Quốc phòng địa phương: Quốc phòng địa phương, một bộ phận của quốc phòng quốc gia được thực
hiện ở địa phương, gồm tổng thể hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - xã hội, đốingoại, khoa học kỹ thuật. của hệ thống chính trị và nhân dân địa phương tạo thành sức mạnh toàn diện,
trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT địa phương làm nòng cốt, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và làm
thất bại mọi âm mưu phá hoại, xâm lược của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát
triển KT-XH ở địa phương và cả nước.
Công tác quốc phòng địa phương: Công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân
khu 1 là một bộ phận công tác quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được tiến hành ở địa phương, gồm: giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh chonhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vữngchắc, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng. do cấp ủy địa phương lãnh đạo, chính quyền quảnlý, điều hành, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu theo chức năng, cơ quan quân sự làm nòngcốt; nhằm tổ chức và động viên toàn thể nhân dân xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng, tạo nên sức mạnhtổng hợp, tự bảo vệ địa phương trong mọi tình huống.
14 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các tỉnh ủy trên địa bàn quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính lưỡng dụng cho phát triển KT - XH,
đồng thời sẵn sàng phục vụ QP được chú ý đầu tư khá phù hợp.
Thương mại và dịch vụ: Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hằng năm đều tăng, xuất khẩu của các tỉnh
chủ yếu là nông, lâm sản, nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp; nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, máy
móc từ trung Quốc.
4
Thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh trung du và miền núi khá thấp. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013
(theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015) thuộc diện cao của cả nước, điển hình như Cao Bằng
là 30,6%, Bắc Kạn 21,2%, Lạng Sơn 20,4%.
Về văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, giao thông
Là địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Dao, Mông, Lô Lô, Sán
Dìu, Sán Chay, Ngái..., các dân tộc thiểu số chiếm gần 35% tổng dân số của các tỉnh. Là nơi có các tôn giáo
như: Phật, Thiên Chúa, Tin lành. Đến nay, không còn tình trạng xã trắng cán bộ và cơ sở y tế. Tuy nhiên,
chất lượng của nhiều cơ sở chưa thật tốt cả về trang thiết bị và trình độ, tay nghề khám, chữa bệnh của đội
ngũ y, bác sỹ, nhất là tuyến xã và huyện.
Giáo dục đã phát huy tốt vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các địa phương trong
vùng. Tuy vậy, các trường, lớp ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất nhiều khó khăn do kinh phí đầu tư còn hạn
hẹp, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn. Trình độ dân trí không đồng đều. Hệ thống đường bộ đã được cải tạo,
nâng cấp, tuy nhiên, nhìn chung, giao thông của các tỉnh trên địa bàn vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là ở
nơi vùng sâu, vùng xa. 100% các xã có điện lưới quốc gia, có điểm bưu điện văn hóa xã và kết nối Internet,
phủ sóng phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương, viễn thông cố định và di động.
Về chính trị
Thứ nhất, hệ thống chính trị của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 được xây dựng trong vùng sớm
hình thành các thiết chế xã hội và có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Thứ hai, hệ
thống chính trị được hình thành sớm, đội ngũ cán bộ đã được rèn luyện, thử thách trong các thời kỳ đấu tranh
cách mạng. Thứ ba, hệ thống chính trị được xây dựng, hoạt động trên một địa bàn rộng, đa dân tộc, đa bản
sắc văn hóa, kinh tế còn nhiều khó khăn. Thứ tư, tình hình chính trị ổn định, nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố
gây bất ổn định.
1.1.2. Công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 - Khái niệm, vai
trò và đặc điểm
1.1.2.1. Khái niệm công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Quốc phòng địa phương: Quốc phòng địa phương, một bộ phận của quốc phòng quốc gia được thực
hiện ở địa phương, gồm tổng thể hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - xã hội, đối
ngoại, khoa học kỹ thuật... của hệ thống chính trị và nhân dân địa phương tạo thành sức mạnh toàn diện,
trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT địa phương làm nòng cốt, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và làm
thất bại mọi âm mưu phá hoại, xâm lược của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát
triển KT-XH ở địa phương và cả nước.
Công tác quốc phòng địa phương: Công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân
khu 1 là một bộ phận công tác quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được tiến hành ở địa phương, gồm: giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho
nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững
chắc, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng... do cấp ủy địa phương lãnh đạo, chính quyền quản
lý, điều hành, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu theo chức năng, cơ quan quân sự làm nòng
cốt; nhằm tổ chức và động viên toàn thể nhân dân xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng, tạo nên sức mạnh
tổng hợp, tự bảo vệ địa phương trong mọi tình huống.
Khái niệm trên thể hiện.
Thứ nhất, sức mạnh quốc phòng địa phương là sức mạnh tổng hợp, toàn diện của chính trị, tinh thần
văn hóa, khoa học và công nghệ; kinh tế; LLVT địa phương; sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc.
Thứ hai, chủ thể tiến hành công tác quốc phòng địa phương là toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó chủ
thể lãnh đạo là tỉnh ủy, chủ thể quản lý, điều hành là chính quyền (HĐND,UBND tỉnh), chủ thể tham mưu là
các sở, ban, ngành, đoàn thể theo chức năng, mà nòng cốt là cơ quan QS (BCHQS tỉnh).
Thứ ba, lực lượng tham gia công tác quốc phòng địa phương là toàn thể nhân dân các dân tộc, trong đó
có các thành phần kinh tế, các tổ chức CT-XH, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân địa phương.
Thứ tư, nội dung công tác quốc phòng địa phương bao gồm tổng thể hoạt động như: giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho toàn dân, xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng, xây dựng
LLVT địa phương, công tác tuyển, nhận quân, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, đối ngoại
với củng cố quốc phòng; xây dựng tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc; công tác phòng thủ dân sự, xây
dựng, chuẩn bị các phương án động viên kinh tế, bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ quốc phòng; thực hiện
chính sách quân đội và hậu phương quân đội; chấp hành chính sách, luật pháp của Nhà nước liên quan đến QP.
Thứ năm, mục tiêu công tác QP địa phương là tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân xây dựng tiềm lực, thế trận QP, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu phá hoại, xâm lược của kẻ thù,
giữ vững địa phương cả về chủ quyền, lãnh thổ, ổn định chính trị, bảo vệ hệ thống chính trị, bảo vệ nhân dân,
thành quả của sự nghiệp đổi mới... trong mọi tình huống, thực hiện địa phương giữ địa phương, góp phần củng
cố nền QPTD, thế trận QP của Quân khu 1 và của cả nước.
1.1.3.2. Vai trò công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay
5
Một là, trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật về quốc phòng
của Đảng và Nhà nước; bảo vệ vững chắc một vùng biên cương, một hướng phòng thủ chiến lược rất quan
trọng của đất nước.
Hai là, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 trực tiếp xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, sức mạnh quốc phòng địa phương; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực
thù địch ngay từ cơ sở, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ba là, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 góp phần xây dựng địa
phương vững mạnh toàn diện về mọi mặt, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
1.1.3.3. Đặc điểm công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Thứ nhất, công tác quốc phòng địa phương được thực hiện trên địa bàn hiểm yếu, có giá trị chiến
lược rất quan trọng về quốc phòng của đất nước. Thứ hai, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ở
Quân khu 1 diễn ra trên địa bàn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu, sông suối hiểm
trở, cơ động rất khó khăn. Thứ ba, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ở Quân khu 1 được tiến
hành trên tuyến đường biên giới dài, dân cư thưa thớt, phức tạp, khó khăn trong xây dựng phòng tuyến biên
giới. Thứ tư, công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 gồm nhiều tổ chức, lực
lượng, thành phần dân tộc tham gia thực hiện. Thứ năm, công tác quốc phòng địa phương được tiến hành
trên một địa bàn rộng, kinh tế còn nhiều khó khăn, các hoạt động hợp tác về kinh tế với nước ngoài, nhất là
với Trung Quốc ngày càng gia tăng. Thứ sáu, công tác quốc phòng địa phương ở các tỉnh luôn kết hợp chặt
chẽ với thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều mặt công tác trên cùng một địa bàn.
1.2. CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA
PHƯƠNG - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC
1.2.1. Khái quát về các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay
1.2.1.1. Cơ cấu, tổ chức của các tỉnh ủy
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1
* Chức năng của tỉnh ủy
Thứ nhất, chức năng lãnh đạo: Tỉnh ủy thực hiện chức năng lãnh đạo bằng việc đề ra nghị quyết,
chủ trương, giải pháp về KT-XH, QP, AN ở địa phương. Lãnh đạo HĐND, UBND, mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức đoàn thể, các tổ chức KT, XH và nhân dân địa phương thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy, đường lối,
chính sách, pháp luật, của Đảng và Nhà nước. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của đảng đoàn HĐND, ban
cán sự đảng UBND, đội ngũ cán bộ, đảng viên chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách và Điều lệ Đảng,
thực hiện nhiệm vụ chính trị được phân công.
Thứ hai, chức năng xây dựng Đảng: Tỉnh ủy thực hiện chức năng xây dựng nội bộ đảng bộ tỉnh, các
tổ chức đảng trực thuộc vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự là hạt nhân chính trị, đội tiên
phong của giai cấp công nhân, nhân dân các dân tộc của tỉnh; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, đảng viên.
* Nhiệm vụ của tỉnh ủy
Thứ nhất, lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh; Thứ hai,
lãnh đạo công tác xây dựng Đảng; Thứ ba, lãnh đạo phát triển KT-XH; Thứ tư, lãnh đạo xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc; Thứ năm, lãnh đạo củng cố, giữ vững QP, AN trên địa bàn tỉnh. Đối
với các tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, tỉnh ủy phải lãnh đạo quân, dân giữ vững chủ quyền biên giới, toàn vẹn
lãnh thổ, thực hiện xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
1.2.2. Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương - Khái
niệm, nội dung, phương thức
1.2.2.1. Khái niệm các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa
phương
Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương là tổng thể hoạt
động của các tỉnh ủy trong việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết về nhiệm vụ quốc phòng, cụ thể hóa và
tổ chức thực hiện nghị quyết ấy; kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động đó nhằm định hướng nhận thức,
chỉ đạo hành động cho đảng bộ, chính quyền, các tổ chức, các lực lượng xã hội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
quốc phòng địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc địa phương và Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm trên thể hiện những nội dung sau đây:
Một là, chủ thể lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương là các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1,
trong đó trách nhiệm trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy.
Hai là, lực lượng tham gia vào quá trình lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của tỉnh ủy là tất
cả tổ chức đảng và các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng của tỉnh ủy.
Ba là, đối tượng lãnh đạo. Tỉnh ủy lãnh đạo công tác QP địa phương thực chất là lãnh đạo các tổ
chức, các lực lượng xã hội và cùng toàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ QP địa phương; là các thiết chế,
các quy định, quy chế, kế hoạch, các phương án, các hoạt động cụ thể; các lĩnh vực, các cấp, các ngành, các
6
lực lượng tham gia thực hiện công tác QP địa phương. Từ cấp ủy đảng cấp dưới đến chính quyền, các tổ
chức, đoàn thể, các LLVT và toàn thể nhân dân trong tỉnh đều là đối tượng lãnh đạo của tỉnh ủy.
Bốn là, mục tiêu lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1
là bảo vệ vững chắc từng địa phương và cả Quân khu trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
1.2.2.2. Nội dung lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân
khu 1
Một là, lãnh đạo tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho toàn đảng bộ, chính
quyền và toàn thể nhân dân địa phương. Hai là, lãnh đạo xây dựng các tỉnh thành khu vực phòng thủ vững
chắc. Ba là, lãnh đạo xây dựng và hoạt động của các lực lượng vũ trang địa phương và công tác tuyển, nhận
quân. Bốn là, lãnh đạo kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng địa phương. Năm
là, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng trong thời bình và thời chiến; công tác phòng thủ dân sự;
động viên các nguồn lực của tỉnh cho nhiệm vụ quốc phòng. Sáu là, lãnh đạo chấp hành pháp luật, chủ
trương, chính sách về công tác quốc phòng địa phương, chính sách hậu phương quân đội.
1.2.2.3. Phương thức lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh ủy trên địa bàn
Quân khu 1
* Khái niệm phương thức lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của tỉnh ủy
Phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác quốc phòng địa
phương là tổng thể các hình thức, biện pháp, quy trình, quy chế, kế hoạch, chương trình... mà các tỉnh ủy sử
dụng để tác động vào chính quyền, hệ thống chính trị, đoàn thể, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân địa
phương nhằm đảm bảo công tác quốc phòng của tỉnh đạt kết quả tốt.
* Phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác quốc phòng địa
phương gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng việc xác định chủ trương, biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng công tác quốc phòng địa phương.
Thứ hai, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục,
vận động quần chúng.
Thứ ba, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng việc thiết lập và hoạt động của hệ
thống tổ chức đảng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng địa phương; bằng công tác tổ chức cán bộ và phát huy
vai trò tiên phòng gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thứ tư, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương thông qua xây dựng và phát huy vai trò
quản lý của chính quyền.
Thứ năm, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng việc phát huy vai trò của mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
Thứ sáu, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương bằng công tác kiểm tra, giám sát.
Thứ bảy, tỉnh ủy phối hợp với Đảng ủy, Cục Chính trị Quân khu 1 để lãnh đạo, chỉ đạo công tác
quốc phòng địa phương.
Thứ tám, tỉnh ủy lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương thông qua cơ chế lãnh đạo.
Chương 2
CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ
KINH NGHIỆM
2.1. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY
2.1.1. Ưu điểm
2.1.1.1. Về nội dung lãnh đạo
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho toàn đảng
bộ, chính quyền và nhân dân địa phương các tỉnh đã đi vào nền nếp, bước đầu đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, lãnh đạo xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững chắc đạt kết quả ngày càng
cao.
Thứ ba, lãnh đạo xây dựng LLVT địa phương từng bước vững mạnh toàn diện đủ sức làm nòng cốt
trong thực hiện nhiệm vụ QP của địa phương.
Thứ tư, lãnh đạo kết hợp chặt chẽ KT với QP- AN; QP-AN với KT của địa phương đạt kết quả tích
cực; công tác đối ngoại được coi trọng và đạt kết quả khá.
Thứ năm, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ: phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước về QP; chấp hành
chủ trương, chính sách, pháp luật QP, chính sách hậu phương quân đội có kết quả tích cực.
2.1.1.2. Về phương thức lãnh đạo
Thứ nhất, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo công tác quốc phòng bằng các nghị quyết, chỉ thị, kết
luận và những định hướng công tác quốc phòng.
7
Thứ hai, đã lãnh đạo quán triệt tương đối tốt đường lối, quan điểm của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của tỉnh ủy về công tác quốc phòng
địa phương.
Thứ ba, các tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo công tác quốc phòng thông qua vai trò quản lý Nhà nước của
hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp.
Thứ tư, các tỉnh ủy đã luôn chủ động phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Đảng ủy, Bộ
Tư lệnh bộ đội biên phòng, các dơn vị đóng quân trên địa bàn trong lãnh đạo công tác QP; xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang.
Thứ năm, các tỉnh ủy đã coi trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quốc phòng địa
phương.
Thứ sáu, cơ chế lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương đã được vận hành, dần đi vào nền nếp,
từng bước có hiệu quả.
2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
2.1.2.1. Về nội dung lãnh đạo
Một là, một số tỉnh ủy có thời điểm chưa thực sự quan tâm và có những giải pháp kịp thời trong lãnh
đạo, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh.
Hai là, có tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ địa phương chưa thực sự toàn diện
và thường xuyên.
Ba là, một số tỉnh ủy chưa quan tâm lãnh đạo và có giải pháp kịp thời, phù hợp trong xây dựng và
hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương, nhất là đối với dân quân tự vệ và dự bị động viên.
Bốn là, một số tỉnh ủy, có thời điểm chưa thực sự coi trọng lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng
- an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế của địa phương.
Năm là, công tác lãnh đạo quản lý nhà nước về quốc phòng địa phương chưa thường xuyên, kịp thời,
đồng bộ.
Sáu là, còn có tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng địa phương, chính sách hậu phương quân đội chưa toàn
diện.
2.1.2.2. Về thực hiện phương thức lãnh đạo
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng về quốc phòng và công
tác xây dựng Đảng, có nơi chưa được coi trọng đúng mức.
Thứ hai, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở một số đơn vị, cơ sở còn bất cập.
Thứ ba, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang địa phương, nhất là cơ
sở chưa thực sự toàn diện.
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp
chưa được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ.
Thứ năm, vận hành cơ chế lãnh đạo của Đảng trong công tác quốc phòng địa phương, nhất là đối với
các cơ quan, ban, ngành có thời điểm còn lúng túng, bị động.
2.2. NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
2.2.1. Nguyên nhân
2.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Nguyên nhân chủ quan
Một là, cấp ủy đảng các cấp, mà trước hết là các tỉnh ủy đã có nhận thức đúng đắn và có những chủ
trương, biện pháp khá toàn diện về nhiệm vụ quốc phòng địa phương trong tình hình mới.
Hai là, đảng ủy quân sự, cơ quan quân sự địa phương làm tốt vai trò là trung tâm hiệp đồng, tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quốc phòng.
Ba là, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực
hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng cho chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Bốn là, nhân dân các dân tộc trên địa bàn Quân khu 1 có truyền thống yêu nước nồng nàn, đoàn kết
gắn bó, quyết tâm bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nguyên nhân khách quan
Một là, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước sát, đúng, phù hợp;
sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, các ngành ở Trung ương đối với địa phương.
Hai là, những thành tựu của công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong những năm qua.
2.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả tỉnh ủy viên chưa nhận thức sâu sắc, đúng đắn về
nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.
Thứ hai, các tỉnh ủy lãnh đạo công tác tuyên truyền quán triệt nhiệm vụ quốc phòng có thời điểm còn
thiếu chủ động, chưa toàn diện, rộng khắp.
8
Thứ ba, một số tỉnh ủy, có thời điểm chưa thực sự chú trọng lãnh đạo nâng cao năng lực tham mưu,
phối hợp, hiệp đồng của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương.
Thứ tư, công tác xây dựng Đảng của các tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với đòi hỏi của của
địa phương, trong đó có công tác quốc phòng.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch và tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị
trường.
Thứ hai, kinh tế của các địa phương trên địa bàn Quân khu 1 còn nhiều khó khăn.
Thứ ba, hệ thống luật pháp liên quan đến quốc phòng vẫn chưa toàn diện, đồng bộ.
Thứ tư, sự quan tâm lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, đôn đốc của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ
ngành ở Trung ương chưa kịp thời, thường xuyên.
2.2.2. Những kinh nghiệm
Một là, thường xuyên lãnh đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quốc
phòng cho cả hệ thống chính trị và toàn dân, trước hết là các tỉnh ủy viên và đội ngũ cán bộ, đảng viên; kết
hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở địa phương.
Hai là, luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp
trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; gắn trách nhiệm của tập thể với cá nhân; chăm lo xây dựng, củng cố
hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Ba là, thực hiện nghiêm túc cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng địa phương.
Bốn là, lãnh đạo phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, đồng thời phát huy sức mạnh tổng
hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân trong xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.
Năm là, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phương án diễn tập và tăng cường kiểm tra, sơ tổng
kết, rút kinh nghiệm lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN
QUÂN KHU 1 ĐẾN NĂM 2025
3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG
TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY
TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 ĐẾN NĂM 2025
3.1.1 Những nhân tố tác động
3.1.1.1. Những nhân tố thuận lợi
3.1.1.2. Những nhân tố gây khó khăn, phức tạp
3.1.2. Mục tiêu, phương hướng tăng cường lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh
ủy trên địa bàn Quân khu 1 đến năm 2025
3.1.2.1. Mục tiêu
Thứ nhất, phải từng bước tăng cường được tiềm lực, thế trận và thực lực QP của địa phương.
Thứ hai, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện công tác QP của toàn đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc của địa phương.
Thứ ba, từng bước xây dựng LLVTND địa phương đáp ứng yêu cầu làm nòng cốt cho xây dựng nền
QPTD.
Thứ tư, hệ thống chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp của địa phương được xây dựng, củng
cố ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ QP; thông qua
thực hiện nhiệm vụ QP mà từng bước củng cố tổ chức, nâng cao năng lực công tác.
3.1.2.2. Phương hướng
Thứ nhất, tăng cường công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt các cấp, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tỉnh ủy và đảng ủy quân sự tỉnh.
Thứ hai, đưa hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương vào nền nếp, thường
xuyên và có hiệu quả cao.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt nội dung, phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác quốc
phòng địa phương.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC
PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 ĐẾN NĂM 2025
3.2.1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên và nhân dân trong tỉnh mà trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp đối với công tác quốc phòng địa
phương.
9
Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức cho toàn đảng bộ, quân và
dân địa phương mà trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp về nhiệm vụ QP, tạo sự đồng thuận, tham gia có
trách nhiệm cao nhất của các lực lượng ở địa phương. Vì nhận thức đúng đắn, thống nhất luôn là vấn đề quan
trọng nhất, có nhận thức đúng mới có hành động đúng.
Trước hết, phải làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận rõ đặc điểm, tình hình
trong nước, trên thế giới liên quan đến QP, AN quốc gia; đối tượng, đối tác; âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta.
Hai là, quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Ba là, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Hiến pháp, pháp luật, quy định của Nhà nước, của địa
phương có liên quan đến quốc phòng.
Bốn là, giáo dục, bồi dưỡng hệ thống kiến thức, tri thức, kỹ năng quân sự cần thiết cho tất cả các đối
tượng của địa phương.
3.2.2. Xây dựng cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp, mà trước hết là tỉnh ủy, hội đồng
nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành
công tác quốc phòng địa phương.
Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định thành công của công tác QP địa phương. Mỗi
một lực lượng trong cơ chế phải tiếp tục được xây dựng vững mạnh toàn diện và thường xuyên được củng
cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Xây dựng hệ thống cấp ủy, trước hết là tỉnh ủy vững mạnh
Thứ nhất, bồi dưỡng nâng cao kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Thứ hai, bồi dưỡng,
rèn luyện, nâng cao năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Thứ ba, nâng cao năng lực lãnh đạo phát huy vai trò, chức năng quản lý, điều hành của chính
quyền, chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của địa phương. Thứ
tư, kiên định và giữ vữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_cac_tinh_uy_tren_dia_ban_quan_khu_1_lanh_dao_cong_tac_quoc_phong_o_dia_phuong_giai_doan_hien_nay.pdf