Tóm tắt Luận án Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

Theo tổ chức du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), ngành du lịch

ra đời muộn hơn, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hiện nay, nhiều

nước lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho nhiều

ngành khác phát triển theo, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan

đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội. Thực tế cho thấy, sự phát

triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng sau đây:

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, ngành du lịch đang ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của các quốc gia. Chính phủ nhiều quốc gia đã xác định chính sách phát triển du lịch bền vững có vai trò quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế- xã hội, là động lực phát triển của nhiều nước. 1.2. Những vấn đề chung về thực thi chính sách phát triển du lịch 1.2.1. Chính sách công và thực thi chính sách công 1.2.1.1. Những vấn đề chung về chính sách công Trải qua tiến trình của lịch sử nhân loại, những quan tâm đến chính sách công xuất hiện lần đầu tiên gắn liền với sự ra đời của nền dân chủ Hy Lạp, nhưng khoa học chính sách chỉ mới nổi lên từ giữa thế kỷ thứ XIX. “Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. 7 Tóm lại, chính sách công là tập hợp các quyết định quản lý do các chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành để giải quyết các vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. Vai trò của chính sách công: - Chính sách công định hướng cho các chủ thể trong xã hội. - Chính sách công tạo động lực cho các chủ thể trong xã hội. - Chính sách công điều chỉnh các hoạt động trong nền kinh tế thị trường. - Chính sách công phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển. - Chính sách công tạo lập môi trường thích hợp cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. - Chính sách công hỗ trợ các chủ thể vận động phát triển theo định hướng. - Chính sách công làm cơ sở cho sự phối hợp hoạt động của các chủ thể trong xã hội. 1.2.1.2. Thực thi chính sách công Chu trình chính sách công được hiểu là quá trình luân chuyển các bước từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời sống xã hội. Chu trình chính sách công bao gồm 5 bước: Tìm kiếm vấn đề chính sách công; Hoạch định chính sách công; Tổ chức thực thi (thực hiện) chính sách công; Đánh giá chính sách công; Phân tích chính sách công. Thực hiện chính sách công là một khâu trong chu trình chính sách công. Tổ chức thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả. 1.2.2. Thực thi chính sách phát triển du lịch 1.2.2.1.Quan niệm về chính sách phát triển du lịch Từ khái niệm phát triển du lịch và khái niệm chính sách công đã trình bày ở trên, theo tác giả, chính sách phát triển du lịch là hệ thống các chính sách do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Nội dung chính sách phát triển du lịch 8 Thứ nhất, chính sách phát triển sản phẩm du lịch Thứ hai, chính sách phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Thứ ba, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Thứ tư, chính sách phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch: 1.2.2.2. Nội dung thực thi (hay thực hiện) chính sách phát triển du lịch Từ khái niệm thực hiện chính sách công đã trình bày ở trên, theo tác giả, thực hiện chính sách phát triển du lịch là quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn hay thực thi chính sách phát triển du lịch như đã trình bày ở trên bao gồm bảy bước, nếu việc nghiên cứu thực thi chính sách phát triển du lịch cũng chỉ xem xét thuần túy theo các bước đó mà không gắn với nội dung cụ thể của chính sách phát triển du lịch thì sẽ làm mất đi tính cụ thể sinh động của việc thực hiện chính sách. 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển du lịch Quá trình tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu tố tác động, người chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác động tích cực. 1.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật hiện nay của kinh tế thế giới. Và ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế đã là một ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất, lớn nhất và bền vững nhất trên thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế và thịnh vượng của mỗi quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng. 1.2.3.2. Các yếu tố bên trong Sự ổn định chính trị của đất nước, chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của đảng và chính phủ Việt Nam với các nước trên thế 9 giới đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các quốc gia trên quốc tế. Tạo điều kiện thu hút đầu tư vốn và công nghệ nói chung và đầu tư du lịch nói riêng vào Việt Nam tạo điều kiện cho du lịch biển phát triển. 1.2.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch 1.2.4.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển du lịch của các nước a. Xây dựng mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu (Ecomost: european Community Models of SustainableTourism) Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch, 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững đã được tiến hành. b. Xây dựng mô hình du lịch bền vững tại Làng HIGASHI, OKINAWA, Nhật Bản Làng Higashi, thuộc đảo Okianawa, Nhật Bản có diện tích 82 km2, trong đó có 73% diện tích là rừng nhiệt đới. Làng Higashi có dân số 1.900 người; ngành nghề chủ yếu của cư dân địa phương là làm du lịch, nông nghiệp trồng dứa, xoài, màu lương thực 1.2.4.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển du lịch của một số địa phương tại Việt Nam a. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững theo hướng dựa vào cộng đồng ở Hội An, tỉnh Quảng Nam Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và chất lượng dựa trên các giá trị văn hóa và sinh thái hiện có là hướng phát triển ngành kinh tế du lịch ở Hội An trong những năm qua.. b. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng Hải Phòng là thành phố lớn trong tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) của miền Bắc. Với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi nên từ lâu Hải Phòng trở thành thành phố du lịch với khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà... Để phát huy được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, trong chiến lược phát triển, Đảng 10 bộ thành phốđã lãnh đạo, chỉ đạo, đưa du lịch Hải Phòng thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng. 1.2.4.3. Những bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh Từ những mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số quốc gia, đã rút ra một số bài học có thể vận dụng đối với Bắc Ninhnhư sau: - Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các chủ thể liên quan. - Phát triển du lịch bền vững theo hướng cộng đồng. - Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch. - Đào tạo các hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch bền vững. Tiều kết chƣơng 1 Trong Chương 1, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch và thực thi chính sách phát triển du lịch. Từ khái niệm phát triển du lịch, khái niệm chính sách công và khái niệm chính sách phát triển du lịch, theo tác giả, thực thi chính sách phát triển du lịch được hiểu là quá trình đưa chính sách phát triển du lịch vào thực tiễn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển du lịch bền vững tại một số địa phương nhằm tìm ra giá trị tham khảo để tỉnh Bắc Ninh có thể áp dụng trong thời gian tới. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH 2.1.Giới thiệu tiềm năng du lịch và kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Vị trí địa lý Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam với diện tích là 822,7 km2. Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam một phần giáp tỉnh Hưng Yên và một phần giáp Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và Tây giáp Hà Nội. Bắc Ninh có vị trí nằm gần với Thủ đô Hà Nội, đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất của cả nước. Điều này đã tạo điều kiện cho Bắc Ninh cơ hội khai thác thị trường khách du lịch cả nội địa lẫn quốc tế đầy tiềm năng này. 2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Địa hình: Bắc Ninh có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, do nằm ở vùng chuyển tiếp với vùng trung du nên trên địa bàn tỉnh vẫn có diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Địa hình đồng bằng đã hình thành nên những làng quê trù phú, thanh bình mang đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. - Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Thời tiết được chia thành 4 mùa cơ bản hài hòa - Sông ngòi: Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Trên địa bàn tỉnh có 3 sông lớn là sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống. -Thảm thực vật: Là địa phương có diện tích rừng rất nhỏ, chủ yếu là rừng phòng hộ được trồng trên các khu vực đồi núi nên có giá trị không lớn. 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phương hình thành, mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và là trung tâm vùng Kinh Bắc cổ xưa. Đây thực sự trở thành tài nguyên du lịch thế 12 mạnh của tỉnh với hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn hết sức đa dạng và phong phú bậc nhất cả nước. Tiêu biểu cho hệ thống tài nguyên đó phải kể đến: - Các di tích lịch sử văn hóa Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1259 điểm di tích. Trong đó có 428 điểm di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng gồm 191 di tích được công nhận là di tích quốc gia và 237 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh. Đặc biệt trong số hệ thống di tích của tỉnh có 4 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Các làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng cả nước với nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đều có lịch sử phát triển lâu đời. Làng nghề thủ công ở Bắc Ninh thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông lâm sản, ẩm thực, sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ lao động đến các sản phẩm mỹ nghệ, nghệ thuật, các sản phẩm phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, các nghề xây dựng, điêu khắc đình, chùa, đền, miếu - Các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian Bắc Ninh là mảnh đất của thi ca, nơi có những làn điệu dân ca quan họ vang, dền, nền, nảy, đằm thắm mượt mà làm say đắm lòng người. Dân ca quan họ Bắc Ninh là đặc trưng nổi bật, đặc sắc được coi là biểu tượng cho văn hóa tinh thần của vùng quê Kinh Bắc. Cùng với loại hình nghệ thuật tiêu biểu trên, mảnh đất, con người Bắc Ninh còn lưu giữ kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng - Các lễ hội truyền thống Bắc Ninh được coi là xứ sở của lễ hội. Đây là đối tượng du lịch văn hóa tiêu biểu luôn thu hút khách của tỉnh. Lễ hội ở Bắc Ninh được diễn ra quanh năm và tập trung nhất vào mùa xuân. Tính đến nay, trong số khoảng 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh thì có khoảng 40 lễ hội quan trọng, được duy trì hàng năm. - Các tài nguyên du lịch nhân văn khác Đến với Bắc Ninh, du khách sẽ đến với vùng văn hóa ẩm thực đặc trưng với những món ăn, những đặc sản nổi tiếng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ như bánh Phu thê (Từ Sơn), bánh Khúc làng Diềm, Nem Bùi, Đậu phụ Trà Lâm 13 2.1.3. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 2.1.3.1.Hệ thống các cơ quan theo chiều ngang (các sở, ngành liên quan) Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước, rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nước. Du lịch là hoạt động liên ngành, liên lĩnh vực và xã hội hóa cao. Hoạt động du lịch của một tỉnh không chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản mà còn liên quan tới các sở ban ngành khác Tóm lại, hoạt động du lịch chịu tác động rất lớn về nhiều mặt đối với các ngành khác trong xã hội. Quản lý nhà nước về du lịch không chỉ quan tâm tới riêng hoạt động du lịch mà còn phải quan tâm tới những hoạt động quản lý của các bên liên quan và cộng đồng dân cư tại địa phương. 2.1.3.2.Hệ thống các cơ quan quản lý theo chiều dọc Theo Luật Du lịch (Trích Điều 73, 74, 75 trong Luật Du lịch năm 2017) và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch theo chiều dọc từ trung ương đến địa phương gồm có: - Bộ VHTT& DL; - Tổng cục Du lịch; - Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh; - Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh. 2.1.3.3. Cơ quan QLNN trực tiếp về du lịch của tỉnh Bắc Ninh Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh là cơ quan chủ quản phụ trách QLNN và tham mưu ban hành, thực hiện chính sách về Du lịch trên địa bàn tỉnh. Với 9 phòng chuyên môn và 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở. Trong đó trực tiếp thực hiện nhiệm vụ QLNN phát triển du lịch có Phòng Nghiệp vụ du lịch (có 4- 5 biên chế), Trung tâm xúc tiến du lịch (có 12 biên chế). Ở các huyện, thành phố công tác QLNN về du lịch được giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. 2.2. Thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Chính sách phát triển du lịch tại Bắc Ninh 2.2.1.1. Nội dung chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 14 Chính sách phát triển du lịch tại Bắc Ninh được thực hiện theo Quyết định số 151/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó nội dung cơ bản của chính sách phát triển du lịch như sau: a) Quan điểm phát triển du lịch b) Mục tiêu phát triển du lịch c) Các định hướng chủ yếu 2.2.1.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh Những năm đầu tái lập tỉnh, du lịch gặp nhiều khó khăn, cả tỉnh chỉ có hơn 10 cơ sở kinh doanh du lịch (chủ yếu là lưu trú), mỗi năm cũng chỉ có vài chục nghìn khách đến Bắc Ninh tập trung vào những lễ hội lớn. Các điểm, tuyến du lịch rời rạc, chưa hình thành được sự liên kết. Sau 20 năm, Bắc Ninh xây dựng được một hình ảnh nổi bật về du lịch văn hóa tâm linh, du khách luôn ấn tượng với làn điệu Dân ca Quan họ mượt mà, những lễ hội đặc trưng, các làng nghề, trò chơi dân gian đã được vinh danh là di sản thế giới, di sản Quốc gia... 2.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển du lịch Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch. Xúc tiến, quảng bá cần trở thành nội dung quan trọng không thể thiếu đối với địa phương và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch; người dân cũng cần có ý thức tự hào về đất nước, con người và thiên nhiên của địa phương mình. 2.2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Xác định được vai trò cũng như vị trí quan trọng của việc liên kết trong phát triển du lịch. Trong thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí biên bản thỏa thuận Hợp tác phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch đặc biệt là các tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch lớn trong vùng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn... Cùng với các địa phương, Bắc Ninh đã tích cực triển khai liên kết, hợp tác trong công tác QLNN, xúc tiến 15 quảng bá, đầu tư xây dựng sản phẩm mới, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. 2.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch Bắc Ninh đặt ra thì việc đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu không có đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch và phát triển du lịch sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng , kỹ thuật phục vụ du lịch có bước phát triển nhanh chóng. Tỉnh đã quan tâm đầu tư vào các điểm du lịch trọng điểm như Khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương với tổng mức đầu tư trên 500 tỉ đồng, các khu di tích quan trọng khác cũng luôn được cấp ngân sách tu bổ định kỳ bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh. Công tác xúc tiến thu hút đầu tư được đẩy mạnh. 2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của du lịch trên thị trương khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch, Nhà nước ta cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch. So với một số điểm du lịch khác ở nước ta, du lịch Bắc Ninh có nhiều tiềm năng về tài nguyên nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Bắc Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp. 2.2.6. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực thi chính sách Công tác kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch luôn được duy trì thường xuyên có sự phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương trong đó lực lượng lòng cốt là thanh tra Sở VHTT&DL nhằm phát hiện kịp thời các vi phạm trong quá trình thực thi chính sách, đồng thời chấn chỉnh, xử lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật và xây 16 dựng môi trường du lịch của tỉnh được văn minh, từng bước làm hài lòng du khách. Nhận thức rõ được vai trò của việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh hàng năm đều chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành rà soát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó tiến hành đánh giá hiệu quả, những tác động của các chính sách phát triển du lịch của tỉnh để từ đó có những điều chỉnh, thay đổi nhằm phát triển du lịch bền vững, tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. 2.3. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong thực hiện chính sách về phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Những kết quả đạt được Trong thời gian qua, với sự phấn đấu của chính quyền và nhân dân trong tỉnh, công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển. Một là, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước được chú trọng Hai là, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện. Ba là, công tác sắp xếp đổi mới tổ chức bộ máy QLNN đối với du lịch được thực hiện đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với du lịch. Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch được tăng cường đã tạo điều kện nâng cao kiến thức về du lịch. Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra đối với du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường Sáu là, công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. 2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được 17 Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới hoàn thành 25/27 chỉ tiêu. Đặc biệt, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình “Nâng cao chất lượng du lịch”, góp phần phát triển mạnh du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực thực hiện quản lý dịch vụ du lịch văn hóa dân gian, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị... 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho người dân và nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư địa phương. Hai là, việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành du lịch từng lúc còn chậm, nội dung chưa sát với thực tiễn. Ba là, công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa theo kịp được yêu cầu của sự phát triển do bối cảnh đã có nhiều thay đổi. Bốn là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ nguồn nhân lực cho du lịch còn hạn chế. Năm là, công tác đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Sáu là, công tác tổ chức bộ máy quản lý các khu, điểm du lịch chưa có sự thống nhất còn chồng chéo. Bảy là, công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao. Tám là, công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác trong du lịch vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan - Hoạt động du lịch nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng nhìn chung vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. 18 - Cơ chế chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế còn chưa theo kịp với sự phát triển, chưa đồng bộ, thiếu sự thông thoáng. b. Nguyên nhân chủ quan - Một số cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác QLNN đối với du lịch trên địa bàn. - Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn đơn giản chưa đánh vào nhận thức của người dân. - Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật cho du lịch còn thấp. - Bộ máy QLNN về du lịch liên tục có sự thay đổi theo thời gian do sự sát nhập, chia tách các đơn vị nên thiếu tính ổn định - Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch chưa bài bản và mang tính hệ thống. - Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống thông tin du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. - Phạm vi thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong du lịch chưa được xác định rõ ràng. Tiểu kết chƣơng 2 Trong chương 2, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau: Một là, nêu lên được các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn sẵn có để thấy được tiềm năng phát triển du lịch nói chung cũng như phát triển du lịch bền vững nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hai là, Thực tiễn phát triển du lịch và tình hình triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó làm rõ thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, luận văn đã chỉ ra được kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đạt được, đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ những phân tích trên, luận văn lấy đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp ở Chương 3. 19 CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH 3.1.Định hƣớng phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh Theo tổ chức du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), ngành du lịch ra đời muộn hơn, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hiện nay, nhiều nước lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho nhiều ngành khác phát triển theo, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội. Thực tế cho thấy, sự phát triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng sau đây: Một là, du lịch thế giới đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hai là, có sự thay đổi hướng đi của khách du lịch quốc tế Ba là, cơ cấu chỉ tiêu của khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Bốn là, việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay 3.2. Quan điểm thực hiện chính sác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_phat_trien_du_lich_tai_tinh_bac_ninh.pdf
Tài liệu liên quan