Tóm tắt Luận án Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam

Xây dựng, ban hành chính sách kiểm soát thừa cân, béo phì ở HSTH

Thứ nhất, Viện Dinh dưỡng tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng và ban

hành chính sách kiểm soát TCBP tại các trường tiểu học đến năm 2020; Thứ

hai, xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhân viên y tế trường tiểu học với gia đình

học sinh trong việc kiểm soát thực đơn bữa ăn, đồ uống, kiểm soát sự tăng cân;

thực hiện việc tư vấn khẩu phẩn ăn dinh dưỡng cho phụ huynh học sinh; Thứ

ba, khuyến khích các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh những loại hàng

hóa, thực phẩm sử dụng cho trẻ em nghiên cứu, sản xuất và chế biến các loại

thực phẩm ít chất béo, ít đường sử dụng riêng cho đối tượng là HSTH rơi vào

tình trạng TCBP; Thứ tư, Viện Dinh dưỡng, phối hợp với các đơn vị liên quan

nghiên cứu, xây dựng cẩm nang khuyến nghị chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ

em TCBP và phát miễn phí cho phụ huynh học sinh; Thứ năm, xây dựng chính

sách khuyến khích học sinh tăng cường hoạt động thể lực, vì so với điều trị

bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ

phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt; Thứ sáu, tổ chức thực hiện chính

sách giáo dục lao động trong nhà trường; Thứ bảy, xây dựng các chương trình

truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đại chúng về vấn đề TCBP nhằm

làm thay đổi thói quen, suy nghĩ và hành động của các bậc phụ huynh về vóc

dáng, sức khỏe, thể lực của trẻ em; Thứ tám, tổ chức các hoạt động học tập và

vui chơi hợp lý ở trường, tạo điều kiện để trẻ được vui chơi sau những giờ học

căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí tuệ, cải thiện thể lực và tầm vóc con người Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp. 2.2.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhu cầu dinh dưỡng cho HSTH Thông qua việc xây dựng và tổ chức thực thi các chính sách dinh dưỡng cho HSTH, nhà nước sẽ đưa ra những điều kiện cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dinh dưỡng cho HSTH. Việc ban hành các chính sách dinh dưỡng là nhằm tạo các điều kiện và thiết lập môi trường thuận lợi và bình đẳng cho hoạt động của các địa phương, các cơ sở giáo dục tiểu học trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. 2.2.3. Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho gia đình và nhà trường bảo đảm dinh dưỡng cho HSTH Để thực hiện được các mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng dưỡng cho HSTH bên cạnh nguồn lực của nhà nước chúng ta cần phải huy động sự sẻ chia, góp sức của các tổ chức và cá nhân bên ngoài nhà nước. 2.3. Nội dung chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học 2.3.1. Chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho HSTH Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm nhu cầu về năng lượng và nhu cầu về chất: Nhu cầu năng lượng hằng ngày bao gồm nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và nhu cầu năng lượng cần thiết cho những hoạt động của cơ thể. Nhu cầu năng lượng hằng ngày tùy thuộc vào từng người, từng giai đoạn phát triển và tùy theo mức độ lao động của mỗi người. Chính sách bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho HSTH là chính sách của nhà nước, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành nhằm bảo đảm về chế độ dinh dưỡng cho HSTH, giảm thiểu số lượng và tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng, nâng cao thể lực và sức khỏe cho học sinh. Theo đó, chính sách bảo đảm về năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho HSTH bao gồm các chính sách như chính sách sữa học đường, chính sách bữa ăn bán trú học đường. 2.3.2. Chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH Nội dung của chính sách bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng cho HSTH là nhà nước ban hành các quy định pháp luật, các kế hoạch, chương trình quốc gia bắt buộc (hoặc) khuyến khích các cơ quan y tế, cơ quan giáo dục thực hiện việc tổ chức cho học sinh uống các loại vitamin, khoáng chất trực tiếp hàng năm, theo từng giai đoạn, thời điểm, lứa tuổi nhất định. Yêu cầu các cơ quan giáo dục, cơ quan y tế tổ chức thực hiện việc khám sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng định kỳ cho học sinh. 2.3.3. Chính sách về ATTP cho HSTH tại các trường TH bán trú Nội dung của chính sách nhằm xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn 10 theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên cho đối tựong là trẻ nhỏ và HSTH. Thực phẩm là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Việc nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách bảo đảm vệ sinh thực phẩm học đường là một yêu cầu thực tiễn của xã hội. 2.4. Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học Chu trình chính sách dinh dưỡng cho HSTH là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau từ khi vấn đề dinh dưỡng ở HSTH được đưa vào chương trình nghị sự xây dựng chính sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi đánh giá kết quả thực thi chính sách dinh dưỡng cho HSTH. 2.4.1. Thiết lập chương trình nghị sự về chính sách dinh dưỡng cho HSTH Chương trình nghị sự về chính sách dinh dưỡng cho HSTH là một chương trình nghị sự của xã hội để bàn bạc và thảo luận về thực trạng tình hình dinh dưỡng ở trẻ em tiểu học. Thảo luận về những ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ, về những chính sách dinh dưỡng cho HSTH hiện hành, những kết quả đạt được và chưa đạt được của các chính sách đang có hiệu lực. Qua đó, chính phủ và cấp có thẩm quyền lựa chọn, quyết định những vấn đề cốt lõi trong những vấn đề đưa ra để đưa vào chương trình nghị sự chính thức, nghị sự về thể chế nhà nước. 2.4.2. Xây dựng chính chính sách dinh dưỡng cho HSTH - Thứ nhất, xác định được hệ thống mục tiêu của chính sách; - Thứ hai, xây dựng hệ thống giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách; - Thứ ba, cơ chế kiểm soát việc thực thi chính sách; - Thứ tư, những nguồn lực để thực hiện chính sách. 2.4.3. Tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH Thứ nhất, xác lập tổ chức và mô hình bộ máy chị trách nhiệm tổ chức và thực hiện chính sách bao gồm bộ máy chủ quản, và các cơ quan phối hợp và tổ chức thực hiện. Thứ hai, truyền đạt các chính sách dinh dưỡng cho HSTH tới các bên liên quan bao gồm các cơ quan quản lý, các cơ quan tổ chức thực hiện. Thứ ba, triển khai thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH trên những cơ sở nhiệm vụ đã được phân công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH. Thứ tư, triển khai bộ phận giám sát và theo dõi tình hình thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH. Thực hiện chế độ báo cáo và đánh giá định kỳ tình hình thực thi chính sách và tác động của chính sách đến các đối tượng thụ hưởng. Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc thực thi chính sách dinh dưỡng cho HSTH. 2.4.4. Đánh giá chính sách dinh dưỡng cho HSTH Các tiêu chí đánh giá chính sách dinh dưỡng dành cho HSTH: Đánh giá tích hiệu lực của chính sách dinh dưỡng cho HSTH Đánh giá tính hiệu quả chính sách dinh dưỡng cho HSTH; Đánh giá tính hữu dụng của chính sách dinh dưỡng cho HSTH; Đánh giá tính công bằng của chính sách dinh dưỡng cho HSTH; Đánh giá tính đáp ứng yêu cầu của chính sách dinh dưỡng cho HSTH; Đánh giá quá trình xây dựng và tổ chức thực thi chính sách. 11 2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học 2.5.1. Yếu tố chính trị, pháp lý Mọi hoạt động của đời sống xã hội luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nhà nước pháp quyền XHCN, mọi hoạt động quản lý xã hội điều được tiến hành dựa trên các cơ sở pháp luật của nhà nước. Do vậy QLNN đối với chính sách dinh dưỡng quốc gia cũng phải dựa trên các cơ sở Hiến pháp và pháp luật nhà nước. 2.5.2. Hoạt động quản lý, điều hành Theo quy định của pháp luật nước ta, chính phủ là có quan nhà nước có thẩm quyền cao nhất, có vai trò quyết định việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện hoặc tạm dừng, chấm dứt các chính sách nhà nước trong đó có chính sách dinh dưỡng quốc gia. Có thể khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực thi chính sách dinh dưỡng cho HSTH phụ thuộc vào quyết định lựa chọn hay không lựa chọn của chính phủ. Đây là yếu tố có vai trò quyết định sự tồn tại hay không tồn tại một chính sách của nhà nước. 2.5.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán Giữa CSC với KT-XH có mối quan hệ qua lại và tác động ảnh hưởng lẫn nhau, trong mối quan hệ này, kinh tế giữ vai trò quyết định đến việc nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, trong đó có chính sách dinh dưỡng dành cho HSTH. Bên cạnh yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội và phong tục tập quán cũng ảnh hưởng lớn đến chính sách dinh dưỡng cho HSTH. 2.5.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất Cơ sở vật chất để thực hiện các chính sách dinh dưỡng cho HSTH bao gồm hệ thống các máy móc, công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm, dinh dưỡng, các thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo quản, vận chuyển các chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm. Những cơ sở vật chất khác như: thiết bị cho nhà bếp, sinh hoạt của học sinh, khu vực vui chơi, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, thể dục, thể thao của HSTH. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH không thể không đáp ứng những yêu cầu về nguồn lực cơ sở vật chất, nếu thiếu những nguồn lực này, không thể xây dựng và triển khai chính sách trong đời sống thực tiễn. 2.5.5. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cộng tác viên thực hiện chuyên môn Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên có vai trò quan trong trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách quốc gia, họ là cầu nối giữa nhà nước với các đối tượng chịu ảnh hưởng và tác động của chính sách. Mọi chính sách đề có thể triển khai và đi vào cuộc sống đều phải có đội ngũ thực hiện. Mục tiêu và hiệu quả của chính sách phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn dinh dưỡng. 12 2.6. Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2.6.1. Chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở một số nước trên thế giới  Chính sách dinh dưỡng dành cho HSTH ở Nhật Bản  Chính sách dinh dưỡng học đường của Anh  Chính sách về bữa ăn học đường miễn phí tại Thụy Điển 2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và tổ chức thực thi chính sách dinh dưỡng cho HSTH Thứ nhất, xây dựng và ban hành các chính sách bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện bữa ăn học đường, giai đoạn đầu ở các trường tiểu học tại các đô thị lớn, giai đoạn 2 lan rộng trên phạm vi cả nước. Thứ hai, nguồn lực để tổ chức bữa ăn tại các trường tiểu học được lấy từ ngân sách quốc gia, nguồn lực tại địa phương và nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp của gia đình học sinh và từ các tổ chức xã hội. Có chính sách thực hiện bữa ăn miễn phí cho trẻ em thuộc các đối tượng, chính sách. Thứ ba, xây dựng được mạng lưới các cơ quan quản lý bữa ăn học đường tại tất cả các địa phương, đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan y tế, cơ quan giáo dục, và cơ quan nông nghiệp. Thứ tư, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất và chế biến, kinh doanh các thực phẩm sử dụng cho trẻ em lứa tuổi tiểu học. Thứ năm, kiểm soát tốt công tác VSATTP, đặc biệt những loại thực phẩm dành cho trẻ em. Xây dựng các thực đơn bữa ăn học đường có giá trị tham khảo để các cơ sở giáo dục tiểu học tham chiếu và lựa chọn. Không bán các thực phẩm có chứa nhiều đường, ga, tại các căng tin trường học. Thứ sáu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ em lứa tuổi HSTH. Nhất là với các em trong tình trạng SDD nhẹ cân và thấp còi. Thứ bảy, thực hiện tốt các chương trình giám sát dinh dưỡng quốc gia đối với HSTH. Tăng cường cán bộ dinh dưỡng cho các cơ sở giáo dục tiểu học. Tăng cường hoạt động bồi dưỡng kiến thức dinh dưỡng cho cha mẹ học sinh và giáo viên. Thứ tám, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn là trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội. Hàng năm, các cơ quan y tế phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh tại các trường học ít nhất hai lần. Thứ chín, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục về dinh dưỡng đối với trẻ em tiểu học, đặc biệt là các chương trình nhằm khuyến khích các em tham gia vào hoạt động tìm hiểu về thực phẩm và chia sẻ trách nhiệm trong việc chuẩn bị bữa ăn tại trường. Thứ mười, đối với các trường học, phải chuẩn hóa các quy định việc xây dựng các nhà đa chức năng, khu vực vận động, nhà bếp, căng tin cho HSTH, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học. Kết luận chương 2 Trong nội dung chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ những cơ sở khoa học chính sách dinh dưỡng cho HSTH với những nội dung cụ thể sau: - Nghiên cứu và chỉ ra được nội hàm của một hệ thống những khái niệm có liên quan đến luận án như: giáo dục, giáo dục tiểu học, HSTH, quyền, nhiệm vụ và đặc điểm của HSTH. Khái niệm dinh dưỡng và vai trò của dinh 13 dưỡng; chính sách dinh dưỡng, vai trò của chính sách dinh dưỡng và chính sách dinh dưỡng cho HSTH. - Nghiên cứu và chỉ ra được tính cấp thiết của việc xây dựng và ban hành chính sách dinh dưỡng cho HSTH. - Nghiên cứu và làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về chính sách dinh dưỡng cho HSTH bao gồm: hệ thống các khái niệm và lý luận về chính sách dinh dưỡng; nội dung của chính sách dinh dưỡng cho HSTH. - Luận án cũng đã nghiên cứu và làm sáng tỏ những nội dung chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam bao gồm: chính sách bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng; chính sách bổ sung vi chất dinh dưỡng và chính sách về ATTP cho bữa ăn học đường. - Tác giả cũng đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam hiện nay gồm: chính trị pháp lý; công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước; sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ dinh dưỡng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của ba quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, tác giả đã có một số những nhận xét, đánh giá khái quát, qua đó chỉ ra những bài học đối với thực tiễn Việt Nam. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng học sinh tiểu học và dinh dưỡng của HSTH ở Việt Nam 3.1.1. Thực trạng HSTH ở Việt Nam Bảng 3.1: Thống kê về số lượng, tỷ lệ HSTH theo vùng sinh thái đến 30/9/2016 Vùng sinh thái Số học sinh Phần trăm Đồng bằng Sông Hồng 1.716.012 22.03 Trung du và miền núi phía Bắc 1.082.655 13.90 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1.599.175 20.53 Tây Nguyên 588.518 7.55 Đông Nam Bộ 1.281.194 16.47 Đồng bằng sông Cửu Long 1.522.455 19.54 Tổng số 7.790.009 100% Nguồn: Tổng cục Thống kê 3.1.2. Thực trạng dinh dưỡng của HSTH ở Việt Nam Kết quả khảo sát của tác giả trên 460 phụ huynh học sinh ở 7 tỉnh, thành phố và vùng sinh thái về thực trạng tình hình dinh dưỡng ở học sinh tiểu học cho thấy tỷ lệ HSTH bị SDD ở Việt Nam còn khá cao. Kết quả điều tra cho thấy số lượng HSTH bị SDD chiếm tỷ lệ 17,4%. Đáng lưu ý là tình trạng học sinh TCBP đang ngày một tăng cao, tập trung ở các thành phố lớn, kết quả khảo sát cho thấy 19/80 số người được hỏi ở TP. Hồ Chí Minh cho biết con em mình đang ở tình trạng TCBP, chiếm tỷ lệ lên tới 31.7%. Kết quả khảo sát cho thấy, có 28/460 phụ huynh học sinh được hỏi cho rằng con mình bị SDD thể 14 nhẹ cân, chiếm tỷ lệ 6.1%; 6/460 ý kiến cho rằng con mình bị SDD thể thấp còi, chiếm tỷ lệ 1.3%; có 39 ý kiến cho rằng con mình bị TCBP, chiếm tỷ lệ 8.5%. 3.2. Phân tích thực trạng chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam 3.2.1. Thực trạng chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho HSTH 3.2.1.1. Thực trạng chính sách sữa học đường ở Việt Nam Bảng 3.7: Khảo sát về thực trạng uống sữa ở trẻ em tiểu học Mức độ uống sữa của trẻ em tại trường Giáo viên CBYT PHHS Chung N % N % N % N % Thường xuyên 198 42.4 71 31.4 308 67.0 577 50.04 Không được uống 269 57.6 124 54.9 109 23.7 502 43.54 Hiếm khi 0 0 29 12.8 43 9.3 72 6.24 Số phiếu 467 226 460 1153 Nguồn: Tác giả khảo sát thực tiễn năm 2016 Kết quả khảo sát của tác giả tại các địa phương năm 2016 cho thấy có khoảng 50% số ý kiến phỏng vấn được khảo sát khẳng định HSTH được uống sữa thường xuyên, hàng ngày; 43.54% số ý kiến cho biết HSTH không được uống sữa; 6.24% số ý kiến cho biết trẻ em ít được uống sữa hàng ngày. Như vậy, kết quả điều tra cho thấy hiện còn khoảng 50% HSTH không được uống sữa. Tìm hiểu về thực trạng trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các trường chưa thực hiện chính sách sữa học đường, tuy nhiên tập trung vào các nguyên nhân chính (biểu đồ 3.3 ). 3.2.1.2. Thực trạng chính sách bữa ăn của học sinh tại các trường tiểu học bán trú Tìm hiểu về thực trạng tổ chức bữa ăn ở các nhà trường cho thấy có hai hình thức tổ chức chủ yếu: thứ nhất, những nhân viên trong trường trực tiếp xây dựng và tổ chức bữa ăn cho học sinh; thứ hai, đối với các trường còn thiếu về cơ sở vật chất và nhân viên y tế thì đã chủ động phối hợp với các công ty bên ngoài để chuẩn bị bữa ăn bán trú cho các cháu. Kết quả khảo sát 226 cán bộ y tế cho thấy: về yêu cầu đối với đơn vị tổ chức bữa ăn bán trú thì có 48% công ty (tổ chức) cung ứng bữa ăn cho HSTH có cán bộ y tế (nhân viên y tế có kiến thức dinh dưỡng); 34% số đơn vị không bảo đảm yêu cầu này và 17.7% số cán bộ y tế không nắm được con số chính xác. 3.2.2. Thực trạng chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh cho thấy, có 123/460 phụ huynh học sinh khẳng định con mình được bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng, tỷ lệ là 26.7%; 245/460 số ý kiến khẳng định con mình không được bổ sung vitamin và vi chất DD tại trường, tỷ lệ 53.3%; 92/460 phụ huynh học sinh không biết về thông tin con mình có hay không được uống các loại vitamin và vi chất tại trường, tỷ lệ 20.0%. Thực tế khảo sát cho thấy, các trường tiểu học hiện nay mới chỉ trú trọng đến việc bảo đảm vệ sinh và phòng chống các bênh truyền nhiễm cho HSTH, đối với những vấn đề về dinh dưỡng chưa được quan tâm chú ý nhiều. 15 3.2.3. Thực trạng chính sách về ATTP cho HSTH tại các trường tiểu học bán trú Chính sách yêu cầu về ATTP, bếp ăn bán trú cũng được ngành Y tế và ngành Giáo dục ban hành, những chính sách này được quy định tại một số văn bản sau: Thông tư số 03/2000/TTLT BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học quy định: nhà ăn, căng tin phục vụ học sinh, sinh viên thực hiện tốt các yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm.[33] ; Quyết định số 1221/2000/QĐ- BYT [22] ban hành quy định về vệ sinh trường học quy định: Nhà ở, nhà ăn phải có nội quy về trật tự, vệ sinh. Nhà ăn trong khu nội trú phải thực hiện đúng theo Thông tư số 04/1998/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 23/3/1998 hướng dẫn thực hiện quản lý ATTP trong kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống; Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống. Các chính sách trên đã được thể hiện ở một số văn bản chỉ đạo của các cấp, tuy vậy các văn bản này cần được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế, vùng miền, giai đoạn và có sự kiểm tra đánh giá, giám sát thực hiện. 3.3. Đánh giá thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học 3.3.1. Kết quả đạt được Đã xây dựng và ban hành được một số chính sách dinh dưỡng cho HSTH như: chính sách sữa học đường, bữa ăn học đường, chính sách can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ em. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dinh dưỡng đã từng bước làm thay đổi về nhận thức của nhân dân trong thói quen sinh hoạt, ăn uống, nâng cao nhận thức của nhân dân trong nếp sống sinh hoạt ăn uống hợp lý, bảo đảm ATTP, làm giảm bớt những bệnh về đường tiêu hóa. Các chính sách được ban hành khá đầy đủ ở khía cạnh dinh dưỡng cho học sinh nhằm giúp các em ngày càng phát triển toàn diện. Chính sách dinh dưỡng cho đối tượng là HSTH trong những năm gần đây nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ương đến cơ sở, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng đối với trẻ em. Chính sách dinh dưỡng cho học sinh còn nhận được sự quan tâm và tài trợ của các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả khảo sát đối với 226 cán bộ y tế cho thấy có 121 cán bộ y tế đánh giá thực hiện tốt chính sách dinh dưỡng học đường đối với trẻ em tiểu học, chiếm tỷ lệ 53.54%; 84 ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, tỷ lệ 37%; 21 số ý kiến của cán bộ y tế đánh giá chưa thực hiện tốt chính sách dinh dưỡng đối với HSTH, tỷ lệ 9.29%. 3.3.2. Hạn chế Chính sách dinh dưỡng ban hành chưa tập trung cho đối tượng là HSTH, chỉ chủ yếu tập trung cho đối tượng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Chính sách dinh dưỡng có nhiều nhưng chưa đồng bộ, thường được thực hiện theo chiến dịch, giai đoạn, lại được quy định tại rất nhiều các văn bản quy 16 phạm pháp luật khác nhau cho nên rất khó để vận dụng triển khai tại các trường tiểu học. Chính sách ban hành chậm, việc triển khai còn chưa quyết liệt, chưa nhận được sự cam kết và quan tâm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương cho nên hiệu quả chưa cao. Một số chính sách dinh dưỡng đối với HSTH không mang tính bắt buộc, cho nên nhiều địa phương không triển khai thực hiện. Một số chính sách được ban hành nhưng lại không có chủ trương hướng dẫn thực hiện cho nên địa phương, các cơ sở giáo dục tiểu học và các cơ quan y tế lúng túng khi triển khai thực hiện như chính sách kiểm soát TCBP. Một số chính sách dinh dưỡng do chưa có quy định của Trung ương nên các địa phương và các cơ sở giáo dục xây dựng và tổ chức thực hiện mang tính tự phát, thiếu cơ sở khoa học và thiếu tính đồng bộ, thống nhất, gây khó khăn cho công tác kiểm soát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách. Chính sách chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học cũng chưa được quy định cụ thể, đặc biệt là những quy định tiêu chuẩn về nhà vệ sinh, nhà bếp, căng tin, phòng ăn của các cơ sở giáo dục tiểu học. Chính sách xã hội hóa giáo dục cũng chưa được ban hành dưới một văn bản riêng, nên việc xã hội hóa giáo dục còn chưa được tổ chức thực hiện nghiêm túc, thống nhất, công tác quản lý nguồn xã hội hóa giáo dục còn có những bất cập, hạn chế. Tổ chức bữa ăn bán trú còn chưa được quy định cụ thể tại một văn bản riêng phù hợp với môi trường nuôi dạy trẻ em ở nhà trường. Thực đơn bữa ăn chưa được tổ chức khoa học bảo đảm chất dinh dưỡng, đặc biệt là chưa kiểm soát tốt được nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm. Đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng, công tác viên dinh dưỡng mặc dù đáp ứng được đầy đủ về số lượng nhưng chất lượng còn chưa bảo đảm, nhiều người chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng. 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế Thứ nhất, do chúng ta trải qua giai đoạn chiến tranh kéo dài, nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh được đưa lên hàng đầu cho nên chúng ta chưa có điều kiện quan tâm đến các chính sách dinh dưỡng nói chung và chính sách dinh dưỡng cho HSTH nói riêng. Thứ hai, do công tác dinh dưỡng cho HSTH chưa nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, do vậy chậm ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách. Một số những người có vai trò trong việc ban hành chính sách cũng chưa có nhận thức đúng của việc xây dựng và tổ chức chính sách dinh dưỡng cho HSTH, nên chưa quan tâm đến những chính sách dinh dưỡng cho đối tượng này. Thứ ba, việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dinh dưỡng, tiết chế còn chậm, năm 2012 chúng ta mới công nhận dinh dưỡng là một ngành nghề đầy đủ theo quy định nhà nước. Ở các trường tiểu học, do thực hiện chính sách tinh giảm biên chế của nhà nước nên không bổ sung được biên chế cho nhân viên y tế, nhiều người phải làm kiêm nhiệm. Thứ tư, những bất cập, khó khăn về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục tiểu học. Kết quả khảo sát, phỏng vấn ở các địa phương cho thấy, đối với các trường ở nội thành các đô thị lớn thì có những khó khăn về mặt diện tích 17 đất, do số lượng học sinh gia tăng mạnh nhưng diện tích nhà trường không thể mở rộng, do vậy không xây dựng được nhà bếp, phòng ăn cho học sinh; đối với các trường ở miền núi, diện tích đất đai đầy đủ nhưng lại gặp những khó khăn về nguồn tài chính để xây dựng cơ bản. Thứ năm, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, đặc biệt là ở khu vực nông thôn mặc dù xóa được đói nhưng vẫn sống ở mức nghèo, không có điều kiện để đầu tư đầy đủ cho con em mình. Ở khu vực thành thị, các gia đình do bận với công việc nên không tổ chức được bữa ăn sáng của con em mình, vì vậy trẻ em đến trường thường ăn sáng ở khu vực bán hàng ăn sẵn trước cổng trường, chưa bảo đảm dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn. Thứ sáu, nhiều địa phương mặc dù các cấp lãnh đạo rất quan tâm đến đời sống của HSTH nhưng do những khó khăn về mặt ngân sách nên không thể tìm được nguồn tài chính thực hiện các chính sách dinh dưỡng cho HSTH. Thứ bảy, công tác tham mưu của các ban, ngành chức năng còn có những hạn chế nên việc ban hành chính sách chưa được triển khai thực hiện tốt. Việc hướng dẫn tổ chức thực hiện cũng chậm triển khai nên chính sách dinh dưỡng cho HSTH chưa đạt mục tiêu đề ra. Thứ tám, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường tiểu học ít được bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, ATTP trường học, thiếu kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm. Qua phỏng vấn 41 hiệu trưởng các trường tiểu học cho thấy, hầu hết giáo viên tiểu học và nhân viên y tế không được bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng. Thứ chín, việc xây dựng thực đơn và quản lý bữa ăn bán trú chưa có sự tham gia nhiều của phụ huynh học sinh. Thứ mười, chưa tổ chức được hiệp hội quản lý bữa ăn học đường ở trung ương và địa phương, thiếu cơ chế giám sát tham gia của các tổ chức xã hội trong việc quản lý bữa ăn tại trường tiểu học. Kết luận chương 3 Chương 3 luận án, tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Nghiên cứu và khái quát hóa về tình hình HSTH ở Việt Nam gồm quy mô, số lượng; cơ cấu, tổ chức; phân bổ và thành phần học sinh. - Nghiên cứu những tài liệu và dữ liệu thứ cấp, đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chinh_sach_dinh_duong_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.pdf