người sử dụng dịch vụ của HTX dịch vụ (dịch vụ điện năng, thu gom rác thải sinh hoạt). Về các tổ chức chính trị xã hội, làng hiện nay có trưởng phó thôn, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. Đoàn thanh niên, tổ dân vận, ban công tác mặt trận là cánh tay nối dài hỗ trợ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của NN ở cơ sở. Chi hội nông dân, chi hội phụ nữ thôn là những chân rết của hội cấp trên. Hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh là tổ chức của người hết tuổi lao động, tuổi chiến đấu. Về vai trò định hướng cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội làng có vai trò quyết định đối với HTX nông nghiệp truyền thống, nhất là trong điều phối sản xuất. Nhưng theo số liệu điều tra hiện nay (2020), mức độ ảnh hưởng của các tổ chức nói chung khá mờ nhạt. Tiêu chí 16 "mức độ vừa" và "mức độ mạnh" chiếm xấp xỉ 50%; trong khi mức "thấp" và "hơi thấp" trên 50%. Ảnh hưởng từ hoạt động của "Hội nghị dân làng, chi bộ thôn", "chi đoàn thanh niên", "tổ dân vận", "ban mặt trận", "chi hội nông dân", "chi hội phụ nữ" và "cán bộ cơ sở - trưởng phó thôn" đối với cuộc sống người dân thực tế không mạnh. Ngược lại, mức độ quan tâm của dân đối với hoạt động của các tổ chức cũng không cao. Thực tế, bên cạnh truyền thông thời công nghệ, đài xã còn cung cấp thông tin đến các xóm trong làng. Từ đó, vai trò các hội viên chi hội giảm, thêm vào đó, người dân còn tìm đến thủ tục một cửa để được hướng dẫn. 3.2.2. Tổ chức dòng họ và các hội nhóm Về tổ chức dòng họ, phong trào sinh hoạt dòng tộc trong thời gian trên 10 năm qua khá sôi động. Một là "Giỗ tổ và ăn họ" có đến 90% thực hiện hàng năm. "Chỉnh trang, tu sửa mộ tổ và tảo mộ" diễn ra hàng năm chiếm tỉ lệ 71%. Hai là, các việc dòng họ như chăm nom từ đường, viết gia phả, gây quỹ (quỹ sinh hoạt, quỹ khuyến học) đều được định rõ. Ba là, dòng họ hiện nay không phân biệt trai gái trong tôn vinh học giỏi, thành đạt. Về tổ chức theo truyền thống nam giới ở làng (phe giáp), mặc dù không còn nhưng ảnh hưởng của nó vẫn khá đậm trong các sinh hoạt đình làng. Hiện nay, việc chia theo hàng giáp còn "dư âm", trở thành tục lệ trong bố trí vị trí ngồi trong đình của làng và trình làng - "lên lão" chỉ có nam giới đến tuổi 49. Theo phong tục "trọng xỉ", người cao tuổi ngồi chỗ trang trọng. Các "cánh lão non" mới ra đình làng, có nhiệm vụ phục vụ "nhà ngài - thánh làng". Nhóm chưa đến tuổi ra đình lập ra các hội đồng niên (nam giới). Mỗi làng hiện có đến hai chục hội tùy quy mô. Về tổ chức của nữ giới, cứ đến tuổi 50 các bà ra chùa làng nhập hội các bà vãi - quy y Tam bảo. Một cách tuần tự, các "vãi trẻ" thay nhau chấp tác chùa của làng (dọn dẹp, hương đăng, lộc oản, hộ phúc...). Đối với các chùa làng khác trong vùng, vào dịp giỗ tổ, hội các vãi tổ chức dâng lễ cúng Phật, thờ tổ và thọ lộc. Về tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, các nhóm cùng sở thích phát triển mạnh. Theo thống kê của xã An Khánh, số lượng các câu lạc bộ toàn xã là 16 nhóm; 07/7 thôn làng (khu dân cư) có sân thể thao. Ngự Câu, Lại Dụ có câu lạc bộ dưỡng sinh, múa quạt, bóng chuyền hơi người già; nhóm trẻ có câu lạc bộ Aerobics. Người yêu thích văn nghệ chia nhóm trẻ, nhóm già (Nhóm trẻ cô Phương và nhóm cao tuổi ở nhà ông Kính - Ngự Câu). Câu lạc bộ luyện cờ trở thành trào lưu. Hàng năm, họ là những hạt nhân cho các trò thi đấu và các buổi biểu diễn tại hội làng. 3.2.3. Tổ chức gia đình Về quy mô, tổ chức gia đình thay đổi mạnh. Khảo sát cho thấy, nhà song đôi ông bà cho các con ra ở riêng là nhà một thế hệ; gia đình trẻ, đang sức đi làm, con cái đi học là gia đình hai thế hệ; gia đình, chỉ còn ông hoặc còn bà, sống với con cháu là ba thế hệ; trường hợp ông/bà với con cháu có bốn thế hệ là hiếm. Điều tra cho thấy, gia đình hai thế hệ chiếm đại đa số (57%), ba thế hệ 35% và bốn thế hệ khoảng 1%. Số thành viên gia đình phản ánh vấn đề khá rõ: 67% quy mô gia đình từ 3 - 5 thành viên; trên 5 chiếm 25%. Tỷ lệ gia đình 2 và 3 thế hệ chiếm 92%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_bien_doi_van_hoa_lang_o_huyen_hoai_duc_thanh.pdf
  • pdfCV dang luan an.pdf
  • pdfDao Anh Duong.pdf
  • pdfThong tin tom tat ve luan an.pdf
  • pdfTT (T.Anh) nop ra QD cap Hoc vien.pdf
Tài liệu liên quan