Chương 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà.
TCTSĐ bao gồm một tập hợp các CT dưới sự chi phối của CT mẹ mang
tên là TCTSĐ trực thuộc Bộ Xây dựng. TCTSĐ ngày nay là thành quả phát
triển hơn 50 năm, trải qua ba giai đoạn có tính đặc thù: (1) Giai đoạn trước
khi có Tập đoàn Sông Đà, (2) Giai đoạn Tập đoàn Sông Đà, (3) Giai đoạn
giải thể Tập đoàn Sông Đà, hình thành trở lại TCT Sông Đà.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh hiện nay của Tổng công tySông Đà.
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Tổng công ty Sông Đà.
Hiện nay TCTSĐ hoạt động theo mô hình CT mẹ - CT con. CT mẹ là
CTTNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong TCT
có 24 CT con, 16 CT liên kết. Bộ máy quản lý của CT mẹ gồm có HĐTV, Ban
TGĐ, văn phòng và các ban giúp việc cho HĐTV và Ban TGĐ.
TCTSĐ được tổ chức theo mô hình tập trung các chức năng quản lý chung về
CT mẹ, kết hợp với phân công chuyên môn hóa theo lĩnh vực và địa bàn SXKD
cho các CT con. Sự phân công như vậy có một số hạn chế như: Quá nhiều đầu mối,
các CT cấp II, cấp III có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, phân tán nguồn lực.
phối hợp giữa các CT con gặp khó khăn, phân tầng phức tạp.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho DN
trong nước, qua đó giữ thế chủ động và độc lập của Nhà nước trong quản lý
nền kinh tế.
Vị trí và tầm quan trọng của các TCT nhà nước còn được thể hiện ở
chỗ: các TCT Nhà nước là những đơn vị có quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế
mạnh, đóng góp lớn cho NSNN và GDP. TCT nhà nước còn là đối tác chính
trong liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. TCT nhà nước là
chủ thể hỗ trợ Nhà nước đầu tư và phát triển những ngành, lĩnh vực kinh
doanh đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, tỷ suất lợi nhuận thấp, mức
độ rủi ro cao mà các DN thuộc các thành phần kinh tế khác không muốn và
không có khả năng đầu tư.
*Vai trò chính trị, xã hội của TCT nhà nước.
Các TCT nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ
mang tính xã hội, chính trị.
2.2. CƠ CHẾQUẢN LÝ TÀI CHÍNHỞCÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
2.2.1. Khái quát về hoạt động tài chính của tổng công ty nhà nước
Hoạt động tài chính của bất kỳ một DN nào cũng gồm ba công đoạn chính
là huy động vốn, sử dụng vốn và phân phối thành quả hoạt động. Xét riêng CT
8
mẹ trong TCT nhà nước thì hoạt động tài chính còn bao hàm đầu tư của CT mẹ
vào CT con, CT liên kết và tham gia phân phối lợi nhuận tại các CT này.
2.2.2. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính ở các tổng công ty nhà nước.
CCQLTC đối với TCT nhà nước là tổng thể các phương pháp, công
cụ và phương tiện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành được
các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và giới quản trị CT mẹ vận
dụng để quản lý các hoạt động tài chính của TCT nhằm thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao.
Nếu xét về chủ thể quản lý, CCQLTC ở TCT nhà nước bao gồm ba
phân hệ: CCQLTC của chủ sở hữu nhà nước đối với CT mẹ thông qua các cơ
quan đại diện sở hữu nhà nước; CCQLTC của CT mẹ đối với CT con và cơ
chế quản lý tài chính nội bộ CT mẹ.
Nếu xét về nội dung quản lý, CCQLTC ở TCT nhà nước bao gồm bốn
bộ phận: cơ chế quản lý huy động vốn; cơ chế quản lý sử dụng vốn; cơ chế
quản lý phân phối lợi nhuận, cơ chế giám sát nội bộ.
Nếu xét về hình thức và phương pháp mà chủ thể quản lý sử dụng để tác
động vào hoạt động tài chính của TCT có thể thấy, CCQLTC sử dụng các
phương pháp, công cụ quản lý vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phiếu, huy động
vốn góp), quản lý vốn vay, quản lý tài sản hình thành từ vốn của DN; quản lý
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đầu tư
2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc vận hành cơ chế quản lý tài chính ở tổng công
ty nhà nước.
2.2.2.1. Mục tiêu vận hành cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty
nhà nước.
*Mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước: (1) hoàn thành các nhiệm vụ nhà
nước giao cho DN, (2) bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào DN,
(3) nộp NSNN.
*Mục tiêu của giới quản lý TCT: (1) huy động đủ vốn cho hoạt động
SXKD, (2) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong SXKD, (3) tăng tỷ suất lợi
nhuận chung của TCT
2.2.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính ở tổng công ty nhà nước.
Đối với các CT nhà nước thì quản lý tài chính phải đảm bảo các nguyên
tắc: (1)Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, (2) Nguyên tắc giá trị thời
gian của tiền, (3) Nguyên tắc chi trả, (4) Nguyên tắc sinh lợi, (5) Nguyên tắc
thị trường, (6) Nguyên tắc gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của chủ
sở hữu, (7) Nguyên tắc tuân thủ chế độ, chính sách của nhà nước, (8)Đảm bảo
công khai, minh bạch.
9
2.2.3. Các bộ phận cấu thành của cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty
nhà nước.
2.2.3.1. Cơ chế quản lý tài chính từ các cơ quan đại diện chủ sở hữu
nhà nước đến tổng công ty nhà nước.
Gồm các cơ chế sau: Cơ chế quản lý đầu tư vốn; Cơ chế quản lý sử
dụng vốn; Cơ chế quản lý phân phối thu nhập; Cơ chế giám sát.
* Bộ máy thực thi cơ chế quản lý tài chính của chủ sở hữu nhà nước
Về mặt lý thuyết, có nhiều mô hình thực thi CCQLTC của cơ quan đại
diện sở hữu nhà nước tại các TCT nhà nước. Có thể khái quát thành ba mô
hình sau đây:
+ Mô hình DN kinh doanh vốn nhà nước
+ Mô hình quản lý song trùng
+ Mô hình cơ quan điều tiết độc lập
2.2.3.2. Cơ chế quản lý tài chính ở cấp tổng công ty nhà nước.
Gồm các cơ chế: Cơ chế quản lý huy động vốn; Cơ chế quản lý sử
dụng vốn (gồm: (1) Cơ chế quản lý đầu tư, (2) Cơ chế quản lý tài sản của
công ty mẹ, (3) Cơ chế quản lý nợ); Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của CT mẹ (gồm: (1) Quản lý doanh thu, (2) Quản lý chi phí, (3) Quản
lý lợi nhuận); Cơ chế kiểm soát nội bộ ở CT mẹ; Bộ máy quản lý tài chính ở
ở CT mẹ, bộ máy quản lý tài chính ở CT mẹ bao gồm HĐTV, TGĐ, bộ phận
quản lý tài chính của CT mẹ.
2.2.3.3. Cơ chế quản lý tài chính của công ty mẹ đối với công ty
thành viên
Bao gồm các cơ chế: Quản lý của CT mẹ đối với CT con do CT mẹ nắm
giữ 100% vốn điều lệ; Quản lý của CT mẹ đối với phần vốn góp của CT mẹ
vào CTCP, CTTNHH hai thành viên trở lên; Cơ chế quản lý NĐD phần vốn
nhà nước tại CT con.
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty
nhà nước.
2.2.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô.
Một là, khung khổ thể chế pháp luật chế định hành vi của DN
Hai là biến động của thị trường ngành cũng như biến động của nền
kinh tế quốc gia và quốc tế.
Ba là sự thay đổi mục tiêu, chính sách điều hành kinh tế của nhà nước
Bốn là, trình độ phát triển của thị trường tài chính trong nước
Năm là đối thủ cạnh tranh
2.2.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về tổng công ty nhà nước.
Một là, đặc thù của từng TCT
Hai là, năng lực tài chính của TCT nhà nước
10
Ba là tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý TCT nhà nước
2.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CỦA MỘT SỐ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA
CHO TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
Luận án phân tích kinh nghiệm thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp của Trung Quốc; Kinh nghiệm xây dựng và vận hành cơ chế
quản lý tài chính của Temasek Holdings; Kinh nghiệm xây dựng và vận hành
cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam, qua đó rút
ra bảy bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty Sông Đà:
Thứ nhất, Nhà nước cần thiết lập cơ chế phân cấp thực hiện quyền của
chủ sở hữu nhà nước một cách rõ ràng.
Thứ hai, giao quyền tự chủ quyết định các vấn đề liên quan đến SXKD theo
cơ chế thị trường cho CT mẹ TCT.
Thứ ba, nên để lại lợi nhuận cho TCT đầu tư và tạo điều kiện cho TCT
huy động vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu hoạt động SXKD.
Thứ tư, TCT cần quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, các khoản nợ và khoản
phải thu để chủ động trong thanh toán và hạn chế tình trạng phân tán vốn.
Thứ năm, CCQLTC của TCT nên định hướng hoạt động đầu tư cho các
hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn, nhất là chiến lược đầu tư ra ngoài DN.
Thứ sáu, xây dựng chính sách quản lý và sử dụng tài sản trong TCT
hướng đến giao quyền tự chủ cho CT con.
Thứ bảy, thiết lập và kiện toàn hệ thống kiểm soát tài chính.
Chương 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà.
TCTSĐ bao gồm một tập hợp các CT dưới sự chi phối của CT mẹ mang
tên là TCTSĐ trực thuộc Bộ Xây dựng. TCTSĐ ngày nay là thành quả phát
triển hơn 50 năm, trải qua ba giai đoạn có tính đặc thù: (1) Giai đoạn trước
khi có Tập đoàn Sông Đà, (2) Giai đoạn Tập đoàn Sông Đà, (3) Giai đoạn
giải thể Tập đoàn Sông Đà, hình thành trở lại TCT Sông Đà.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh hiện nay của Tổng công ty
Sông Đà.
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Tổng công ty Sông Đà.
Hiện nay TCTSĐ hoạt động theo mô hình CT mẹ - CT con. CT mẹ là
CTTNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong TCT
11
có 24 CT con, 16 CT liên kết. Bộ máy quản lý của CT mẹ gồm có HĐTV, Ban
TGĐ, văn phòng và các ban giúp việc cho HĐTV và Ban TGĐ.
TCTSĐ được tổ chức theo mô hình tập trung các chức năng quản lý chung về
CT mẹ, kết hợp với phân công chuyên môn hóa theo lĩnh vực và địa bàn SXKD
cho các CT con. Sự phân công như vậy có một số hạn chế như: Quá nhiều đầu mối,
các CT cấp II, cấp III có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, phân tán nguồn lực.
phối hợp giữa các CT con gặp khó khăn, phân tầng phức tạp.
3.1.2.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà.
- Tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC
- Đầu tư và sản xuất kinh doanh điện năng theo hình thức BOT, BO;
Hoạt động kinh doanh bất động sản; Sản xuất, kinh doanh sắt, thép, gang.
, TCT còn kinh doanh trong các ngành liên quan như sản xuất, kinh doanh
vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải; vận
tải hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ...
3.1.3. Năng lực kỹ thuật, công nghệ, nhân lực của Tổng công ty Sông Đà.
3.1.3.1. Năng lực kỹ thuật công nghệ của Tổng công ty Sông Đà.
Hiện nay TCTSĐ là đơn vị đứng đầu cả nước về năng lực, thiết bị, máy
móc thi công các công trình thủy điện, công trình ngầm. Nhiều năm qua TCT
đã chú trọng đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo hướng hiện đại. Đặc
biệt TCT đã đi đầu trong áp dụng nhiều công nghệ có chất lượng xây dựng
cao, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Các đơn vị trong TCT có thể cung cấp
tổng năng lực sản xuất rất lớn, đủ sức làm tổng thầu các dự án lớn.
3.1.3.2. Nhân lực của Tổng công ty Sông Đà.
Số lượng lao động bình quân toàn TCT lên tới gần 30 nghìn người. Mặc
dù hai năm gần đây số lao động có xu hướng giảm đi, nhưng năm thấp nhất
TCT vẫn thu hút hơn 27 nghìn lao động. TCT có lực lượng lao động kỹ thuật
đông đảo với hơn 6.000 cán bộ có trình độ đại học trở lên, chiếm hơn 20%
tổng số lao động của TCT; gần 2000 thợ bậc cao, chiếm hơn 6% tổng số lao
động. Những năm gần đây, tỷ lệ lao động có trình độ thấp có xu hướng giảm
(từ mức hơn 62% xuống còn hơn 55%). Tuy nhiên, những năm gần đây TCT
cũng gặp phải một số khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân công nhân, cán
bộ kỹ thuật giỏi
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở
TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
3.2.1. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủ
sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty Sông Đà
*Giai đoạn trước khi thành lập Tập đoàn Sông Đà
Thời kỳ này Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản của TCT, Bộ Tài
chính là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về mặt chế độ tài chính chung
đối với TCT. Theo pháp luật của Việt Nam thời kỳ đó, các cơ quan đại diện
chủ sở hữu nhà nước có quyền quản lý tài chính đối với TCTSĐ gồm:
12
- Thủ tưởng Chính phủ thống nhất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu đối với TCTSĐ. Bộ Xây dựng là Bộ chủ quản đối với TCTSĐ có
quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh,
chế độ báo cáo và công khai tài chính của TCTSĐ.
*Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn.
Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với
Tập đoàn Sông Đà. Chính phủ ủy quyền cho HĐTV Tập đoàn Sông Đà là cơ
quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Sông Đà; HĐTV thực hiện
các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Sông Đà và tại
các CT do Tập đoàn Sông Đà đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, thực hiện quyền
chủ sở hữu đối với phần vốn góp của Tập đoàn Sông Đà tại các DN khác.
*Giai đoạn từ kết thúc thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn đến nay.
Sau khi giải tán tập đoàn, TCTSĐ được chính phủ giao lại cho Bộ Xây
dựng. Sau chuyển đổi CCQLTC của TCTSD chỉ có sự thay đổi chút ít, đó là:
thay vì HĐTV trình trực tiếp các vấn đề của mình cho Thủ tướng thì giờ đây
trình cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Mặc dù thế, việc tổ chức lại cũng cũng có
ý nghĩa xác định cụ thể hơn cơ quan chủ quản của TCTSĐ. Các vấn đề hậu
tập đoàn không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý nội bộ TCT.
3.2.2. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính nội bộ Tổng
công ty Sông Đà
3.2.2.1. Phân tích thực trạng cơ chế huy động vốn của Tổng công ty
Sông Đà
Vốn điều lệ của TCT là giá trị tài sản được định giá khi thành lập lại.
Theo QĐ 1068/ QĐ-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng, vốn
điều lệ của TCTSĐ là 4.276 tỷ đồng.
Vốn nhà nước trong TCT được hình thành từ nguồn NSNN, vốn TCT
tự tích lũy từ lợi nhuận bổ sung vào vốn của Nhà nước, giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị thương hiệu "Sông Đà" được vốn hóa.
TCT được quyền chủ động sử dụng số vốn Nhà nước giao, các loại vốn
khác, các quỹ do TCT quản lý phục vụ hoạt động SXKD của TCT. Ngoài nguồn
vốn của chủ sở hữu nhà nước, TCTSĐ được quyền huy động vốn của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để SXKD.
Từ năm 2006 đến nay, TCTSĐ đã thực hiện tốt trách nhiệm bảo
toàn và phát triển vốn. Ngoài vốn nhà nước TCT đã tích cực huy động
vôn từ các nguồn khác, nhất là vốn vay, nên quy mô vốn kinh doanh
không ngừng tăng lên. Từ năm 2006 đến 2009, tổng vốn kinh doanh tăng từ
14.077 tỷ đồng lên 35.910 tỷ đồng, gấp 2,5 lần. Hai năm 2010 và 2011 số
vốn kinh doanh tăng nhanh là do hợp vốn của Tập đoàn. Hai năm sau (2012-
2013) vốn kinh doanh giảm nhanh do TCT đã giao lại vốn của 5 TCT trong
13
Tập đoàn cho Bộ Xây dựng. Ngoài ra, hiện tượng giảm vốn kinh doanh còn
do cổ phần hóa một số DN thành viên TCT và Nhà nước thoái vốn ở một số
CT khác.
Tình trạng tài chính của TCTSD sau khi ra khỏi Tập đoàn có sáng sủa hơn.
Tuy nhiên, cơ cấu vốn cho thấy hoạt động đầu tư của TCT không bền vững, sản
xuất có chiều hướng đi xuống. Tỷ lệ nợ trên vốn chưa vượt quá mức quy định
nhưng cũng phản ánh tình trạng huy động vốn chưa tốt.
3.2.2.2. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý sử dụng vốn của Tổng
công ty Sông Đà
Theo quy định, TCT Sông Đà được quyền sử dụng vốn, tài sản để
đầu tư ra ngoài TCT. Việc đầu tư vốn của TCT vào các DN khác phải phù
hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của TCT, không làm ảnh hưởng
đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của TCT được
chủ sở hữu giao và đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển
vốn, tăng thu nhập.
Trong giai đoạn thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn, cơ chế quản lý
đầu tư không có sự khác biệt so với mô hình TCT.
Tuy nhiên, cơ chế sử dụng tài chính khi thực hiện mô hình tập đoàn có điểm
khác là những vấn đề đầu tư lớn, quan trọng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, còn
ở mô hình TCT thì quyền quyết định đó chuyển về Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính.
3.2.2.3. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của Tổng công ty Sông Đà
Doanh thu của TCTSĐ có xu hướng tăng nhưng không đều theo thời
gian. Nếu như tổng doanh thu năm 2006 mới đạt 6.695 tỷ đồng, thì năm 2009
đã tăng lên 13.218 tỷ đồng, gấp gần 2 lần. Tuy nhiên, hai năm gần đây doanh
thu có xu hướng giảm, thậm chí năm 2013 TCT chỉ đạt 6.671 tỷ đồng doanh
thu, thấp hơn năm 2006. Trong khi đó chi phí có xu hướng tăng không cùng
chiều với doanh thu. Năm 2006 chi phí thấp hơn hẳn doanh thu nên TCT có
khoản lợi nhuận trước thuế là 452 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu giảm, chi
phí tăng nên lợi nhuận trước thuế còn có 77,4 tỷ đồng, giảm gần 6 lần so với
năm 2006. Đồng thời, nợ trên vốn chủ sở hữu cũng biến động thất thường.
Năm 2006, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 4,36 lần, năm 2009 giảm xuống
còn 2,94 lần, đến năm 2013 lại có xu hướng tăng lên 4,49 lần, cao hơn cả
năm 2006. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của TCT không ổn định..
Chi phí tài chính tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu qua thời gian
dẫn tới tổng lợi nhuận của TCT giảm đáng kể. Mặt khác, giá cả hầu hết các
loại vật tư, nguyên vật liệu xây dựng trong những năm gần đây có xu hướng
tăng, đẩy giá vốn lên cao, cũng làm giảm lợi nhuận. Hệ số nợ phải trả/vốn
chủ sở hữu của TCT cao so với trung bình quốc tế. Đặc biệt, với thực trạng
dòng tiền không đủ đảm bảo việc mở rộng đầu tư cho thấy, nợ khó đòi của
14
TCT không phải nhỏ. Việc cân đối nguồn vốn để trả nợ do vay vốn đầu tư
một số dự án chậm tiến độ càng đẩy chi phí tài chính lên cao. Hơn thế nữa,
việc hợp nhất thành Tập đoàn đã làm phát sinh chi phí chung dồn về cho CT
mẹ gánh chịu trong khi nguồn thu chung chưa có.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nói riêng và vốn của TCTSĐ nói
chung chưa cao, hoạt động đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng điểm, còn tình
trạng lãng phí trong đầu tư, nhiều đơn vị thành viên trong TCT thua lỗ.
Cơ chế quản lý tài chính của TCT cũng chưa phát huy được thế mạnh
của TCT nhằm khơi thông và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi nội bộ để
phục vụ nhu cầu phát triển của TCT. Quản lý chi phí còn lỏng lẻo.
Mô hình quản lý lợi nhuận trong thời gian thực hiện thí điểm mô
hình tập đoàn có sự khác biệt là, trong trường hợp CT mẹ có số vốn thuộc
vốn chủ sở hữu đầu tư tại CT lớn hơn hoặc bằng mức vốn điều lệ đã được
phê duyệt theo quy định thì chủ sở hữu chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính
có phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển phần lợi nhuận được
chia theo vốn nhà nước đầu tư tại CT về Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN Trung
ương.
Hiện nay, cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế còn tồn tại một số hạn
chế như: mức phân phối lợi nhuận sau thuế chưa thực sự phù hợp với tình
hình kinh doanh của TCT.
Giai đoạn 2006-2013, số tiền các loại quỹ của TCT tăng đều, cụ thể
năm 2006 tổng số quỹ là trên 531 tỉ đồng, năm 2010 là gần 1.900 tỉ đồng,
năm 2013 là gần 1.800 tỉ đồng.
Cơ chế quản lý quỹ của TCT Sông Đà đã có những tác động tích cực:
số lượng các quỹ không ngừng gia tăng, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển
của TCT. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu phát triển thì cần phải tiếp tục có sự
gia tăng các quỹ.
3.2.2.4. Thực trạng cơ chế kiểm soát tài chính
Các quan hệ tài chính trong TCT dựa trên nguyên tắc công khai và báo
cáo đầy đủ. TCT chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt
động của các CT thành viên. TCT đã tăng cường tổ chức thực hiện kiểm tra,
kiểm soát tại các CT thành viên một cách đầy đủ, kịp thời. TCT tiến hành
kiểm tra, giám sát thông qua kế hoạch tài chính và báo cáo định kỳ.
3.2.3. Phân tích quản lý tài chính của Công ty mẹ đối với các công ty
thành viên
3.2.3.1. Phân tích mô hình quản lý tài chính từ Công ty mẹ đến công ty
thành viên
Các CT con trong TCT được CT mẹ đầu tư vốn, thực hiện quản lý, tổ
chức, hoạt động theo chủ trương, mục tiêu chiến lược chung của TCT. CT
mẹ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính các DN thành viên trực
15
thuộc theo quy định hiện hành của Nhà nước và của TCT. Ngoài ra, CT mẹ
còn quản lý và điều hành gián tiếp thông qua hệ thống các văn bản quản lý
tài chính ban hành trong nội bộ TCT.
CT mẹ phê duyệt quy chế quản lý tài chính của CT TNHH 100% vốn
nhà nước, chỉ đạo trực tiếp HĐTV xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn trung hạn, dài hạn, ngắn hạn. TCT
quản lý và phân cấp cho HĐTV của CT con một số chức năng nhất định.
CT mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông chi phối hoặc thành viên
góp vốn chi phối thông qua NĐD tại CT thành viên do CT mẹ nắm giữ quyền
chi phối. Đối với các CT cổ phần nắm giữ dưới 50% vốn thì cơ chế quản lý tuỳ
theo mức độ góp vốn của CT mẹ.
3.2.3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn của công ty mẹ đối với công
ty thành viên
Giai đoạn trước khi cổ phần hoá các CT con, sau khi được Nhà nước
giao vốn, TCT thực hiện giao vốn thuộc sở hữu nhà nước cho các đơn vị thành
viên theo phương án TGĐ đề nghị và được HĐTV phê duyệt.
Từ năm 2005 thực hiện Quyết định số 2432/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc sắp xếp, cổ phần hóa các DN trực thuộc TCT chuyển sang
cơ chế đầu tư vốn.
Các CT con được chủ động huy động vốn cho hoạt động SXKD. Việc
huy động vốn không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của CT
con. Các CT con được quyền nhượng, bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp, thanh
lý tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của CT con theo nguyên tắc bảo
toàn, phát triển vốn. CT mẹ vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các CT con, CT liên
kết cũng như cho các CT con vay lại với lãi suất nội bộ.
3.2.3.3. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý sử dụng vốn của công ty mẹ
đối với công ty thành viên
Các CT con được sử dụng vốn của mình để đầu tư thành lập các CT
con khác; góp vốn liên doanh, liên kết hình thành các pháp nhân mới; góp
vốn liên doanh, liên kết trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh không
hình thành pháp nhân mới phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc đầu
tư ra ngoài TCT phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh của
CT. Việc quản lý phần vốn góp tại DN khác thông qua NĐD.
3.2.3.4. Phân tích thực trạng quản lý của Công ty mẹ đối với phân phối
lợi nhuận và các quỹ của công ty thành viên
Từ năm 2009 đến nay cơ chế quản lý lợi nhuận được thực hiện theo Nghị
định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ. Theo đó, lợi nhuận thực
hiện sau khi bù đắp các khoản lỗ các năm trước theo quy định của Luật thuế
thu nhập DN và nộp thuế thu nhập DN được phân phối như sau:
16
- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết.
- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi
nhuận trước thuế.
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn
điều lệ thì không trích nữa.
- Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái
đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại TCTSĐ.
Việc phân phối lợi nhuận của các CT con do HĐTV quyết định. TCT phê
duyệt phương án phân phối lợi nhuận. Đối với các CT con hoạt động theo mô
hình CTCP thì do HĐQT xây dựng phương án phân phối lợi nhuận được CT
mẹ chấp thuận và trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Lợi nhuận còn lại sau thuế của CT mẹ và phần lợi nhuận được chia từ liên
doanh, liên kết được bổ sung vào Quỹ đầu tư phát triển của TCT do CT mẹ trực
tiếp quản lý, mức độ cụ thể do HĐTV phê duyệt theo đề nghị của TGĐ.
Cơ chế quản lý các quỹ đối với các CT thành viên đã có tác động tích
cực: quy mô các quỹ không ngừng gia tăng qua các năm, trách nhiệm thực
hiện các quỹ của các CT thành viên đối với TCT ngày càng rõ nét, đặc biệt là
các quỹ đã phát huy tác dụng trong hoatj động của các cồng ty thành viên.
3.3. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY
SÔNG ĐÀ
3.3.1. Những ưu điểm của cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Sông Đà
Một là, cơ chế quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đã được đổi
mới theo hướng thích nghi với cơ chế thị trường, hội nhập.
Hai là, cơ chế quản lý tài chính của TCT đã tạo được khung khổ pháp
lý gắn kết quyền chủ động với trách nhiệm của HĐTV, TGĐ TCT trong việc
huy động và sử dụng vốn hiệu quả.
Ba là, cơ chế quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận ngày càng phù hợp
hơn với cơ chế quản lý mới, tạo được động lực trong hoạt động SXKD.
Bốn là, việc trích lập các quỹ của TCTSĐ trong thời gian qua được
thực hiện công khai, minh bạch.
Năm là, cơ chế quản lý tài chính mở rộng phạm vi tự chủ cần thiết cho
DN thành viên đồng thời vẫn duy trì được sự kiểm soát tập trung của TCT.
Sáu là, công tác quản lý chi tiêu nội bộ ngày càng hoàn thiện hơn, góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của TCT.
Bảy là, công tác kế toán, thống kê, kiểm toán và kế hoạch hoá tài chính
đã có sự thay đổi tích cực theo hướng ngày càng chuẩn hoá, minh bạch.
Tám là, công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện cơ chế
tài chính của TCT được quan tâm.
3.3.2. Hạn chế của cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty Sông Đà
Một là, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản
lý nhà nước về chức năng đại diện chủ sở hữu còn có sự chồng chéo, phân tán.
17
Hai là, nguồn vốn điều lệ của TCT quá nhỏ, hoạt động của TCT dựa
quá lớn vào nguồn vốn huy động khiến chi phí tài chính gia tăng.
Ba là, cơ chế đầu tư, sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả
Bốn là, mô hình tổ chức quản lý nội bộ TCTSĐ còn chưa thật hợp lý
Năm là, cơ chế quản lý tài chính của TCT chưa khuyến khích cán bộ
quản lý ở các CT thành viên gắn bó với TCT.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính
ở Tổng công ty Sông Đà
Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau:
Một là, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn biến động mạnh, thị
trường xây dựng khó khăn, cầu thu hẹp nhanh chóng khiến môi trường hoạt
động của TCT không thuận lợi.
Hai là chính sách của Nhà nước đối với DNNN và TCT nhà nước thay
đổi quá nhanh, quá nhiều trong một thời gian ngắn khiến TCT không kịp
thích ứng.
Ba là, cho đến nay cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý tài chính
công của Nhà nước đối với TCT còn chồng chéo, chưa đồng bộ và ở một số
mặt chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
Bốn là, Chính phủ chưa phân định rõ ràng giữa trách nhiệm về kinh
doanh hiệu quả và trách nhiệm chính trị, xã hội của TCT.
Năm là TCT chưa nỗ lực vươn lên, chưa quyết tâm đổi mới, vẫn ít
nhiều níu kéo cơ chế cũ, chậm áp dụng chế độ quản trị DN hiện đại..
Sáu là thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp chính xác, cập nhật, theo
trình tự thời gian và việc trao đổi thông tin giữa TCT với các bộ, ngành chức
năng, từ TCT đến các CT thành viên còn chưa đầy đủ, kịp thời.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG
CÔNG TY SÔNG ĐÀ
4.1.1. Dự báo những yếu tố mới ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính ở Tổng
công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_co_che_quan_ly_tai_chinh_o_tong_cong_ty_song_da_8951_1916277.pdf