Dữ liệu nghiên cứu bao gồm toàn bộ các DN có vốn nhà nước
đầu tư (với tư cách là cổ đông lớn với cổ phần từ 5% trở lên) niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn HNX và HOSE)
trong giai đoạn 8 năm từ năm 2010 đến năm 2017 do Vietstock cung
cấp, loại trừ các DN thuộc nhóm ngành tài chính do đặc thù kinh
doanh của lĩnh vực này (Rajan và Zingales, 1995). Với mẫu nghiên
cứu 429 DN trong 8 năm, số lượng quan sát tương ứng là 3.432 quan
sát, trong đó 2.495 quan sát có vốn nhà nước đầu tư.
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phần sở hữu nhà nước
trong cấu trúc sở hữu DN;
+ Ảnh hưởng của một số nhân tố liên quan (như quy mô DN,
đòn bẩy tài chính, ) trong mối quan hệ hai chiều giữa cấu trúc sở
hữu và HQHĐ của DN.
- Một số khuyến nghị về hàm ý chính sách tái cơ cấu nâng cao
HQHĐ của DN có vốn nhà nước đầu tư từ kết quả nghiên cứu.
• Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với
HQHĐ của các DN có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Các DN có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam, ngoại trừ: các
DN 100% vốn nhà nước đầu tư, các DN hoạt động trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm;
- Mẫu nghiên cứu 429 DN có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam (HNX, HOSE), với dữ liệu thu
thập trong giai đoạn 8 năm (2010 - 2017).
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ
yếu: Kiểm định thực chứng về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài phương pháp nghiên cứu chủ yếu trên, đề tài sử dụng các
phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống
hóa những vấn đề lý thuyết, tổng quan nghiên cứu; phương pháp
thống kê, so sánh để làm rõ thực trạng về cấu trúc sở hữu và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu của DN được hiểu là quan hệ giữa các thành
phần chủ sở hữu DN, được xác định bằng tương quan tỷ lệ vốn chủ
sở hữu do các chủ sở hữu nắm giữ, thể hiện tương quan quyền sở
hữu trong DN. Cấu trúc sở hữu thường được nghiên cứu theo hai
khía cạnh: theo mức độ tập trung và theo đặc tính cổ đông:
1.1.1 Cấu trúc sở hữu theo mức độ tập trung
1.1.2 Cấu trúc sở hữu theo đặc tính cổ đông
1.2 HQHĐ của DN
1.2.1 Quan điểm về HQHĐ của DN
HQHĐ của DN là một phạm trù rất rộng, được tiếp cận trên
nhiều khía cạnh tùy thuộc mục tiêu nghiên cứu. Theo đa số các
nghiên cứu liên quan đến chủ đề Luận án, Luận án tập trung nghiên
cứu HQHĐ của DN là hiệu quả kinh tế, với đối tượng nghiên cứu là
từng DN cụ thể sẽ là HQHĐ kinh doanh.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐ của DN
1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và HQHĐ của DN
1.3.1 Giả thiết tín hiệu
Theo quan điểm này, sự xuất hiện của cổ đông nhà nước cùng với
mức độ sở hữu của nó trong một DN được cho là có tác động đến nhận
thức của các nhà đầu tư về giá trị của DN. Tuy nhiên, sự nhận thức
này không hoàn toàn giống nhau đối với các nhà đầu tư; tùy vào quan
điểm nhận thức mà sự xuất hiện của nhà nước với vai trò là một cổ
đông lớn sẽ tạo ra tín hiệu tiêu cực hoặc tích cực với các nhà đầu tư.
6
1.3.2 Lý thuyết cạnh tranh
Theo lý thuyết cạnh tranh, HQHĐ của DN chủ yếu được quyết
định bởi sự cạnh tranh trên thị trường hơn là quyền sở hữu; HQHĐ
của DNNN và DN tư nhân sẽ không có sự khác biệt đáng kể trong
điều kiện môi trường cạnh tranh phù hợp.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh công bằng, thông tin phản
ánh điều kiện hoạt động DN có thể có được từ cạnh tranh, qua đó
khắc phục vấn đề thông tin bất cân xứng; thành công của DN không
liên quan đến hình thức sở hữu DN, mà sự cạnh tranh đầy đủ và công
bằng là tiền đề cho HQHĐ DN.
Hiệu quả thấp của các DNNN xuất phát từ sự ràng buộc ngân
sách mềm, là những khoản hỗ trợ tài chính từ nhà nước do gánh nặng
chính sách; vì vậy, khi gánh nặng chính sách được xóa bỏ, không cần
thiết tư nhân hóa các DNNN nếu các DNNN có cùng hiệu suất với
các DN tư nhân trong thị trường cạnh tranh công bằng.
1.3.3 Lý thuyết cấu trúc sở hữu nội sinh
Cấu trúc sở hữu của một DN nên được coi là kết quả nội sinh,
phản ánh ảnh hưởng của các cổ đông và giao dịch trên thị trường cổ
phiếu. Khi chủ sở hữu của một DN tư nhân quyết định bán cổ phần
hay khi các cổ đông của một công ty cổ phần quyết định phát hành
thêm cổ phiếu, các quyết định này sẽ thay đổi cơ cấu sở hữu của DN
và với xác suất cao, cấu trúc sở hữu sẽ phân tán hơn. Giao dịch cổ
phiếu sau đó sẽ phản ánh mong muốn của các chủ sở hữu tiềm năng
và hiện tại để thay đổi cổ phần sở hữu của họ trong DN. Cấu trúc sở
hữu xuất hiện, dù tập trung hay phân tán, phải bị ảnh hưởng bởi mục
đích tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông, do đó sẽ không có mối
quan hệ hệ thống giữa cấu trúc sở hữu và HQHĐ của DN.
7
Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tác động của cấu trúc sở hữu tới HQHĐ của DN
2.1.1 Nghiên cứu theo mức độ tập trung
2.1.2 Nghiên cứu theo đặc tính cổ đông
* Tác động của sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân tới HQHĐ
* Tác động của sở hữu nước ngoài tới HQHĐ
2.2 Tác động qua lại giữa cấu trúc sở hữu và HQHĐ của DN
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và HQHĐ
của DN, ngoài hướng nghiên cứu chủ yếu về tác động của cấu trúc sở
hữu tới HQHĐ, một số nhà nghiên cứu đã mở rộng nghiên cứu đồng
thời tác động của HQHĐ tới cấu trúc sở hữu: Loderer và Martin
(1997), Cho (1998), Wei và cộng sự (2005), Hu và Izumida (2008a),
Gurbuz và Aybars (2010) và Demsetz (1983), người khởi xướng
trường phái lý thuyết cấu trúc sở hữu là nội sinh.
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Với giác độ tiếp cận so sánh HQHĐ của các DN trước và sau
CPH, đa số các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các DN sau CPH
về cơ bản đã tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận tăng, nâng cao hiệu
quả điều hành đồng thời giảm đáng kể mức độ nợ và tăng tỷ lệ cổ
tức; điển hình như các kết quả nghiên cứu của Boubakri và Cosset
(1998), Megginson và cộng sự (1994), Megginson và Netter (2001).
Hay như các nghiên cứu trên giác độ tiếp cận tiếp cận so sánh
HQHĐ của các DN với các loại hình sở hữu: nhà nước, tư nhân, hỗn
hợp cho thấy kết quả chung là HQHĐ từ thấp đến cao của DN sở hữu
nhà nước, sở hữu hỗn hợp và sở hữu tư nhân (Ehrlich và cộng sự,
1994; Majumdar, 1998; Tian và Lihui, 2000; Boardman và cộng sự,
8
2002). Tuy nhiên, không phải nhà nghiên cứu nào cũng đồng tình với
các kết quả nghiên cứu trên như Aussenegg và Jelic (2002), Harper
(2002), Alipour (2013). Lý giải cho sự khác nhau của kết quả nghiên
cứu là bởi sự khác biệt về đặc điểm của các quốc gia cũng như mức
độ phát triển kinh tế giữa các thời kỳ.
Với khía cạnh nghiên cứu theo mức độ tập trung của quyền sở
hữu, kết quả nghiên cứu về mối quan hệ cấu trúc sở hữu với HQHĐ
của DN cũng rất khác nhau. Tại Trung Quốc, trong mối quan hệ với
HQHĐ của DN, sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực (Xu và Wang,
1999; Qi và cộng sự, 2000; Sun và Tong, 2003; Wei và Varela, 2003;
Wei và cộng sự, 2005; Lin và cộng sự, 2009); tác động tích cực
(Jiang và cộng sự, 2008; Ng và cộng sự, 2009); quan hệ hình chữ U
(Wei và cộng sự, 2005; Gunasekarage và cộng sự, 2007; Tian và
Estrin, 2008; Lin và cộng sự, 2009; Hess và cộng sự, 2010; Yu,
2013), hoặc hình chữ U ngược (Sun và cộng sự, 2002; Wei và cộng
sự, 2003).
Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng tiếp cận nghiên cứu
hướng so sánh như Tran Tien Cuong và cộng sự (2006), Loc và cộng
sự (2006), nghiên cứu cấu trúc sở hữu theo mức độ tập trung và phát
hiện mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với HQHĐ của DN như
Phung Duc Nam và Hoang Thi Phuong Thao (2013), Trần Thị Thanh
Tú và Phạm Việt Hùng (2013), và Lê Đức Hoàng (2015). Về phương
pháp lựa chọn mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu trên lựa chọn mô
hình nghiên cứu dữ liệu bảng (panel data) với mô hình hồi quy dữ
liệu bảng tĩnh thông qua 3 phương pháp chạy mô hình: Pool-OLS
(ước lượng bình phương nhỏ nhất), random effect (tác động ngẫu
nhiên) và fixed effect (tác động cố định) và kiểm định để lựa chọn
mô hình phù hợp.
9
Đa số các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam đều cho thấy sở hữu
nhà nước có tác động tiêu cực tới HQHĐ của DN, một số nghiên cứu
chỉ ra sở hữu nhà nước cũng có tác động tích cực khi mức độ sở hữu
không tập trung (Trần Thị Thanh Tú và Phạm Việt Hùng, 2013);
hình chữ U ngược (Phung Duc Nam và Hoang Thi Phuong Thao,
2013; Lê Đức Hoàng, 2015). Tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam
chưa đi sâu vào vấn đề nghiên cứu cấu trúc sở hữu nội sinh, thể hiện
mô hình kiểm định thường kiểm định tác động đơn lẻ của các thành
phần sở hữu, hay mô hình chỉ nghiên cứu phương trình đơn chiều.
Khác với các nghiên cứu trên, trên cơ sở hệ thống các lý thuyết
về giả thiết tín hiệu, lý thuyết về cạnh tranh, mô hình nghiên cứu sẽ
được thiết lập trên cơ sở quan điểm chủ yếu là đối với các DN niêm
yết trên TTCK, không có sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông nhà
nước và các cổ đông khác và do đó cấu trúc sở hữu theo đặc tính sở
hữu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến HQHĐ DN, việc tác động nếu có
chủ yếu do vấn đề mức độ tập trung hay phân tán của cấu trúc sở hữu
(và vì vậy các thành phần sở hữu ở mức độ tập trung đều có thể cùng
có hướng tác động tích cực tới HQHĐ), do vấn đề cạnh tranh của thị
trường. Lập luận trên còn được dựa trên cơ sở đặc điểm các DN có
vốn nhà nước niêm yết trên TTCK là các DNNN CPH, mà HQHĐ
sau CPH được cải thiện là điều đã được chứng minh (theo kết quả
nghiên cứu trường phái so sánh trước sau CPH), và đặc biệt cùng với
việc niêm yết tác động tích cực tới hiệu quả Trần Thị Thanh Tú và
Phạm Việt Hùng (2013).
Bên cạnh đó, do vấn đề nội sinh nên thông qua tác động của thị
trường cạnh tranh, HQHĐ của DN sẽ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc
sở hữu; đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu.
10
Chương 3
CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
3.1 DN có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam
3.1.1 Phân loại DN theo tiêu chí sở hữu
3.1.2 DN có vốn nhà nước đầu tư
3.1.3 Vai trò của DN có vốn nhà nước đầu tư
3.1.4 Các biện pháp, hình thức sắp xếp, đổi mới DN có vốn nhà
nước đầu tư
3.2 Cấu trúc sở hữu và HQHĐ của DN có vốn nhà nước đầu tư tại
Việt Nam
3.2.1 Cấu trúc sở hữu DN có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam
qua quá trình cải cách, đổi mới
3.2.2 HQHĐ của DN có vốn nhà nước đầu tư
3.3 Yêu cầu đối với quá trình tái cơ cấu, nâng cao HQHĐ DNNN khi
Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Tóm lại, trải qua quá trình hơn 25 năm sắp xếp, đổi mới, khu
vực doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư mặc dù dần thu hẹp về số
lượng và lĩnh vực hoạt động, đặc biệt giảm mạnh các doanh nghiệp
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối;
song vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, có tỷ trọng đóng
góp cho GDP luôn cao nhất so với các khu vực doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, doanh nghiệp FDI. Qua sắp xếp, đổi mới, hiệu quả hoạt
động của khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều cải thiện.
Trong số các biện pháp, hình thức sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp có
vốn nhà nước đầu tư đã thực hiện thời gian qua (như: CPH, giao,
bán, chuyển giao, sát nhập, hợp nhất, giải thể doanh nghiệp, cơ cấu
11
lại nguồn vốn, tài sản), những biện pháp có sự thay đổi về cấu trúc
vốn chủ sở hữu như CPH, cơ cấu lại nguồn vốn, tài sản là những biện
pháp có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
xét trên số liệu tổng hợp thống kê, đặc biệt là biện pháp CPH. Tuy
nhiên, kết quả thực hiện những biện pháp này thời gian qua còn hạn
chế, CPH DNNN chưa làm thay đổi cơ bản về cấu trúc vốn chủ sở
hữu; tiến độ CPH, thoái vốn chậm; bên cạnh đó chưa có tiêu chí cụ
thể gắn với hiệu quả hoạt động của các DNNN khi thực hiện CPH,
thoái vốn mà chủ yếu căn cứ vào lĩnh vực, ngành nghề. Thực tế qua
số liệu thống kê cho thấy kết quả hoạt động của khu vực doanh
nghiệp nhà nước còn dựa vào quy mô và vốn vay song hiệu quả sử
dụng vốn thấp; các chỉ tiêu hiệu suất sinh lời so sánh giữa giai đoạn
2016-2018 và giai đoạn 2011-2015 giảm (trong khi các khu vực
doanh nghiệp khác đều tăng); hiệu quả đầu tư của khu vực doanh
nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng
thông qua nâng cao năng suất lao động, công nghệ và năng lực quản
trị. Vì vậy, trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện các chủ trương về
tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khu vực
nhà nước, những yêu cầu của các FTA thế hệ mới đối với DNNN về
hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các thành
phần kinh tế khác, minh bạch hóa thông tin trong hoạt động sẽ là
những vấn đề phải quan tâm.
12
Chương 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu: (i) Kiểm định tác động
đồng thời của các thành phần sở hữu tới HQHĐ của DN; (ii) Sử dụng
kiểm định hai phương trình để xem xét tác động qua lại giữa cấu trúc
sở hữu và HQHĐ của DN.
4.1.1 Các giả thuyết nghiên cứu
4.1.2 Mô hình nghiên cứu
Phương trình 1: Kiểm tra tác động từ cấu trúc sở hữu tới HQHĐ
của DN
- Kiểm tra tác động tuyến tính
- Kiểm định tác động phi tuyến tính của các thành phần sở hữu
tới hiệu quả hoạt động với việc bổ sung biến :
Trong đó:
- Biến phụ thuộc: PF đo lường HQHĐ bởi ROA, ROE, TobinsQ.
- Biến độc lập: State, InLocal, OrLocal, Foreign lần lượt là tỷ lệ %
sở hữu của cổ đông lớn (>=5%) là Nhà nước, cá nhân trong nước, tổ
chức trong nước (trừ Nhà nước) và nước ngoài. SquareY (lần lượt là
13
bình phương của từng thành phần sở hữu được kiểm định tác động
phi tuyến tính)
- Biến kiểm soát: X: gồm các biến: Quy mô DN (Size); đòn bẩy tài
chính (LTD, STD); chi phí nợ (CostD); tài sản cố định (FixAss); tính
thanh khoản (Liq); tuổi của DN (Age).
- Biến giả: Year là biến giả thời gian, Industry là biến giả ngành.
Board: DN nhà nước giữ cổ phần chi phối hay không chi phối, giá trị
1 nếu State >= 50% và nhận giá trị 0 nếu State < 50%.
Phương trình 2: Kiểm tra tác động từ HQHĐ của DN tới cấu trúc
sở hữu (sở hữu nhà nước), sử dụng mô hình ước lượng sau:
- Biến phụ thuộc: Dstate: bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhà nước năm (t-
1) – tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhà nước năm (t)/tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhà
nước năm (t-1)).
- Biến độc lập: PF (theo các chỉ tiêu ROA, ROE, Tobin-Q).
- Biến kiểm soát: Gồm một số biến với các thước đo như Mô hình 1:
LTD, Size, FixAss; các biến giả Year, Industry, Board; và bổ sung
các biến Rgrow (Tăng trưởng doanh thu hàng năm), OwnEq (tỷ lệ %
vốn góp chủ sở hữu trên vốn chủ sở hữu).
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Bên cạnh sử dụng phương pháp mô hình hồi quy dữ liệu bảng
tĩnh như đa số các nghiên cứu trước đây, mở rộng nghiên cứu theo
mô hình hồi quy dữ liệu bảng động để phân tích.
14
4.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm toàn bộ các DN có vốn nhà nước
đầu tư (với tư cách là cổ đông lớn với cổ phần từ 5% trở lên) niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn HNX và HOSE)
trong giai đoạn 8 năm từ năm 2010 đến năm 2017 do Vietstock cung
cấp, loại trừ các DN thuộc nhóm ngành tài chính do đặc thù kinh
doanh của lĩnh vực này (Rajan và Zingales, 1995). Với mẫu nghiên
cứu 429 DN trong 8 năm, số lượng quan sát tương ứng là 3.432 quan
sát, trong đó 2.495 quan sát có vốn nhà nước đầu tư.
4.3.1 Thống kê mô tả mẫu
4.3.2 Mối quan hệ tương quan giữa các biến
Kết quả kiểm định hệ số tương quan Pearson ở mức ý nghĩa
tương quan 5% để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc cho thấy: việc tồn tại mối tương quan giữa sở
hữu nhà nước với HQHĐ của DN cho phép thực hiện các mô hình
hồi quy để phân tích tác động của sở hữu nhà nước tới HQHĐ của
DN. Ngoài ra, việc tồn tại mối quan hệ tương quan giữa các biến độc
lập, tiềm ẩn vấn đề đa cộng tuyến cần lưu ý khi phân tích hồi quy,
nhất là tương quan giữa nhóm biến về cấu trúc sở hữu (State,
InLocal, OrLocal, Foreign) với cấu trúc nợ (LTD, STD, Lev).
15
Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1 Tác động của cấu trúc sở hữu tới HQHĐ của DN
5.1.1 Kiểm định mối quan hệ tuyến tính
5.1.2 Kiểm định tác động phi tuyến tính
5.2 Tác động của HQHĐ của DN tới cấu trúc sở hữu
5.3 Một số nghiên cứu mở rộng
5.3.1 Mở rộng nghiên cứu với mô hình hồi quy động thông qua
phương pháp ước lượng GMM
Không có trường hợp kết quả mâu thuẫn trái chiều giữa mô hình
tĩnh và mô hình động.
5.3.2 Mở rộng nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước tới
HQHĐ trong một số ngành nghề, lĩnh vực
Qua mở kết quả kiểm định dữ liệu nghiên cứu đối với ngành xây
dựng (tỷ trọng 26,3% tổng số doanh nghiệp) và ngành sản xuất (tỷ
trọng 31% tổng số doanh nghiệp), cho thấy: Yếu tố ngành nghề, lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định trong mối
quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.
Kết quả kiểm định chủ yếu mục 5.1 và mục 5.2 được tổng hợp
tại Bảng 5.1, Bảng 5.2; cho kết luận như sau:
- Thứ nhất, kết quả tại Bảng 5.1 đã xác nhận vai trò tích cực của
thành phần sở hữu tư nhân trong nước đối với các DNNN sau CPH
khi có mối quan hệ tuyến tính dương với HQHĐ DN (tương tự nhiều
nghiên cứu trước đây); sự xuất hiện của thành phần sở hữu nước
ngoài lại có tác động tiêu cực tới HQHĐ DN khi có mối quan hệ
tuyến tính âm (Khác với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây là tác
16
động tích cực, điều này được lý giải bởi sự phân tán của sở hữu nước
ngoài do các quy định pháp lý tại Việt Nam), song sẽ đóng vai trò
tích cực nếu đạt mức độ tập trung nhất định khi cũng tồn tại mối
quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U).
- Thứ hai, Bảng 5.1 cho thấy sở hữu nhà nước cũng như việc nhà
nước nắm giữ quyền chi phối hay không chi phối DN không có sự
tác động tuyến tính có ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của DN; đặc biệt
trái ngược với một số kết quả nghiên cứu trước đây (hình chữ U
ngược), kết quả về tác động phi tuyến tính (hình chữ U) của sở hữu
nhà nước tới HQHĐ DN có thể cho thấy đối với các DNNN sau
CPH, khi đã đảm bảo đủ điều kiện niêm yết trên TTCK, tương ứng
với những điều kiện về quy mô, về tài chính, về công khai minh bạch
trong hoạt động thì với lợi thế khách quan vốn có của thành phần
sở hữu nhà nước, sở hữu nhà nước ở mức độ tập trung nhất định sẽ tỷ
lệ thuận với HQHĐ (Các kết quả nghiên cứu được luận giải trên cơ
sở lý thuyết cạnh tranh, lý thuyết về giả thiết tín hiệu).
Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu về HQHĐ của DNNN giai
đoạn trước và sau khi CPH, kết quả kiểm định phi tuyến theo luận
giải trên cũng phù hợp với thực tế cũng như các nghiên cứu kiểm
định trước đây đã cho thấy các DNNN sau CPH hoạt động hiệu quả
hơn so với trước CPH.
Ngoài ra, mở rộng nghiên cứu về tác động của sở hữu nhà nước
tới HQHĐ của DN trong một số lĩnh vực (xây dựng, sản xuất) cho
thấy yếu tố ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của DN có ảnh hưởng
nhất định tới mối quan hệ trên. Vì vậy các hàm ý chính sách đề xuất
trên cơ sở kết quả kiểm định sẽ cần phải lưu ý tới yếu tố này.
- Thứ ba, với kết quả tại Bảng 5.2, HQHĐ của DN có vốn nhà
nước niêm yết trên TTCK có tác động cùng chiều tới mức độ thoái
17
vốn nhà nước, minh chứng sự hấp dẫn của các DN có vốn nhà nước
hoạt động hiệu quả đối với các nhà đầu tư tư nhân, mặt khác lại cho
thấy chính sách thoái vốn nhà nước đầu tư tại các DNNN sau CPH
hiện nay cần tính tới yếu tố HQHĐ của DN.
- Thứ tư, Bảng 5.1 cho thấy thực trạng sử dụng vốn vay kém hiệu
quả, phụ thuộc nhiều vào quy mô của các DN có vốn nhà nước đầu tư
(tương đồng với đa số kết quả nghiên cứu trước đây); trong khi đó,
liên quan đến quy mô của DN, kết quả tại Bảng 5.2 cũng phản ánh
phần nào chủ trương tăng cường thoái vốn nhà nước đầu tư tại các DN
có quy mô lớn (tập đoàn, tổng công ty) trong giai đoạn nghiên cứu khi
quy mô DN tác động cùng chiều với thoái vốn nhà nước.
- Thứ năm, vấn đề người đại diện, tài sản đất đai, mức độ CPH là
những điểm nghẽn trong tái cơ cấu DN có vốn nhà nước, điều này có
thể nhận thấy từ Bảng 5.2, kết quả kiểm định này hoàn toàn phù hợp
với thực trạng Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu.
Ngoài kết luận rút ra từ kết quả kiểm định mô hình tĩnh nêu trên,
khi mở rộng nghiên cứu kiểm định mô hình động về tác động của
cấu trúc sở hữu tới HQHĐ, đã không còn cho thấy dấu hiệu tác động
của các thành phần sở hữu như mô hình tĩnh. Với kết quả này, sự
thay đổi của cấu trúc vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến HQHĐ
của DN. Điều này là phù hợp khi TTCK phát triển, việc thay đổi cấu
trúc vốn chủ sở hữu là thường xuyên do các hoạt động giao dịch, đầu
tư trên thị trường, đặc biệt trong giai đoạn ngắn hạn. Trong môi
trường cạnh tranh không có sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông
nhà nước và các cổ đông khác, sự thay đổi cấu trúc sở hữu sẽ không
ảnh hưởng đến HQHĐ DN. Đây là kết luận cần lưu ý khi thực hiện
chính sách thoái vốn nhà nước đầu tư tại các DNNN sau CPH, đã
niêm yết trên TTCK, hoạt động hiệu quả.
18
Bảng 5.1 Tác động của cấu trúc sở hữu tới HQHĐ
TT Biến ROA ROE
Tobin
Q
I Nhóm biến độc lập
A Tác động tuyến tính
1 State (sở hữu nhà nước)
2 InLocal (sở hữu cá nhân trong nước) + +
3 OrLocal (sở hữu tổ chức trong nước) + +
4 Foreign (sở hữu nước ngoài) - -
B Tác động phi tuyến
1 Sở hữu nhà nước U
2 Sở hữu cá nhân trong nước
3 Sở hữu tổ chức trong nước
4 Sở hữu nước ngoài U
5 Nhà nước chi phối (vốn sở hữu >=50%)
II Nhóm biến kiểm soát
1 LTD (nợ dài hạn/tổng tài sản) - - -
2 STD (nợ ngắn hạn/tổng tài sản) - -
3 CostD (chi phí tài chính/nợ phải trả) - - -
4 Liq (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn)
5 Size (logarit tổng tài sản) + +
6 FixAss (tài sản cố định/tổng tài sản) - -
7 Age (tuổi niêm yết TTCK) - - +
8 Board (nhà nước chi phối >=50%)
Ghi chú: (i) Tác động cùng chiều ( + ), tác động ngược chiều ( - );
(ii) Kết quả được tổng hợp Bảng trên là kết quả kiểm định mô hình
tĩnh; (iii) Kết quả kiểm định mô hình động không có trường hợp mâu
thuẫn với kết quả mô hình tĩnh, điểm khác nhau cơ bản là các thành
phần sở hữu không có tác động tới hiệu quả hoạt động.
19
Bảng 5.2 Tác động của HQHĐ tới cấu trúc sở hữu nhà nước
STT Biến
Dstate (thoái
vốn Nhà nước)
1 ROA
2 ROE +
3 TobinsQ +
4 LTD (nợ dài hạn/tổng tài sản)
5 Board (nhà nước chi phối >=50%) -
6 Size (logarit tổng tài sản) +
7 FixAss (tài sản cố định/tổng tài sản) -
8 OwnEq (%vốn góp CSH/vốn CSH) +
9 RGrow (tăng trưởng doanh thu hàng năm) +
Ghi chú: Tác động cùng chiều ( + ), tác động ngược chiều ( - )
20
Chương 6
KHUYẾN NGHỊ VỀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
6.1 Một số khuyến nghị về hàm ý chính sách tái cơ cấu, nâng cao
HQHĐ của DN có vốn nhà nước đầu tư
6.1.1 Chính sách thoái vốn nhà nước tại các DN sau CPH cần
tính tới yếu tố HQHĐ của DN, nhất là khi các DN đã được niêm
yết trên TTCK, hoạt động hiệu quả
Đối với các DNNN sau CPH, khi đã đảm bảo đủ điều kiện niêm
yết trên TTCK, tương ứng với những điều kiện về quy mô, về tài
chính, về công khai minh bạch trong hoạt động thì với lợi thế
khách quan vốn có của thành phần sở hữu nhà nước, sở hữu nhà
nước ở mức độ tập trung nhất định sẽ tác động tích cực tới hiệu quả
hoạt động. Vì vậy, khi DNNN đã được CPH, mặc dù mức độ CPH
chưa đạt được so với phương án được duyệt song nếu doanh nghiệp
sau CPH hoạt động hiệu quả, đặc biệt đã được niêm yết trên TTCK
thì việc tiếp tục thoái vốn nhà nước đầu tư để đạt được mục tiêu về tỷ
lệ cổ phần nhà nước nắm giữ theo phương án đã duyệt cần phải được
cân nhắc.
6.1.2 Chính sách cổ phần sở hữu thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài, tận dụng và phát huy vai trò tích cực của thành phần sở
hữu nước ngoài
Nới lỏng trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khi Nhà nước
chào bán chứng khoán ra công chúng, chú trọng lựa chọn nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài trong CPH DNNN.
6.1.3 Việc đầu tư vốn nhà nước tại các DN cần xuất phát từ hiệu
quả k inh tế là chủ đạo; xác định cạnh tranh là động lực chính để
nâng cao HQHĐ của DN.
21
Hoạt động của DN có vốn nhà nước đầu tư theo cơ chế thị
trường, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế
khác theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch về hoạt động
của DN và trách nhiệm giải trình trong quản trị DN (đặc biệt là các
DN nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối) là yếu tố quan trọng trong
việc thúc đẩy HQHĐ của DN.
6.1.4 Xác định chính xác những điểm nghẽn trong tái cơ cấu DN
có vốn nhà nước đầu tư; tập trung về vấn đề người đại diện, tài
sản đất đai, mức độ CPH.
6.2 Kiến nghị thực thi các hàm ý chính sách
6.2.1 Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các DN có vốn nhà nước đầu
tư vận hành theo cơ chế thị trường;
- Rà soát, thu hẹp các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước phải đầu
tư, phân loại mức độ sở hữu theo nhóm hợp lý, hướng tới thị trường
quyết định cấu trúc sở hữu song vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát của
Nhà nước;
- Tập trung tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn của quá trình cổ
phần hóa, thoái vốn.
6.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp, các đơn vị được giao quản lý vốn nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình và nâng cao năng lực quản lý vốn
Nhà nước đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cau_truc_so_huu_va_hieu_qua_hoat_dong_cua_ca.pdf