Tóm tắt Luận án Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc - Phạm Hương Thảo

Hệ thống các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu

vực Tây Bắc

Một là, chính sách định hướng nghề và giới thiệu việc làm đối với lao động

nông thôn

Căn cứ vào "Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường

trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”

theo 07/2006/QĐ-BLĐTBXH. Mỗi tỉnh (thành phố) sẽ ít nhất sở hữu một trường

trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề; mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một

trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho người lao động học nghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo,

người dân tộc thiểu số và vùng nông thôn. Các tỉnh thành phố nói chung, khu vực

Tây Bắc đã được đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề và định hướng

nghề đối với lao động trên địa bàn. Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, việc thực

hiện chính sách định hướng nghề và giới thiệu việc làm ở khu vực nông thôn Tây

Bắc là tương đối khác biết giữa các địa phương.

Hai là, chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn

Cũng giống như chính sách đối với hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

cho lao động nông thôn nói chung, lao động nông thôn Tây Bắc nói riêng,

chính sách đào tạo nghệ của các tỉnh miền núi Tây Bắc được thể hiện thông

qua các quyết định, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, đề án của từng tỉnh được ban

hành dựa trên các chính sách của chính quyền Trung ương. Nhìn chung chính

sách của từng tỉnh hướng đến các mục tiêu chung về nâng cao chất lượng và

hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông

thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tỷ lệ

lao động qua đào tạo và tỷ lệ có việc làm sau khi được đào tạo

Ba là, chính sách tín dụng đối với phát triển nông thôn

Đối với các địa phương trong một quốc gia theo mô hình nhà nước đơn

nhất, việc ban hành chính sách phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho

14

lao động trên địa bàn của chính quyền địa phương thường căn cứ vào các văn

bản nghị quyết, quyết định, thông tư hay chương trình, dự án của chính quyền

trung ương. Đối với 6 tỉnh Tây Bắc, những tỉnh phụ thuộc ngân sách nội dung

của các chính sách được ban hành thường không nằm ngoài những định hướng

chủ đạo trong chính sách của chính quyền trung ương. Thậm chí có khi đó chỉ là

việc triển khai các chính sách của chính quyền trung ương, đặc biệt là các chính

sách liên quan đến tín dụng. Nhìn chung, địa bàn 6 tỉnh miền núi Tây Bắc, chính

quyền địa phương không ban hành một chính sách cụ thể nào về tín dụng để

phát triển khu vực nông thôn mà nó được đưa lồng vào chương trình phát triển

kinh tế xã hội của địa phương.

pdf12 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc - Phạm Hương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Bắc thông qua việc tham gia các chương trình hỗ trợ việc làm mới chỉ dừng lại dưới các góc nhìn khác nhau từ nhà nước, từ bản thân người lao động, từ môi trường phát triển kinh tế xã hội chứ chưa có sự liên kết trong một tổng thể. Thứ ba các nghiên cứu về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn của quốc tế và trong nước hiện nay mặc dù đã chỉ ra được những hệ thống tiêu chí/chỉ tiêu phản ảnh kết quả, tác động của chính sách đến tình trạng việc làm, thu nhập đời sống của lao động nông thôn; tuy nhiên những tiêu chí này còn chưa nhận được sự đồng thuận giữa các học giả, các nhà phân tích Chính vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý khi đưa ra những quyết định điều chỉnh chính sách. 8 Thứ tư, mặc dù đã có những nghiên cứu về phân tích nhu cầu về lao động (Cörvers and Hensen, 2004; Lê Đông Phương, 2010; Trần Thị Phương Nam, 2014), nhu cầu về đào tạo nghề (Christofides, 2006; Cục Việc làm, 2011). Tuy nhiên việc phân tích nhu cầu về lao động và nhu cầu về đào tạo nghề đối với người lao động nông thôn khu vực Tây Bắc còn tương đối bỏ ngỏ. Thứ năm, mặc dù những nghiên cứu trước đây cũng đề cập đến vấn đề này tuy nhiên, nghiên cứu điển hình ở khu vực nông thôn Tây Bắc là chưa từng thực hiện. Nghiên cứu này do đó đi vào xem xét đánh giá các yếu tố hợp phần của chính sách hỗ trợ việc làm ảnh hưởng như thế nào đến thực trạng việc làm của người lao động nông thôn Tây Bắc; tình trạng thu nhập của lao động nông thôn Tây Bắc biến động ra sao từ kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ việc làm của Trung ương và của tỉnh. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Một là, việc làm, thu nhập của lao động nông thôn và các nội dung của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Lao động nông thôn là những đối tượng người từ 15 tuổi trở lên, có khả năng tham gia vào thị trường lao động ở khu vực nông thôn, miền núi dưới các hình thức tự làm việc, tự tạo việc làm hoặc làm việc dưới sử quản lý của các chủ sử dụng lao động theo hình thức có hợp đồng lao động hoặc không có hợp đồng lao động nhưng đều được trả thù lao lao động. Thu nhập của lao động nông thôn là thu nhập là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động trong gia đình, cho tích lũy tái sản xuất nếu có. Thu nhập của lao động nông thôn phụ thuộc vào kết quả của cá hoạt động sản xuất mà hộ thực hiện. Thu nhập của lao động nông thôn từ các nguồn nội sinh và ngoại sinh Hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn là việc chính quyền trung ương, chính quyền địa phương thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm giúp Lao động nông thôn gia tăng thời gian làm việc, cải thiện thu nhập, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhân, gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển địa phương. Chính vì vậy chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn được hiểu là tổng thể các quan điểm, giải pháp, công cụ mà chính quyền trung ương, chính quyền địa phương thực hiện nhằm hỗ trợ lao động nông thôn cải thiện được tình trạng việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần vào quá trình phát triển 9 kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Mục tiêu của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn hướng đến các khía cạnh sau: (i) Thứ nhất, sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn lực lao động nông thôn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; tránh lãng phí nguồn lực trong quá trình phát triển. (ii) Thứ hai, giải quyết tốt việc làm lao động phi nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Chủ thể ban hành của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn trước hết là chính quyền trung ương với các văn bản quy pháp pháp luật về việc làm hỗ trợ việc làm do chính phủ trực tiếp ban hành hoặc các nghị định thông tư hướng dẫn của các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ. Trên cơ sở các chính sách được ban hành của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương sẽ ban hành các chính sách cụ thể, đặc thù gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn. Chủ thể ban hành của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn từng tỉnh do đó là chủ tịch hoặc người được chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh trao quyền phục trách giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn. Cũng như chính quyền trung ương, việc tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, các phòng ban chức năng trực thuộc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội khác cũng tham gia đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách, giúp người ban hành chính sách có được chính sách tối ưu. Tham gia vào quá tình thực thi chính sách, là các cá nhân tổ chức được xác định từ chính sách được ban hành bao gồm các phòng ban chức năng trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, các ngân hàng chính sách, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. Nguyên tắc của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn là những quan điểm chỉ đạo hành vi mà chủ thể ban hành chính sách xác định khi hoạch định các phương thức được hoặc không được trong triển khai chính sách. Những nguyên tắc đó được xác định trên cơ sở nhận thức yêu cầu của các quy luật khách quan chi phối quá trình chính sách và các mục tiêu chính sách. Các phân hệ của chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn bao gồm (i) Chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; (ii) Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn; (iii). Chính sách tín dụng Hai là, đánh giá chính sách hỗ trợ việc làm đến biến đổi thu nhập nội sinh và đời sống của lao động nông thôn Thứ nhất, đánh giá tác động từ kết quả thực thi các chính sách bộ phận đến biến đổi tình trạng việc làm của lao động nông thôn: Biến đổi về tình trạng việc làm trên địa 10 bàn: sự biến đổi ở đây bao gồm cả sự biến đổi về cơ cấu việc làm, thời gian làm việc cũng như hình thức tham gia thị trường lao động; hay trình độ của người lao động Thứ hai, tác động từ tình trạng việc làm đến thu nhập nội sinh của lao động Thứ ba, đánh giá tác động từ biến đổi thu nhập đến điều kiện sống của lao động nông thôn Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn việc đánh giá này được thực hiện trên các tiêu chí: (i) thứ nhất, nhận thức của đối tượng ban hành, thực thi và thụ hưởng chính sách hướng nghiệp và giới thiệu việc làm đối với lao động nông thôn được đánh giá thông qua các tiêu chí phản ánh mức độ hữu ích từ việc thụ hưởng chính sách; (ii) Thứ hai, nhận thức của đối tượng ban hành, thực thi và thụ hưởng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn được đánh giá thông qua các tiêu chí phản ánh mức độ ích lợi mà chính sách đem đến cho họ; (iii) thứ ba, nhận thức của đối tượng ban hành, thực thi và thụ hưởng chính sách tín dụng phát triển nông thôn được đánh giá thông qua các tiêu chí phản ánh mức độ hưởng lợi mà chính sách đem đến cho họ. Bên cạnh những những đánh giá về nhận thức đối với chính sách hỗ trợ việc làm lao động nông thôn; những hạn chế về nội dung chính sách, về phương thức, biện pháp và nguồn lực thực thi chính sách còn được phân tích thông qua các dữ liệu có liên quan trong mối quan hệ tương hỗ với thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu. Ba là, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Năng lực hoạch định và thực thi chính sách Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và bản thân chính sách Bản thân người lao động Bốn là nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn: của Hàn Quốc, Trung Quốc và một số bài học rút ra cho Việt Nam Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế khung nghiên cứu Trên cơ sở rà soát hệ thống các chính sách được ban hành của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương được thực hiện tại 6 tỉnh Tây Bắc, đề tài tiến hành phân tích thực trạng về việc làm của lao động nông thôn ở khu vực này trên các khía cạnh thời gian làm việc, trình độ của người lao động, ngành 11 nghề và vị thế làm việc của người lao động; Đề tài tập trung đến 3 nhóm vấn đề của đánh giá chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc, bao gồm: đánh giá kết quả thực hiện chính sách và đánh giá tác động của chính sách và đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc. Hình 3.1: Khung nghiên cứu về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc Nội dung chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn  Căn cứ  Mục tiêu  Chủ thể ban hành  Nguyên tắc  Chính sách bộ phận  Hướng nghiệp và giới thiệu việc làm  Đào tạo nghề  Tín dụng Yếu tố ảnh hưởng đến chính sách  Từ năng lực hoạch định và thực thi chính sách  Từ môi trường vĩ mô và bản thân chính sách  Từ bản thân người lao động Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc  Quan điểm xây dựng mô hình hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn đến 2030  Với những người còn tuổi tham gia lao động theo luật định  Với những người hết tuổi tham gia lao động theo luật định  Với những người có tuổi chuẩn bị tham gia lao động theo luật định  Giải pháp hoàn thiện bộ máy hoạch định, thực thi chính sách  Giải pháp đối với các chính sách hợp phần  Giải pháp khác  Khuyến nghị  Xu hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc  Dự báo biến động lao động và tình trạng tham gia ngành kinh tế ở khu vực Tây Bắc trong giai đoạn tới Đánh giá  Kết quả của thực hiện chính sách (đầu ra của chính sách: số cơ sở đào tạo nghề, số việc làm được giới thiệu, số người được tiếp cận tới tín dụng)  Tác động của chính sách (đến tình trạng việc làm, đến biến đổi thu nhập nội sinh; tình trạng nghèo đói, đến điều kiện sống các hộ gia đình khu vực nông thôn Tây Bắc)  Nguyên nhân 12 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách được phân tích tương đối linh động trong đề tài này: (i) Đối với các yếu tố từ môi trường vĩ mô và bản thân chính sách, luận án sử dụng các dữ liệu điều tra sơ cấp thông qua các báo cáo được công bố rộng rãi của Tổng Cục Thống kê, của ủy ban nhân dân 6 tỉnh về tình trạng việc làm, thu nhập, nghèo đói cũng như định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn tới để chỉ ra thực trạng việc làm hiện tại ở khu vực nông thôn Tây Bắc; (ii) Đối với các yếu tố nhóm hoạch định, thực thi cũng như thụ hưởng chính sách, nghiên cứu còn sử dụng các điều tra sơ cấp để đánh giá nhìn nhận của bản thận những đối tượng này đối với nội dung những chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn được triển khai trên địa bàn Tây Bắc. Trên cơ sở dự báo về tình hình biến động lao động và tham gia của lao động vào các ngành kinh tế Tây Bắc trong giai đoạn tới, kết hợp với thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn thuộc khu vực này, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc trong giai đoạn tới. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Rà soát tài liệu, hình thành khung nghiên cứu về chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc. Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp, thông qua báo cáo của UBND 6 tỉnh khu vực Tây Bắc về các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc từ năm 1993 đến nay; Báo cáo về lao động việc làm và đời sống lao động nông thôn Tây Bắc theo báo cáo của Tổng cục Thống kê; Các nghiên cứu về lao động việc làm nông thôn đã công bố từ năm 2010 trở lại đây. Bước 3: Xử lý dữ liệu và tiến hành phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc Tây Bắc theo mục tiêu, chỉ ra điểm đạt được và điểm hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đã nêu. Bước 4: Đưa ra các giải phát hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc Tây Bắc, từ đó rút ra các khuyến nghị để thực hiện các giải pháp giải pháp đối với chính quyền các cấp. 13 Chương 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2011-2018 Hệ thống các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc Một là, chính sách định hướng nghề và giới thiệu việc làm đối với lao động nông thôn Căn cứ vào "Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” theo 07/2006/QĐ-BLĐTBXH. Mỗi tỉnh (thành phố) sẽ ít nhất sở hữu một trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề; mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, người dân tộc thiểu số và vùng nông thôn. Các tỉnh thành phố nói chung, khu vực Tây Bắc đã được đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề và định hướng nghề đối với lao động trên địa bàn. Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, việc thực hiện chính sách định hướng nghề và giới thiệu việc làm ở khu vực nông thôn Tây Bắc là tương đối khác biết giữa các địa phương. Hai là, chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn Cũng giống như chính sách đối với hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn nói chung, lao động nông thôn Tây Bắc nói riêng, chính sách đào tạo nghệ của các tỉnh miền núi Tây Bắc được thể hiện thông qua các quyết định, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, đề án của từng tỉnh được ban hành dựa trên các chính sách của chính quyền Trung ương. Nhìn chung chính sách của từng tỉnh hướng đến các mục tiêu chung về nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ có việc làm sau khi được đào tạo Ba là, chính sách tín dụng đối với phát triển nông thôn Đối với các địa phương trong một quốc gia theo mô hình nhà nước đơn nhất, việc ban hành chính sách phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho 14 lao động trên địa bàn của chính quyền địa phương thường căn cứ vào các văn bản nghị quyết, quyết định, thông tư hay chương trình, dự án của chính quyền trung ương. Đối với 6 tỉnh Tây Bắc, những tỉnh phụ thuộc ngân sách nội dung của các chính sách được ban hành thường không nằm ngoài những định hướng chủ đạo trong chính sách của chính quyền trung ương. Thậm chí có khi đó chỉ là việc triển khai các chính sách của chính quyền trung ương, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tín dụng. Nhìn chung, địa bàn 6 tỉnh miền núi Tây Bắc, chính quyền địa phương không ban hành một chính sách cụ thể nào về tín dụng để phát triển khu vực nông thôn mà nó được đưa lồng vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc Trong bảy vùng kinh tế, số lượng và tỷ lệ cơ sở giáo đào tạo nghề đối với lao động ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm cả khu vực Tây Bắc đứng ở vị trí thứ 4/7. Nói cách khác cả khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chưa có đến 90 cơ sở dạy nghề, 6 tỉnh Tây Bắc sở hữu chưa được 3/5 tổng số cơ sở dạy nghề của khu vực này. Hay nói cách khác, số cơ sở dạy nghề ở khu vực Tây Bắc là chưa được 1 huyện một cơ sở dạy nghề Về giới thiệu việc làm, báo cáo của Bộ Lao động thương binh và xã hội trên cổng thông tin điện tử việc làm năm 2019 cho hay, hiện nay Sơn La là tỉnh mà hoạt động giới thiệu việc làm đối với người lao động đạt kết quả tích cực nhất, trong khi đó, Lào Cai lại là tỉnh mà kết quả của hoạt động giới thiệu việc làm đem lại kết quả kém tích cực nhất trong 6 tỉnh khu vực Tây Bắc. Nói cách khác, theo báo cáo thống kê số người được được tuyển thông qua giới thiệu việc làm ở Hoà Bình, Sơn La cao hơn gấp 3 lần số người có được việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm của trên địa bàn tỉnh. Về tình trạng tiếp cận tín dụng, báo cáo của Tổng cục thống kê cho hay, tỷ lệ họ không tiếp cận thành công tới tín dụng khu vực Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước, ngoại trừ các tình Hoà Bình và Lai Châu. Trong khi đó tình trạng không được vay vốn ở Điện Biên lên tới con số gần 50% hộ nộp hồ sơ vay vốn. Tác động từ kết quả thực hiện chính sách đến trình trạng việc làm của lao động nông thôn khu vực Tây Bắc 15 Mặc dù các tỉnh đều ban hành các nghị định, nghị quyết, chỉ thị hay thậm chí là đề án và theo đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh trên địa bàn Tây Bắc, thì các mục tiêu về đào tạo nghề, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều đạt và vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên dù đạt và vượt chỉ tiêu thì trình độ lao động của khu vực nông thôn Tây Bắc đều thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung về trình độ lao động của khu vực nông thôn cả nước. Ở Tây Bắc, tỉnh mà lao động khu vực nông thôn có trình độ, được đào tạo cao nhất cũng chỉ đạt được 1/5 tổng số lao động; còn lại các tỉnh khác ở mức thấp hơn thậm chí còn chưa đạt mức 10% lao động trong độ tuổi đã được đào tạo. Về thời gian làm việc, các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động khu vực nông thôn Tây Bắc trong vòng 3 năm gần đây không tạo ra sự tăng trưởng ổn định về việc làm, khi mà thời gian làm việc của người lao động ở từng tỉnh dao động bất thường qua ba năm bởi các biến động từ điều kiện tự nhiên như sạt lở, lũ quyét hay những bất ổn về kinh tế bởi những giao động về kinh tế vĩ mô mà địa phương phải hứng chịu. Khi xem xét thời gian làm việc, của khu vực Tây Bắc, kết quả phân tích so sánh cho thấy, nếu lao động ở Điện Biên có tỷ lệ làm việc ít hơn 40 giờ trên tuần là nhiều nhất; Sơn La là tỉnh mà tỷ lệ lao động làm việc trên 40 giờ/tuần thuộc vào diện cao nhất. Tuy nhiên là tỉnh mà số chưa qua đào tạo nhiều nhất lại là Lai Châu. Các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Băc đã góp phần làm giảm tỷ trọng của lao động tham gia hoạt động nông nghiệp, tạo điều kiện để người lao động tham gia và các ngành dịch vụ và công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung cả nước, thì tình trạng thì tỷ lệ hộ làm nông nghiệp trên địa bàn Tây bắc cao hơn gần gấp rỡi và thậm chí gần gấp đôi ở năm 2016. Nói cách khác, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, khi mà các tỉnh thành khác, tình trạng đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ với việc triển khai các chính sách kinh tế xã hội, chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động, thì tình trạng gắn bó với nghề nông do hoàn cảnh địa kinh tế vẫn diễn ra phổ biến ở khu vực này. Tác động của chính sách đến biến đổi thu nhập nội sinh của lao động nông thôn khu vực Tây Bắc Kết quả phân tích mô hình hồi quy về sự ảnh hưởng của các biến số kết quả 16 của đào tạo nghề, tiếp cận tín dụng đến thu thập của nhóm lao động không có hợp đồng lao động ở nông thôn khu vực Tây Bắc cho thấy: (1) Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 4 ngành nghề mà người dân nông thôn thuộc khu vực điều tra đang tham gia trong quá trình phát triển xã hội, thì những hộ tham gia hoạt động dịch vụ có mức thu nhập cao nhất, còn hộ thuần nông có mức thu nhập thấp nhất. Nói cách khác, quá trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nếu các gia đình có nguồn thu ngoài nông nghiệp cao hơn thì thu nhập của gia đình sẽ tăng lên và ngược lại (P_value <5%). Nói cách khác, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề thành công để giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ góp phần gia tăng thu nhập của hộ gia đình; Trình độ đào tạo (văn hóa) của chủ hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ (P_value <5%). Hộ có trình độ tối thiểu từ trung học phổ thông trở lên sẽ có được thu nhập cao hơn so với hộ có trình độ tối đa là trung học cơ sở; các hộ được đào tạo nghề sẽ có thu nhập tốt hơn so với các hộ chưa được đào tạo nghề; Được đào tạo nghề, sự khác biệt giữa những người được đào tạo cấp bằng với đào tạo không được cấp bằng khi nhìn nhận ảnh hưởng của quá trình đào tạo đến biến đổi thu nhập của lao động lại không rõ ràng (P_value >5%).. (2) Thực tế là việc vay mượn tiền cho hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong nền kinh tế, kể cả các hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn. Các gia đình nông dân có thể mua thức ăn chăn nuôi và đợi đến khi bán gia súc, gia cầm trong nhà mới trả nợ các chủ hàng bán thức ăn; các hộ ngành nghề cũng có thể nhập hàng và trả tiền cho nhà cung ứng sau khi đã tiêu thụ được sản phẩm... Thêm vào đó, số hộ có kê khai thực hiện hoạt động tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ mẫu điều tra; dữ liệu điều tra cũng cho thấy, những hộ thực hiện hoạt động vay mượn chủ yếu là những hộ ở trong tình trạng kinh tế khó khăn, hoặc có tiến hành mua sắm tài sản hoặc sửa chữa lớn trong gia đình ở trong năm nghiên cứu. Chính vì thế, kết quả hồi quy thể hiện không có sự khác biệt về ảnh hưởng của việc các hộ có tiếp cận với tín dụng hay không đến biến đổi thu nhập của hộ gia đình trong khu Tác động của thu nhập đến tình trạng nghèo đói của lao động nông thôn khu vực Tây Bắc Nói cách khác, các chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn Tây Bắc dù có phát huy được những đóng góp tích cực đối với gia tăng thu nhập cho lao động nông thôn nhưng mức tăng này tương đối bấp bênh, chưa giúp tình 17 trạng giảm nghèo được diễn ra bền vững khi tỷ lệ tái nghèo tương đối cao, đặc biệt trước những cú sốc về kinh tế xã hội. Tại các tỉnh Tây Bắc, trong số 6 tỉnh, có 4 huyện thoát nghèo và chia đều cho Sơn La và Lai Châu. Trong khi ở Lai Châu, tỉnh có 2 huyện đã thoát nghèo và không có thêm huyện nghèo nào được bổ sung theo quyết định mới của Thủ tướng chính phủ; thì ở Sơn La, ngoài hai huyện đã thoát nghèo, còn lại 3 huyện nghèo trên tổng số 5 huyện nghèo theo quyết định 30a, theo quyết định 275 tỉnh lại có thêm một huyện rơi vào tình trạng nghèo cùng với 3 huyện chưa thoát nghèo; Cũng theo Quyết định 275, Hòa Bình đã có thêm một huyện vào danh sách nghèo mặc dù trước đây Hòa Bình là tỉnh Tây Bắc duy nhất không có huyện nghèo. Sự gia tăng không nhiều về thu nhập, tình trạng việc làm chưa biến chuyển rõ rệt về thời gian và loại hình làm việc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng thoát nghèo và bị xếp vào diện nghèo của khu vực Tây Bắc theo Quyết định 275. Tác động đến điều kiện sống của các hộ gia đình trong khu vực nông thôn Tây Bắc Trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, số người tham gia bảo hiểm y tế nhiều nhất là ở Sơn La, còn Lai Châu là tỉnh mà tình trạng tham gia bảo hiểm y tế của người dân ở mức thấp nhất. Tuy nhiên xét về tỷ lệ số người được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trên tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì Lai Châu là tỉnh mà tỷ lệ người được cấp thẻ bảo hiểm y tế là nhiều nhất, trên 80% tổng số người tham gia bảo hiểm y tế là do ngân sách nhà nước chi trả. Trong khi đó, Sơn là là tỉnh mà tỷ lệ người được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí dù ở trên 70% số người tham gia bảo hiểm y tế toàn tỉnh nhưng đây cũng là tỉnh mà tỷ lệ người được cấp thẻ Bảo hiểm y tế trên tổng số tham gia bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất. Ở khu vực Tây Bắc, ngoại trừ Hòa Bình, 5 tỉnh còn lại có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện thấp hơn mức bình quân cả nước. Lào Cai, Yên Bái và Sơn La là những địa phương mà người dân có tỷ lệ dùng điện ngoài lưới điện quốc gia nhiều nhất khu vực; ngược lại Hòa Bình là tình mà số hộ gia đình sử dụng lưới điện khác ngoài lưới điện quốc gia là thấp nhất khu vực. Nhìn chung, với các chính sách hiện hành của, nhóm đối tượng yếu thế không chỉ được nhà nước hỗ trợ cung ứng đường điện tiêu thụ mà còn trợ giá tiêu thụ điện nên, tỷ lệ hộ gia đình khu vực Tây Bắc tiệm cận gần mức Trung bình của cả nước về sử dụng 18 điện. Về tình hình sử dụng nước sinh hoạt, báo cáo thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nông thôn được tiếp cận nước máy ở khu vực Tây Bắc cao nhất cũng chưa được 1/3 so với mặt bằng chung khu vực nông thôn cả nước; thậm chí có tỉnh tỷ lệ lao động nông thôn có khả năng tiếp cận nước máy chiếm chỉ khoảng 10% so với khu vực nông thôn toàn quốc. Như vậy, báo cáo thống kê cho thấy, phần lớn nước phục vụ sinh hoạt của người dân nông thôn Tây Bắc là nước giếng đào. Nói cách khác, vì thu nhập chưa cao, cũng là những tỉnh nghèo nên khả năng cung ứng của chính quyền, cũng như chi trả của hộ gia đình là không cao nên người dân lựa chọn dùng nước giếng đào để phục vụ sinh hoạt. Trong các tỉnh Tây Bắc, khu vực nông thôn có nhà ở kiên cố của các tỉnh Lào Cai, Yên bái lại nhiều hơn mức Trung bình chung cả nước. Mặc dù là những tỉnh nghèo, nhiều hộ gia đình ở trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chinh_sach_ho_tro_viec_lam_doi_voi_lao_dong.pdf
Tài liệu liên quan