Luận án đã phân tích những thuận lợi và tập trung hơn vào phân tích những
khó khăn của việc nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh
ĐBSH những năm tới, gồm:
Thứ nhất, nhận thức về quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản,
toàn diện GD - ĐT trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI và vai trò sự cần thiết
nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập của các cấp ủy, chính quyền ở
các tỉnh còn chưa sâu sắc, đầy đủ, kịp thời, kinh nghiệm về việc này chưa nhiều.
Thứ hai, những hạn chế, yếu kém của ĐNHT trường THPT công lập và công
tác cán bộ của các tỉnh ủy chưa thể khắc phục có hiệu quả trong thời gian ngắn.
Thứ ba, phong tục tập quán, cách nghĩ, tầm nhìn của người sản xuất nhỏ ở
ĐBSH còn chi phối khá mạnh một số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trong công tác cán bộ
nói chung và trong xây dựng ĐNCB lãnh đạo, quản lý giáo dục nói riêng
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển vững chắc. Thứ ba, các trường
THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH góp phần quan trọng thực hiện quan điểm nhất quán
của Đảng “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và thực hiện tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng con người mới XHCN. Thứ tư, các trường THPT công lập ở
ĐBSH góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tại địa phương,
nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức cơ sở, khơi dậy phát triển truyền thống ham
học, cầu tiến bộ, tôn sư, trọng đạo của người dân ĐBSH và sự quan tâm của xã hội
đối với việc học tập của học sinh.
* Đặc điểm các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH
Một là, các trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH được thành lập ở các
huyện, thị xã, thành phố có thuận lợi và khó khăn riêng biệt trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường. Hai là, số lượng các trường THPT công
lập và số lượng học sinh ở các tỉnh ĐBSH ngày càng tăng, chất lượng dạy, học
ngày càng được nâng lên. Ba là, trên địa bàn các huyện mô hình trường THPT
công lập ở các cụm dân cư được quan tâm đầu tư về mọi mặt, nhiều trường đạt
chuẩn quốc gia, hoạt động có hiệu quả tạo thuận lợi cho việc học tập của con em
nhân dân. Bốn là, ngoài chương trình, nội dung giáo dục do Bộ Giáo dục – Đào
tạo quy định, dưới sự chỉ đạo của các sở GD - ĐT, các trường đều có chương trình
dạy và học về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và lịch sử đảng bộ và
nhân dân tỉnh. Năm là, tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội ở các trường
THPT thuộc các tỉnh ĐBSH trực thuộc cấp ủy và các đoàn thể chính trị - xã hội
cấp huyện, nơi nhà trường được xây dựng và hoạt động. Sáu là, mọi hoạt động của
các trường THPT công lập ở ĐBSH và lương giáo viên, nhân viên nhà trường do
ngân sách nhà nước cấp.
2.1.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng – chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò và đặc điểm
2.1.2.1. Chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung
học phổ thông công lập ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
* Khái niệm “hiệu trưởng trường THPT công lập”
Hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là người đứng đầu ban
lãnh đạo, quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý mọi hoạt
động của nhà trường, đảm bảo thực hiện đạt kết quả chức năng nhiệm vụ của trường.
9
* Chức trách của hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH
Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo, quản lý nhà trường chịu trách
nhiệm cá nhân trước hết và cao nhất trước ban lãnh đạo, quản lý nhà trường, trước
sở GD - ĐT, uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về xây dựng và tổ chức thực
hiện, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường, quản lý mọi hoạt động của nhà
trường, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà
trường, bảo đảm cho nhà trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Hoạt
động của nhà trường, gồm xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ, viên chức bảo đảm
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, hoạt động dạy và học; giáo dục, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, lối sống và thể chất của học sinh; hoạt động xây dựng môi trường,
giáo dục lành mạnh; hoạt động ngoại khoá của học sinh và tham gia các hoạt động
xã hội của địa phương.
Hiệu trưởng trường THPT chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất về xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và quản lý các hoạt động nêu trên.
Kế hoạch hoạt động của nhà trường gồm kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Hằng năm,
hiệu trưởng chủ trì xây dựng, quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch từng học kỳ
và kế hoạch năm học. Trong đó, quan trọng hơn là xây dựng, thực hiện kế hoạch
dạy và học.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THPT công lập ở các
tỉnh ĐBSH
Thứ nhất, tổ chức thực hiện xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường. Thứ hai, tổ
chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường. Thứ ba, xây dựng quy hoạch
phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học;
báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm
quyền. Thứ tư, thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng
trường, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thứ năm, quản lý giáo viên, nhân viên;
quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên,
nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên;
thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận,
điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước. Thứ sáu, quản lý học
sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh
giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình của
trường THPT và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh. Thứ bảy, quản lý tài
10
chính, tài sản của nhà trường. Thứ tám, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà
nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ
trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà
trường. Thứ chín, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của
ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường. Thứ mười, được đào tạo nâng cao
trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo
quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Vai trò của hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các
tỉnh đồng bằng sông Hồng
Một là, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh vùng ĐBSH là một
trong những nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ
của nhà trường, trước hết là giáo dục học sinh. Hai là, hiệu trưởng trường
THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là nhân tố rất quan trọng trong đào tạo, bồi
dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng ĐNCB, nhân viên của nhà trường, nhất là
đội ngũ giáo viên. Ba là, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH,
góp phần rất quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, đoàn
thể trong nhà trường phát huy vai trò các đoàn thể trong mọi hoạt động của nhà
trường. Bốn là, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là người
chủ trì, tổ chức các hoạt động phối hợp với các tổ chức, lực lượng ở địa phương
trong hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường và
các hoạt động của địa phương.
2.1.2.3. Đặc điểm đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở
các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Một là, số lượng hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH chưa
tương xứng với số lượng của các trường, cơ cấu độ tuổi, dân tộc thiểu số, thành phần
xuất thân, tôn giáo còn chưa hợp lý.
Hai là, cách nghĩ, tầm nhìn, phong cách, lề lối làm việc của người sản xuất nhỏ,
chủ yếu là trồng lúa nước, phong tục tập quán, truyền thống làng xã, quan hệ huyết
thống còn chi phối khá mạnh nhiều hiệu trưởng trường THPT công lập trong thực thi
nhiệm vụ.
Ba là, đa số hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là đảng viên,
xuất thân từ gia đình nông dân, sinh ra và lớn lên tại địa phương.
Bốn là, trình độ mọi mặt của ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH, nhìn
chung vào loại cao, song năng lực quản lý của nhiều hiệu trưởng còn hạn chế, bất cập.
11
2.2. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG – KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ
2.2.1. Khái niệm, yếu tố tạo nên chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường
trung học phổ thông công lập ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
2.2.1.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ
thông công lập ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là tổng hợp các yếu
tố: số lượng, cơ cấu ĐNHT; phẩm chất, năng lực, phong cách, lề lối làm việc và ý
thức tổ chức, kỷ luật của ĐNHT, được thể hiện ở quá trình thực hiện, kết quả thực
hiện chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng và chức năng, nhiệm vụ của trường THPT
công lập ở các tỉnh.
2.2.1.2. Những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung
học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Một là, số lượng hiệu trưởng. Hai là, cơ cấu ĐNHT (cơ cấu độ tuổi, giới tính,
thành phần xuất thân, dân tộc, tôn giáo, thâm niên, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý).
Ba là, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt và năng lực lãnh đạo,
quản lý của ĐNHT. Bốn là, phong cách, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật của
ĐNHT.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học
phổ thông công lập ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Một là, số lượng và cơ cấu ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH. Hai
là, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng lực lãnh đạo, quản
lý của ĐNHT. Ba là, ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách làm việc của ĐNHT. Bốn
là, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng.
12
Chương 3
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
3.1.1. Ưu điểm
3.1.1.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng
* Về số lượng
Đến tháng 9 - 2015, ở 9 tỉnh thuộc ĐBSH có 276 trường THPT công lập, với
243 hiệu trưởng. Nhìn nhận một cách tổng thể ĐNHT trường THPT ở các tỉnh ĐBSH
tương đối bảo đảm về số lượng. Các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng
Yên bảo đảm tốt hơn về số lượng ĐNHT trường THPT.
* Về cơ cấu
Cơ cấu độ tuổi: Năm học 2008-2009, số lượng hiệu trưởng có tuổi đời dưới 40
tuổi là 8 hiệu trưởng trong tổng số 85 hiệu trưởng, chiếm 9,4%. Đến năm học 2014-
2015 số lượng hiệu trưởng ở độ tuổi dưới 40 tuổi là 37/243, chiếm 15,2%. Đội ngũ
hiệu trưởng có độ tuổi trung bình (40-49 tuổi) là 39/85, chiếm 45,9%. Nhìn một cách
tổng quát, cơ cấu độ tuổi của ĐNHT trường đang được trẻ hóa khá mạnh mẽ để trở về
tỉ lệ tối ưu đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khẳng định (tuổi trung bình chiếm khoảng
40%, tuổi cao chiếm khoảng 30%).
Cơ cấu giới tính: Năm học 2008-2009 có 14/85 hiệu trưởng là nữ, chiếm 16,4%.
Đến năm học 2014-2015, có 45/243 hiệu trưởng là nữ, chiếm 18,5%. Như vậy, tỷ lệ
nữ trong ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH chiếm tỷ lệ khá cao và có
xu hướng tăng lên.
Cơ cấu thành phần xuất thân: Năm học 2008-2009 có 2/85 hiệu trưởng xuất
thân từ thành phần giai cấp công nhân, chiếm 2,4%. Đến năm học 2014-2015 tăng lên
19/243, chiếm 7,8%. Như vậy, thành phần xuất thân từ giai cấp công nhân trong
ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH tăng lên khá nhanh.
Cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo: Cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo của
ĐNHT trong diện quy hoạch và ĐNHT trường THPT công lập có xu hướng ngày
càng tăng ở một số tỉnh trong vùng ĐBSH.
13
Cơ cấu thâm niên, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: cơ cấu thâm niên nghề nghiệp
và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý trong ĐNHT ngày càng tăng lên. Số hiệu trưởng
trường được bổ nhiệm lần đầu có thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực lãnh đạo,
quản lý dưới một năm thấp hơn ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Số hiệu trưởng trường
THPT công lập có thâm niên từ 1 đến 25 năm ở các tỉnh ĐBSH cao hơn các tỉnh
trong vùng Bắc Trung Bộ.
3.1.1.2. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng lực
lãnh đạo, quản lý của đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở
các tỉnh đồng bằng sông Hồng
* Phẩm chất chính trị: Phần lớn hiệu trưởng có bản lĩnh chính trị vững vàng,
tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, có ý thức tổ chức
kỷ luật, nhiệt tình phục vụ Tổ quốc và nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và XHCN.
* Đạo đức, lối sống: Hầu hết hiệu trưởng có ý thức, trách nhiệm cao, thường
xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Về trình độ mọi mặt: Trình độ mọi mặt của ĐNHT ngày càng được nâng lên,
phần lớn được đào tạo cơ bản, chính quy, có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở
lên, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
giáo dục: Trình độ chuyên môn: Năm học 2014-2015, tất cả hiệu trưởng đều có trình
độ từ đại học trở lên trong đó thạc sĩ là 83/243, chiếm tỷ lệ 34,2%; tiến sĩ 1/243,
chiếm 0,4%. Trình độ lý luận chính trị: Năm học 2008-2009, hiệu trưởng có trình độ
trung cấp lý luận chính trị là 40/85, chiếm tỷ lệ 47,1%. Năm học 2014-2015, tăng lên
120/243, chiếm 49,4%. Trình độ quản lý giáo dục của ĐNHT ngày càng tăng từ học
qua các lớp bồi dưỡng đến đạt trình độ cử nhân, thạc sĩ. Năm học 2014-2015 có
6/243 hiệu trưởng có trình độ cử nhân quản lý giáo dục, chiếm tỷ lệ 2,5%, thạc sĩ
44/243, chiếm tỷ lệ 18,1%. Về trình độ ngoại ngữ, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số:
trình độ ngoại ngữ của ĐNHT có những chuyển biến rất tích cực những hiệu trưởng
công tác tại các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số tích cực học tiếng dân tộc
phục vụ công việc được giao.
Năng lực lãnh đạo, quản lý: của ĐNHT trường đã có bước trưởng thành khá
toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Những thành tựu nổi bật của một số
sở GD - ĐT trong thời gian qua đã chứng minh năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành
và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của ĐNHT trường THPT công
lập ở các tỉnh ĐBSH.
14
3.1.1.3. Ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách, lề lối làm việc
Ý thức tổ chức kỷ luật: Đa số hiệu trưởng luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật,
chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, những quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, quy chế làm việc của
cấp ủy và ban giám hiệu; gương mẫu thực hiện tốt Luật Viên chức, Luật Giáo dục.
Phong cách, lề lối làm việc: Đa số hiệu trưởng chuyển biến theo hướng ngày
càng tích cực, chủ động, làm việc khoa học, có kế hoạch, nói đi đôi với làm; bám sát
tình hình địa phương, các văn bản chỉ đạo của ngành, thực tế trường mình quản lý để
xây dựng kế hoạch hoạt động; tổ chức triển khai công việc rõ ràng, cụ thể; thường
xuyên đôn đốc, kiểm tra, uốn nắn giúp đỡ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, sống giản
dị, hòa đồng.
3.1.1.4. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao
Đại đa số hiệu trưởng nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành các nhiệm vụ được
giao; tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên
chuẩn, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia này càng tăng.
3.1.2. Hạn chế, yếu kém
3.1.2.1. Về số lượng, cơ cấu
* Về số lượng
Ở một số tỉnh còn thiếu hiệu trưởng chưa bảo đảm yêu cầu tất cả các trường đều
có hiệu trưởng.
* Về cơ cấu
Cơ cấu độ tuổi:Nhìn một cách tổng thể thì cơ cấu độ tuổi của ĐNHT có những
điểm khá hợp lý. Song đi sâu vào từng độ tuổi, thấy rằng, đội ngũ này còn tiềm ẩn
một số điểm chưa hợp lý về cơ cấu độ tuổi. Cụ thể là: tuổi bình quân chung còn cao,
còn có sự chênh lệch và mất cân đối lớn về độ tuổi giữa các thế hệ ĐNHT trường
THPT công lập. Hiện tại ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH ở độ tuổi
cao, chiếm tỷ lệ rất lớn. Tuy tỷ lệ này đang có xu hướng giảm mạnh, song trong 5 đến
10 năm tới, những những hiệu trưởng này nghỉ chế độ sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu
ĐNHT.
Cơ cấu giới tính: Mặc dù đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng về
xây dựng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH đủ về số lượng, cơ
cấu hợp lý; trong thời gian qua ở một số thời điểm, một số tỉnh vẫn còn có cơ cấu đội
ngũ về giới tính chưa hợp lý.
Cơ cấu thành phần xuất thân: Đến năm học 2014 -2015 số lượng hiệu trưởng
15
trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH xuất thân từ quân nhân là 10/243,
chiếm 4,1%; thành phần xuất thân từ công nhân là 19/243, chiếm 7,8%; thành phần
xuất thân từ nông dân là 120/243, chiếm 49,4%; thành phần xuất thân từ công chức,
viên chức là 88/243, chiếm 36,2%; thành phần xuất thân từ các thành phần khác là
6/243, chiếm 2,5%. Như vậy, tỷ lệ hiệu trưởng có thành phần xuất thân từ nông dân
vẫn rất cao, gấp hơn 6 lần so với tỉ lệ hiệu trưởng trường THPT công lập xuất thân từ
công nhân.
Cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo: Đến năm học 2014 -2015, hiệu trưởng
trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc ĐBSH là người dân tộc thiểu số 1/243, chiếm
0,4%; hiệu trưởng là người có đạo 5/243, chiếm 2,1%. Số lượng hiệu trưởng các
trường THPT công lập trong cả nước là người dân tộc thiểu số 96/1742, chiếm 5,5%;
là người có đạo 101/1742, chiếm 5,8%. Như vậy, tỉ lệ hiệu trưởng trường THPT công
lập là người dân tộc thiểu số, người có đạo ở đồng vùng ĐBSH thấp hơn so với tỉ lệ
hiệu trưởng trường THPT công lập của cả nước.
Cơ cấu thâm niên kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: Đa số hiệu trưởng ở các
trường THPT công lập đều trải qua là giáo viên, cương vị cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp dưới như phó hiệu trưởng, tổ trưởng, thư ký hội đồng, chủ tịch công đoàn, bí thư
đoàn thanh niên. Đến năm học 2014-2015, ở ĐBSH hiệu trưởng trường THPT công
lập có thâm niên từ 6 đến 10 năm là: 38/243, chiếm 15,6%; thâm niên từ 11 đến 15
năm là 12/243, chiếm 4,9%; thâm niên từ 16 đến 20 năm là 2/243, chiếm 0,8%; thâm
niên từ 21 đến 26 năm là 2/243, chiếm 0,8%. Trong khi đó, ĐNHT trường THPT
công lập trong toàn quốc có thâm niên từ 6 đến 10 năm là 374/1742, chiếm 21,5%;
hiệu trưởng có thâm niên từ 11 đến 15 năm là 166/1742, chiếm 9,5%; hiệu trưởng có
thâm niên từ 16 đến 20 năm là 35/1742, chiếm tỷ lệ là 2%; hiệu trưởng có thâm niên
từ 20 đến 25 năm là 20/1742, chiếm 1,1%.
3.1.2.2. Về phẩm chất chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt,.
năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông
công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
* Về phẩm chất chính trị: Trước những thử thách của thời kỳ mới, một số hiệu
trưởng trường THPT công lập thiếu bản lĩnh, tính chiến đấu và tính xây dựng chưa
cao, chưa nhiệt tình với công việc, phương pháp công tác đôi lúc còn biểu hiện quan
liêu, hành chính nên đã làm hạn chế nhiều đến chất lượng quản lý giáo dục. Một số
hiệu trưởng đã giảm sút ý chí chiến đấu dẫn đến biểu hiện phai nhạt lý tưởng, không
thể hiện được tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên; dao động trước
16
những tác động tiêu cực, những cám dỗ đời thường trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được giao.
* Đạo đức, lối sống: một số cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đó có hiệu trưởng
trường THPT công lập còn thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện sa sút về phẩm
chất đạo đức, lối sống. Một số hiệu trưởng ngại đấu tranh, va chạm, thiếu tính chiến
đấu trong phê bình và tự phê bình; thấy đúng chưa mạnh dạn bảo vệ, thấy sai chưa
đấu tranh kiên quyết; hách dịch, cửa quyền, vi phạm dân chủ.
* Về trình độ mọi mặt
Trình độ chuyên môn, đến năm học (2014-2015) 9 tỉnh ĐBSH mới có một hiệu
trưởng trường THPT công lập có bằng tiến sĩ, và 83 hiệu trưởng có bằng thạc sĩ về
chuyên môn. Trong 7 năm (từ 2009 đến 2015) số hiệu trưởng có trình độ thạc sĩ mới
tăng lên được 4,8%, số hiệu trưởng có bằng tiến sĩ mới tăng lên được 0,4%.
Trình độ lý luận chính trị: năm học 2008-2009, ĐNHT trường THPT công lập
các tỉnh thuộc vùng ĐBSH có trình độ sơ cấp lý luận là 19/85, chiếm tỷ lệ 22,4%,
trình độ cao cấp lý luận là 18,8%; ĐNHT trong cả nước có trình độ sơ cấp 165/858,
chiếm 19,2%, trình độ cao cấp lý luận chính trị là 218/858, chiếm 25,4%. Đến năm
học 2014-2015, hiệu trưởng trường THPT công lập ở 9 tỉnh thuộc ĐBSH có trình độ
cao cấp lý luận chính trị là 34/243, chiếm tỷ lệ 14%; hiệu trưởng trong cả nước có
trình độ cao cấp lý luận là 394/1742, chiếm 22,6%.
Trình độ quản lý giáo dục: năm học 2008-2009, hiệu trưởng trường THPT công
lập ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH có trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý
giáo dục trở lên là 64/85, chiếm tỷ lệ 75,3%; ĐNHT trường THPT trong các tỉnh
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 123/159 hiệu trưởng, chiếm tỷ lệ 77,4% có
trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên.
Đến năm học 2014-2015, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh thuộc
vùng ĐBSH có trình độ quản lý giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên là
174/243, chiếm tỷ lệ 71,6%; ĐNHT trường THPT trong các tỉnh thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long có 249/309 hiệu trưởng, chiếm tỷ lệ 80,6% có trình độ quản lý
giáo dục từ Bồi dưỡng quản lý giáo dục trở lên.
Về sử dụng ngoại ngữ, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số: năm học 2008-2009,
ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 19/85 hiệu trưởng sử dụng được
1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 22,4%; ĐNHT trường THPT trong cả nước có
346/858 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên. Đến năm học 2014-2015,
ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 123/243 hiệu trưởng sử dụng
17
được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 22,4%; ĐNHT trường THPT trong cả nước có
899/1742 hiệu trưởng sử dụng được 1 ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 51,6%. Các số
liệu trên cho thấy, năm học 2008-2009, hiệu trưởng trường THPT công lập ở các tỉnh
thuộc vùng ĐBSH sử dụng được một ngoại ngữ trở lên có tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ
trong cả nước. Đến năm học 2014-2015 tỷ lệ này của vùng ĐBSH đã được tăng lên,
nhưng vẫn còn thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước. Năm học 2008-2009,
ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 1/85 hiệu trưởng sử dụng được 1
tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 1,2%; ĐNHT trường THPT trong cả nước có 49/858
hiệu trưởng sử dụng được 1 tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 5,7%. Đến năm học
2014-2015, ĐNHT trường THPT thuộc các tỉnh vùng ĐBSH có 1/243 hiệu trưởng sử
dụng được 1 tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 0,4%; ĐNHT trường THPT trong cả
nước có 96/1742 hiệu trưởng sử dụng được 1 tiếng dân tộc trở lên, chiếm tỷ lệ 5,5%.
Qua số liệu trên cho thấy, năm học 2008-2009, hiệu trưởng trường THPT công lập ở
các tỉnh thuộc vùng ĐBSH sử dụng được một tiếng dân tộc trở lên có tỉ lệ thấp hơn so
với tỉ lệ trong cả nước. Đến năm học 2014-2015 tỷ lệ này của vùng ĐBSH không
những không tăng lên mà còn giảm đi, tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ của cả nước.
Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành: trong ĐNHT trường THPT công lập ở
ĐBSH, vẫn còn một số hiệu trưởng hạn chế về trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý
nhà trường do mình phụ trách; lúng túng trong xử lý những vấn đề mới phát sinh; khả
năng định hướng, dẫn dắt hoạt động của nhà trường do mình đứng đầu còn nhiều hạn
chế; huy động các đoàn thể trong trường vào hoạt động chuyên môn còn yếu, các
phong trào còn trầm lắng, chưa sôi nổi. Tầm nhìn chiến lược, tư duy sáng tạo của một
số hiệu trưởng còn hạn chế. Một số hiệu trưởng không biết kết hợp giữa phát huy dân
chủ với tăng cường kỷ cương, chấp hành pháp luật, giữa dân chủ với quyết đoán.
3.1.2.3. Về ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách, lề lối làm việc
* Ý thức tổ chức kỷ luật: trong ĐNHT trường THPT công lập ở các vẫn còn một
bộ phận hiệu trưởng ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, thể hiện qua việc chưa chấp
hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, những quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, quy chế làm việc của ban
giám hiệu.
* Phong cách, lề lối làm việc: một bộ phận hiệu trưởng còn thụ động, lúng túng
chưa xây dựng được một phong cách làm việc phù hợp. Trình độ, năng lực lãnh đạo,
quản lý còn có mặt hạn chế, nên một số hiệu trưởng còn thiếu chủ động, sáng tạo
18
trong giải quyết công việc, chưa đề cao trách nhiệm cá nhân, làm việc còn dựa vào
tập thể và cấp trên, thiếu quyết đoán trong xử lý công việc.
Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, một số hiệu trưởng còn có biểu
hiện thiếu sâu sát, ít gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên dưới
quyền; làm việc chủ yếu thông qua nghe báo cáo, ít kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp
hướng dẫn cấp dưới thuộc quyền quản lý của mình làm việc hiệu quả từ đó dẫn đến
không nắm chắc tình hình nhà trường, nơi mình phụ trách. Vẫn còn một số hiệu
trưởng “nói nhiều, làm ít” hoặc “hứa suông”; chưa thực sự nhúng tay vào việc để dìu
dắt cấp dưới. Một số hiệu trưởng còn thiếu công tâm, khách quan, chưa nhất quán
giữa lời nói với việc làm. Tính khoa học, tính kế hoạch chưa cao trong phong cách
làm việc của một số hiệu trưởng, khả năng vận động, thuyết phục quần chúng còn
hạn chế. Có hiệu trưởng còn biểu hiện bao biện, làm thay cả phó hiệu trưởng, tổ
trưởng, song cũng có hiệu trưởng còn làm chưa hết chức trách nhiệm vụ của mình.
Công tác tham mưu với sở GD - ĐT, chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế
trong xây dựng trường chuẩn quốc gia
3.1.2.4. Về kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao
Một số hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động giáo dục ở đơn vị mình phụ trách chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới theo nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung
ương; việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chat_luong_doi_ngu_hieu_truong_truong_trung.pdf