Tóm tắt Luận án Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn học giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng tích cực hóa người học

Về nội dung chương trình: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.8 trong luận án cho thấy 7/11 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 3/11 mục hỏi không đồng ý (< 2.5 điểm) và 1/11 mục hỏi đánh giá đồng ý (>3.5 điểm). Trung bình (2.82 điểm), trong đó mục hỏi Đa dạng, phong phú giúp SV có thể lựa chọn theo sở thích được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (1.91 điểm) và mục hỏi Phù hợp với trình độ đội ngũ giảng viên được SV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (3.65 điểm).

Về sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.9 trong luận án cho thấy tất cả các mục hỏi đều được SV đánh giá ở mức bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm). Trung bình (2.87 điểm), trong đó mục hỏi Đa dạng, nhiều chủng loại, chức năng được SV đánh giá thấp nhất (2.63 điểm) và mục hỏi Sân bãi vệ sinh và an toàn được sinh viên đánh giá cao nhất (3.49 điểm).

Về đội ngũ giảng viên: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.10 trong luận án cho thấy 2/6 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 1/6 mục hỏi không đồng ý (< 2.5 điểm) và 3/6 mục hỏi đánh giá đồng ý (>3.5 điểm). Trung bình (3.54 điểm), trong đó mục hỏi Đầy đủ, hùng hậu được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (2.45 điểm) và 02 mục hỏi Năng nổ, nhiệt tình, tận tâm và Yêu nghề, yêu quý và tôn trọng SV được sinh viên đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.13 điểm).

Về phương pháp giảng dạy: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.11 trong luận án cho thấy 2/6 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 4/6 mục hỏi đánh giá đồng ý (>3.5 điểm). Trung bình (3.60 điểm), trong đó 02 mục hỏi Đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu và Khơi nguồn cảm hứng, giúp SV tự tin, tích cực phát huy năng lực cá nhân được SV đánh giá thấp nhất ở mức bình thường (3.40 điểm) và mục hỏi Giúp SV tự học, tự rèn luyện thêm SV được SV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.08 điểm).

Về hình thức tổ chức giảng dạy: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.12 trong luận án cho thấy 7/6 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 1/8 mục hỏi đánh giá không đồng ý (< 2.5 điểm). Trung bình (2.93 điểm), trong đó mục hỏi Linh hoạt về thời gian, địa điểm giúp SV có thể chọn lựa được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (2.17 điểm) và mục hỏi Có hình thức giúp đỡ riêng (phụ đạo) được SV đánh giá cao nhất ở mức bình thường (3.36 điểm).

Về kiểm tra, đánh giá: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.13 trong luận án cho thấy tất cả các mục hỏi ở mức đồng ý (3.5<điểm<4.5 điểm). Trung bình (4.02 điểm), trong đó mục hỏi Công tác kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao tính tích cực trong quá trình đào tạo được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (3.73 điểm) và mục hỏi Kiểm tra đánh giá đảm bảo tính toàn diện được SV đánh giá cao nhất ở mức bình thường (4.24 điểm).

 

docx28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn học giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng tích cực hóa người học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo hướng tích cực hóa người học. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể kiểm tra thể lực đánh giá thực trạng: 3356 SV ĐHQGHN (1123 nam, 2233 nữ) năm thứ nhất 18 tuổi. Khách thể phỏng vấn:2556 SV (1339 nam, 1217 nữ), 08 cán bộ quản lý và 19 giảng viên Trung tâm GDTC và Thể thao, ĐHQGHN, 06 chuyên gia nhà chuyên môn, CBQL và chuyên gia GDTC tại Hà Nội. Khách thể thực nghiệm:3032 sinh viên ĐHQGHN (998 nam, 2034 nữ) năm thứ nhất 18 tuổi (khách thể này nằm trong số 3356 SV tham gia kiểm tra thể lực đánh giá thực trạng). 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: ĐHQGHN; Viện Khoa học TDTT. 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10 năm 2012 đến nay. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. 3.1.1. Xác định các tiêu chí và ứng dụng đánh giá thực trạng hoạt động học tập môn học GDTC cho sinh viên ĐHQGHN. 3.1.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá thực trạnghoạt động học tập môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN. Xác định tiêu chí đánh giá định lượng: Căn cứ vào định hướng nghiên cứu, loại hình và tính đại diện của thực trạng cần khảo sát, luận án xác định tiêu chí đánh giá định lượng là: 6 tiêu chí đánh giá thể lực của sinh viên thuộc Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Xác định tiêu chí đánh giá định tính: Luận án tiến hành đánh giá định tính thực trạng hoạt động học tập môn học GDTC cho SV ĐHQGHN thông qua phiếu hỏi các yếu tố cấu thành hoạt động học tập.Luận án tiến hành kiểm tra độ tin cậy của phiếu hỏi đánh giá thực trạng, tính tự giác tích cực và đánh giá những khó khăn, trở ngại trong hoạt động học tập GDTC theo 3 bước sau: Bước 1: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ Bước 2: Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi 3.1.1.2. Đánh giá thực trạng hoạt động học tập môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN: Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên ĐHQGHN được đánh giá theo các test đánh giá thể lực sinh viên của Bộ GD&ĐT thu được kết quả trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Tổng hợp các test đánh giá thể lực SVnăm thứ nhất ĐHQGHN TT Tham số Test S CV 1 Nam (n = 1123) Lực bóp tay thuận (KG) 43.59 5.90 13.54 0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 19.37 3.00 15.47 0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 218.35 18.54 8.49 0.01 Chạy 30m XPC (giây) 4.84 0.46 9.49 0.01 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 10.69 0.97 9.03 0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 931.50 103.97 11.16 0.01 2 Nữ (n = 2233) Lực bóp tay thuận (KG) 28.57 3.94 13.80 0.01 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 12.67 3.46 27.31 0.01 Bật xa tại chỗ (cm) 163.44 13.86 8.48 0.01 Chạy 30m XPC (giây) 6.11 0.57 9.29 0.01 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 12.19 0.96 7.88 0.01 Chạy 5 phút tùy sức (m) 724.41 105.85 14.61 0.01 Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy: Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (CV < 10%) là bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC và chạy con thoi 4 x 10m. Các chỉ số có độ đồng nhất trung bình (10% < CV< 20%) là: chạy 5 phút tùy sức, lực bóp tay và nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (nam).Chỉ số có độ đồng nhất thấp (20% < CV< 30%) là nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (nữ).Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần thể ở một vài chỉ số ở mức trung bình như trên nhưng tất cả các giá trị trung bình mẫu đều đủ tính đại diện (< 0.05) để có thể căn cứ vào đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo. Phân loại trình độ thể lực của sinh viên ĐHQGHN Phân loại trình độ thể lực sinh viên năm thứ nhất ĐHQGHN theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, luận án chọn 4 tiêu chí để đánh giá thể lực cho sinh viên là: Tiêu chí bắt buộc: Bật xa tại chỗ (cm) và chạy tùy sức 5 phút (m) Tiêu chí tự chọn: Chạy 30m XPC (giây) và chạy con thoi 4x10m (giây) Tỷ lệ% xếp loại thể lực của sinh viên năm thứ nhất ĐHQGHN theo quy định đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐTđược thể hiện qua biểu đồ 3.1. NAM NỮ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % xếp loại thể lực của sinh viên năm thứ nhất ĐHQGHNtheo quy định đánh giá thể lực HS, SV của BGD&ĐT. Qua biểu đồ 3.1 cho thấy: Nam sinh viên năm thứ nhất tại ĐHQGHN: Loại tốt có 139 sinh viên chiếm tỷ lệ 12.38%; loại Đạt có 313 sinh viên chiếm tỷ lệ 27.87% và loại chưa đạt có 671 sinh viên chiếm tỷ lệ 59.75%.Nữ sinh viên năm thứ nhất tại ĐHQGHN theo quy định đánh giá thể lực HS, SV của Bộ GD&ĐT: Loại tốt có 33 sinh viên chiếm tỷ lệ 1.48%; loại Đạt có 125 sinh viên chiếm tỷ lệ 5.60% và loại chưa đạt có 2075 sinh viên chiếm tỷ lệ 92.92%. Thực trạng hoạt động học tập môn học GDTC của SV ĐHQGHN: Luận án đã dùng phương pháp điều tra xã hội học, tiến hành khảo sát trên 2556 SV (1339 nam, 1217 nữ)theo từng trường, giới tính theo các yếu tố cấu thành hoạt động học tập gồm: Động cơ, mục đích và hành động học tập thu được kết quả tại bảng 3.3, 3.4 và 3.5 trong luận án. Động cơ hoàn thiện tri thức: Số liệu tại bảng 3.3 trong luận án cho thấy về động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ bên trong) SV đánh giá tất cả các mục hỏi ở mức trung bình (2.5 < điểm < 3.5); trung bình (2.97 điểm), trong đó mục hỏi Bạn có hiểu biết về vệ sinh trong tập luyện TDTT SV đánh giá thấp nhất (2.89 điểm) và mục hỏi Bạn nắm được các phương pháp tự rèn luyện TDTT, tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất SV đánh giá cao nhất (3.10 điểm). Mục đích hoạt động học tập môn GDTC của sinh viên ĐHQGHN: Số liệu khảo sát trình bày tại bảng 3.4 trong luận án cho thấy SV đánh giá 5/6 mục hỏi các mục hỏi ở mức trung bình (2.5 < điểm < 3.5) và 01/6 mục hỏi ở mức đồng ý (3.5<điểm<4.5); Trung bình (3.06 điểm), trong đó SV đánh giá thấp nhất mục hỏi Rèn luyện các phẩm chất ý chí (2.77 điểm) mức trung bình và mục hỏi đủ điều kiện tốt nghiệp được SV đánh giá cao nhất (3.86 điểm) mức đồng ý. Hành động phân tích của sinh viên ĐHQGHN: Số liệu tại bảng 3.5 trong luận án cho thấy về hành động phân tích SV đánh giá tất cả các mục hỏi ở mức trung bình (2.5 < điểm < 3.5); trung bình (2.80 điểm), trong đó mục hỏi Sinh viên hiểu và phân tích được các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo động tác SV đánh giá thấp nhất (2.65 điểm) và mục hỏi Sinh viên hiểu và phân tích được từng giai đoạn của kỹ thuật động tác (chuẩn bị, thực hiện, kết thúc . . .) SV đánh giá cao nhất (3.09 điểm). 3.1.2. Thực trạng các yếu tố chi phối hoạt động học tập môn học Giáo dục Thể chất cho sinh viên ĐHQGHN. 3.1.2.1. Đánh giá của sinh viên: Luận án khảo sát 2556 SV (1339 nam, 1217 nữ) ĐHQGHN để đánh giá tầm quan trọng và thực trạng các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập GDTC của SV ĐHQGHN. Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động học tập môn GDTC Kết quả đánh giá của SV về tầm quan trọng của hoạt động học tập môn GDTC được thể hiện qua biểu đồ 3.8. Biểu đồ 3.8. Kết quả đánh giá của SV về tầm quan trọngcủa hoạt động học tập môn học GDTC Số liệu tại biểu đồ 3.8 cho thấy 100% SV nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động học tập môn GDTC, trong đó có 77.47% SV (40.50% nam, 36.97% nữ) đánh giá từ quan trọng trở lên và có 30.56% SV (15.92% nam, 14.63% nữ) đánh giá là rất quan trọng. Đánh giá các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC Kết quả khảo sát đánh giá của SV về tầm quan trọng của hoạt động học tập môn học GDTC được trình bày tại bảng 3.7 trong luận áncho thấy 5/8 mục hỏi bình thường (2.53.5 điểm). Trung bình (2.91 điểm), trong đó mục hỏi Nội dung chương trình giảng dạy được SV đánh giá thấp nhất ở mức không hài lòng (2.14 điểm) và mục hỏi Hình thức tổ chức giảng dạy được sinh viên đánh giá cao nhất ở mức hài lòng (3.54 điểm). Luận án tiếp tục khảo sát cụ thể hơn về các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn đối với 2556 SV (1339 nam, 1217 nữ) ĐHQGHN. Kết quả được trình bày ở các bảng từ 3.8 đến 3.13 trong luận án. Về nội dung chương trình: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.8 trong luận án cho thấy 7/11 mục hỏi bình thường (2.53.5 điểm). Trung bình (2.82 điểm), trong đó mục hỏi Đa dạng, phong phú giúp SV có thể lựa chọn theo sở thích được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (1.91 điểm) và mục hỏi Phù hợp với trình độ đội ngũ giảng viên được SV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (3.65 điểm). Về sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.9 trong luận án cho thấy tất cả các mục hỏi đều được SV đánh giá ở mức bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm). Trung bình (2.87 điểm), trong đó mục hỏi Đa dạng, nhiều chủng loại, chức năng được SV đánh giá thấp nhất (2.63 điểm) và mục hỏi Sân bãi vệ sinh và an toàn được sinh viên đánh giá cao nhất (3.49 điểm). Về đội ngũ giảng viên: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.10 trong luận án cho thấy 2/6 mục hỏi bình thường (2.53.5 điểm). Trung bình (3.54 điểm), trong đó mục hỏi Đầy đủ, hùng hậu được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (2.45 điểm) và 02 mục hỏi Năng nổ, nhiệt tình, tận tâm và Yêu nghề, yêu quý và tôn trọng SV được sinh viên đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.13 điểm). Về phương pháp giảng dạy: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.11 trong luận án cho thấy 2/6 mục hỏi bình thường (2.53.5 điểm). Trung bình (3.60 điểm), trong đó 02 mục hỏi Đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu và Khơi nguồn cảm hứng, giúp SV tự tin, tích cực phát huy năng lực cá nhân được SV đánh giá thấp nhất ở mức bình thường (3.40 điểm) và mục hỏi Giúp SV tự học, tự rèn luyện thêm SV được SV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.08 điểm). Về hình thức tổ chức giảng dạy: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.12 trong luận án cho thấy 7/6 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 1/8 mục hỏi đánh giá không đồng ý (< 2.5 điểm). Trung bình (2.93 điểm), trong đó mục hỏi Linh hoạt về thời gian, địa điểm giúp SV có thể chọn lựa được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (2.17 điểm) và mục hỏi Có hình thức giúp đỡ riêng (phụ đạo) được SV đánh giá cao nhất ở mức bình thường (3.36 điểm). Về kiểm tra, đánh giá: Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.13 trong luận án cho thấy tất cả các mục hỏi ở mức đồng ý (3.5<điểm<4.5 điểm). Trung bình (4.02 điểm), trong đó mục hỏi Công tác kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao tính tích cực trong quá trình đào tạo được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (3.73 điểm) và mục hỏi Kiểm tra đánh giá đảm bảo tính toàn diện được SV đánh giá cao nhất ở mức bình thường (4.24 điểm). 3.1.2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên Luận án khảo sát 27 cán bộ quản lý và giảng viên thuộc Trung tâm GDTC và thể thao của ĐHQCGHN (08 cán bộ quản lý, 19 giảng viên) về thực trạng hoạt động học tập GDTC của sinh viên ĐHQGHN. Thực trạng hiệu quả học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN: Kết quả đánh giá của CBQL, GV về thực trạng hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN được thể hiện qua biểu đồ 3.16: Biểu đồ 3.16. Kết quả đánh giá CBQL, GV về thực trạng hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN Qua biểu đồ 3.16 cho thấy92.59% (55.56% nam, 37.04% nữ) CBQL, GV đánh giá về thực trạng hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN ở mức bình thường, 7.41% (3.70% nam, 3.70% nữ) đánh giá có hiệu quả. Các yếu tố chi phối hiệu quả GDTC của ĐHQGHN: Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.15. Kết quả đánh giá tại bảng 3.15 cho thấy 5/8 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 3/8 đánh giá hài lòng (3.5 <điểm<4.5). Trung bình (3.33 điểm), trong đó mục hỏi Sân bãi phục vụ giảng dạy được CBQL, GV đánh giá thấp nhất ở mức bình thường (2.52 điểm) và mục hỏi Phương pháp giảng dạy được CBQL, GV đánh giá cao nhất ở mức hài lòng (4.04 điểm). Bảng 3.15. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CBQL, GV về các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn học GDTC(n = 27) TT Yếu tố chi phối Kết quả đánh giá S 1 Nội dung chương trình giảng dạy 3.11 .641 2 Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy 3.41 .636 3 Sân bãi phục vụ giảng dạy 2.52 .509 4 Đội ngũ giáo viên 3.96 .759 5 Phương pháp giảng dạy 4.04 .808 6 Hình thức tổ chức giảng dạy 3.67 .679 7 Phương pháp kiểm tra, đánh giá 3.37 .688 8 Tính tích cực của sinh viên trong giờ học 2.56 .506 3.33 Luận án khảo sát các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC đối với 27 cán bộ quản lý và và giảng viên thuộc Trung tâm GDTC và thể thao của ĐHQCGHN. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16 đến 3.21 trong luận án. Về nội dung chương trình: Kết quả đánh giá của CBQL, GV tại bảng 3.16 trong luận án cho thấy tất cả mục hỏi đều được đánh giá ở mức bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm). Trung bình (3.13 điểm), trong đó mục hỏi Có mật độ vận động hợp lý; để giúp SV vận động nhiều được CBQL, GV đánh giá thấp nhất (2.56 điểm) và 02 mục hỏi Phù hợp với mục tiêu giảng dạy của nhà trường và Phù hợp với trình độ đội ngũ giảng viên được CBQL, GV đánh giá cao nhất (3.48 điểm). Về sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ: Kết quả đánh giá của CBQL, GV tại bảng 3.17 trong luận án cho thấy tất cả các mục hỏi đều được SV đánh giá ở mức bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm). Trung bình (3.13 điểm), trong đó mục hỏi Đa dạng, nhiều chủng loại, chức năng được CBQL, GV đánh giá thấp nhất (2.56 điểm) và 02 mục hỏi Đạt chuẩn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu và Sân bãi vệ sinh và an toàn được CBQL, GV đánh giá cao nhất (3.44 điểm). Về đội ngũ giảng viên: Kết quả đánh giá của CBQL, GV tại bảng 3.18 trong luận án cho thấy 2/6 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 4/6 mục hỏi đồng ý (3.5 <điểm<4.5). Trung bình (3.89 điểm), trong đó mục hỏi Đạt chuẩn kiến thức trình độ chuyên môn được CBQL, GV đánh giá thấp nhất ở mức bình thường (3.44 điểm) và mục hỏi Yêu nghề, yêu quý và tôn trọng SV được CBQL, GV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.33 điểm). Về phương pháp giảng dạy: Kết quả đánh giá của CBQL, GV tại bảng 3.19 trong luận án cho thấy 3/6 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 3/6 mục hỏi đánh giá đồng ý (3.5 <điểm<4.5). Trung bình (3.57 điểm), trong đó mục hỏi Tiên tiến, hiện đại vì sự tiến bộ của SV được CBQL, GV đánh giá thấp nhất ở mức bình thường (2.70 điểm) và mục hỏi Đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu được CBQL, GV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.15 điểm). Về hình thức tổ chức giảng dạy của giảng viên: Kết quả đánh giá của CBQL, GV cho thấy 2/6 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 6/8 mục hỏi đồng ý (3.5< điểm<4.5). Trung bình (3.59 điểm), trong đó mục hỏi Linh hoạt về thời gian, địa điểm giúp SV có thể chọn lựa được CBQL, GV đánh giá thấp nhất ở mức bình thường (2.56 điểm) và mục hỏi Phân bổ nội dung chương trình hợp lý ở từng học kỳ được CBQL, GV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.07 điểm) Về kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của sinh viên: Kết quả đánh giá của CBQL, GV tại bảng 3.21 trong luận án cho thấy 01/6 mục hỏi ở mức bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 5/6 mục hỏi ở mức đồng ý (3.5<điểm<4.5 điểm). Trung bình (3.91 điểm), trong đó mục hỏi Kiểm tra đánh giá đảm bảo tính toàn diện được CBQL, GV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (3.04 điểm) và mục hỏi Kiểm tra đánh giá đảm bảo tính toàn diện được CBQL, GV đánh giá cao nhất ở mức đồng ý (4.19 điểm). 3.1.3. Thực trạng các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động học tập môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên ĐHQGHN. Về cơ sở vật chất: Kết quả thống kê cơ sở vật chất, sân bãi tại TTGDTC&TT ĐHQGHN cho thấy: Tổng diện tích công trình thể thao của TT GDTC&TT ĐHQGHN là 13.060m2, tỷ lệ diện tích công trình thể thao/sinh viên là 0.59m2/SV.Theo đánh giá của cán bộ quản lý thì diện tích sân bãi còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy GDTC và hoạt động TDTT cho SV ĐHQGHN. Về đội ngũ: Kết quả thống kê thành phần đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy GDTC tại TTGDTC&TT ĐHQGHN được trình bày tại bảng 3.23 trong luận án cho thấy thành phần đội ngũ giảng viên tại TTGDTC&TT ĐHQGHN tập trung chủ yếu là: 59.26% nam, 30 – 50 tuổi 74.04%, 66.67% có trình độ sau đại học, 100% là cơ hữu và dạy đúng chuyên ngành, 66.67% giảng viên tốt nghiệp chuyên ngành huấn luyện thể thao, 59.25% giảng viên có thâm niên 11 năm trở lên. Về chương trình: Kết quả thống kê chương trình giảng dạy môn GDTC cho SV ĐHQGHN được trình bày tại bảng 3.24. trong luận án cho thấy, chương trình giáo dục thể chất cho SV ĐHQG HN gồm 4 tín chỉ (120 tiết, trong đó có 30 tiết bắt buộc và 90 tiết tự chọn) dành cho nhóm cơ bản và nhóm đặc biệt. 3.1.4. Thực trạng tính tích cực của sinh viên ĐHQGHN tham gia hoạt động học tập môn học Giáo dục Thể chất. 3.1.4.1. Đánh giá của sinh viên: Luận án khảo sát 2556 SV ĐHQGHN (1339 nam, 1217 nữ) về tính tích cực của sinh viên ĐHQGHN tham gia hoạt động học tập môn học Giáo dục thể chất kết quả được trình bày ở bảng 3.25. Kết quả đánh giá của SV tại bảng 3.25 cho thấy 9/10 mục hỏi bình thường (2.5<điểm<3.5 điểm), 1/10 mục hỏi đánh giá không đồng ý (< 2.5 điểm). Trung bình (2.65 điểm), trong đó mục hỏi Phát biểu ý kiến, nêu những thắc mắc của mình với giảng viên trong giờ học được SV đánh giá thấp nhất ở mức không đồng ý (2.29 điểm) và mục hỏi Tìm và đọc những tài liệu có liên quan được SV đánh giá cao nhất ở mức bình thường (3.04 điểm). Bảng 3.25. Kết quả đánh giá của sinh viên về tính tích cực học tập môn học GDTC ĐHQGHN (n = 2556) TT Tính tích cực học tập Kết quả đánh giá S 1 Tập trung chú ý nghe giảng, xem thị phạm động tác, ghi chép, ghi nhớ tốt và thực hiện lại được những bài tập, động tác đã được học 2.36 .650 2 Hăng hái tham gia mọi hình thức hoạt động học tập, tham gia hỗ trợ thị phạm, làm mẫu . . . 2.80 .579 3 Phát biểu ý kiến, nêu những thắc mắc của mình với giảng viên trong giờ học 2.29 .775 4 Suy nghĩ và tự tìm tòi những lời giải đối với những vấn đề giảng viên đưa ra 2.63 .565 5 Biết vận dụng các kỹ thuật động tác trong tập luyện và thi đấu các môn thể thao 2.60 .490 6 Quyết tâm vượt khó khăn, hoàn thành những nhiệm vụ, bài tập được giao 2.59 .492 7 Tự giác, chủ động tích cực rèn luyện thêm ngoài giờ học 2.60 .491 8 Đi học đầy đủ, đúng giờ 2.69 .686 9 Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử 2.91 .603 10 Tìm và đọc những tài liệu có liên quan 3.04 .642 2.65 3.1.4.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên Luận án khảo sát 27 người(08 cán bộ quản lý, 19 giảng viên) TT GDTC&TT ĐHQGHN về tính tích cực của sinh viên ĐHQGHN tham gia hoạt động học tập môn học Giáo dục thể chất kết quả được trình bày ở bảng 3.26. Bảng 3.26. Kết quả khảo sát CBQL, GV về tính tích cực tham gia hoạt động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN (n = 27) TT Tính tích cực Nam Nữ Tổng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất không tích cực 0 0.00 0 0.00 0 0.00 2 Không tích cực 12 44.45 4 14.81 16 59.26 3 Bình thường 4 14.81 7 25.93 11 40.74 4 Tích cực 0 0.00 0 0.00 0 0.00 5 Rất tích cực 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Tổng 16 59.26 11 40.74 27 100.00 Số liệu tại bảng 3.26. cho thấy 59.26% (44.45% nam, 14.81% nữ) CBQL, GV đánh giá tính tích cực tham gia hoạt động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN ở mức bình thường không tích cực và 40.74% (14.81% nam, 25.93% nữ) đánh giá ở mức bình thường. 3.1.5. Thực trạng những khó khăn, trở ngại của sinh viên ĐHQGHN khi tham gia hoạt động học tập môn học Giáo dục Thể chất. 3.1.5.1. Đánh giá của sinh viên: Luận án khảo sát 2556 SV ĐHQGHNvề những khó khăn, trở ngại của sinh viên ĐHQGHN khi tham gia hoạt động học tập môn học GDTC kết quả được qua biểu đồ 3.26. Biểu đồ 3.26. Kết quả đánh giá của SV về những khó khăn, trở ngại đối với yếu tố tác động hoạt động học tập môn GDTC SV ĐHQGHN Về các bản thân SV trung bình (3.09 điểm) mức bình thường; trong đó SV đánh giá khó khăn nhất là Không có thời gian (2.05 điểm) mức khó khăn và mục hỏi Không thích tham gia các hoạt động TDTT được SV đánh giá cao nhất (3.76 điểm) mức thuận lợi. 3.1.5.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên: Luận án khảo sát 27 người (08 cán bộ quản lý, 19 giảng viên) TT GDTC&TT ĐHQGHN về những khó khăn, trở ngại của SV ĐHQGHN khi tham gia hoạt động học tập môn học GDTC kết quả được trình bàyqua biểu đồ 3.28. Biểu đồ 3.28. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về những khó khăn, trở ngại đối với các mặt tác động hoạt động học tập môn GDTC SV ĐHQGHN Về các bản thân SV trung bình (2.73 điểm) mức bình thường; trong đó CBQL, GV đánh giá khó khăn nhất là Hiện trạng sức khỏe của sinh viên (2.48 điểm) mức khó khăn và mục hỏi 3.04 được CBQL, GV đánh giá cao nhất (3.04 điểm) mức bình thường. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về những khó khăn, trở ngại của bản thân SV về hoạt động học tập môn GDTC SV ĐHQGHN được thể hiện qua biểu đồ 3.29. Biểu đồ 3.29. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về những khó khăn, trở ngại của bản thân SV về hoạt động học tập môn GDTC SV ĐHQGHN Về các yếu tố khác trung bình (4.06 điểm) mức thuận lợi; cả hai mục hỏi đều được CBQL, GV đánh giá ở mức thuận lợi (3.5<điểm<4.5). 3.1.6. Bàn luận thực trạng hoạt động học tập môn học GDTC cho sinh viên ĐHQGHN. Thực trạng thể lực của SV ĐHQGHN theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nam (Loại tốt: 12.38%, loại Đạt: 27.87% và loại chưa đạt: 59.75%); về nữ (Loại tốt: 1.48%, loại Đạt: 5.60% và loại chưa đạt: 92.92%). Thực trạng hoạt động học tập GDTC của SV ĐHQGHN được SV đánh giá (động cơ, mục đích và hành động) ở mức trung bình. Thực trạng mức độ hài lòng của SV và CBQL, GV về hoạt động học tập môn GDTC; SV chưa hài lòng về nội dung chương trình môn GDTC; chưa hài lòng về sân bãi và tính tích cực học tập; hài lòng các yếu tố liên quan đến đội ngũ, phương tiện, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Thực trạng các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn học GDTC; CBQL, GV và SV đánh giá thấp các mục hỏi nội dung chương trình và sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ học tập; đánh giá cao là các mục hỏi về đội ngũ giảng viên, các mục hỏi về đội ngũ, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo còn thiếu giảng viên (1 GV /712.11 SV) và thiếu diện tích dành cho giảng dạy và tập luyện TDTT (SV/1.47m2); nội dung chương trình chưa đa dạng, phong phú, mật độ vận động chưa cao và chưa phù hợp với nhu cầu của SV.Thực trạng về tính tích cực được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức bình thường. Những khó khăn, trở ngại của SV và CBQL, GV là nội dung chương trình không đa dạng, hấp dẫn; giờ học nhàm chán, thiếu hứng thú và sân bãi. Khó khăn, trở ngại của SV là không có thời gian và hiện trạng sức khỏe của SV. Từ những thực trạng trên là cơ sở để lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC cho SV ĐHQGHN. 3.2. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐHQG HÀ NỘI THỂ HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC. 3.2.1. Xác định cơ sở pháp lý để lựa chọn biện pháp Cơ sở pháp lý để lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC cho SV ĐHQGHN theo hướng tích cực hóa người học dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Ban, Ngành, ĐHQG Hà Nộivề nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và phát triển GDTC và thể thao trường học nói riêng được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành 3.2.2. Xác định nguyên tắc lựa chọn biện pháp Khi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC cho SV ĐHQG HN luận án dựa vào các nguyên tắt cơ bản sau đây:Đảm bảo tính mục tiêu; Đảm bảo tính đồng bộ; Đảm bảo tính kế thừa và bổ sung; Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm bảo tính khả thi. 3.2.3. Lựa chọn biện pháp Trên cơ sở các vấn đề pháp lý, thực tiễn và nguyên tắt nêu trên, luận án tổng hợp và phân tích từng bước hoàn thiện và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn GDTC cho SV ĐHQGHN gồm 8biện pháp.Tiến hành xây dựng phiếu và phỏng vấn 08 cán bộ quản lý và 27 giảng viên giảng dạy hai lần cách nhau 1 tháng,kiểm định sự trùng hợp giữa hai lần phỏng vấn qua kiểm định khi bình phương kết quả thu được ở bảng 3.32 trong luận án Số liệu tại bảng 3.32 cho thấykết quả hai lần phỏng vấn là tương đương nhau, tất cả các CBQL, GV ĐHQGHN đều nhất trí cao đồng ý về các biện pháp; tất cả các biện pháp các cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá ở mức gần rất đồng ý (trên 4.5 điểm). Luận án chọn các biện pháp có giá trị trung bình từ 4.50 trở lên ở cả hai lần phỏng vấn gồm 8 biện pháp sau: Biện pháp 1: Thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của học phần GDTC trong chương trình đào tạo. Biện pháp 2: Tăng cường và sử dụng hiệu quả và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ mới, hiện đại, đầy đủ, đa dạng, nhiều chủng loại phù hợp với SV. Biện pháp 3: Quy hoạch tuyển dụng và phát triển đội ngũ giảng viên GDTC đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ theo đúng qui định; Năng nổ, nhiệt tình, tận tâm yêu nghề, yêu quý và tôn trọng SV. Biện pháp 4: Tăng cường số môn tự chọn của chương trình GDTC nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Biện pháp 5: Đổi mới tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng mở rộng điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_hoc_ta.docx
Tài liệu liên quan