THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,
mức đạt các tiêu chí NTM những năm gần đây ở các tỉnh ĐBSH đã tăng lên rõ14
rệt. Đến tháng 12-2016 đã có 704 xã đạt chuẩn NTM, 07 huyện đạt chuẩn
huyện NTM.
3.1.1. Những ưu điểm
Một là, các tỉnh đã xây dựng quy hoạch và cơ bản thực hiện
đúng quy hoạch phát triển nông thôn. Hai là, kết cấu hạ tầng nông thôn ở
các tỉnh tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất
phát triển, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Ba là, các tỉnh đã tích cực đổi mới và
xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ phù hợp, có hiệu quả ở
nông thôn. Bốn là, ở các tỉnh vùng ĐBSH, tỷ lệ các xã đạt nhóm tiêu chí về
văn hóa, xã hội, môi trường khá cao. Năm là, HTCT các tỉnh ở vùng ĐBSH
tiếp tục được củng cố vững mạnh, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.
3.1.2. Những hạn chế, yếu kém
Một là, quy hoạch xây dựng và phát triển nông thôn còn hình thức,
thực hiện quy hoạch chưa nghiêm. Hai là, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã
còn chưa đồng bộ và chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng ĐBSH. Ba là,
tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế ở các tỉnh ở ĐBSH chưa đồng đều, một
số mô hình sản xuất kinh doanh không phát huy hiệu quả KT-XH. Bốn là,
hoạt động triển khai xây dựng NTM về nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội, môi
trường chưa được các tỉnh ở ĐBSH đầu tư các nguồn lực tương xứng nên
kết quả chưa cao. Năm là, HTCT ở một số địa phương chưa phát huy tốt
vai trò trong xây dựng NTM; tình hình an ninh trật tự ở một số nơi, một số
thời điểm chưa được bảo đảm.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay - Đào Thanh Lưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ quan, khách quan của thực trạng, rút ra
những kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng
ĐBSH. Năm là, dự báo những thuận lợi, khó khăn, xác định mục tiêu,
phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh
đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đến năm 2025.
Chương 2
CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY –
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG HIỆN NAY
2.1.1. Khái quát về các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng
Luận án đã trình bày khái quát về đặc điểm địa lý, tự nhiên, đặc điểm
kinh tế, đặc điểm chính trị, đặc điểm văn hóa, xã hội, đặc điểm QP, AN của 9
tỉnh ĐBSH.
2.1.2. Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng - chức năng,
nhiệm vụ, đặc điểm và vai trò
2.1.2.1. Chức năng của tỉnh ủy
Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội
đại biểu đảng bộ tỉnh, có chức năng lãnh đạo mọi hoạt động của các tổ
chức đảng, các tổ chức trong HTCT và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của tỉnh ủy
Theo Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương, ban chấp hành
đảng bộ tỉnh có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, quyết định chương trình làm việc
toàn khóa (hoặc nửa khóa) của tỉnh ủy; chương trình kiểm tra, giám sát của
tỉnh ủy; quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy và
quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy. Thứ hai, quyết định những chủ
trương, kế hoạch, biện pháp nhằm cụ thể hóa và thực hiện nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh và các nghị quyết
của Trung ương. Thứ ba, quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về phát
triển KT-XH hằng năm; những đề án quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP,
9
AN, đối ngoại, xây dựng Đảng và HTCT, công tác vận động nhân dân. Thứ tư,
quyết định những chủ trương, quan điểm chỉ đạo về công tác tư tưởng, lý luận,
phát triển văn hóa; định hướng về bầu cử hội đồng nhân dân (HĐND); quyết
định nhân sự ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh
ủy; chủ tịch HĐND, chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND); nhân sự bổ sung vào
tỉnh ủy và các chức danh do tỉnh ủy bầu để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư
chuẩn y, quyết định. Thứ năm, quyết định kỷ luật đảng đối với tỉnh ủy viên
theo quy định của Điều lệ Đảng hiện hành. Thứ sáu, xem xét về công tác tài
chính đảng. Thứ bảy, xem xét và cho ý kiến các báo cáo của ban thường vụ,
thường trực tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội, nghị quyết của
tỉnh ủy; những công việc quan trọng do ban thường vụ giải quyết giữa hai kỳ
hội nghị tỉnh ủy và những vấn đề ban thường vụ tỉnh ủy sẽ bàn và quyết định
trong thời gian tới. Thứ tám, xem xét báo cáo năm, giữa nhiệm kỳ và cuối
nhiệm kỳ, báo cáo bất thường của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy về công tác kiểm tra,
giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng; về hoạt động của ủy ban kiểm tra tỉnh
và ủy ban kiểm tra các cấp. Thứ chín, chuẩn bị và triệu tập đại hội nhiệm kỳ,
đại hội bất thường (nếu có); thảo luận và thông qua các văn kiện trình hội nghị;
giới thiệu đại hội về nhân sự ứng cử, đề cử vào tỉnh ủy, đoàn chủ tịch, đoàn thư
ký và ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội và đoàn đại biểu đảng bộ tỉnh dự
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các tỉnh ủy ở vùng
đồng bằng sông Hồng
Một là, số lượng, cơ cấu tỉnh ủy viên và tổ chức bộ máy tham mưu,
giúp việc của tỉnh ủy thường xuyên được củng cố, kiện toàn đáp ứng yêu
cầu lãnh đạo toàn diện HTCT cấp tỉnh và các lĩnh vực trọng yếu của đời
sống chính trị trên địa bàn tỉnh. Hai là, các tỉnh ủy vùng ĐBSH phải lãnh
đạo thực hiện việc thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng với quy mô lớn
phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp. Ba là, các tỉnh ủy
ở vùng ĐBSH hoạt động trong điều kiện vừa có thuận lợi cơ bản, vừa có
những khó khăn, thách thức. Bốn là, chất lượng đội ngũ tỉnh ủy viên của
các tỉnh ở vùng ĐBSH ngày một nâng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động lãnh
đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM. Năm là, qua hơn
30 năm đổi mới, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH trưởng thành nhanh chóng, tích
lũy được những kinh nghiệm lãnh đạo quan trọng.
2.1.2.4. Vai trò của các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng
Một là, tỉnh ủy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thành công
của sự nghiệp đổi mới, phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH, HĐH trên
địa bàn các tỉnh vùng ĐBSH. Hai là, tỉnh ủy là cầu nối giữa Trung ương
10
với cấp huyện, cấp cơ sở, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, thông
suốt từ Trung ương đến cơ sở. Ba là, tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo, chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm cao nhất
về đời sống của nhân dân, sự vững mạnh của HTCT, sự phát triển mọi mặt
của tỉnh và việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
tỉnh.
2.1.3. Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng - khái niệm, đặc điểm, vai trò
2.1.3.1. Khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ở các
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
Khái niệm nông thôn: Nông thôn là khái niệm chỉ hệ thống cộng
đồng xã hội lãnh thổ được hình thành trong quá trình phân công lao động
xã hội mà ở đó mật độ dân cư tương đối thấp, lao động nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao, mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ.
Khái niệm nông thôn mới: NTM là nông thôn được xây dựng theo
các tiêu chí mới do Chính phủ ban hành, từng bước được xây dựng, tiếp thu
những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào phát triển sản xuất và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, song vẫn giữ được
những nét đặc trưng cơ bản của nông thôn truyền thống.
Khái niệm xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH
Xây dựng NTM là quá trình tạo lập những nhân tố mới và kế thừa,
phát triển những nhân tố đã hình thành của nông thôn truyền thống để đạt
được đầy đủ, vững chắc các tiêu chí của NTM.
Xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH là hoạt động có tổ chức, có
lãnh đạo của HTCT, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các tầng lớp
nhân dân trong tỉnh với những chủ trương, kế hoạch cụ thể để tạo lập
những nhân tố mới và kế thừa, phát triển những giá trị của nông thôn
truyền thống theo 5 nhóm tiêu chí xây dựng NTM của Chính phủ và 19 tiêu
chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn các xã,
huyện thuộc các tỉnh ở vủng ĐBSH.
Nội dung xây dựng NTM bao gồm: một là, xây dựng và thực hiện
quy hoạch phát triển nông thôn; hai là, cải tạo, xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng ở nông thôn; ba là, tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống nhân dân; bốn là, xây dựng môi trường văn hóa, bảo vệ môi
trường; năm là, xây dựng HTCT vững mạnh; giữ vững an ninh trật tự, an
toàn xã hội ở nông thôn. Các nội dung nêu trên có mối quan hệ mật thiết
với nhau, cần được thực hiện một cách đồng bộ, không thể coi nhẹ nội
dung nào.
11
2.1.3.2. Đặc điểm và vai trò của xây dựng nông thôn mới ở các
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
* Đặc điểm xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH
Một là, xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH được thực hiện
trên cơ sở huy động các nguồn lực tiềm năng, tính sáng tạo của mỗi hộ
gia đình, mỗi cộng đồng thôn, xóm, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước,
chính quyền địa phương để tạo ra những thay đổi, chuyển biến lớn nhằm
phát triển nông thôn tại mỗi địa phương. Hai là, đẩy mạnh phát triển công
nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, phát huy vai trò của đô
thị trong xây dựng NTM. Ba là, mỗi tỉnh có con đường, phương thức xây
dựng NTM riêng phù hợp. Bốn là, so với các địa phương khác trong cả
nước, nông thôn các tỉnh ở vùng ĐBSH có điều kiện cơ sở vật chất khá hơn
được hình thành từ thời kỳ xây dựng nông thôn trên miền Bắc XHCN trước
đây. Năm là, quá trình xây dựng NTM diễn ra trong điều kiện chính trị - xã
hội (CT-XH) ổn định.
* Vai trò của xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH
Một là, xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH góp phần thay đổi cơ
bản diện mạo của nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân nông thôn; nâng cao vị thế của giai cấp nông dân; rút ngắn khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn. Hai là, xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH
góp phần thực hiện thắng lợi quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn;
phát triển KT–XH, thực hiện các chính sách xã hội đối với nông dân, nông
nghiệp và nông thôn. Ba là, xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH góp phần
giữ vững ổn định chính trị; xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương các
cấp ở vùng ĐBSH. Bốn là, xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH là một trong
những giải pháp cơ bản, then chốt trong xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc của các tỉnh vùng ĐBSH, phát huy truyền thống yên nước,
đoàn kết, thương yêu đùm bọc, cần cù lao động, hiếu học, căn cơ, tiết kiệm,
anh hùng cánh mạng của nhân dân, đồng bào các dân tộc ở vùng ĐBSH.
2.2. CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - KHÁI NIỆM, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC
2.2.1. Khái niệm các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh
đạo xây dựng nông thôn mới
Các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM là toàn bộ hoạt
động của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH từ đề ra nghị quyết, chủ trương đến tổ
chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương
12
nhằm định hướng, thúc đẩy và bảo đảm cho việc xây dựng NTM được thực
hiện thành công.
Trong khái niệm các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng
NTM bao gồm những vấn đề sau: Một là, chủ thể lãnh đạo quá trình xây
dựng NTM là các tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là các ban thường vụ
tỉnh ủy, ở vùng ĐBSH; chủ thể trực tiếp thực hiện sự lãnh đạo xây dựng
NTM của tỉnh ủy là các cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thuộc tỉnh ủy, chính
quyền, cơ quan quản lý các cấp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
đảng, đảng viên, các tổ chức trong HTCT ở địa phương, các đơn vị sự
nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhân dân địa phương, nhất là các tổ chức
kinh tế hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và giai cấp nông
dân, đều là đối tượng lãnh đạo của tỉnh ủy, đồng thời họ cũng là lực lượng
tham gia vào quá trình lãnh đạo đó. Hai là, mục tiêu lãnh đạo xây dựng NTM
của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH là bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng,
Nhà nước và của tỉnh ủy về xây dựng NTM được thực hiện thắng lợi ở địa
phương, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng NTM ở các tỉnh trong vùng.
Ba là, nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH trong
lãnh đạo xây dựng NTM là: căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước về xây dựng NTM và đặc điểm của từng địa phương, tỉnh ủy ban hành
nghị quyết, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch xây dựng
NTM trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên,
đặc biệt là chính quyền các cấp, thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy; kiểm tra, giám
sát các tổ chức đảng và đảng viên, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh thực hiện
nghị quyết, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hình thành quan điểm phục
vụ quá trình lãnh đạo; lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể nhân dân,
các lực lượng xã hội tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy bằng các phương
thức thích hợp. Bốn là, quy trình lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH trong
xây dựng NTM là: ra nghị quyết xác định phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương,
giải pháp lớn thực hiện các nội dung xây dựng NTM theo đúng quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện
nghị quyết; kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết đó; sơ kết, tổng kết việc lãnh
đạo xây dựng NTM.
2.2.2. Nội dung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của các tỉnh
ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, xác định quan điểm, chủ trương, mục tiêu chung, mục
tiêu cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, các biện pháp tổ chức thực hiện
xây dựng NTM ở từng tỉnh.
Thứ hai, lãnh đạo xây dựng quy hoạch tổng thể mô hình NTM phù
hợp với điều kiện cụ thể và đặc thù của từng địa phương.
13
Thứ ba, lãnh đạo huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng
địa phương trong xây dựng NTM.
Thứ tư, lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trọng
tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.
Thứ năm, lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn
hóa, an sinh xã hội, nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.
Thứ sáu, lãnh đạo xây dựng HTCT cơ sở nông thôn vững mạnh,
giữ vững QP, AN, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.
2.2.3. Phương thức lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của các
tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng
Phương thức lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH là
hệ thống các cách thức, phương pháp, hình thức, biện pháp, quy trình mà các
tỉnh ủy sử dụng để tác động vào các yếu tố, các lĩnh vực, các tổ chức, lực lượng,
các quan hệ liên quan nhằm thực hiện thành công những nội dung lãnh đạo xây
dựng NTM ở từng tỉnh trong vùng.
Các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM bằng các phương
thức chủ yếu sau đây: một là, bằng nghị quyết, chủ trương, định hướng mục
tiêu, giải pháp, chương trình tổng thể xây dựng NTM của tỉnh; hai là, bằng
công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động các tổ chức khác trong HTCT,
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các nghị quyết, chủ
trương của tỉnh ủy về xây dựng NTM; ba là, thông qua Ban chỉ đạo chương
trình xây dựng NTM và các cấp ủy, tổ chức đảng trong HTCT cấp tỉnh, đặc
biệt là chính quyền tỉnh; bốn là, thông qua hệ thống tổ chức đảng thuộc đảng
bộ tỉnh; năm là, thông qua xây dựng các mô hình thí điểm, các điển hình NTM,
sơ kết, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến; sáu là, thông qua công tác
cán bộ, phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ đảng viên; bảy là, thông qua
công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nghị quyết, chủ
trương của tỉnh ủy về xây dựng NTM.
Chương 3
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI -
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,
mức đạt các tiêu chí NTM những năm gần đây ở các tỉnh ĐBSH đã tăng lên rõ
14
rệt. Đến tháng 12-2016 đã có 704 xã đạt chuẩn NTM, 07 huyện đạt chuẩn
huyện NTM.
3.1.1. Những ưu điểm
Một là, các tỉnh đã xây dựng quy hoạch và cơ bản thực hiện
đúng quy hoạch phát triển nông thôn. Hai là, kết cấu hạ tầng nông thôn ở
các tỉnh tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất
phát triển, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Ba là, các tỉnh đã tích cực đổi mới và
xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ phù hợp, có hiệu quả ở
nông thôn. Bốn là, ở các tỉnh vùng ĐBSH, tỷ lệ các xã đạt nhóm tiêu chí về
văn hóa, xã hội, môi trường khá cao. Năm là, HTCT các tỉnh ở vùng ĐBSH
tiếp tục được củng cố vững mạnh, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.
3.1.2. Những hạn chế, yếu kém
Một là, quy hoạch xây dựng và phát triển nông thôn còn hình thức,
thực hiện quy hoạch chưa nghiêm. Hai là, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã
còn chưa đồng bộ và chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng ĐBSH. Ba là,
tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế ở các tỉnh ở ĐBSH chưa đồng đều, một
số mô hình sản xuất kinh doanh không phát huy hiệu quả KT-XH. Bốn là,
hoạt động triển khai xây dựng NTM về nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội, môi
trường chưa được các tỉnh ở ĐBSH đầu tư các nguồn lực tương xứng nên
kết quả chưa cao. Năm là, HTCT ở một số địa phương chưa phát huy tốt
vai trò trong xây dựng NTM; tình hình an ninh trật tự ở một số nơi, một số
thời điểm chưa được bảo đảm.
3.2. CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
KINH NGHIỆM
3.2.1. Thực trạng các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh
đạo xây dựng nông thôn mới
3.2.1.1. Ưu điểm
* Về nội dung lãnh đạo
Thứ nhất, các tỉnh ủy đã xác định rõ quan điểm, chủ trương, mục
tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện xây
dựng NTM ở từng tỉnh.
Thứ hai, các tỉnh ủy đã lãnh đạo xây dựng quy hoạch tổng thể mô
hình NTM phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc thù của từng địa phương.
Thứ ba, các tỉnh ủy đã lãnh đạo huy động các nguồn lực đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của
từng địa phương trong xây dựng NTM.
15
Thứ tư, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
nông nghiệp, nông thôn.
Thứ năm, các tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo phát triển sự nghiệp
giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, nước sạch, bảo vệ môi
trường sinh thái ở nông thôn.
Thứ sáu, các tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo xây dựng HTCT cơ sở nông
thôn vững mạnh, giữ vững QP, AN, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.
* Về phương thức lãnh đạo
Một là, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đã xây dựng và sử dụng các nghị
quyết, chủ trương, định hướng mục tiêu, giải pháp, chương trình tổng thể
xây dựng NTM để lãnh đạo xây dựng NTM trong tỉnh.
Hai là, các tỉnh ủy tăng cường công tác tuyên truyền, thuyết phục,
vận động các tổ chức khác trong HTCT, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân thực hiện tốt các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về xây dựng
NTM.
Ba là, các tỉnh ủy đã thành lập và phát huy vai trò của ban chỉ đạo
chương trình xây dựng NTM của tỉnh và các cấp ủy, tổ chức đảng trong
HTCT, các cấp, các ngành trong tỉnh, đặc biệt là chính quyền tỉnh.
Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống các tổ
chức đảng thuộc đảng bộ tỉnh.
Năm là, các tỉnh ủy đều xây dựng các mô hình thí điểm, điển hình
NTM, sơ kết, tổng kết nhân rộng điển hình tiên tiến.
Sáu là, các tỉnh ủy đã bố trí đúng cán bộ, phát huy tốt vai trò tiên
phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong các tổ chức đảng, cơ quan
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức CT-XH trong xây
dựng NTM.
Bảy là, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đẩy mạnh công tác kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện các nghị quyết, chủ
trương của Đảng, Nhà nước và tỉnh ủy về xây dựng NTM.
3.2.1.2. Hạn chế
* Về nội dung lãnh đạo
Một là, lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ của chương trình xây
dựng NTM còn chậm, nhất là công tác quy hoạch xã NTM, công tác giải
ngân vốn
Hai là, lãnh đạo xây dựng quy hoạch xây dựng NTM chậm, quy
hoạch chưa thật khoa học và hợp lý.
Ba là, chưa lãnh đạo huy động được các nguồn lực, phát huy tốt
tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong xây dựng NTM.
16
Bốn là, lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa hiệu
quả, chậm cải thiện mức thu nhập của nông dân.
Năm là, lãnh đạo phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường sinh
thái chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Sáu là, lãnh đạo HTCT cơ sở nông thôn chưa thật sự vững mạnh,
QP, AN, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn chưa thật vững chắc.
* Về phương thức lãnh đạo
Một là, một số tỉnh ủy ở vùng ĐBSH còn hạn chế trong lãnh đạo tổ
chức triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương về xây dựng NTM.
Hai là, chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, thuyết phục,
vận động các tổ chức khác trong HTCT, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về xây dựng
NTM của một số tỉnh ủy chưa cao.
Ba là, các tỉnh ủy chưa phát huy hết vai trò, hiệu quả hoạt động của
Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM các cấp; một số tổ chức đảng
trong HTCT ở các cấp trong tỉnh chưa tích cực tham gia chương trình.
Bốn là, hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng chưa được huy động đồng bộ
trong thực hiện nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về xây dựng NTM.
Năm là, việc lãnh đạo xây dựng các mô hình thí điểm, các điển
hình NTM, sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến còn hình thức.
Sáu là, một số cán bộ, đảng viên chưa phát huy tính tiền phong,
gương mẫu trong tham gia xây dựng NTM.
Bảy là, công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng đối với quá
trình xây dựng NTM còn nhiều hạn chế.
3.2.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới của các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng
3.2.2.1. Nguyên nhân
* Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đã nhận thức đúng, phát huy được
vai trò, trách nhiệm của mình trong lãnh đạo xây dựng NTM. Hai là, các tỉnh
ủy thường xuyên tiến hành công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất, đồng thuận
xã hội về xây dựng NTM. Ba là, các tỉnh ủy phát huy vai trò, trách nhiệm
của các cấp chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT-XH trong xây dựng
NTM. Bốn là, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
NTM trên địa bàn cả nước, trong đó có các tỉnh ở vùng ĐBSH.
* Nguyên nhân của các hạn chế
Một là, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đề ra hệ
thống tiêu chí khá cao, nhiều tiêu chí khó đạt được, khó duy trì. Hai là, một
số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò, sự cần thiết và
17
trách nhiệm của mình trong lãnh đạo xây dựng NTM. Ba là, chưa phát huy
được tiềm năng, sức mạnh của người dân trong xây dựng NTM. Bốn là,
năng lực tổ chức triển khai chủ trương về xây dựng NTM của một số
cán bộ, công chức chính quyền, nhất là cấp xã, còn yếu; sự phối hợp
giữa các ngành chức năng trong Ban chỉ đạo chương trình xây dựng
NTM triển khai thực hiện thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.
3.2.2.2. Những kinh nghiệm
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thực hiện tốt công tác cán bộ
trong xây dựng NTM. Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị
quyết, chủ trương xây dựng NTM. Ba là, lãnh đạo phát huy vai trò chủ thể của
nông dân trong phong trào xây dựng NTM. Bốn là, chú trọng lãnh đạo phát triển
các mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả, phát huy vai trò của các làng nghề trong
xây dựng NTM. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết,
rút kinh nghiệm thực hiện nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về xây dựng NTM.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025
4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động
4.1.1.1. Thuận lợi
Một là, Đảng và Nhà nước có đường lối, chủ trương, chính sách
đúng đắn định hướng cho sự nghiệp xây dựng NTM. Hai là, hệ thống tổ
chức bộ máy chỉ đạo xây dựng NTM các cấp được củng cố, kiện toàn, góp
phần thúc đẩy tiến trình đạt các tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Ba là,
Trung ương tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các mô hình xây dựng NTM
phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn. Bốn là, sự nghiệp xây dựng NTM
được đông đảo nhân dân, nhất là nông dân đồng tình, nhiệt liệt hưởng ứng,
tạo thành phong trào sâu rộng, lan tỏa trên toàn quốc. Năm là, hợp tác giữa
Việt Nam và các nước trong lĩnh vực nông nghiệp được đẩy mạnh; sự phát
triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ mở ra cơ hội để ứng
dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong xây dựng NTM. Sáu là, các
tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong lãnh
đạo xây dựng NTM.
18
4.1.1.2. Khó khăn
Một là, lao động và việc làm cho nông dân trở thành vấn đề nan
giải trong xây dựng NTM. Hai là, năng lực lãnh đạo của tỉnh ủy đối với sự
nghiệp xây dựng NTM chưa đáp ứng yêu cầu. Ba là, sự nghiệp xây dựng NTM
luôn tiềm ẩn những rủi ro từ biến đổi khí hậu và từ biến động xã hội. Bốn là, sự
nghiệp xây dựng NTM vẫn đang loay hoay với việc thu hút vốn đầu tư. Năm
là, trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay, xây dựng NTM bền vững
thực sự là một thách thức lớn đối với các tỉnh ủy ở ĐBSH.
4.1.2. Mục tiêu
Các tỉnh ủy lãnh đạo để các xã, huyện đã đạt tiêu chí xã, huyện
NTM giữ vững các tiêu chí NTM; các huyện hiện đã có đa số xã đạt tiêu
chuẩn NTM lãnh đạo phấn đấu để sớm đạt huyện NTM; các xã còn thiếu
một số ít tiêu chí phải lãnh đạo phấn đấu sớm đạt đủ các tiêu chí. Đối với
những xã mới đạt dưới một nửa số tiêu chí phải lãnh đạo phấn đấu rất quyết
liệt để đến năm 2020 cơ bản đạt tiêu chuẩn NTM.
4.1.3. Phương hướng
* Phương hướng chung: Tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở
ĐBSH theo định hướng phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục
các hạn chế, tập trung lãnh đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả HTCT
trong sự nghiệp xây dựng NTM, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo
của tỉnh ủy nhằm đạt được các chỉ tiêu x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_tinh_uy_o_vung_dong_bang_song_hong_lanh.pdf