Nâng cao yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên
Nhà nước
Thứ nhất, tăng cường bồi dưỡng và kiểm soát đạo đức nghề
nghiệp KTV của KTNN theo hướng sử dụng các biện pháp ngăn chặn
các vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo ý thức của KTV về giữ gìn, trau
dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, tăng cường kiểm soát đạo đức nghề nghiệp KTV của
KTNN bằng nhiều biện pháp, nhiều công vụ và từ nhiều phía và các
cấp độ khác nhau
Thứ ba, tăng cường vai trò và trách nhiệm của tổ chức nghề
nghiệp trong bồi dưỡng, nâng cao và kiểm soát đạo đức nghề nghiệp
của KTVNN.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư sau:
6
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nhà nước thực hiện
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do Kiểm toán
nhà nước thực hiện
Chương 5: Các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính của KTNN
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
2.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và chất lượng
kiểm toán báo cáo tài chính
2.1.1. Khái niệm về kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính
- Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có năng lực tiến
hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định
lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ
phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng.
- Kiểm toán báo cáo tài chính hay kiểm toán tài chính của Kiểm toán
nhà nước là việc kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến về tính trung
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính đơn
vị được kiểm toán.
2.1.2 Khái niệm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
Một cách tổng hợp nhất, có thể hiểu một cuộc kiểm toán chất
lượng khi toàn bộ quá trình kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn
mực kiểm toán, đảm bảo khả năng cao nhất mà kiểm toán viên có thể
phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu của báo cáo tài chính
được kiểm toán, đồng thời kết quả của cuộc kiểm toán làm thỏa mãn
tốt nhất các bên sử dụng kết quả đó.
2.1.3 Một số quan điểm đánh giá chất lượng kiểm toán
- Đánh giá chất lượng kiểm toán theo quan điểm của DeAngelo (1981)
- Khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán của FRC (2008)
- Quan điểm về chất lượng kiểm toán theo Francis (2011), Knechel và
cộng sự (2013)
- Khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán theo IAASB (2013)
2.2. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và chất lượng
kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán nhà nước
2.2.1. Khái niệm, mục đích và quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
của Kiểm toán nhà nước
2.2.1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán nhà
nước
Có rất ít tài liệu định nghĩa về hoạt động kiểm toán báo cáo tài
chính của Kiểm toán Nhà nước. Trong Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán
nhà nước do Kiểm toán nhà nước ban hành theo Quyết định số
02/2016/QĐ- KTNN về việc Ban hành hệ thống chuẩn mực Kiểm toán
8
nhà nước, khái niệm về kiểm toán không được đưa ra mà chỉ đưa ra
phân loại kiểm toán, trong đó gồm 3 loại chính. Trong đó, kiểm toán
báo cáo tài chính hay kiểm toán tài chính của Kiểm toán nhà nước là
việc kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp
lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính đơn vị được kiểm
toán.
2.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính của Kiểm toán Nhà nước
- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu,
liệu báo cáo tài chính, các thông tin tài chính có còn sai sót trọng yếu
do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, báo cáo tài chính có được lập và
trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định hiện hành về lập và trình
bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không;
- Lập báo cáo kiểm toán và công bố kết quả của cuộc kiểm toán phù
hợp với các phát hiện kiểm toán.
2.2.1.3 Quy trình và phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính do
Kiểm toán nhà nước thực hiện
Theo Quyết định số 08/2016/QĐ- KTNN Ban hành Quy trình
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán bao gồm 4
bước: Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Lập và gửi báo cáo
kiểm toán; và Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị
kiểm toán. Trong mỗi bước của Quy trình kiểm toán đều nêu rõ
phương pháp mà KTNN thực hiện.
2.2.2. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán báo
cáo tài chính của Kiểm toán nhà nước
Chất lượng kiểm toán BCTC của Kiểm toán nhà nước được
định nghĩa là mức độ thoả mãn yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết
quả kiểm toán về tính trung thực, khách quan và độ tin cậy vào các kết
quả, kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; thoả mãn yêu cầu về
tính khách quan, kịp thời và khả thi đối với các kiến nghị do Kiểm toán
nhà nước đưa ra; đảm bảo chi phí hợp lý về nguồn lực sử dụng trong
hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Các tiêu chí đánh giá CLKT của KTNN bao gồm:
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin về đơn vị được kiểm toán của các
đối tượng có liên quan.
- Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải đảm
bảo yêu cầu trung thực, khách quan và tin cậy.
- Các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải khách quan,
đúng đối tượng và khả thi.
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện kiểm toán.
9
2.2.3. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng kiểm toán của một số cơ
quan kiểm toán tối cao thuộc Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao
Châu Á (ASOSAI) và bài học kinh nghiệm cho KTNN
- Hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN Philippin
- Hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN Thổ Nhĩ Kỳ
- Hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN Trung Quốc
- Bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam
Thứ nhất, cần thiết phải xác lập chức năng ĐBCLKT rõ ràng
trong cơ quan KTNN và làm rõ sự độc lập tương đối với hệ thống
KSCLKT.
Thứ hai, bộ phận đảm nhiệm chức năng ĐBCLKT phải được
cơ cấu ở vị trí cấp cao nhằm hỗ trợ đầy đủ cho lãnh đạo KTNN và có
đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, kiểm tra ĐBCLKT cần thực hiện đầy đủ ở cả 2 cấp
độ: cấp độ cuộc kiểm toán và cấp độ toàn cơ quan KTNN.
Thứ tư, cần có chiến lược, chính sách phù hợp cho việc thúc
đẩy và phát triển hoạt động ĐBCLKT bao gồm việc nâng cao nhận
thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, KTVNN về ĐBCLKT.
Thứ năm, cần hướng tới việc kiểm tra ĐBCLKT theo hình
thức ngoại kiểm do một cơ quan, tổ chức bên ngoài có đủ điều kiện
đánh giá về chất lượng kiểm toán và hệ thống KSCLKT của KTNN
hoặc từ các cơ quan kiểm toán tối cao khác.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài
chính do Kiểm toán nhà nước thực hiện
2.3.1. Các nhân tố thuộc về kiểm toán viên nhà nước (KTVNN)
(a) Năng lực nghề nghiệp (Technical Competence)
Theo Bùi Thị Thủy (2014), năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên
thể hiện trình độ của kiểm toán viên mà chủ yếu thông qua các bằng
cấp, chứng chỉ hành nghề mà kiểm toán viên đó đạt được, cũng như
các khóa đào tạo nâng cao trình độ mà kiểm toán viên tham gia, bắt
buộc theo quy định hoặc tự nguyện. Theo Richard (2006), các chứng
chỉ hành nghề minh họa sự hiểu biết và kiến thức cá nhân của kiểm
toán viên, qua đó cho thấy kiểm toán viên có đủ khả năng hiểu biết và
kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm toán.
(b) Kỹ năng chuyên môn ngành nghề (Industry Expertise)
Kỹ năng chuyên môn ngành nghề thể hiện hiểu biết sâu về lĩnh
vực chuyên ngành của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên có đủ
trải nghiệm tại ngành nghề của đơn vị được kiểm toán sẽ có đủ năng
lực để nhận biết rủi ro, cơ hội cũng như thực trạng về tài chính. KTNN
10
và các tổ chức hành nghề không đào tạo các hiểu biết này, mà nó được
mỗi kiểm toán viên tích lũy thông qua việc chủ động học tập, quan sát
và kinh nghiệm thực tế kiểm toán doanh nghiệp hoạt động trong mỗi
lĩnh vực kinh doanh khác nhau (Craswell và cộng sự, 1995; Slomon và
cộng sự, 1999).
(c) Kinh nghiệm làm việc (Working Experience)
Nhân tố này đề cập tới kinh nghiệm kiểm toán đối với đơn vị
được kiểm toán trong quá khứ của KTVNN/ Đoàn kiểm toán. Nếu
kiểm toán viên đã từng tham gia các đợt kiểm toán trước đây với đơn
vị được kiểm toán, họ sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc lập kế hoạch
kiểm toán hiệu quả và điều tiết quá trình kiểm toán diễn ra thuận lợi
(Carcello và cộng sự, 1992; Aldhizer và cộng sự, 1995; Behn và cộng
sự, 1997).
(d) Tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (Auditing
Standards compliance)
Nghiên cứu của Treadway (1987) đã đưa ra kết luận rằng nếu
kiểm toán viên không thực hiện đúng hoặc bỏ sót các thủ tục kiểm
toán sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán. Theo nghiên cứu của Wooten
(2003), kiểm toán viên nào có tính cách luôn muốn tìm tòi thì thường
có xu hướng phát hiện nhiều sai sót hơn.
(e) Thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin (Due care
and information security)
Thái độ thận trọng của kiểm toán viên được xem là nhân tố
quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Về nguyên tắc, các
cuộc kiểm toán cần được thực hiện với sự thận trọng cao độ nhằm tuân
thủ các chuẩn mực kiểm toán, từ đó bảo đảm chất lượng kiểm toán và
khiến cho các ý kiến kiểm toán trở nên tin cậy hơn ( Carcello và cộng
sự, 1992; Boon và cộng sự, 2008)
(f) Tính liêm chính, độc lập và khách quan (Integrity,
independence and objectivity)
Độc lập trong thực tế đề cập tới việc kiểm toán viên cần phải
đưa ra ý kiến khách quan và vô tư (Richard, 2006). Điều này nghĩa là
các kiểm toán viên là người có khả năng duy trì sự vô tư trong các
phán đoán và chống lại sức ép từ các bên liên quan trước khi đưa ra
kết luận kiểm toán. DeAngelo (1981) và các nghiên cứu khác cũng cho
rằng, đơn vị kiểm toán giảm tính độc lập thì khả năng phát hiện các sai
phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính sẽ càng giảm.
2.3.2. Các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán
(a) Điều kiện làm việc của KTVNN (Working conditions)
11
Bùi Thị Thủy (2014) cho rằng các tiêu chí về điều kiện làm việc
càng thuận lợi sẽ giúp chất lượng kiểm toán càng đảm bảo và nâng cao
hơn. Đây là nhân tố quan trọng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo kiểm
toán.
(b) Phương pháp/ Quy trình kiểm toán (Audit Approach)
Phương pháp kiểm toán đề cập tới các quy trình, thủ tục, kỹ
thuật kiểm toán được đơn vị kiểm toán thiết kế nhằm thu thập các
bằng chứng về tính thích hợp hay tính hiệu quả của các đơn vị được
kiểm toán.
(c) Hệ thống kiểm soát chất lượng (Quality Control)
Cushing (1989) cho rằng, các sai lệch trọng yếu trên báo cáo
tài chính có thể dễ dàng được phát hiện hơn đối với các công ty kiểm
toán có chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ tốt.
2.3.3. Các nhân tố bên ngoài
(a) Các nhân tố thuộc về đơn vị được kiểm toán
Các nhân tố thuộc về năng lực, trình độ và nhận thức của ban
lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố được cho rằng có tác động tới chất
lượng của cuộc kiểm toán. Quy mô và đặc điểm ngành nghề kinh
doanh cũng gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán.
(b) Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt
động kiểm toán
Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm
toán bao gồm hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán và
các văn bản pháp lý có liên quan, tạo cơ sở cũng như hướng dẫn công
việc kiểm toán của kiểm toán viên.
(c) Các nhân tố bên ngoài khác
Môi trường kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát và lãi suất
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp nói
chung và các đơn vị được KTNN kiểm toán nói riêng.
12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Luận án thực hiện qua 5 bước như sau: (1) Xây dựng khung lý
thuyết, (2) Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu, (3) Đánh
giá thực trạng, (4) Phân tích kết quả nghiên cứu, và (5) Giải pháp.
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Hệ thống 12 nhân tố (chia thành 3 nhóm A, B, C) với 55 tiêu chí
ảnh hưởng được xây dựng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện.
Bên cạnh đó, dựa vào Hệ thống chuẩn mực KTNN (2016), bốn
tiêu chí để đo lường chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN như sau:
Bảng 0.1. Các tiêu chí đo lường biến phụ thuộc- Chất lượng kiểm
toán BCTC
Biến độc lập Ký hiệu
Chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do
KTNN thực hiện
CLKT
1. Báo cáo kiểm toán đáp ứng yêu cầu sử dụng thông
tin về các ngân hàng được kiểm toán của các đối
tượng có liên quan
CLKT1
2. Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm
toán nhà nước về các ngân hàng đảm bảo yêu cầu
trung thực, khách quan và tin cậy
CLKT2
3. Các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà
nước khách quan, đúng đối tượng và khả thi
CLKT3
4. Các nguồn lực phân bổ, sử dụng cho hoạt động
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hợp lý, phù
hợp với quy mô, tính chất và tầm quan trọng của
cuộc kiểm toán, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả
CLKT4
Nguồn: Tài liệu bồi dưỡng kiểm soát chất lượng kiểm toán, 2015
Như vậy, mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện được
xây dựng như sau:
13
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1 (H1): Năng lực nghề nghiệp (Nangluc) có tác động
thuận chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN
thực hiện.
Giả thuyết 2 (H2): Kỹ năng chuyên môn ngành nghề
(Chuyenmon) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán
BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện.
Giả thuyết 3 (H3): Kinh nghiệm của KTVNN (Kinhnghiem) có
mối quan hệ cùng chiều với chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN.
Giả thuyết 4 (H4): Ý thức tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà
nước (Tuanthu) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán
BCTC.
Giả thuyết 5 (H5): Thái độ thận trọng nghề nghiệp và bảo mật
thông tin (Thantrong) của KTVNN là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
thuận chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC.
Giả thuyết 6 (H6): Tính liêm chính, độc lập và khách quan
(Doclap) tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán BCTC.
Giả thuyết 7 (H7): Điều kiện làm việc của KTNN (DKLV) càng
thuận lợi sẽ giúp chất lượng kiểm toán BCTC càng đảm bảo và nâng cao
hơn.
Giả thuyết 8 (H8): Quá trình kiểm toán hiệu quả có tác động tích
cực tới chất lượng kiểm toán khi phương pháp và công cụ kiểm toán
(Phuongphap) áp dụng trong quá trình kiểm toán được tổ chức tốt.
Giả thuyết 9 (H9): Hệ thống kiểm soát chất lượng (KSCL) của
KTNN tốt, vận hành hiệu quả sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán
BCTC của KTNN.
Giả thuyết 10 (H10): Các nhân tố của các ngân hàng được kiểm
toán (Nganhang) sẽ ảnh hưởng thuận chiều tới chất lượng kiểm toán
của KTNN.
Giả thuyết 11 (H11): Môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm
toán (Phaply) của KTNN càng được xây dựng đầy đủ thì chất lượng
kiểm toán BCTC càng được nâng cao.
Giả thuyết 12 (H12): Môi trường kinh tế vĩ mô (Ngoaikhac) ảnh
hưởng thuận chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: thông qua 2 loại bảng hỏi gồm có (i) bảng
hỏi đối với kiểm toán viên/ Đoàn kiểm toán để khảo sát về các nhân tố
14
ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các ngân hàng do
KTNN thực hiện; (ii) bảng hỏi phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo các
ngân hàng nhằm đánh giá về chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC
của KTNN và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân
hàng.
Ngoài ra, phương pháp định tính trong Luận án còn được thể hiện thông
qua việc phân tích case study- nghiên cứu thực trạng chất lượng kiểm toán
báo cáo tài chính của KTNN tại ngân hàng chính sách xã hội (VPBS).
- Phương pháp định lượng: phân tích định lượng dựa vào số liệu thứ
cấp thu thập được qua bảng hỏi và phần mềm SPSS 26.0 để thấy được
mối quan hệ của 12 nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC.
3.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.4.1. Thiết kế câu hỏi khảo sát
Bảng hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên khung lý thuyết tiêu
biểu như nghiên cứu của DeAngelo (1981), Francis (2011), Knechel
và cộng sự (2013), và các khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán của
FRC (2008), IAASB (2013); dựa vào Hệ thống chuẩn mực KTNN
được ban hành theo QĐ số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của
Tổng Kiểm toán nhà nước; và kết hợp với đặc điểm kiểm toán BCTC
tại các ngân hàng của KTNN.
3.4.2. Lựa chọn đối tượng khảo sát
Mẫu nghiên cứu để gửi phiếu khảo sát là KTVNN đã tham gia
các đoàn kiểm toán hoặc KTVNN thực hiện soát xét chất lượng các
cuộc kiểm toán các ngân hàng trong giai đoạn 2015- 2019 và lãnh đạo
của 7 ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán, bao gồm: Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nаm (Agribank),
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nаm (BIDV), Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nаm (Vietinbank), Ngân hàng TMCP
Ngоại Thương Việt Nаm (Vietcombank), Ngân hàng phát triển Việt
Nam (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), và Ngân hàng hợp
tác xã Việt Nam (Co-opBank).
3.4.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
(a) Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi được
tiến hành khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua email/ phỏng vấn
qua điện thoại. Thời gian khảo sát được diễn ra trong thời gian 11/2019
đến 03/2020. Kết quả, nghiên cứu thu thập được 275 phiếu trả lời của
KTVNN và 7 phiếu phỏng vấn sâu của lãnh đạo các ngân hàng được
KTNN thực hiện kiểm toán.
15
- Thu thập các số liệu thứ cấp: Bên cạnh các số liệu sơ cấp, các số liệu
thứ cấp cũng được thu thập để đánh giá thực trạng chất lượng kiểm toán
BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện, bao gồm các tài liệu nội bộ về
chất lượng kiểm toán, các báo cáo của Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng
về kiểm toán các ngân hàng, Hệ thống chuẩn mực của KTNN, các văn
bản, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước liên quan tới chất lượng
kiểm toán nói chung và chất lượng kiểm toán các ngân hàng nói riêng.
(b) Phương pháp xử lý số liệu: Phiếu khảo sát sau khi thu hồi về và
được kiểm tra thông tin đảm bảo sự phù hợp sẽ được mã hóa dữ liệu,
khai báo và nhập dữ liệu trên file Excel.
16
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CÁC NGÂN HÀNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
THỰC HIỆN
4.1. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các ngân
hàng do KTNN thực hiện
4.1.1. Giới thiệu chung về Kiểm toán nhà nước
4.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
KTNN Việt Nam được thành lập từ năm 1994 cho đến nay
ngày càng trở thành công cụ mạnh và hữu hiệu của Nhà nước, Quốc
hội trong việc kiểm tra, giám sát tài chính công, tài sản công.
4.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của KTNN bao gồm 32 Vụ và đơn vị tương
đương cấp Vụ.
4.1.1.3. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm 3
phòng chức năng: Phòng Ngân sách nhà nước, Phòng Đầu tư- dự án,
Phòng Doanh nghiệp và tổ chức tài chính- Ngân hàng. Như vậy, với
cơ cấu tổ chức có Phòng kiểm soát chất lượng riêng cho các tổ chức
tài chính- ngân hàng thì có thể thấy rằng KTNN rất coi trọng việc đảm
bảo chất lượng kiểm toán đối với các tổ chức tài chính- ngân hàng do
KTNN thực hiện.
4.1.2. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các ngân
hàng do KTNN thực hiện
(1) Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng phải phù hợp
theo hoạt động kinh doanh của đối tượng này.
(2) Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng tương đối khác biệt với
hệ thống tài khoản của các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó,
phương pháp kiểm toán đối với kiểm toán báo cáo tài chính của ngân
hàng cũng cần phải được xây dựng để tiếp cận được với hệ thống tài
khoản này.
(3) Hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện hiện nay đều phải
dựa trên hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ giữa các bộ
phận, chi nhánh ngân hàng. Vì thế, có thể nhận định kiểm toán công
nghệ thông tin là một nội dung kiểm toán quan trọng trong kiểm toán
báo cáo tài chính của ngân hàng.
17
(4) Rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng cần được đánh
giá dựa trên việc quan sát và phân tích các hoạt động mà ngân hàng
đang thực hiện.
(5) Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ảnh hưởng đến
nhiều chủ thể kinh tế trong xã hội. Vì thế, các thông tin trên báo cáo
tài chính của ngân hàng được nhiều đối tượng trong nền kinh tế quan
tâm; đặc biệt là tình hình nợ xấu, mức độ an toàn vốn của các ngân
hàng. Do đó đây là một trong những nội dung quan trọng của kiểm
toán báo cáo tài chính của ngân hàng.
4.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân
hàng do KTNN thực hiện
4.2.1. Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
các ngân hàng do KTNN thực hiện
Theo kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm, Vụ
chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã
tiến hành việc tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN
chuyên ngành VII (đơn vị tiến hành kiểm toán các tổ chức tín dụng và
các ngân hàng) và đưa ra báo cáo về chất lượng kiểm toán.
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán luôn được đơn vị rất
chú trọng, thực hiện đúng Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của
KTNN; 100% các Đoàn Kiểm toán đều được kiểm soát bởi các Tổ
KSCLKT do KTNN chuyên ngành VII thành lập. Hoạt động kiểm soát
của các Tổ kiểm soát đã ngày càng được nâng cao về chất lượng. Các
Tổ KSCLKT đã phát huy đầy đủ vai trò kiểm soát từ khâu khảo sát,
thu thập thông tin, lập Kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, phát
hành báo cáo kiểm toán. Qua đó, kết quả kiểm soát đã giúp cho Kiểm
toán trưởng có những chỉ đạo để kịp thời chấn chỉnh hoạt động, nâng
cao chất lượng của các Đoàn kiểm toán.
4.2.2. Thực trạng KTVNN đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán
BCTC các ngân hàng
KTNN đã có những quy định chi tiết trong việc chấm điểm để
đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán, tuy nhiên việc chấm điểm vẫn
thể hiện tính chủ quan do chưa có đơn vị bên ngoài tham gia vào quá
trình chấm điểm.
4.2.3. Thực trạng các Ngân hàng đánh giá chất lượng kiểm toán
BCTC do KTNN thực hiện
Qua phỏng vấn sâu 7 lãnh đạo là Tổng giám đốc/ Phó tổng
giám đốc hoặc Trưởng ban kiểm soát các ngân hàng được kiểm toán,
các lãnh đạo đều đánh giá chất lượng kiểm toán khá cao (tương ứng
18
4.6/ 5 điểm) và cho biết hoạt động kiểm toán của KTNN đã giúp các
ngân hàng đánh giá lại và điều chỉnh nhiều hoạt động quản trị của
mình nhằm tăng tính minh bạch và hiệu quả hoạt động cao hơn.
4.2.4. Thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN: trường
hợp kiểm toán tại Ngân hàng chính sách xã hội (VPBS)
Trong giai đoạn 2015- 2019, Ngân hàng chính sách xã hội
(VBSP) được KTNN thực hiện kiểm toán liên tuch 4 lần vào các năm
2015, 2016, 2017 và 2018. Do đó, VBSP được chọn để nghiên cứu
điển hình.
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các
ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện
4.3.1. Thống kê mô tả
Các nhân tố được đánh giá dựa trên thang điểm 1-5, trong đó
1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- Bình thường, 4- Cao, 5- Rất cao. Bảng 4.4 cho
thấy giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng nhân tố là 1 và 5 (trừ
ba nhân tố Kinhnghiem, CLKT và Nganhang có giá trị nhỏ nhất là 1,8;
1,25 và 1,33). Xét về giá trị trung bình, biến độc lập CLKT có giá trị
trung bình lớn nhất là 4,2891. Các biến phụ thuộc có giá trị trung bình
thấp hơn biến độc lập và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là
các biến KINHNGHIEM (3,9898), KSCL (3,9861), TUANTHU
(3,9760), CHUYENMON (3,9582), THANTRONG (3,9513),
NANGLUC (3,9273), PHAPLY (3,8646), NGANHANG (3,8358)
DOCLAP (3,8246), PHUONG PHAP (3,8246), DKLV (3,6248). Nhân
tố NGOAIKHAC có giá trị trung bình thấp nhất là 2,6618.
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố
Sau khi đánh giá bằng chỉ số Cronbach’s Alpha cho thấy ngoài
nhân tố Ngoaikhac không đạt mức yêu cầu tối thiểu, 11 nhân tố khác
đều đạt giá trị tin cậy.
4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Tất cả 53 biến quan sát đạt yêu cầu và đưa vào để kiểm định
với phân tích CFA.
4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập
Kết quả CFA cho thấy 53 biến quan sát đều có trọng số lớn
hơn 0.5 (thỏa mãn điều kiện về giá trị hội tụ) trong đó
CHUYENMON3 có trọng số bé hơn các biến còn lại (0.79>0.5) và có
ý nghĩa thống kê khi các giá trị P đều bằng 0.000. Do đó, các thang đo
trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị hội tụ.
19
4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi quy đối với 11 nhân tố
đã được xác định ở trên (loại bỏ nhân tố ngoài khác như đã phân tích ở
trên để đưa vào mô hình) như vậy so với giả thuyết nghiên cứu tại
phần trên sẽ có 11 giả thuyết nghiên cưú tương ứng với 11 nhân tố.
Chỉ số R đạt mức 0,712 cho thấy mô hình giải thích được 71,2% chất
lượng kiểm toán lớn hơn mức yêu cầu 50% và còn khoảng 28,8% biến
độc lập chất lượng kiểm toán chưa được giải thích bởi mô hình, điều
này có thể hoàn toàn giải thích được do một số nhân tố ngoài mô hình
và sai số ngẫu nhiên.
Hệ số Durbin – Watson = 1,424, nằm trong khoảng 1,0 đến 3,0
nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_kiem_to.pdf