Kết quả hàm phản ứng xung cho thấy, khi thị trường trái phiếu tăng
thêm một độ lệch chuẩn, đồng nghĩa với việc thị trường trái phiếu được
cải thiện, doanh nghiệp sử dụng nợ thêm 3,597% ở quý 1 và tắt dần ở quý
4. Kết quả này phù hợp với lý thuyết TOT và Jong & cộng sự (2008),
Nor & cộng sự (2011). Ngược lại, khi CTV của các doanh nghiệp Việt
Nam tăng thêm một độ lệch chuẩn tác động tức thời làm cho TTTP giảm
0,012% tại mức ý nghĩa 5% và việc này chỉ kéo dài đến quý 5.
34 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cấu trúc vốn mục tiêu tại các công ty cổ phần Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cao hiệu quả hoạt động thì
việc lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp phải gắn chặt với điều kiện
kinh tế vĩ mô, tính chu kỳ kinh tế.
Thứ năm, kết quả nghiên cứu chứng minh rằng suy thoái kinh tế và
khả năng sinh lời có tác động nghịch chiều đến việc lựa chọn CTV của
các doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, cơ cấu tài sản có tác động thuận
chiều đến việc lựa chọn CTV. Riêng trong thời kỳ suy thoái, doanh
nghiệp cần kiểm soát thêm vấn đề quy mô, tốc độ tăng trưởng và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế bắt đầu
phục hồi, doanh nghiệp cần mở rộng quy mô, tăng trưởng và khả năng
thanh toán. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, doanh nghiệp cần tính toán lại
các khoản thu nhập chịu thuế nhằm tiết kiệm số tiền thuế phải nộp, góp
phần tăng vốn kinh doanh.
Thứ sáu, bằng việc sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng tác giả xác định
ngưỡng CTV mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ suy
thoái là 54,39%. Ngưỡng CTV mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam
trong thời kỳ phục hồi là 59,66%.
1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án được cấu trúc thành
năm chương:
Chương 1: Giới thiệu.
7
Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn mục tiêu
và suy thoái kinh tế.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng cấu trúc vốn và kết quả xác định cấu trúc
vốn mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ suy thoái
kinh tế thế giới.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách để các doanh nghiệp
Việt Nam đạt được cấu trúc vốn mục tiêu trong thời kỳ suy thoái kinh
tế thế giới.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN
MỤC TIÊU VÀ SUY THOÁI KINH TẾ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ
2.1.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn mục tiêu
2.1.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án cũng sử dụng khái niệm CTV
theo Mcguigan và ctg (2006), Brealey và ctg (2008), Brigham và
Houston (2009). CTV là sự kết hợp giữa VCSH và nợ phải trả (bao gồm
NNH và NDH) mà một doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các hoạt
động của mình.
2.1.1.2. Cấu trúc vốn mục tiêu
Trong phạm vi nghiên cứu luận án thống nhất theo quan điểm của
Brigham và Houston (2009), việc xác định CTV tối ưu là điều không dễ
dàng, do đó, các doanh nghiệp thường xác định một con số hoặc khoảng
CTV mục tiêu và xem như đây là CTV tối ưu mà doanh nghiệp cần phải
thiết lập nhằm tăng giá trị doanh nghiệp. Như vậy, CTV mục tiêu là việc
kết hợp giữa nợ vay, vốn cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông mà doanh
nghiệp có kế hoạch để huy động khi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động và tăng giá trị doanh nghiệp.
2.1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn
8
2.1.1.4. Các lý thuyết và quan điểm khoa học về cấu trúc vốn, cấu trúc
vốn mục tiêu
Luận án hệ thống hóa các lý thuyết về CTV, CTV mục tiêu và trên
cơ sở đó, giới thiệu tổng quan các lý thuyết được áp dụng trong luận án.
- Lý thuyết MM;
- Lý thuyết Trật tự phân hạng (POT);
- Lý thuyết Đánh đổi (TOT);
- Lý thuyết Chi phí đại diện;
- Lý thuyết Tín hiệu;
- Lý thuyết Định điểm thị trường.
Các lý thuyết nêu trên có những quan điểm khác nhau, tuy nhiên
chúng không thay thế mà bổ sung nhau, góp phần giải thích rõ hơn quyết
định lựa chọn nguồn tài trợ của nhà quản trị.
2.1.2. Cơ sở lý luận về chu kỳ kinh tế và suy thoái kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm chu kỳ kinh tế và suy thoái kinh tế
Theo Samuelson và Nordhalls (2007) cho rằng, chu kỳ kinh tế là sự
biến động của GDP thực theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục
hồi và hưng thịnh (Hình 2.1). Trong đó, pha suy thoái là sự suy giảm của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý
liên tiếp (tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý).
Hình 2.1. Chu kỳ kinh tế
Nguồn: Samuelson và Nordhalls (2007).
N
ền
k
in
h
t
ế
Đỉnh
Hưng Thịnh Phục hồi
Đáy
Suy thoái
Mở rộng Thu hẹp
Thời gian
9
2.1.2.2. Các lý thuyết về chu kỳ kinh tế
Lý thuyết chu kỳ kinh tế có ba pha là suy thoái, phục hồi và hưng
thịnh. Khởi đầu của chu kỳ kinh tế là pha phục hồi tăng trưởng (đường
dốc đi lên được trình bày Hình 2.2) là sự tác động thuận chiều bởi các cú
sốc ngoại sinh như công nghệ, tiền lương, giá cả, CSTK, CSTT, đến
sự ổn định của các chỉ số tài chính và kinh tế vĩ mô. Từ đó, càng củng
cố niềm tin và kỳ vọng của người dân (bao gồm doanh nghiệp) một cách
thái quá vào tương lai, nền kinh tế sẽ tiếp tục phát triển, hưng thịnh hơn
nữa - pha hưng thịnh. Tuy nhiên, do niềm tin thái quá đó sẽ dẫn đến các
hành vi sai lầm và sau đó dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế toàn diện -
pha suy thoái (đường dốc đi xuống được trình bày Hình 2.2).
Hình 2.2. Hệ thống các mô hình chu kỳ kinh tế
Nguồn: Detzer và Herr (2014).
2.1.3. Mối quan hệ giữa suy thoái kinh tế và cấu trúc vốn mục tiêu
Mối quan hệ giữa suy thoái kinh tế và việc lựa chọn CTV của doanh
nghiệp được nghiên cứu thông qua các biến kinh tế vĩ mô, chủ yếu qua ba
kênh tăng trưởng GDP, kênh thị trường tài sản (TTCK, TTT BĐS và TT
ngoại hối), kênh thị trường nợ (TTTT và TTTP). Tuy nhiên, trong phạm
vi luận án, tác giả tập trung phân tích sự tác động này thông qua tăng
trưởng GDP và TTTC là TTCK, TTTP và TTTD: (i) mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và việc lựa chọn CTV của doanh nghiệp; (ii) mối
10
quan hệ giữa TTCK và việc lựa chọn CTV của doanh nghiệp; (iii) mối
quan hệ giữa TTTD, TTTP và việc lựa chọn CTV của doanh nghiệp.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của suy thoái
kinh tế đến việc lựa chọn cấu trúc vốn
Thứ nhất, việc lựa chọn CTV của doanh nghiệp chịu tác động của
các yếu tố vi mô (Ross, 1977; Titman và Wessels, 1988; Chen và ctg,
1997; Chen, 2003; Ramzivà Tarazi, 2013; Amjad và ctg, 2012; Hunjra và
ctg, 2014).
Thứ hai, các nghiên cứu của Rajan và Jingales (1995), Wald
(1999), Booth và ctg (2001), Deesomsak và ctg (2004), Jong và ctg
(2008), Antoniou và ctg (2008), Sbeiti (2010), Nor và ctg (2011), Oztekin
(2013), Khanna và ctg (2015) phân tích tác động kết hợp của các yếu tố
kinh tế vi mô và vĩ mô đối với việc lựa chọn CTV của doanh nghiệp.
Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đặc
trưng doanh nghiệp, đặc trưng ngành nghề đến việc lựa chọn CTV như
Clayton (2009), Kayo và Kimura (2011), Andani và Al-hassan (2012),
Kayo và Kimura (2011), Jong và ctg (2008).
Thứ tư, trong những thập niên vừa qua, suy thoái kinh tế diễn ra
với tần suất cao, cường độ mạnh và phức tạp gây ra những hậu quả nặng
nề đối với nhiều quốc gia. Nhưng còn ít các công trình phân tích việc lựa
chọn CTV của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế (1997-
1998) và khủng hoảng tài chính (2008-2009), một số công trình nổi bật
như Fosberg (2013), Alves và Francisco (2015), Iqbal và Kume (2014),
Rehman và Rehman (2014), Proenca và ctg (2014), và tại Việt Nam
hiện nay chỉ có chỉ có công trình của Truong Hong Trinh và Nguyen
Thao Phuong (2015).
11
Bảng 2.4. Tổng hợp các công trình theo các biến độc lập và phương
pháp nghiên cứu
Các biến độc
lập
Tác
động
Tác giả nghiên cứu
Phương
pháp
1. Các yếu tố tác động đến CTV
Độ trễ của biến
độc lập nợ trên
TTS
+
Antoniou và ctg (2002),
Tongkong và ctg (2013), Gygax
và ctg (2013), Khanna và ctg
(2015).
GMM,
PVECM
Điều kiện TTTP +
Jong và ctg (2008), Nor và ctg
(2011), Masoud (2014).
OLS, SURE,
GMM
Điều kiện
TTCK/Độ trễ
của TTCK
-
Jong và ctg (2008), Alves và
Francisco (2015), Khanna và ctg
(2015).
FEM, SURE,
PVECM
Lãi suất cho vay
bình quân
-
Nor và ctg (2011), Haron và
Ibrahim (2012).
GMM
+
Allayannis và ctg(2002), Zerriaa
và Noubbigh (2015).
TOBIT,GMM
Tăng trưởng
GDP/Độ trễ của
tăng trưởng
GDP
-
Ariff (2008), Khanna và ctg
(2015), Zhang và Mirza (2015).
OLS, GMM,
PVECM
+
Jong và ctg (2008), Zhang và
Mirza (2015), Khanna và ctg
(2015),
OLS, SURE,
PVECM.
Tỷ lệ lạm
phát/Độ trễ của
tỷ lệ lạm phát
+
Tongkong và ctg (2013), Khanna
và ctg (2015), Zhang và Mirza
(2015), Pepur và ctg (2016).
OLS, GMM,
PVECM
-
Masoud (2014), Khanna và ctg
(2015), Zhang và Mirza (2015).
OLS, GMM,
PVECM.
Cơ cấu tài sản +
Antoniou và ctg(2008), Nor và
ctg (2011), Ariff (2008), Zhang
và Mirza (2015).
OLS, GMM,
-
Nor và ctg (2011), Proenca và ctg
(2014), Zhang và Mirza (2015),
Zhang và Mirza (2015), Balios và
ctg (2016), Truong Hong Trinh
và Nguyen Thao Phuong (2015).
OLS, GMM
12
Khả năng thanh
toán
-
Sbeiti (2010), Nor và ctg (2011),
Proenca và ctg (2014), Zhang và
Mirza (2015).
OLS, GMM
+
Proenca và ctg (2014), Zhang và
Mirza (2015).
OLS
Quy mô công ty -
Proenca và ctg (2014), Zhang và
Mirza (2015).
OLS
+
Ariff (2008), Proenca và ctg
(2014), Balios và ctg (2016),
Truong Hong Trinh và Nguyen
Thao Phuong (2015).
OLS, FGLS,
GMM
Tốc độ tăng
trưởng
+
Nor và ctg (2011), Alves và
Francisco (2015), Proenca và ctg
(2014).
FEM, GMM
-
Proença và ctg (2014), Zhang và
Mirza (2015), Balios và ctg
(2016).
OLS, FGLS
Rủi ro kinh
doanh
-
Proença và ctg (2014), Zhang và
Mirza (2015), Balios và ctg
(2016).
OLS, FGLS
Khả năng sinh
lời
-
Deesomask và ctg (2004), Nor và
ctg (2011), Proenca và ctg
(2014), Zhang và Mirza (2015),
Balios và ctg (2016), Truong
Hong Trinh và Nguyen Thao
Phuong (2015).
OLS, FEM,
FGLS
+
Antoniou và ctg(2008), Ariff
(2008), Fosberg (2013), Rehman
và Rehman (2014), Iqbal và
Kume (2014), Zhang và Mirza
(2015).
OLS, FEM,
GMM
Thuế TNDN +
Booth và ctg (2001), Jong và ctg
(2008), Afza và ctg (2011),
Nguyễn Thành Cường (2015),
Zhang và Mirza (2015).
OLS, FEM,
SURE
Khủng hoảng
kinh tế
+
Fosberg (2013), Alves và
Francisco (2015), Iqbal và Kume
(2014), Rehman và Rehman
(2014), Proenca và ctg (2014)
OLS, FEM
13
-
Zarebski và Dimovski (2012),
Rehman và Rehman (2014)
OLS
2. Xác định CTV mục tiêu
Tồn tại CTV
mục tiêu
Lin (2007), Nieh và ctg (2008),
Cheng và ctg (2010), Lin và
Chang (2011), Babalola (2012),
Wang và Zhu (2014), Nguyễn
Thành Cường (2014)
PTR, hồi quy
phi tuyến
Ghi chú: (+) tác động thuận chiều, (-) tác động nghịch chiều.
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Bảng 2.5. Tổng hợp các nghiên cứu về CTV mục tiêu gắn liền với
bối cảnh suy thoái kinh tế hay khủng hoảng kinh tế
Tác giả Quốc gia
Doanh
nghiệp
Thời
gian
nghiên
cứu
Khủng
hoảng
Lý thuyết áp
dụng
Ariff (2008) Châu Á 182
1986-
2001
1997-
1998
CTV tối ưu,
MM, TOT
động.
Deesomsak và
ctg (2004)
Thái Lan,
Malaysia,
Singapore,
Úc
1.527
1993-
2001
1997-
1998
POT, TOT,
chi phí đại
diện, tín hiệu,
định điểm thị
trường, dòng
tiền.
Fosberg (2013) Mỹ
2005-
2010
2007-
2010
POT, TOT,
định điểm thị
trường.
Alves và
Francisco
(2015)
Châu Âu 11,209
2000-
2011
2000-
2001
2007-
2008
2010-
2011
POT, TOT
động, chi phí
đại diện, định
điểm thị
trường.
Iqbal và Kume
(2014)
Anh, Pháp,
Đức
1,748
2006-
2011
2007-
2010
POT, TOT
động, chi phí
đại diện, định
14
điểm thị
trường.
Balios và ctg
(2016)
Hy Lạp 8,052
2009-
2012
2009-
2012
POT, TOT
Voutsinas và
Werner (2011)
Nhật Bản 1,537
1980-
2007
1980-
1990
MM, POT,
TOT.
Proença và ctg
(2014)
Bồ Đào
Nha
12,857
2007-
2010
2008
POT, TOT,
dòng tiền tự
do
Dimovski
(2012)
Úc
Ngành
BĐS
2006-
2009
2008
POT, TOT
động, định
điểm thị
trường.
Zhang và
Mirza (2015)
Trung
Quốc
897
2003-
2012
2007-
2010
POT, TOT
động, định
điểm thị
trường.
Truong Hong
Trinh và
Nguyen Thao
Phuong (2015)
Việt Nam 265
2006-
2013
2008
MM, POT,
TOT, chi phí
đại điện.
Altunok và
Oduncu (2014)
Thổ Nhĩ
Kỳ
250
2004-
2009
2007
POT, TOT
động.
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về xác định cấu trúc vốn mục tiêu
2.2.3. Thảo luận các nghiên cứu trước
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, luận án trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa
CTV mục tiêu và suy thoái kinh tế. Ngoài ra, tác giả hệ thống lại các
công trình nghiên cứu có liên quan nhằm phát hiện ra khoảng trống khoa
học trong nghiên cứu.
15
CHƯƠNG 3:
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI
3.2.1. Mô hình và phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình PVAR trong thời kỳ suy thoái (1a) và thời kỳ phục hồi
(1b) với độ trễ k có dạng như sau:
𝒀𝒊𝒕 = µ𝟎 + 𝑨𝟏𝒀𝒊𝒕−𝟏+ 𝑨𝟐𝒀𝒊𝒕−𝟐++𝑨𝒌𝒀𝒊𝒕−𝒌+𝛃𝐱𝐗𝐢𝐭 + 𝒆𝒊𝒕 (1a, 1b)
Mô hình PVAR để phân tích sự khác biệt giữa việc lựa chọn CTV
trong thời kỳ suy thoái (quý 1/2007-quý 4/2010) và thời kỳ phục hồi
(quý 1/2011-quý 2/2016), hay là phân tích tác động của suy thoái kinh tế
thế giới đến việc lựa chọn CTV (1c), với độ trễ k được viết như sau:
𝒀𝒊𝒕 = µ𝟎 + 𝑨𝟏𝒀𝒊𝒕−𝟏+ 𝑨𝟐𝒀𝒊𝒕−𝟐++𝑨𝒌𝒀𝒊𝒕−𝒌+𝛃𝐱𝐗𝐢𝐭 + 𝐃 + 𝒆𝒊𝒕 (1c)
3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng mô hình véctơ tự hồi quy cho số liệu hỗn hợp
(PVAR) dựa trên cơ sở các ứng dụng của GMM được Love và Zicchino
(2006) giới thiệu.
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết về CTV, CTV mục tiêu, lý
thuyết chu kỳ kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm về việc lựa chọn
CTV tại một số nước có môi trường kinh doanh. Luận án xây dựng các
giả thuyết nghiên cứu về tác động của suy thoái kinh tế, các yếu tố vi mô
và mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô đến việc lựa chọn CTV
trong mô hình 1a, 1b và 1c như sau:
Bảng 3.1. Các biến tác động đến việc lựa chọn CTV trong mô hình
Biến độc lập Ký hiệu
Kỳ
vọng
Lý thuyết Tác giả
Độ trễ của
biến phụ
thuộc
TDRit-1 +
Antoniou (2008), Ariff
(2008), Sbeiti (2010),
Nor và ctg (2011),
Khanna và ctg (2015).
16
Độ trễ của
tốc độ trưởng
kinh tế thực
GDP it-1 - POT
Ariff (2008), Khanna và
ctg (2015).
+
TOT, chi
phí đại
diện
Jong và ctg (2008),
Khanna và ctg (2015).
Độ trễ của tỷ
lệ lạm phát
INF it-1 + TOT
Tongkong và ctg (2013),
Khanna và ctg (2015).
-
Định điểm
thị trường
Masoud (2014), Khanna
và ctg (2015).
Độ trễ của lãi
suất cho vay
bình quân
RATE it-1 - POT, TOT
Antoniou (2008), Nor và
ctg (2011), Haron và
Ibrahim (2012).
+ MM
Allayannis và ctg
(2002), Zerriaa và
Noubbigh (2015).
Độ trễ TTCK LN(VNI) it-1 -
Định điểm
thị trường
Jong và ctg(2008),
Alves và Francisco
(2015), Khanna và ctg
(2015).
Độ trễ TTTP BOND it-1 +
TOT, chi
phí đại
điện
Jong và ctg (2008), Nor
và ctg (2011), Masoud
(2014).
Cơ cấu tài
sản
TANG it + TOT, POT
Antoniou (2008), Nor và
ctg (2011), Ariff (2008).
-
Chi phí đại
diện
Nor và ctg (2011),
Zhang và Mirza (2015),
Balios và ctg (2016),
Truong Hong Trinh và
Nguyen Thao Phuong
(2015).
Khả năng
thanh toán
LIQ it -
POT, chi
phí đại
điện
Sbeiti (2010), Nor và
ctg (2011).
+ TOT
Proença và ctg (2014),
Zhang và Mirza (2015).
Quy mô
công ty
SIZE it - POT
Proença và ctg (2014),
Zhang và Mirza (2015).
17
+
TOT, chi
phí đại
diện
Ariff (2008), Balios và
ctg (2016), Truong
Hong Trinh và Nguyen
Thao Phuong (2015).
Tốc độ tăng
trưởng
GRO it + POT
Nor và ctg(2011), Alves
và Francisco (2015).
-
Chi phí đại
điện
Proença và ctg (2014),
Zhang và Mirza (2015),
Balios và ctg (2016).
Rủi ro kinh
doanh
VOL it - TOT
Proença và ctg (2014),
Balios và ctg (2016).
Khả năng
sinh lời
ROE it - POT
Nor và ctg (2011),
Proença và ctg (2014),
Balios và ctg (2016),
Truong Hong Trinh và
Nguyen Thao Phuong
(2015).
+ TOT
Antoniou (2008), Ariff
(2008), Fosberg (2013),
Rehman và Rehman
(2014), Iqbal và Kume
(2014).
Thuế TNDN MTR it + MM, TOT
Jong và ctg (2008),
Nguyễn Thành Cường
(2015), Zhang và Mirza
(2015).
Biến giả suy
thoái kinh tế
2007-2010
D it +
POT, định
điểm thị
trường.
Fosberg (2013), Alves
và Francisco (2015),
Iqbal và Kume (2014),
Rehman và Rehman
(2014), Proenca và ctg
(2014)
-
TOT, chi
phí đại
diện.
Zarebski và Dimovski
(2012), Rehman và
Rehman (2014)
Ghi chú: (+) tác động thuận chiều, (-) tác động nghịch chiều.
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
18
3.3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN
MỤC TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI
3.3.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình hồi quy ngưỡng xác định CTV mục tiêu trong thời kỳ suy
thoái (2a), thời kỳ phục hồi (2b) và trong toàn bộ thời kỳ (quý 1/2007-
quý 2/2016) (2c) như sau:
𝑹𝑶𝑬𝐢𝐭 = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏𝐓𝐃𝐑𝐢𝐭I(𝐓𝐃𝐑𝐢𝐭≤ γ)+𝛃𝟐𝐓𝐃𝐑𝐢𝐭I(𝐓𝐃𝐑𝐢𝐭> γ)+ 𝛃𝐱𝐗𝐢𝐭 + 𝐞𝐢𝐭
(2a)(2b) (2c)
3.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc vốn mục tiêu
Để xác định ngưỡng CTV mục tiêu, tác giả sử dụng mô hình hồi
quy ngưỡng của Hansen (1999) đối với dữ liệu bảng (PTR).
3.4. MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu
3.4.2. Thống kê mô tả và các kiểm định cơ bản
3.4.2.1. Thống kê mô tả
3.4.2.2. Kết quả kiểm định tính dừng
3.4.2.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3, luận án trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu,
nguồn dữ liệu và các kiểm định cơ bản trước khi tiến hành ước lượng
mô hình ở Chương 4.
CHƯƠNG 4:
THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CẤU
TRÚC VỐN MỤC TIÊU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI
4.1. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI
4.1.1. Suy thoái kinh tế thế giới
4.1.2. Thực trạng cấu trúc vốn và các chỉ tiêu tài chính của các
doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế
19
4.1.2.1. Thực trạng cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam
trong thời kỳ suy thoái kinh tế
4.1.2.2. Thực trạng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thông
qua các chỉ số tài chính có liên hệ với cấu trúc vốn
4.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CẤU
TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI
4.2.1. Xác định độ trễ tối ưu
4.2.2. Kiểm định tính ổn định trong mô hình
4.2.3. Kết quả ước lượng Mô hình 1a, 1b và 1c
Bảng 4.1. Kết quả ước lượng mô hình PVAR với biến
phụ thuộc TDR
Chỉ tiêu Mô hình 1a Mô hình 1b Mô hình 1c
L.TDR 0,726*** 0,722*** 0,754***
[8,30] [7,99] [23,02]
L.LNVNI -0,178*** - 0,0726*** - 0,0193**
[-3,74] [2,85] [2,10]
L.BOND 3,597*** -0,495*** 0,262***
[5,35] [-5,03] [4,30]
L.RATE 1,231*** -0,0316 0,0826**
[4,90] [-0,56] [2,44]
L.GDP 2,669*** 0,105 -0,357***
[3,53] [0,84] [-3,14]
ROE -0,251** -0,0549* -0,0873***
[-2,05] [-1,50] [-3,48]
VOL -0,26 0,219 - 0,223**
[-1,12] [1,06] [2,08]
SIZE -0,328*** 0,0369* -0,0084
[-3,09] [0,62] [-0,31]
MTR -0,131 -0,0356* -0,0214
[-1,63] [-1,91] [-1,38]
GRO -0,00804** 0,00186* 0,00590***
[-2,07] [0,46] [2,72]
TANG 0,299*** 0,0810* 0,0852***
[2,85] [1,67] [2,58]
LIQ -0,00202* 0,000261* -0,000766***
[1,53] [0,93] [-3,30]
20
DYMMY
-0,0142***
[-2,79]
N 1.230 1.722 2.952
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%; [] là giá trị
của sai số chuẩn.
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu của IMF, ADB và CTCP Chứng
khoán Sài Gòn.
4.2.3.1. Mô hình 1a
Để phân tích cơ chế và chiều hướng tác động của các biến số kinh tế
vĩ mô đến CTV của các doanh nghiệp Việt Nam khi xảy ra các cú sốc,
luận án tiến hành phân tích hàm phản ứng xung.
Mối quan hệ giữa TTTP và việc lựa chọn CTV
Kết quả hàm phản ứng xung cho thấy, khi thị trường trái phiếu tăng
thêm một độ lệch chuẩn, đồng nghĩa với việc thị trường trái phiếu được
cải thiện, doanh nghiệp sử dụng nợ thêm 3,597% ở quý 1 và tắt dần ở quý
4. Kết quả này phù hợp với lý thuyết TOT và Jong & cộng sự (2008),
Nor & cộng sự (2011). Ngược lại, khi CTV của các doanh nghiệp Việt
Nam tăng thêm một độ lệch chuẩn tác động tức thời làm cho TTTP giảm
0,012% tại mức ý nghĩa 5% và việc này chỉ kéo dài đến quý 5.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc lựa chọn CTV
Kết quả hàm phản ứng xung cho thấy GDP có tác động tích cực đến
TDR. Khi GDP tăng thêm một độ lệch chuẩn, doanh nghiệp sử dụng nợ
thêm 2,669% và việc tăng thêm sử dụng nợ này giảm dần từ quý 3, phù
hợp với Ariff & cộng sự (2008). Ngược lại, khi các doanh nghiệp Việt
Nam tăng sử dụng nợ thêm một độ lệch chuẩn, áp lực trả nợ bắt đầu tăng
lên, nhất là trong thời kỳ suy thoái, chi phí sử dụng nợ, chi phí kiệt quệ
tài chính và phá sản tăng cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, tăng trưởng kinh tế giảm 0,009% tại mức
ý nghĩa 5% và việc này kéo dài trong 3 quý sau khi các doanh nghiệp
Việt Nam tăng sử dụng nợ.
Mối quan hệ giữa thị trường tín dụng và việc lựa chọn CTV
Khi thị trường tín dụng thu hẹp, dư nợ tín dụng giảm, điều kiện cho
vay khó khăn và RATE tăng thêm một độ lệch chuẩn nhưng vẫn tác động
tích cực đến TDR, TDR tăng 1,231% có ý nghĩa tại mức 5%, việc tăng
này kéo dài trong 9 quý. Kết quả này phù hợp với lý thuyết MM và
21
Allayannis & cộng sự (2003), Zerriaa & Noubbigh (2015). Ngược lại, khi
các doanh nghiệp Việt Nam tăng mức sử dụng nợ thêm 1% có tác động
làm tăng dư nợ tín dụng và góp phần cải thiện TTTD, cụ thể ngay lập tức
làm giảm 0,005% lãi suất cho vay.
Mối quan hệ giữa TTCK và việc lựa chọn CTV
Khi thị trường chứng khoán tăng thêm một độ lệch chuẩn thì TDR
giảm 0,178%, có ý nghĩa thống kê tại mức 1% và việc giảm sử dụng nợ
này kéo dài trong 1 quý, phù hợp với Khanna & cộng sự (2015), Alves &
Francisco (2015). Ngược lại, khi các doanh nghiệp Việt Nam tăng sử
dụng nợ thêm một độ lệch chuẩn có tác động nghịch chiều đến TTCK.
Cụ thể, khi xảy ra cú sốc về TDR thì ngay lập tức làm cho TTCK giảm
0,126%, có ý nghĩa thống kê tại mức 5% và việc giảm này chỉ kéo dài
trong thời gian ngắn (1 quý kể từ khi xảy ra cú sốc do TDR).
Ngoài ra, để đo lường sự đóng góp của các biến kinh tế vĩ mô đến
việc lựa chọn CTV của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ suy
thoái, luận án tiến hành phân rã phương sai của TDR. Kết quả phân tích
phân rã phương sai của TDR cho thấy, sự thay đổi của TDR được giải
thích bởi các yếu tố kinh tế vi mô khoảng 65%, còn lại 35% được giải
thích bởi các biến số kinh tế vĩ mô. Trong đó, TTTP giải thích được
28,4% vào sự thay đổi của biến TDR, TTCK - 1,2%, TTTD - 1,0% và
tăng trưởng kinh tế - 4,4%.
Như trên đã phân tích, tồn tại mối quan hệ giữa TDR và các biến số
kinh tế vĩ mô trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, TDR ngoài
phụ thuộc vào các cú sốc vĩ mô còn chịu tác động của các biến số vi mô.
CTV kỳ trước có tác động tích cực đến việc lựa chọn CTV của kỳ
sau. Điều này hàm ý việc tăng sử dụng nợ kỳ trước làm tăng sử dụng
nợ 0,726% ở kỳ sau, phù hợp với Nor & cộng sự (2011), Khanna &
cộng sự (2015).
Khả năng sinh lời có tác động nghịch chiều đến việc lựa chọn CTV và
có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Kết quả này được giải thích bằng lý
thuyết POT và nghiên cứu của Nor & cộng sự (2011), Truong Hong Trinh
& Nguyen Phuong Thao (2015). Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy
việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiệu quả, làm giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp có tác động nghịch chiều đến việc lựa chọn
CTV. Điều đó hàm ý trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp có quy
mô lớn, lợi nhuận thường cao, VCSH lớn và uy tín, năng lực tài chính
22
đã được khẳng định nên dễ dàng phát hành cổ phần ra thị trường. Kết
quả này tương đồng với Fosberg (2013), Proenca & cộng sự (2014).
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động nghịch chiều đến
việc lựa chọn CTV, phù hợp với lý thuyết Chi phí đại diện và Proenca &
cộng sự (2014) khi nghiên cứu mối quan hệ này trong thời kỳ suy thoái.
Cơ cấu tài sản có tác động thuận chiều đến việc lựa chọn CTV. Thật
vậy, các doanh nghiệp có tài sản cố định lớn khi phát hành nợ có đảm bảo
hoặc vay nợ có tài sản thế chấp sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn và được
hưởng các chính sách tốt hơn. Kết quả này phù hợp với giải thích của lý
thuyết POT, TOT và Alves & Francisco (2015), Iqbal & Kume (2014).
Khả năng thanh toán có tác động nghịch chiều đến việc lựa chọn
CTV, phù hợp với lý thuyết POT và Nor & cộng sự (2011), Proenca &
cộng sự (2014) khi nghiên cứu mối quan hệ này trong thời kỳ suy thoái.
4.2.3.2. Mô hình 1b
Tương tự, hàm phản ứng xung của Mô hình 1b cho thấy:
Mối quan hệ giữa TTTP và việc lựa chọn CTV
Khi thị trường trái phiếu được mở rộng thêm một độ lệch chuẩn,
TDR giảm 0,495% và xu hướng này kéo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cau_truc_von_muc_tieu_tai_cac_cong_ty_co_pha.pdf