Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.
1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm
của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào về công chức ngành tòa án nhân dân nói chung, đội
ngũ thẩm phán nói riêng.
4.
2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học quản lý công
hiện đại và các lý thuyết về quản lý để xây dựng cơ sở khoa học về chất
lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào và các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích,
tổng hợp;
Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn; Phương pháp điều tra xã
hội học;
Phương pháp so sánh và dự báo;
4.
3. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án dựa trên các cơ sở lý thuyết sau đây:
Thứ nhất, lý thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ
máy nhà nước của Chủ nghĩa Mác – Lênin, theo quan điểm của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, các lý thuyết về quản lý nhân sự, đánh giá nhân sự; lý
thuyết quản trị nguồn nhân lực của các trường phái tâm lý – xã hội6
học của Mc Gregore, Entol Mayor và Maslow; trường phái hiện đại
của Peter Drucker, Chandler, Lewrence.
Thứ ba, các lý thuyết về thiết kế, phân tích, đánh giá công việc
như tổ chức lao động theo khoa học (F.W. Taylor, H. Fayol, Gantt),
lý thuyết chuyên môn hóa công việc của Adam Smith, lý thuyết tâm
lý trong thiết kế công việc của Hackman và Oldham, lý thuyết định
mức thời gian làm việc
4.
4.
Giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án tiến hành thu thập,
phân tích, xử lý và đánh giá các thông tin nhằm kiểm chứng và kết
luận tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 1: Chất lượng thẩm phán ngành tòa án nhân dân ở
nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay còn khá thấp và chưa
đáp ứng kịp đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước
nói chung và của tổ chức bộ máy nhà nước CHDCND Lào nói riêng.
Giả thuyết 2: Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một yêu cầu cần thiết và
cấp bách. Để nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở
CHDCND Lào cần tiến hành đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện thể
chế, xây dựng đội ngũ thẩm phán, đào tạo, bồi dưỡng đến kiểm tra,
đánh giá và đãi ngộ đối với đội ngũ thẩm phán
14 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 2010 –
2020 nhằm không ngừng bổ sung đội ngũ kế cận trong ngành tòa án
nhân dân.
4.3.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho
thẩm phán tòa án nhân dân
Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận để bổ nhiệm thẩm
phán, làm nhiệm vụ xét xử.
4.3.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá thẩm phán tòa án
nhân dân
Để đảm bảo hoạt động của tòa án nhân dân các cấp và đội ngũ
thẩm phán hoạt động có hiệu quả hơn, kịp thời phát hiện những yếu
kém, những hành vi vi phạm pháp luật của thẩm phán, đội ngũ cán
bộ, công chức ngành tòa án nhân dân thì lãnh đạo các cơ quan tòa án,
các đơn vị tòa án nhân dân phải không ngừng đổi mới công tác kiểm
tra, đánh giá thẩm phán.
3
Đội ngũ cán bộ, Thẩm phán chưa thực sự ổn định, chuyên
nghiệp; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán tuy đã
được nâng lên một mức nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ
và còn nhiều bất cập, hạn chế về một số mặt như: tri thức về xã hội,
kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế
phục vụ cho hội nhập quốc tế, hành chính nhà nước, kỹ năng thực thi
công vụ, cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại
trong hoạt động công vụ.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ và
quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán
nói riêng tuy đã từng bước được hoàn thiện nhưng cho đến nay vẫn
còn nhiều bất cập.
Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công
chức đã được thực hiện tiêu chuẩn hóa, tuy nhiên vẫn còn chưa đồng
bộ, thực chất là còn mang tính hình thức; việc rà soát, phân loại, đánh
giá cán bộ nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng còn hạn chế;
việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ cũng như đội ngũ Thẩm phán
trong ngành còn chậm.
Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là
tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức mà nhất là Thẩm phán
còn nhiều bất hợp lý, chưa tương xứng với tính chất nghề nghiệp và
chế độ trách nhiệm pháp lý, chưa thực sự có sức hấp dẫn, chưa tạo
được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và
đội ngũ Thẩm phán nói riêng đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện
nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, chưa thu hút được
người tài phục vụ cho cơ quan Tòa án. Song, so với mặt bằng chất
lượng thẩm phán các nước trên thế giới và trong khu vực thì vẫn còn
thấp; so với yêu cầu của Chương trình cải cách tư pháp giai đoạn 2010
– 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 24 Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ngày 4/9/2009 thì chất lượng đội
ngũ thẩm phán của Lào còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định,
chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hoạt động xét xử
trong giai đoạn hiện nay.
4
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng thẩm
phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” làm
đề tài luận án tiến sĩ, trong đó tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa các
vấn đề có tính lý luận và tổng kết những vấn đề thực tiễn ở Lào nhằm
đưa ra được những khuyến nghị, giải pháp cụ thể, khả thi, góp phần
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ngành tòa án nhân dân nước
CHDCND Lào nói chung, thẩm phán tòa án nhân dân Lào nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng
thẩm phán Tòa án nhân dân Lào, Luận án đưa ra các giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên
cứu liên quan đến đề tài, nêu lên những vấn đề đã được nghiên cứu rõ
và Luận án kế thừa, những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng thẩm phán tòa án
nhân dân nói chung và ở Lào nói riêng.
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng thẩm phán tòa án
nhân dân nước CHDCND Lào, từ đó rút ra những hạn chế, yếu kém
và nguyên nhân.
- Đề xuất, khuyến nghị giải pháp nâng cao chất lượng thẩm phán
tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn của chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu chất lượng thẩm phán tòa
án nhân dân từ năm 2006 – 2016.
21
4.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào nhằm đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hoạt động xét xử
Yêu cầu chung của xã hội đối với mọi cá nhân được đặt ra gắn
với việc thực hiện vị trí, vai trò của cá nhân đó trong xã hội. Trong
từng giai đoạn phát triển, mỗi một xã hội bất kỳ đều có những hệ
thống các vị trí và vai trò khác nhau do tác động của yếu tố phân
công lao động xã hội và các đặc thù về kinh tế, lịch sử, văn hóa của
từng quốc gia, từng cộng đồng.
4.1.4. Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào
nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
Trước yêu cầu hội nhập của Lào hiện nay, đòi hỏi thẩm phán và
cán bộ, công chức của tòa án phải am hiểu tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội trong và ngoài nước; nắm vững các quy định của pháp luật
quốc tế để có thể xử lý, giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hội
nhập quốc tế, các quyết định của trọng tài, tòa án nước ngoài.
4.2. QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân phải theo
hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm để họ thực sự chủ động thực
hiện nhiệm vụ; Phải gắn với việc đổi mới nội dung, phương pháp đào
tạo cử nhân luật theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị,
pháp luật, kinh tế, xã hội; Phải nhằm đào tạo đủ số lượng cán bộ tư
pháp; Phải gắn với cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có trình
độ cao, có hiểu biết chuyên môn sâu rộng, có khả năng làm việc tốt,
có đạo đức tốt vào làm việc trong hệ thống tòa án nhân dân các cấp;
Phải gắn với công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ, công chức
ngành tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA
ÁN NHÂN DÂN Ở CHDCND LÀO
4.3.1. Hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức ngành tòa án
Nguyên tắc hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức
ngành tòa án nhân dân
20
Thứ tám, cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức ngành tòa án nhân dân còn
nhiều bất cập.
Thứ chín, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm
việc và bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên của ngành tòa
án nhân dân còn bất cập, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ.
Thứ mười, cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ trong ngành
chậm đổi mới; công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức, cán bộ còn
chưa được chú trọng.
Chương 4
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN
DÂN
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM
PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN
4.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào
nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
Thẩm phán tòa án nhân dân là người trực tiếp thực hiện quyền
lực tư pháp trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước, là một loại
quyền lực đặc biệt. Do đó, luôn có các quy định chặt chẽ về mặt pháp
lý để tuyển chọn, bổ nhiệm, quản lý một đội ngũ thẩm phán đảm bảo
các yêu cầu, định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
CHDCND Lào.
4.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào
nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình cải cách tư pháp giai
đoạn 2010 – 2020 và các giai đoạn tiếp theo
Nhiệm vụ của thẩm phán tòa án nhân dân bao gồm thực hiện
các công việc được giao theo quy định của pháp luật, trực tiếp do
Chánh án giao và đồng thời không được thực hiện các hành vi bị cấm
đối với thẩm phán tòa án nhân dân.
5
- Về không gian: Luận án nghiên cứu chất lượng thẩm phán
tòa án nhân dân trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận
và thực tiễn có liên quan đến chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân
làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng và giải pháp chất
lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước CHDCND Lào trong giai
đoạn hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm
của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào về công chức ngành tòa án nhân dân nói chung, đội
ngũ thẩm phán nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học quản lý công
hiện đại và các lý thuyết về quản lý để xây dựng cơ sở khoa học về chất
lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào và các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích,
tổng hợp;
Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn; Phương pháp điều tra xã
hội học;
Phương pháp so sánh và dự báo;
4.3. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án dựa trên các cơ sở lý thuyết sau đây:
Thứ nhất, lý thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ
máy nhà nước của Chủ nghĩa Mác – Lênin, theo quan điểm của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, các lý thuyết về quản lý nhân sự, đánh giá nhân sự; lý
thuyết quản trị nguồn nhân lực của các trường phái tâm lý – xã hội
6
học của Mc Gregore, Entol Mayor và Maslow; trường phái hiện đại
của Peter Drucker, Chandler, Lewrence.
Thứ ba, các lý thuyết về thiết kế, phân tích, đánh giá công việc
như tổ chức lao động theo khoa học (F.W. Taylor, H. Fayol, Gantt),
lý thuyết chuyên môn hóa công việc của Adam Smith, lý thuyết tâm
lý trong thiết kế công việc của Hackman và Oldham, lý thuyết định
mức thời gian làm việc
4.4.Giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án tiến hành thu thập,
phân tích, xử lý và đánh giá các thông tin nhằm kiểm chứng và kết
luận tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 1: Chất lượng thẩm phán ngành tòa án nhân dân ở
nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay còn khá thấp và chưa
đáp ứng kịp đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước
nói chung và của tổ chức bộ máy nhà nước CHDCND Lào nói riêng.
Giả thuyết 2: Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một yêu cầu cần thiết và
cấp bách. Để nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở
CHDCND Lào cần tiến hành đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện thể
chế, xây dựng đội ngũ thẩm phán, đào tạo, bồi dưỡng đến kiểm tra,
đánh giá và đãi ngộ đối với đội ngũ thẩm phán.
4.5.Câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài xuất phát từ việc cố gắng lý giải các câu
hỏi nghiên cứu liên quan đến chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân
sau đây:
– Đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân có vị trí, vai trò như thế
nào trong bộ máy nhà nước nói chung, trong các cơ quan tòa án nhân
dân nói riêng?
– Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân được thể hiện qua
những tiêu chí nào và có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động công vụ?
– Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào hiện nay (2006 – 2016) được biểu hiện định tính,
19
Hai là, một bộ phận thẩm phán có biểu hiện lệch lạc về phẩm
chất chính trị, thoái hóa về lối sống, đạo đức cách mạng.
Ba là, các kỹ năng thực thi công vụ của thẩm phán tòa án nhân
dân còn chưa đầy đủ.
Bốn là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán
bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ Thẩm
phán nói riêng tuy đã từng bước được hoàn thiện nhưng cho đến nay
vẫn còn nhiều bất cập.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, việc nhận thức quá trình phát triển và khả năng dự
đoán, dự báo còn hạn chế.
Thứ hai, ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường, lối sống
thực dụng, chạy theo đồng tiền khiến cho một bộ phận thẩm phán tòa
án nhân dân thoái hóa về đạo đức, lối sống, tác động trực tiếp lên tư
duy và hành vi của thẩm phán trong từng công vụ, nhiệm vụ cụ thể.
Thứ ba, các trang thiết bị kỹ thuật, các nguồn lực phục vụ công
tác của tòa án nhân dân còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa có khả năng
hỗ trợ quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của thẩm phán tòa án
nhân dân.
Thứ tư, nhận thức của một bộ phận thẩm phán về vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của cơ quan tòa án nhân dân trong cải cách tư
pháp chưa thực sự đúng đắn.
Thứ năm, hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của
tòa án nhân dân và xây dựng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân còn
nhiều bất cập.
Thứ sáu, sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp với nhau, giữa
các cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác còn
chưa chặt chẽ, đồng bộ.
Thứ bảy, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một
bộ phận cán bộ, thẩm phán còn yếu; phong cách làm việc chậm đổi
mới, không chịu rèn luyện, tự phê bình và phê bình.
18
công vụ. Kết quả thực thi công vụ được phản ánh thông qua các số
liệu cụ thể; hiệu quả thực thi công vụ lại được thể hiện ở việc tác
động đến môi trường pháp lý như thế nào ở CHDCND Lào.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN
DÂN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân
3.3.1.1. Ưu điểm
Một là, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của thẩm
phán tòa án nhân dân ngày càng được nâng cao; Hai là, phẩm chất
chính trị, đạo đức được củng cố Ba là, kỹ năng thực thi công vụ ngày
càng cao, thể hiện thông qua việc hoàn thành tốt các công vụ, nhiệm
vụ được giao với tính hiệu quả và thời gian được rút ngắn; Bốn là,
thẩm phán tòa án nhân dân cũng còn được cải thiện, nâng cao dần về
thể chất, gắn liền với quá trình phát triển, cải thiện nòi giống của
quốc gia theo lộ trình của các chương trình quốc gia về sức khỏe cán
bộ, công chức và sức khỏe cộng đồng.
3.3.1.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, công tác đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán có những kết
quả tích cực
Thứ hai, quá trình thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm
tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với thẩm phán.
Thứ ba, quy trình đăng ký, khám và chăm sóc sức khỏe cán bộ,
công chức ngành tòa án nhân dân nói chung sức khỏe thẩm phán nói
riêng được cải thiện về nhiều mặt.
Thứ tư, công tác quản lý thẩm phán và bảo vệ chính trị nội bộ
được đảm bảo thực hiện.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Một là, đội ngũ thẩm phán chưa thực sự ổn định, chuyên
nghiệp; trình độ, năng lực của đội ngũ thẩm phán tuy đã được nâng
lên một mức nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và còn
nhiều bất cập, hạn chế
7
định lượng cụ thể như thế nào và những nguyên nhân nào là cơ bản
của thực trạng chất lượng đó?
– Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào có đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay không?
– Cần làm gì, có thể làm gì để nâng cao chất lượng thẩm phán
tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào?
– Việc nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào được dựa trên những quan điểm nào
của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và cần có những giải pháp tương
ứng nào?
5. Đóng góp của Luận án
5.1. Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên sâu trong khoa
học quản lý công, nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống chất
lượng thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân ở Lào trên bình diện
lý luận trong giai đoạn cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay. Ý
nghĩa lý luận của Luận án thể hiện ở những nội dung sau đây:
- Làm rõ những nội dung, tiêu chí cơ bản về chất lượng thẩm
phán trong hệ thống tòa án nhân dân Lào, củng cố cơ sở lý thuyết cho
việc đánh giá chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân và những vấn đề
có tính lý luận trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán
ngành tòa án nhân dân. Trên cơ sở các khái niệm về thẩm phán tòa án
nhân dân; chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân; những tiêu chí cơ
bản đánh giá chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân; một số kinh
nghiệm về nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án của một số quốc
gia, đưa ra được mối quan hệ cơ bản giữa chất lượng thẩm phán
tòa án nhân dân với hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực
hiện quyền lực tư pháp ở CHDCND Lào hiện nay.
- Phân tích từ góc độ lý luận cách mạng không ngừng của chủ
nghĩa Mác – Lênin, lý luận về quản lý nhà nước để khẳng định tính
tất yếu của việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức ngành tòa án nhân dân nói chung, đội ngũ thẩm phán tòa
án nhân dân nói riêng. Trong đó, chỉ ra những nguyên tắc, yêu cầu cơ
8
bản của nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân;
cũng như ý nghĩa của nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân.
- Phân tích, đánh giá những yếu tố vừa có ảnh hưởng tới chất
lượng thẩm phán tòa án nhân dân, vừa có tác động nhất định trong
thực hiện nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân.
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân trong những giai
đoạn tiếp theo.
5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Với tính cách là một công trình nghiên cứu khoa học quản lý
nhà nước, Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận,
gắn liền với thực tiễn nước CHDCND Lào. Qua đó, quá trình thực
hiện Luận án đưa đến những kết quả có đóng góp cụ thể về thực tiễn:
- Các đề xuất của Luận án là một trong những căn cứ để các cơ
quan có thẩm quyền của CHDCND Lào tham khảo vào quá trình
nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào.
- Luận án là tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu, trong
hoạt động giảng dạy về công vụ, công chức nói chung và các nội
dung liên quan đến hoạt động của tòa án nhân dân, chất lượng thẩm
phán tòa án nhân dân nói riêng ở CHDCND Lào.
6. Kết cấu Luận án
Luận án có bố cục như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh
mục công trình, bài báo đã công bố của tác giả và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung Luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học về chất lượng thẩm phán tòa án
nhân dân
Chương 3: Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
Chương 4: Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng thẩm
phán tòa án nhân dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
17
3.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN
NHÂN DÂN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.2.1. Về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Tính đến tháng 6/2016, toàn ngành tòa án nhân dân Lào có 417
thẩm phán trong tổng số 1.545 cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân
dân, bao gồm: 88 thẩm phán cấp cao, chiếm 21,1%; 275 thẩm phán
trung cấp, chiếm 65,95%; và 54 thẩm phán sơ cấp, chiếm 12,95%. So
với năm 2015, số lượng thẩm phán giảm 04 người, trong đó 01 thẩm
phán cấp cao được điều động thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác
tại Chính phủ, 03 thẩm phán bao gồm 01 thẩm phán trung cấp và 02
thẩm phán sơ cấp bị đình chỉ và xem xét trách nhiệm kỷ luật.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, 100% thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao có bằng cử nhân luật học trở lên, 62,4%
thẩm phán trung cấp có bằng cử nhân luật, 37,6% thẩm phán trung
cấp và 100% thẩm phán sơ cấp có trình độ cao đẳng luật học.
3.2.2. Về kỹ năng thực thi công vụ
Kỹ năng thực thi công vụ của thẩm phán tòa án nhân dân được
chia thành nhiều loại, nhiều kỹ năng cụ thể, gắn với từng hoạt động,
từng loại vụ án, vụ việc cụ thể.
3.2.3. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
Phẩm chất chính trị, đạo đức là một trong những yếu tố rất cơ
bản tạo nên chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân.
3.2.4. Về thể chất
Theo quy định của Luật Tòa án nhân dân, việc tuyển chọn và
bổ nhiệm thẩm phán tòa án nhân dân ở CHDCND Lào được thực
hiện ngày càng chặt chẽ, đảm bảo trình tự thủ tục, trong đó có khâu
kiểm tra sức khỏe, thể chất của người được bổ nhiệm làm thẩm phán
theo quy trình 2 vòng khám.
3.2.5. Về kết quả, hiệu quả thực thi công vụ
Kết quả, hiệu quả thực thi công vụ của thẩm phán tòa án nhân
là nội dung rất khó để đánh giá, bởi thường mang tính định tính, các
thang đánh giá thường khó chính xác. Trong đó, việc đánh giá kết
quả thực thi công vụ có phần dễ hơn so với đánh giá hiệu quả thực thi
16
2.3.4. Kinh nghiệm ở Malaysia
Tiêu chuẩn và thủ tục pháp lý bổ nhiệm thẩm phán; Sử dụng và
đánh giá thẩm phán; Quy định tuổi nghỉ hưu đối với thẩm phán
2.3.5. Những giá trị tham khảo cho Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
2.3.5.1. Xác định tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán khoa học, phù hợp,
hiện đại
2.3.5.2. Tăng tính độc lập của thẩm phán Tòa án nhân dân trong
hoạt động xét xử
2.3.5.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng
thẩm phán
2.3.5.4. Đảm bảo chế độ lương và các chế độ đãi ngộ khác đối với
thẩm phán
Chương 3
CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
3.1. KHÁI QUÁT ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN VÀ NHỮNG YẾU TỐ
CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO
3.1.1. Tổ chức bộ máy tòa án nhân dân
3.1.1.1. Tòa án nhân dân tối cao
3.1.1.2. Tòa án nhân dân cấp miền
3.1.1.3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh
3.1.1.4. Tòa án nhân dân cấp khu vực
3.1.2. Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân các cấp
Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân các cấp theo quy định
của Luật Tòa án nhân dân nước CHDCND Lào năm 1989 (sửa đổi,
bố sung năm 2003 và 2009) cụ thể như sau:
Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp miền;
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; Tòa án nhân dân cấp khu vực
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
– Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (chủ biên), “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001; Lương Trọng Yêm, “Công vụ, công chức”, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Lê Như Thanh, “Cơ sở lý luận
và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức Việt
Nam hiện nay”, Luận án, Hà Nội, 2009; Tô Tử Hạ, “Công chức và
vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay”, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Trong công trình này, tác giả đã
trình bày và phân tích những vấn đề lý luận về công chức và xây
dựng đội ngũ công chức.
– Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (Chủ biên), “Cơ sở
lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Lương Thanh Cường, “Một số
vấn đề lý luận về chế định pháp luật công vụ, công chức”, Nhà xuất
bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011; Nguyễn Trọng Điều, “Về
chế độ công vụ Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2007; Nguyễn Văn Tài, “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ
cán bộ nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;
Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương,“Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân”, 2004.
– Võ Kim Sơn, “Đổi mới tư duy về đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước (2010); Nguyễn Huy Kiệm,
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long”; Bùi Đình Phong, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
cán bộ và công tác cán bộ”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm
2002; Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền,
10
“Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế
giới”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004.
– Hoàng Thị Phi Nga, “Nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm
phán Việt Nam hiện nay”, Luận văn, Hà Nội, 2011; Bùi Thị Kim
Chi, “Một số vấn đề về mô hình nhân cách thẩm phán”, Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, 2005, số 03; Đặng Thị Thanh Nga, “Các phẩm chất
nhân cách cơ bản của thẩm phán”, Tạp chí Luật học, Hà Nội, 2002,
Số 05; Phạm Hồng Thái, “Một số ý kiến về đào tạo, bồi dưỡng thẩm
phán hành chính”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Hà Nội, 2004, số 02;
Nguyễn Thị Hồng Tươi, “Suy nghĩ về những điều thẩm phán phải
làm, thẩm phán được làm, chính sách chế độ đối với thẩm phán”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2002, số 05; Nguyễn Phương Thảo,
“Quy định về tiêu chuẩn và tuyển chọn thẩm phán ở một số nước”.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
– Phện Xạ Vẳn Công Chăn Đi: “Nâng cao chất lượng đội ngũ
lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn, Hà Nội, 2000;
Nylaxay Tayphakhanh: “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ
công chức lãnh đạo cấp huyện ở tỉnh Chăm Pa Sắc nước Cộn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chat_luong_tham_phan_toa_an_nhan_dan_nuoc_co.pdf