Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, năm 2015, diện tích, năng suất, sản
lượng và xuất khẩu của toàn ngành chè sẽ bị giảm đáng kể, một trong
các nguyên nhân đến từ khó khăn của thị trường nên việc đầu tư của
doanh nghiệp và nông dân giảm xuống; yêu cầu về chất lượng chè của
thị trường trong nước cũng có xu hướng tăng lên, sự đa dạng trong nhu
cầu về chủng loại, chất lượng và mẫu mã sản phẩm chè của thị trường
trong nước cũng mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp sản
xuất, chế biến chè đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và
gia tăng giá trị sản phẩm; nhu cầu về sản phẩm chè của thị trường trong
nước trong nửa đầu năm 2020 cũng có xu hướng giảm xuống và cách
thức kinh doanh, thương mại chè cũng cần thay đổi cho phù hợp với
hoàn cảnh và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất
giải pháp nhằm tăng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong chuỗi.
Một số ít nghiên cứu có đề cập đến những giải pháp của chính phủ hoặc
cơ quản lý nhà nước cấp tỉnh có thể can thiệp vào chuỗi nhằm góp phần
phát triển chuỗi giá trị toàn cầu và đề xuất những giải pháp phát triển
CGT của ngành nông nghiệp. Mặc dù các giải pháp được đưa ra đã góp
phần thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nhưng còn rời rạc, chưa gắn kết để
có thể hình thành một chiến lược phát triển CGT ngành nông nghiệp một
cách tổng thể và hiệu quả.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị
ngành chè
1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành
chè tiếp cận theo phương pháp Filière
Điển hình trong phương pháp tiếp cận này là Sheikh Mohammed
Rafiul Huquem (2014), trong nghiên cứu của mình về chuỗi giá trị ngành
chè ở các nước đang phát triển và các vấn đề liên quan, từ đó đưa ra các
giải pháp trong bối cảnh kinh tế và điều kiện kinh doanh của các nước
phát triển. Tác giả Ngô Thị Hương Giang (2010) trong nghiên cứu với đề
tài “Chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên - những tồn tại và khuyến
nghị” đã phân tích chuỗi cung ứng chè Thái Nguyên, chỉ ra những tồn tại
7
và đề xuất những giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên
thông qua việc đề cao vài trò của các hiệp hội, của Ủy ban nhân dân Tỉnh
Thái Nguyên trong việc tham gia vào chuỗi giá trị chè từ đó góp phần
nâng cao giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên. Cho tới nay, việc sử dụng
phương pháp chuỗi trong phân tích CGT ngành chè chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển ngành chè ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung. Với bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng giữa
các quốc gia như hiện nay, đòi hỏi việc phân tích CGT ngành chè không
chỉ đơn thuần là các khâu trong chuỗi cung ứng trong một vùng, địa
phương mà hướng tới phải phân tích CGT gắn với sự chuyên môn hóa
quốc tế đối với sản phẩm chè.
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị
ngành chè tiếp cận theo phương pháp lợi thế cạnh tranh
Theo quan điểm lợi thế cạnh tranh, tác giả Ariyawardana (2003)
thực hiện nghiên cứu các nhà sản xuất chè ở Srilanka, kiểm tra các lợi
thế cạnh tranh mà liên quan đến năng suất của người trồng chè.
Nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng chè và từ
đó ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm chè là các nhân tố thuộc về quản trị
hoạt động của người trồng chè, từ đó đề xuất những giải pháp về quản
trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nghười trồng chè ở Srilanka.
Báo cáo của Agrrifood consulting international (2013) đã chỉ ra rằng,
chuỗi giá trị chè của Việt Nam có 2 kênh chính, kênh thứ nhất là người
trồng chè (nhà nông) và các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu liên
kết với nhau. Martin Odoch (2008) đã đưa ra một số giải pháp nhằm
cải thiện chất lượng lá chè tại nước cộng hòa Uganda nhằm cung ứng
cho CGT thương mại trong đó khẳng định vai trò của các nhà trung
gian sản xuất chè, nhấn mạnh chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Charles Kirimi Mbui (2016) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị
chiến lược đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu tại Kenya.
Nghiên cứu của Tsalwa S. Grace and Theuri Fridah (2016) về các nhân
tố ảnh hưởng đến GTGT chè trong chuỗi giá trị chè tại Kenya, bao
gồm: cầu và loại thị trường, chính sách của chính phủ, quyết định
chiến lược, kỹ năng lao động.
1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị
ngành chè theo phương pháp giá trị toàn cầu
Hiện nay, các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu đối với sản
phẩm chè được các tác giả thực hiện tương đối nhiều với mục đích
nghiên cứu rất đa dạng. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất cho
rằng, chuỗi giá trị chè thường có 4 khâu: (1) trồng chè (sản xuất):
thường liên quan đến người nông dân tự trồng chè, trồng chè gia công
8
cho doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè. Mỗi
chủ thể khác nhau trong khâu trồng chè sẽ có những hành vi khác nhau
khi tham gia vào CGT chè; (2) chế biến chè: Thường liên quan tới hộ
gia đình hoặc doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi từ chè tươi thành
các loại chè thương phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường; (3) thương
mại chè (bán buôn, bán lẻ nội địa hoặc xuất khẩu): Chủ yếu liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại hoặc
hộ gia đình tự tìm nguồn cầu chè và đáp ứng.
1.3. Định hướng nghiên cứu của luận án
- Làm rõ khái niệm và mô rả CGT chè được tiếp cận từ góc độ
CGT toàn cầu kết hợp quan điểm lợi thế cạnh tranh của Michael Porter;
- Xác định và đánh giá định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển CGT chè, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các nhân tố là
chính sách kinh tế và tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp;
- Đề xuất hệ thống giải pháp về chính sách kinh tế và tạo lập môi
trường kinh doanh cho DN nhằm phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An, từ
đó góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ
2.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành chè
2.1.1. Đặc điểm của ngành chè
Đặc điểm về quy trình sản xuất
Đặc điểm về sản phẩm chè
Đặc điểm về đầu tư
Đặc điểm về nguồn nhân lực
2.1.2. Khái niệm và các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị ngành chè
2.1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành chè
Chuỗi giá trị ngành chè được phát triển trên cơ sở kế thừa khái
niệm về CGT của các tác giả Michael Porter và CGT toàn cầu của
Kaplinsky. Theo Kaplinsky (2000): “Chuỗi giá trị nói đến một loạt các
hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ lúc còn là
khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân
phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vất bỏ sau khi đã sử dụng. Một
chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt
động để tạo ra tối đa giá trị lợi nhuận trong chuỗi”.
2.1.2.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành chè
9
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 2.1: Chuỗi giá trị ngành chè
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành chè
2.1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan: kinh nghiệm trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh chè của các tác nhân, công nghệ, kỹ thuật, nguồn
vốn của các tác nhân, trình độ của các tác nhân
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành chè
2.1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan: kinh nghiệm trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh chè của các tác nhân, công nghệ, kỹ thuật, nguồn
vốn của các tác nhân, trình độ của các tác nhân
2.1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan: môi trường thể chế, mức độ
tiếp nhận của người tiêu dùng đối với thương hiệu chè, quy mô kinh
doanh và trình độ phát triển của những ngành phụ trợ
2.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị
ngành chè
Biến phụ thuộc trong mô hình được xác định là khả năng tăng giá
trị sản phẩm chè (GT), được đánh giá qua 4 chỉ tiêu bộ phận: (1) Khả
năng tăng giá bán của sản phẩm chè tới người tiêu dùng; (2) Khả năng
tăng doanh thu và lợi nhuận của DN; (3) Khả năng đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng cuối cùng; (4) Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng trực tiếp. Biến độc lập bao gồm: (1) Khả năng đáp ứng của chất
lượng yếu tố đầu vào của tác nhân (KN); (2) Mức độ hiệu quả của chính
sách kinh tế (CS); (3) Mức độ liên kết giữa các tác nhân (LK); (4) Mức
độ thuận lợi từ môi trường kinh doanh (MT).
Mối quan hệ giữa các biến có thể được mô tả thông qua mô hình
hồi quy tuyến tính như sau:
GT = β0 + β1.KN + β2.CS + β3.LK + β4.MT (2.1)
2.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị ngành chè của một
số nước trên thế giới và Việt Nam
Trồng chè Chế biến Bán lẻ Tiêu dùng
Xuất khẩu
Bán lẻ Bán buôn
10
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị ngành chè của một
số nước trên thế giới
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị ngành chè của một
số tỉnh trong nước
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển chuỗi giá trị chè
Nghệ An
Tăng cường khả năng tham gia của các tác nhân trong CGT
Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất chè
đáp ứng các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu
Tăng cường vai trò của các chính sách của Chính phủ
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ
TỈNH NGHỆ AN
3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nghệ An
3.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội của Tỉnh
Tỉnh Nghệ An có vị trí ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, phía Bắc
tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào. Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối
giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển,
kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Năm 2019, Nghệ An có
mức dân số là 3.157.100 người, tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) của
tỉnh năm 2019 đạt 115.676 tỉ đồng tổng sản phẩm quốc nội bình quân
đầu người đạt 36,64 triệu đồng, tốc độ tăng GRDP đạt 8,77%.
3.1.2. Kết quả sản xuất và kinh doanh chè của tỉnh Nghệ An
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh chè của tỉnh Nghệ An giai đoạn
2015 - 2019
TT Chỉ tiêu
Năm Bình
quân 2015 2016 2017 2018 2019
1 Diện tích trồng, ha 7940 9440 9470 10200 10700 9550
2 Diện tích thu hoạch, ha 7000 7500 8000 8400 10000 8180
3 Sản lượng, tấn 84000 89000 104000 117000 130000 104800
4 Năng suất, tạ/ha 120 120 130 130 130 126
5 Tốc độ phát triển liên hoàn
6 Diện tích trồng, % 100 118,89 100,32 107,71 104,90 107,74
7 Diện tích thu hoạch, % 100 107,14 106,67 105.00 119,05 109,33
8 Sản lượng, % 100 105,95 116,85 112,50 111,11 111,54
Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông,
lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm
11
Tính đến năm 2019, diện tích thu hoạch chè của toàn tỉnh trong
năm 2019 là 10.000 ha với tốc độ tăng bình quân là 9,33%/năm. Năng
suất chè của tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2019 không có biến động nhiều,
đạt từ 120 - 230 tạ/ha. Năng suất chè của Nghệ An cao hơn so với mức
trung bình của cả nước (cả nước năm 2019 là 125,9 tạ/ha) và so với các
tỉnh trồng chè trong cả nước, năng suất chè Nghệ An chỉ thấp hơn 2 tỉnh
trồng chè nhiều nhất cả nước là Lâm Đồng và Thái Nguyên.
3.2. Thực trạng chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An
3.2.1. Mô tả chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An
* Trồng và chăm sóc chè
Trong giai đoạn 2015 - 2019, chè được trồng chủ yếu trên địa bàn
2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn. Tốc độ tăng sản lượng bình quân
trong giai đoạn 2015 - 2019 là 11,53%/năm. Địa phương có sản lượng
chè của 2 huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh cũng có tỷ trọng lớn nhất,
đạt 62,1% và 23,5% sản lượng chè toàn tỉnh tương ứng ở huyện Thanh
Chương và huyện Anh Sơn.
Nhằm nâng cao năng suất và sản lượng chè, Tỉnh đã đầu tư
nghiên cứu, ứng dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với
điều kiện tự nhiên của Tỉnh. Năm 2014, UBND tỉnh ban hành Quyết
định số 87/2014/QĐ- UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014 về hỗ trợ sản
xuất chè như sau: Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan, mật độ
3.300 bầu/ha; Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao với
mức 400 đồng/bầu, mật độ 1.600 cây/ha; Hỗ trợ chi phí trồng mới, làm
đất chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan với mức
5.000.000 đồng/ha đối với các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương
Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương và
mức 2.000.000 đồng đối với các huyện còn lại.
* Chế biến chè
Toàn tỉnh hiện nay có 86 cơ sở chế biến với tổng công suất thiết kế
871 tấn chè búp/ngày, với nhu cầu cần lượng nguyên liệu chế biến là
120.000 tấn/năm (thời gian chế biến dự kiến là 230 ngày/năm), trong đó
chế biến của các doanh nghiệp có năng lực về công nghệ, thiết bị chiếm
328 tấn búp tươi/ngày. Trong các doanh nghiệp này, trang bị máy móc thiết
bị tương đối đồng bộ, một số dây chuyền chế biến có công nghệ hiện đại,
chất lượng sản phẩm sản xuất ra được thị trường trong nước và quốc tế
chấp nhận.
Về cơ sở chế biến chè, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 4 cơ sở chế
biến chè với công suất thiết kế lớn, được tổ chức với hình thức công ty
THHH và sử dụng các dây chuyền chế biến công nghiệp hiện đại. Ngoài
ra, có 2 cơ sở chế biến nhỏ là Tổng đội Thanh niên xung phong 8 và
12
Tổng đội Thanh niên xung phong 10 tham gia chế biến chè xanh với
công suất thiết kế đạt 1 tấn búp tươi/ngày. Tham gia vào hoạt động chế
biến chè xanh còn có 75 cơ sở chế biến nhỏ lẻ, chủ yếu được tổ chức
dưới hình thức hộ kinh doanh với công suất thiết kế trung bình của 1 cơ
sở là 7 tấn búp tươi/ngày.
Tổng hợp công suất theo thiết kế hiện nay của Công ty là 262 tấn
búp chè tươi/ngày, với thời gian chế biến dự kiến là 230 ngày/năm, công
suất tính theo năm của công ty sẽ là 60.260 tấn chè búp tươi/năm. Với
công suất chế biến này, Công ty có khả năng cung cấp ra thị trường
12.000 tấn chè khô/năm với kết cấu sản phẩm chè CTC chiếm 45%; chè
xanh chiếm 55%.
Số liệu về sản lượng chè thương phẩm và giá trị sản xuất chè của
Tỉnh Nghệ Anh trong giai đoạn 2015 - 2019 được thống kê trong Bảng 3.4
Bảng 3.2: Sản lượng và giá trị sản xuất sản phẩm chè
giai đoạn 2015 - 2019
Chỉ tiêu
Năm
Bình
quân
2015 2016 2017 2018 2019
Sản lượng chè sản xuất,
nghìn tấn
16,8 17,8 20,8 23,4 26,0 20,96
Giá trị sản xuất, tỷ đồng 3326,4 3933,8 4950,4 6201 9308 5543,92
Chỉ số liên hoàn, %
Sản lượng sản xuất 100 105,95 116,85 112,50 111,11 111,54
Giá trị sản xuất 100 118,26 125,84 125,26 150,10 129,34
Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu
nông, lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm
Qua số liệu trong Bảng 3.4 cho thấy: sản lượng chè thương phẩm
và giá trị sản xuất tính đến giai đoạn chế biến chè của Tỉnh có xu hướng
tăng đều trong giai đoạn 2015 - 2019. Tốc độ tăng bình quân về sản
lượng chè thương phẩm đạt 11,54%/ năm trong khi tốc độ tăng bình
quân về giá trị sản xuất đạt 29,34% trong giai đoạn 2015 - 2019 cho
thấy bên cạnh việc mở rộng diện tích, nâng công suất chế biến chè, các
cơ sở chế biến chè trong tỉnh còn có thực hiện nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng khối lượng chè phục vụ xuất khẩu. Kết quả cho thấy, giá trị
sản xuất chè có xu hướng tăng cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng về
sản lượng chè.
* Thương mại chè
13
Hiện nay, sản phẩm chè của tỉnh Nghệ An được tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu sang các nước với thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Tỉnh
bao gồm: Pakitstan, Nga, Ba Lan, Trung Quốc và Phần Lan,. Thị trường
Pakitstan là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt
Nam nói chung và chè Nghệ An nói riêng với hai loại sản phẩm chủ yếu là
chè xanh và chè đen. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất
khẩu lớn của Tỉnh với các chủng loại chè chủ yếu là chè chè ướp hoa, chè ô
long. Chè tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu là chè búp các loại với
đoạn thị trường bình dân nhằm phục vụ nhu cầu của người lao động tại các
tỉnh lân cận. Giá chè trên thị trường nội địa tương đối thấp hơn so với giá
chè trên thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, do chè được sản xuất bởi các hộ
gia đình nhỏ lẻ chưa đảm bảo chất lượng so với nhu cầu của thị trường xuất
khẩu nên thị trường nội địa cũng là một trong những ưu tiên của Tỉnh nhằm
tận dụng tối đa công suất của các cơ sở chế biến chè này.
Sản lượng và giá trị xuất khẩu chè của Tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn 2015 - 2019 được thống kê trong Bảng 3.5.
Bảng 3.3: Sản lượng và trị giá chè xuất khẩu của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông,
lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm
Qua số liệu trong Bảng 3.5 cho thấy, sản lượng chè xuất khẩu
hàng năm của Nghệ An trung bình từ 6,38 nghìn tấn, chiếm từ 28,35%
- 33,43% tổng sản lượng chè của tỉnh. Sản lượng chè xuất khẩu phụ
thuộc vào nhu cầu thị trường. Năm 2015, sản lượng chè xuất khẩu của
Tỉnh đạt 5,25 nghìn tấn với doanh thu từ xuất khẩu đạt kim ngạch
xuất khẩu đạt 5,2626 triệu USD; năm 2019 sản lượng chè xuất khẩu
đạt 7,37 nghìn tấn, doanh thu từ xuất khẩu chè đạt kim ngạch xuất
khẩu đạt 13,45 triệu USD.
Chỉ tiêu
Năm Bình
quân 2015 2016 2017 2018 2019
Sản lượng xuất
khẩu (nghìn tấn)
5,37 5,95 6,38 6,82 7,37 6,38
Giá trị xuất
khẩu (nghìn
USD)
6605,1 8627,5 10176,1 11150,7 12713,3 9854,5
Tỷ lệ sản lượng
XK/SLSX, %
31,96 33,43 30,67 29,15 28,35 30,43
Tốc độ phát triển liên hoàn, %
Sản lượng xuất
khẩu (nghìn tấn)
100 110,80 107,23 106,90 108,06 108,24
Giá trị xuất
khẩu (USD)
100 130,62 117,95 109,58 114,01 117,79
14
3.2.2. Thực trạng giá trị của các khâu trong chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị chè của Nghệ An rất đơn giản, các tác nhân tham gia
không nhiều, giá trị gia tăng khi đi qua các tác nhân không lớn. Tác nhân
chi phối chuỗi giá trị lớn nhất là tác nhân chế biến và đây cũng là tác nhân
hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi giá trị chè.
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu giá trị của các khâu trong chuỗi giá trị ngành chè
Khâu
Trồng và
chăm sóc
Chế biến
Thương mại
bán buôn
Thương
mại bán lẻ
Sản lượng, nghìn tấn 122,78 26 17,87 26
Chi phí bình quân, nghìn
đồng/tấn
2,94 183,84 279,19 276,96
Doanh thu bình quân, triệu
đồng/tấn
23,36 245,12 308,5 325,84
Lợi nhuận bình quân, triệu
đồng/tấn
8,64 61,28 29,31 48,88
Giá trị gia tăng, triệu
đồng/tấn
116,78 128,34 63,38 17,34
Tỷ trọng giá trị gia tăng, % 35,84 39,39 19,45 5,32
Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông,
lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm
Qua số liệu trong Bảng 3.6 cho thấy, trong năm 2019 sản lượng
chè tiêu thụ của nghệ An là 26 nghìn tấn, được tiêu thụ qua 2 kênh: bán
buôn và bán lẻ với tỷ trọng tương ứng là 68,73% và 31,27% tổng sản
lượng tiêu thụ của Tỉnh. Đối với ngành chè tỉnh Nghệ An hiện nay,
đóng góp chủ yếu vào chuỗi giá trị là khâu trồng, chăm sóc chè và khâu
chế biến chè. Khâu trồng và chăm sóc chè chiếm 35,84% trong giá trị
sản phẩm chè với thành phần chủ yếu là tiền lương của người lao động
và tiền đầu tư ban đầu cho cây chè. Khâu chế biến chiếm 39,39% giá trị
gia tăng với bộ phận giá trị chủ yếu là khấu hao tài sản cố định do đầu
tư dây chuyền chế biến, các khoản chi phí liên quan đến nghiên cứu phát
triển sản phẩm...
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá
trị chè tỉnh Nghệ An
3.3.1. Mức độ đáp ứng yêu cầu đối với các yếu tố đầu vào
Các tác nhân đáp ứng tương đối tốt về chất lượng các yếu tố đầu
vào như giống, phân bón đối với các tác nhân trồng chè và chè nguyên
liệu đối với tác nhân thực hiện chế biến chè với mức điểm đạt 3,85/5
cho thấy một trong những yếu tố góp phần nâng cao CGT ngành chè
tỉnh Nghệ An là việc nhận thức được vai trò của yếu tố đầu vào. Khả
15
năng đáp ứng về khoa học kỹ thuật cũng được đánh giá tốt với mức
điểm trung bình 3,78/5.
Biểu đồ 3.1: Mức độ đáp ứng yêu cầu đối với các yếu tố đầu vào
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát theo SPSS 20.0
3.3.2. Mức độ hiệu quả của các chính sách của tỉnh
Các ý kiến được hỏi đều đánh giá cao sự khoa học và hợp lý của
các chính sách phát triển nông nghiệp nói riêng và chính sách phát triển
kinh tế của Tỉnh nói chung với mức điểm đánh giá là 3,53/5.
Biểu đồ 3.2: Mức độ hiệu quả của các chính sách
Nguồn: kết quả phân tích số liệu khảo sát theo SPSS 20.0
Trong giai đoạn 2015 - 2019 Tỉnh đang thực hiện các chính sách
đối với cây chè như sau:
- Hỗ trợ 80% giá trị quyết toán đối với công trình thủy lợi đầu
mối, kênh mương, bê tông. Đối với các hộ trồng chè khi đầu tư công
trình tưới nước nhỏ, tưới chống hạn cho chè được hỗ trợ 40% giá máy
móc, thiết bị.
3.00 3.20 3.40 3.60 3.80 4.00
Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất
Mức độ đáp ứng yêu cầu về đất
Mức độ đáp ứng yêu cầu về vốn
Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất
Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ
3.85
3.78
3.37
3.55
3.68
3.00 3.10 3.20 3.30 3.40 3.50 3.60
Mức độ khoa học và hợp lý của
Sự hỗ trợ cho DN từ phía các cơ
Mức độ ổn định của chính sách
Mức độ hiệu quả trong triển
3.53
3.43
3.41
3.20
3.19
3.24
16
- Đối với các hộ trồng chè là công nhân trong các công ty nông
nghiệp sẽ được vay tiền trả chậm để mua giống, vật tư phân bón, tưới
chống hạn.
- Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan, mật độ 3.300
bầu/ha; Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao với mức 400
đồng/bầu, mật độ 1.600 cây/ha; Hỗ trợ chi phí trồng mới, làm đất chè
LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan với mức 5.000.000
đồng/ha đối với các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái
định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương và mức 2.000.000
đồng đối với các huyện còn lại.
- Quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm
2020; Quy hoạch chế biến nông lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đến năm 2020 đã đề ra những mục tiêu những con số cụ thể về quy hoạch
vùng chè nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến. Đây là văn bản quan
trọng trong sử dụng hiệu quả quỹ đất, từng bước mở rộng diện tích, nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển chè bền vững.
3.3.3. Mức độ liên kết giữa các tác nhân
Yếu tố được đánh giá cao khi thiết lập mối liên kết giữa các tác
nhân là nhận thức về mức độ quan trọng của việc ký kết hợp đồng giữa
các tác nhân và sự ổn định trong quan hệ kinh tế với các đối tác. Điều
này sẽ góp phần tạo ra sự ổn định và an toàn trong quá trình kinh doanh
của các tác nhân.
Biểu đồ 3.3: Mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát theo SPSS 20.0
Số lượng cơ sở chế biến chè tăng nhanh, không gắn liền với vùng
nguyên liệu. Các cơ sở chế biến gia đình sẵn sàng mua nguyên liệu với
bất kì chất lượng nào khiến người dân không muốn cố gắng sản xuất với
chất lượng sản phẩm tốt hơn nên chất lượng sản phẩm ngày càng giảm,
thu nhập người nông dân đi xuống, khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế thấp.
3.40 3.45 3.50 3.55 3.60 3.65
Mức độ ổn định về quan hệ
Mức độ ổn định về quan hệ
Mức độ quan trọng trong việc
Mức độ đa dạng về các đối tác
Trách nhiệm của DN trong việc
3.61
3.57
3.64
3.50
3.57
17
Trong các chuỗi giá trị chè trên, chuỗi liên kết của doanh nghiệp
tư nhân với hộ nông dân khá hiệu quả, chất lượng chè chế biến được
đảm bảo và số lượng tiêu thụ tương đối ổn định. Tuy nhiên, liên kết giữa
các doanh nghiệp tư nhân với các hộ nông dân trong chuỗi giá trị này
còn khá lỏng lẻo. Khi được mùa, doanh nghiệp tư nhân có thể ép giá,
nhưng khi thiếu hàng lại xảy ra trường hợp người nông dân bán nơi
khác giá cao hơn. Lợi ích của doanh nghiệp trong chuỗi này không phải
lúc nào cũng song hành với nông dân, thậm chí, nhiều khi còn ngược
lại, không tạo nên động lực cao kích thích phát triển.
3.3.4. Mức độ hiệu quả của môi trường kinh doanh
Kết quả khảo sát cho thấy các tác nhân đánh giá cao vai trò thuận
lợi của hệ thống thông tin liên quan đến việc phát triển CGT ngành chè
tỉnh nghệ An. Sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng đang tạo điều kiện
cho việc phát triển CGT ngành chè. Tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng,
trong thời gian vừa qua, các DN chưa nhận được sự thuận lợi từ phía
các chính sách, hiệp hội hay các tố chức tài chính.
Ngoài ra, vai trò của các hiệp hội trong việc hỗ trợ thông tin cho
các tác nhân và liên kết giữa các tác nhân trong CGT chưa được thực
hiện tốt, phần nào đã hạn chế khả năng phát triển CGT ngành chè tỉnh
Nghệ An. Các tác nhân trong chuỗi đều có nhu cầu vay vốn, đặc biệt là
các hộ chế biến chè. Qua điều tra, cho thấy số vốn bình quân của các hộ
trồng chè không nhiều, trung bình từ 40 - 50 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn
chủ yếu là vốn tự có của hộ gia đình. Khoảng 49,3% số hộ vay vốn từ
ngân hàng. Số lượng các hộ vay vốn không nhiều, do hiện nay phần lớn
các vườn chè đã đi vào khai thác, nên nhu cầu đầu tư vốn không nhiều.
Biểu đồ 3.4: Mức độ hiệu quả của môi trường kinh doanh
Nguồn: kết quả phân tích số liệu khảo sát theo SPSS 20.0
Hiện nay, đối với các hộ, thủ tục vay vốn không gặp khó khăn
nhiều so với điều kiện vay vốn. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội,
muốn vay vốn thì hộ gia đình phải là hộ nghèo và phải có tổ chức, đoàn
3.00 3.10 3.20 3.30 3.40 3.50 3.60
Sự phát triển của hệ thống logistic ngành
Sự hỗ trợ cho DN từ phía các tổ chức tài
Sự hỗ trợ cho DN từ phía các hiệp hội
Sự phát triển về khoa học, kỹ thuật
Sự thuận lợi về hệ thống thông tin liên quan
Mức độ cạnh tranh trên thị trường chè
3.22
3.27
3.19
3.56
3.48
3.51
18
thể bảo lãnh. Thông thường các ngân hàng sẽ xét duyệt cho vay vốn đối
với các hộ có thời gian trả vốn nhanh và phương án kinh doanh hiệu
quả. Vì vậy, nhiều hộ khó vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh chè
do không đáp ứng điều kiện.
3.3.5. Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
chuỗi giá trị chè tỉnh nghệ An
Bảng 3.7. Kết quả phân tích hồi quy bội
Coefficients
a
Model
Unstandardized
Coefficien
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chuoi_gia_tri_nganh_che_tinh_nghe_an.pdf