Liên khu III - vùng đất phì nhiêu, rộng lớn với diện tích khoảng
16.000 km2, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn, phức tạp.
Không chỉ là trung tâm và chiếm phần lớn diện tích đồng bằng Bắc Bộ,
Liên khu III còn là cửa ngõ đi vào miền Bắc Việt Nam. Điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của Liên khu đã quy định vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng của địa bàn đối với cuộc kháng chiến của ta và đối với cuộc chiến
tranh xâm lược của địch. Liên khu III, do đó, trở thành mục tiêu đánh
chiếm, bình định số 1 của quân Pháp. Thực tiễn chiến tranh ác liệt, đầy
gian khổ, hy sinh trên địa bàn Liên khu đã tác động đến tư tưởng, tinh thần
của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mặt khác, đặc điểm tự nhiên, kinh tế -
xã hội của Liên khu cũng chi phối mạnh mẽ quan niệm, tư tưởng, lối sống,
tính cách của cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Bên cạnh tinh thần sáng tạo,
tự lập, tự cường, đoàn kết, kiên trung, chịu thương, chịu khó còn có tư
tưởng của người tiểu nông với nhiều hạn chế về tính cách (hẹp hòi, cá
nhân), về nhận thức và trình độ văn hoá. Liên khu III là địa bàn có nhiều
đồng bào Công giáo, nhiều tộc người sinh sống: người kinh là chủ yếu bên
cạnh đồng bào Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Hoa.(ở Ninh Bình, Hòa
Bình và Sơn Tây).
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Công tác xây dựng đảng của đảng bộ liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
Liên khu trong cuộc kháng chiến ra sao? Chừng nào những vấn đề đó chưa
được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiến giải về quá
trình xây dựng Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
- Phân tích các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của Đảng
bộ Liên khu III từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954.
- Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương và sự
chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và đối
với công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến
năm 1954 nói riêng.
- Tái hiện quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ Liên khu III trên ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từ
tháng 2-1948 đến tháng 7-1954.
- Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế cũng như
nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xây dựng của Đảng bộ Liên
khu III.
- Đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn từ lịch sử công
tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong những năm 1948 đến
năm 1954.
7Chương 1
XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN
TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2/1948 - 5/1952)
1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN ĐỊA BÀN LIÊN KHU
III TRƯỚC THÁNG 2-1948 VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
1.1.1. Sự ra đời của Đảng bộ Liên khu III
Thực hiện nghị quyết thống nhất Khu Bắc Bộ của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, ngày 20-1-1948 và Sắc lệnh số 120-SL ngày 25-1-1948
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu tháng 2-1948, Liên khu III được thành lập,
trên cơ sở sáp nhập Khu II, Khu III và Khu XI. Địa bàn Liên khu III gồm
11 tỉnh, thành phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam
Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội.
Ngay sau khi Liên khu III được thành lập, để kịp thời lãnh đạo, điều
hành quân và dân Liên khu kháng chiến, Trung ương Đảng chỉ định Ban
Thường vụ Liên khu ủy gồm các đồng chí: Lê Quang Hòa, Nguyễn Văn
Lộc, Lê Quang Đạo, Trần Quang Bình, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, Vũ
Oanh, Đặng Tính, Nguyễn Khai..., đồng chí Nguyễn Văn Trân làm Bí thư
Liên khu ủy, kiêm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu;
đồng chí Lê Thanh Nghị làm Phó Bí thư.
Trước tình hình các tỉnh Tả ngạn bị chiếm đóng, cô lập, để thuận lợi
cho việc điều hành kháng chiến, ngày 24-5-1952, Trung ương Đảng ra
Nghị quyết số 08/NQ-TU tách 5 tỉnh phía Bắc sông Hồng của Liên khu III
gồm Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên thành lập
Khu Tả ngạn sông Hồng. Liên khu III từ thời điểm đó đến khi kết thúc
cuộc kháng chiến gồm 6 tỉnh, thành phố còn lại ở Hữu ngạn sông Hồng là
Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hòa Bình.
8Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, từ ngày 20-5 đến 2-6-
1952, Liên khu ủy họp Hội nghị lần thứ 3 ra Nghị quyết về tổ chức và
phân công nhiệm vụ cho các đồng chí tham gia Ban Chấp hành Liên khu
ủy mới. Liên khu ủy mới gồm 15 đồng chí, đồng chí Lê Thanh Nghị làm
Bí thư kiêm Chính ủy.
1.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng ở Liên
khu III
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Liên khu III - vùng đất phì nhiêu, rộng lớn với diện tích khoảng
16.000 km2, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn, phức tạp.
Không chỉ là trung tâm và chiếm phần lớn diện tích đồng bằng Bắc Bộ,
Liên khu III còn là cửa ngõ đi vào miền Bắc Việt Nam. Điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của Liên khu đã quy định vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng của địa bàn đối với cuộc kháng chiến của ta và đối với cuộc chiến
tranh xâm lược của địch. Liên khu III, do đó, trở thành mục tiêu đánh
chiếm, bình định số 1 của quân Pháp. Thực tiễn chiến tranh ác liệt, đầy
gian khổ, hy sinh trên địa bàn Liên khu đã tác động đến tư tưởng, tinh thần
của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mặt khác, đặc điểm tự nhiên, kinh tế -
xã hội của Liên khu cũng chi phối mạnh mẽ quan niệm, tư tưởng, lối sống,
tính cách của cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Bên cạnh tinh thần sáng tạo,
tự lập, tự cường, đoàn kết, kiên trung, chịu thương, chịu khó còn có tư
tưởng của người tiểu nông với nhiều hạn chế về tính cách (hẹp hòi, cá
nhân), về nhận thức và trình độ văn hoá. Liên khu III là địa bàn có nhiều
đồng bào Công giáo, nhiều tộc người sinh sống: người kinh là chủ yếu bên
cạnh đồng bào Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Hoa...(ở Ninh Bình, Hòa
Bình và Sơn Tây).
Để phát huy ưu điểm, khắc phục những ảnh hưởng không tốt đến tư
tưởng, tính cách của người cán bộ, đảng viên và đoàn kết được nhân dân
các tôn giáo, các dân tộc kháng chiến, chống âm mưu bình định đồng
9bằng Liên khu, phá âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết dân
tộc của thực dân Pháp, đòi hỏi Đảng bộ Liên khu phải tăng cường công
tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng bộ Liên khu vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu lãnh đạo kháng chiến ở một địa bàn chiến lược với rất nhiều khó
khăn, phức tạp.
1.1.2.2. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trước
tháng 2-1948
Từ năm 1930 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh
đạo của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Bắc Kỳ, các địa phương trên địa bàn
Liên khu tập trung xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, phát triển đảng viên,
lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Thời gian này,
các địa phương đã phát triển được một số ít đảng viên và xây dựng được
một số chi bộ Đảng.
Sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi Liên khu III ra đời (2-
1948), các cấp bộ Đảng trên địa bàn Liên khu (lúc này gồm Khu ủy II, III,
XI) tiếp tục tiến hành xây dựng Đảng bộ về mọi mặt, đạt được nhiều kết
quả và có một số hạn chế. Thời gian này, hệ thống tổ chức Đảng các cấp
từng bước được hình thành; số lượng cán bộ, đảng viên và chi bộ Đảng
tăng ở hầu khắp các tỉnh, thành phố. Đến tháng 12-1947, số lượng đảng
viên toàn Khu III có 9.256 đồng chí [190], là khu có số lượng đảng viên
lớn nhất Bắc Bộ.
1.1.2.3. Chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng
Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp quyết định chuyển sang đánh
kéo dài, bình định các vùng đồng bằng đông dân, nhiều của để vơ vét sức
người, sức của phục vụ cuộc tranh xâm lược, dùng chiến tranh tổng lực
hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến trong tình hình mới, Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh công tác xây
10
dựng Đảng, tập trung vào phát triển đảng viên; giáo dục quan điểm, đường
lối, tình hình, nhiệm vụ, ý thức của người đảng viên và củng cố tổ chức.
1.2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU
III TỪ THÁNG 2-1948 ĐẾN THÁNG 5-1952
1.2.1. Đảng bộ Liên khu III xác định nhiệm vụ chính trị, cùng cả
nước đánh bại âm mưu bình định của thực dân Pháp
Trước âm mưu tấn công, đánh chiếm địa bàn của thực dân Pháp, căn
cứ vào tình hình Liên khu và chủ trương của Trung ương Đảng, của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Liên khu đã xác định nhiệm vụ chính trị cho
toàn Liên khu. Nhiệm vụ chính trị của Liên khu được thể hiện qua Hội
nghị đại biểu Liên khu đầu năm 1948, Hội nghị cán bộ Liên khu lần thứ
nhất (tháng 4-1948), Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ nhất (tháng 7-
1948) Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ hai (tháng 7-1949), Hội nghị cán
bộ Liên khu III lần thứ ba (tháng 3-1951) với các điểm cơ bản là: kháng
chiến, thực hiện chiến tranh nhân dân với tinh thần tự lập, tự túc, trường
kỳ; với phương châm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. Mọi nhiệm vụ
khác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ kháng chiến. Vùng địch chiếm đóng,
nhiệm vụ đặc trưng là các hoạt động quân sự đa dạng, kết hợp với các
nhiệm vụ đấu tranh kinh tế, chính trị, phá tề, chống bắt lính, chống dồn
dân, lập ấp... Vùng tự do bên cạnh nhiệm vụ đặc trưng là sản xuất lương
thực, vũ khí, thuốc men, bảo vệ hậu phương, xây dựng lực lượng, còn có
nhiệm vụ thường xuyên là chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Với việc xác định rõ nhiệm vụ chính trị, từ tháng 2-1948 đến tháng
4-1952, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên địa bàn thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đề ra. Đến tháng 4-1952, nhiều vùng
giải phóng được mở rộng Các căn cứ du kích của Liên khu đã tạo thành
thế liên hoàn. Mọi cố gắng bình định của địch trong năm 1951 bị phá vỡ.
Những hoạt động quân sự của quân và dân Liên khu từ năm 1948 đến
tháng 4-1952 góp phần bước đầu làm thất bại âm mưu bình định đồng
11
bằng Bắc Bộ và chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng
người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến
chuyển sang thế sẵn sàng phản công và tiến công.
1.2.2. Đảng bộ Liên khu III đẩy mạnh giáo dục tư tưởng
Nội dung giáo dục tư tưởng của Đảng bộ Liên khu chủ yếu nhằm vào
giáo dục lập trường giai cấp, niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ý
thức kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, chịu đựng gian khổ, không sợ
hy sinh; giúp cán bộ, đảng viên nhận rõ bạn, thù; chống tư tưởng ỷ lại, dao
động, sợ Mỹ, thân Mỹ, đánh giá cao thực dân Pháp; động viên tinh thần, ý
chí chiến đấu trước những chiến dịch lớn (Chiến dịch Biên Giới)...
Với chủ trương đúng đắn và bằng những biện pháp giáo dục thiết
thực, công tác giáo dục tư tưởng thời kỳ này đã giúp cho cán bộ, đảng viên
của Đảng bộ nâng cao nhận thức, củng cố lập trường giai cấp, quan điểm
quần chúng; quan điểm, đường lối kháng chiến; tình hình, nhiệm vụ.
Những tư tưởng sai lệch như: bi quan, dao động, cầu an, lánh giặc, đầu
hàng hoặc “lạc quan tếu”, chủ quan, khinh địch, ỷ lại, nóng vội, đoản kỳ
kháng chiến được khắc phục. Cán bộ, đảng viên phân biệt rõ bạn, thù
Trên cơ sở đó, xác định rõ ý thức, trách nhiệm đối với cuộc kháng chiến,
nêu cao ý thức hoàn thành nhiệm vụ.
1.2.3. Đảng bộ Liên khu III tích cực xây dựng, củng cố tổ chức
Công tác tổ chức tập trung vào xây dựng, kiện toàn bộ máy Đảng các
cấp theo hướng “tinh, gọn, hiệu quả”; tăng cường công tác đào tạo, bổ
sung, đề bạt cán bộ; sửa đổi lề lối làm việc; chống chủ nghĩa cá nhân; đẩy
mạnh phát triển Đảng, chú trọng xây dựng chi bộ tự động công tác. Năm
1948, 1949, chủ trương “thi đua xây dựng Hội” của Trung ương Đảng đã
chi phối mạnh mẽ công tác phát triển Đảng của Liên khu. Do đó, Liên khu
đã phát triển Đảng ồ ạt, không đảm bảo về chất lượng và trở thành địa
phương phát triển Đảng mạnh nhất cả nước với 15 vạn đồng chí vào cuối
12
năm 1949 [25]. Năm 1950, 1951 và đầu năm 1952, do một số yếu tố khách
quan, chủ quan (chiến tranh ác liệt, cơ sở bị phá; cán bộ, đảng viên hy
sinh, bị bắt; một số không nhỏ cầu an, nằm im; thực hiện máy móc Chỉ thị
Tạm ngừng phát triển đảng viên mới của Trung ương...), số lượng cán bộ,
đảng viên, chi bộ cơ sở, chi bộ tự động công tác của Đảng bộ Liên khu
giảm nhanh, thiếu cán bộ trầm trọng, đặc biệt là cán bộ huyện, xã. Đến
tháng 5-1952, toàn Liên khu có khoảng 2 vạn đảng viên [49].
Tiểu kết chương 1
Từ năm 1948 đến tháng 5-1952, Đảng bộ Liên khu III đã tiến hành
xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, từng bước nâng cao năng
lực và sức chiến đấu của Đảng bộ; đã lãnh đạo quân và dân Liên khu thực
hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, bước đầu góp phần đánh bại âm mưu
chiếm đóng đồng bằng của thực dân Pháp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng thời kỳ
này có nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm lớn nhất là phát triển đảng viên
không chú ý đến chất lượng, quá coi trọng thành tích, đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đến sức chiến đấu
của Đảng bộ. Những khuyết điểm đó được Đảng bộ Liên khu khắc phục
trong những năm sau đó.
Chương 2
XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH, ĐẢM BẢO LÃNH ĐẠO
CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (5/1952 - 7/1954)
2.1. CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
Bước sang năm 1952, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
giành được những kết quả quan trọng. Với chiến thắng Hòa Bình Đông -
13
Xuân 1951-1952, thế và lực của ta ngày càng lớn mạnh, quân và dân cả
nước có điều kiện tiếp tục mở những chiến dịch lớn tiêu diệt địch, tiến tới
kết thúc chiến tranh.
Để nâng cao sức chiến đấu cho Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo đẩy
mạnh kháng chiến, từ nửa đầu năm 1952 đến khi kết thúc cuộc kháng
chiến, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục xác định công
tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, trong đó, chỉnh huấn, chỉnh
Đảng là nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, đẩy mạnh học tập, bồi dưỡng
nâng cao trình độ lý luận, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên, kết hợp
với chỉnh đốn tổ chức. Tất cả nhằm làm cho toàn Đảng thống nhất về tư
tưởng, vững mạnh về tổ chức, đủ sức lãnh đạo kháng chiến trong giai đoạn
quyết định.
2.2. ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG
VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC (5/1952-7/1954)
2.2.1. Đảng bộ Liên khu III xác định nhiệm vụ chính trị trong
giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến
Sau chiến dịch Hòa Bình, cuộc kháng chiến trên địa bàn Liên khu
ngày càng có nhiều thuận lợi, mở ra khả năng chủ động tấn công tiêu diệt
địch. Đảng bộ ngày càng trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo.
Bên cạnh đó, một số cán bộ, đảng viên còn vi phạm nhiều khuyết điểm:
tư tưởng, lập trường giai cấp, quan điểm kháng chiến sai lệch; tinh thần, ý
chí chiến đấu chưa cao; chủ nghĩa cá nhân, bênh quan liêu, mệnh lệnh...
còn nặng.
Ngược lại, sau chiến dịch Hòa Bình, thực dân Pháp càng lún sâu vào
thế bị động, ra sức tăng cường lực lượng, đẩy mạnh càn quét, đánh phá,
giành giật địa bàn Liên khu. Hè năm 1953, Pháp tiến hành kế hoạch Nava
nhằm chiếm và giữ cho được đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu III trở thành
một trọng điểm trong kế hoạch đánh chiếm của quân Pháp.
14
Căn cứ vào tình hình địa phương và chủ trương của Trung ương
Đảng, Đảng bộ Liên khu tiếp tục xác định nhiệm vụ chính trị của Liên khu
trong giai đoạn mới là: tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến, trong đó, nhiệm vụ
quan trọng bậc nhất là giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh ở vùng sau lưng
địch, phối hợp chặt chẽ với chiến trường cả nước. Mọi công tác khác như:
xây dựng lực lượng, bồi dưỡng sức dân, động viên nhân dân sản xuất, tiết
kiệm, đóng thuế nông nghiệp, đóng góp sức người, sức của phục vụ kháng
chiến... phải tiến hành thường xuyên và đều nhằm phục vụ kháng chiến.
Mỗi vùng đều xác định nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với đặc điểm địa bàn.
Các nhiệm vụ đó được thể hiện qua Hội nghị Liên khu ủy lần thứ 3 (từ 20-
5 đến 2-6-1952), Hội nghị Thường vụ Liên khu ủy (tháng 8-1953), Nghị
quyết của Ban Chấp hành Liên khu ủy (tháng 10-1952), Hội nghị Cán bộ
Liên khu III (tháng 1-1954).
Với việc xác định rõ nhiệm vụ chính trị, từ tháng 5-1952 đến tháng
7-1954, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên địa bàn đánh bại
âm mưu chiếm đóng đồng bằng Liên khu của địch, giành thắng lợi ngày
càng to lớn, góp phần vào thắng lợi Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao
là chiến thắng Điện Biên Phủ, đưa tới việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, giải
phóng hoàn toàn miền Bắc.
2.2.2. Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo về tư tưởng
Nhằm thống nhất tư tưởng và nêu cao quyết tâm kháng chiến, thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đặt ra, từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954,
Đảng bộ Liên khu III tiếp tục tập trung giáo dục về lập trường giai cấp,
quan điểm, đường lối, phương châm kháng chiến của Đảng; giáo dục tình
hình, nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu; chỉnh đốn, uốn nắn
những tư tưởng, nhận thức sai lệch; chống chủ nghĩa cá nhân; xây dựng tư
tưởng đúng đắn, nâng cao nhận thức, trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng
viên. Đảng bộ đặc biệt chú ý giáo dục, động viên trong những thời điểm
quan trọng của cuộc kháng chiến (trước những chiến dịch lớn).
15
Nhờ chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, cán bộ, đảng viên trong Đảng
bộ ngày càng nâng cao được nhận thức, tư tưởng; nâng cao cao ý thức
và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng; tích cực lãnh đạo quân và dân Liên khu kháng chiến. Những
khuynh hướng tư tưởng hữu khuynh, “tả” khuynh được khắc phục; giải
quyết cơ bản tình trạng cán bộ, đảng viên vùng địch hậu cầu an, xin ra
vùng tự do. Toàn Đảng bộ đoàn kết, thống nhất, quyết tâm lãnh đạo
nhân dân kháng chiến.
2.2.3. Đảng bộ Liên khu III xây dựng, củng cố tổ chức
Sau khi Trung ương tách Khu Tả ngạn khỏi địa bàn Liên khu III,
Đảng bộ Liên khu đã tập trung sắp xếp, củng cố lại bộ máy lãnh đạo từ
Liên khu tới cơ sở; tăng cường công tác cán bộ; sửa đổi lề lối làm việc,
chống bệnh “3 nhiều” (khai Hội, chỉ thị, báo cáo nhiều), “3 ít” (ít điều tra
nghiên cứu, kiểm tra, theo dõi; ít học tập chính sách, ít rút kinh nghiệm và
tổng kết kinh nghiệm), thực hiện đúng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách”.
Đồng thời, tiến hành chỉnh huấn, chỉnh Đảng, chỉnh đốn chi bộ.
Công tác phát triển Đảng được Liên khu ủy quan tâm nhưng hầu như
không đạt kết quả. Số lượng đảng viên, chi bộ Đảng giảm nhanh, đầu năm
1954, Đảng bộ Liên khu chỉ có 20.000 đảng viên.
Để nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, Đảng bộ Liên khu đã tiến
hành mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục lý luận, đạo đức, văn hóa; thực hiện
xuyên công tác kiểm tra, đề cao kỷ luật Đảng, khen thưởng.
Với chủ trương và những biện pháp tích cực, bộ máy Đảng của Đảng
bộ Liên khu được củng cố, những phần tử xấu, phản động bị thanh lọc, cán
bộ thuộc thành phần cơ bản được bổ sung vào cấp ủy các cấp. Sức chiến
đấu của Đảng bộ Liên khu được tăng cường, tạo điều kiện để Đảng bộ lãnh
đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đề ra.
16
Tiểu kết chương 2
Với sự nỗ lực của Liên khu ủy và các cấp ủy địa phương, từ tháng 5-
1952 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến, Đảng bộ Liên khu đã vươn lên
khắc phục những tồn tại, từng bước xây dựng Đảng bộ vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo nhân dân trên
địa bàn kháng chiến thắng lợi.
So với thời kỳ trước khi tách các tỉnh Tả ngạn (5-1952), công tác xây
dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu giai đoạn này có một số điểm khác:
- Lãnh đạo xây dựng Đảng trên địa bàn hẹp hơn (6 tỉnh, thành
phố), tập trung chủ yếu vào củng cố, chỉnh đốn Đảng (kiện toàn cấp ủy,
củng cố chi bộ, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, chỉnh đốn chi bộ,
cấp ủy các cấp); công tác phát triển đảng viên gần như ngừng hẳn ở các
địa phương; công tác đào tạo cán bộ gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn này,
về mặt hành chính, 5 tỉnh Tả ngạn tách khỏi Liên khu III. Do đó, số
lượng đảng viên, chi bộ Đảng và cán bộ thời kỳ này giảm nhiều so với
giai đoạn trước; thiếu nhiều cán bộ cốt cán, cán bộ xã.
- Do tập trung chủ yếu vào công tác củng cố, chỉnh đốn nên các tổ chức
Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Liên khu có bước chuyển vượt
bậc về năng lực, sức chiến đấu và dày dạn kinh nghiệm công tác.
Với sự trưởng thành mạnh mẽ, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân
và dân liên khu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kháng chiến, góp phần đánh
bại thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Chương 3
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. NHẬN XÉT
3.1.1. Thành tựu, nguyên nhân
Trải qua 6 năm không ngừng phấn đấu, công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ Liên khu III đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những
thành tựu đó là:
17
Về chính trị
Đảng bộ đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ chính trị đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Liên khu III
đã tuân thủ đúng nguyên tắc trong xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng,
đó là, quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, căn cứ vào hoàn cảnh
cụ thể của địa phương để đề ra nhiệm vụ chính trị phù hợp.
Xuất phát là một địa bàn trọng điểm bình định của địch ở Bắc Bộ,
trên tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhiệm vụ chính trị chính yếu mà Đảng Bộ Liên khu xác định là kháng
chiến, mọi nhiệm vụ khác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ kháng chiến. Trên
tinh thần đó, mỗi vùng, căn cứ vào đặc điểm riêng, đề ra nhiệm vụ chủ
yếu bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên. Vùng địch tạm chiếm đóng,
nhiệm vụ chủ yếu là các hoạt động quân sự đa dạng bên cạnh nhiệm vụ
thường xuyên là sản xuất, xây dựng lực lượng, đấu tranh chính trị, kinh
tế, văn hóa; chống bắt lính, chống dồn làng, lập ấp; binh, địch vận... Vùng
tự do, nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ, xây dựng thực lực mọi mặt, phát
triển sản xuất bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên là tích cực chuẩn bị
chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Do tuân thủ đúng nguyên tắc trong xác định nhiệm vụ chính trị của
Đảng, những nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ Liên khu đề ra đáp ứng đầy
đủ yêu cầu cần phải thực hiện ở một vùng tạm bị địch chiếm, một địa bàn
trọng điểm trên chiến trường trọng điểm; hoàn toàn phù hợp với quan
điểm “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, “kháng chiến khắp
nơi” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, Đảng bộ đã
lãnh đạo quân và dân Liên khu kháng chiến thắng lợi.
18
Về tư tưởng
Đảng bộ Liên khu đã quán triệt sâu rộng, nâng cao nhận thức
trong cán bộ, đảng viên về quan điểm, đường lối, phương châm kháng
chiến của Đảng.
Đoàn kết, thống nhất tư tưởng, hành động trong toàn Đảng bộ là điều
kiện tiên quyết để lãnh đạo kháng chiến thành công. Nhận thức rõ điều đó,
từ năm 1948 đến năm 1954, Đảng bộ Liên khu luôn đề cao công tác giáo
dục tư tưởng, trong đó, một mặt tập trung quán triệt trong cán bộ, đảng
viên về quan điểm, đường lối, phương châm, chủ trương kháng chiến của
Đảng; về tình hình, nhiệm vụ từng thời kỳ; tình hình Liên khu và chủ
trương của Đảng bộ Liên khu. Vì vậy, cán bộ, đảng viên trong Liên khu
luôn nhận thức rõ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà quân và dân
ta đang tiến hành là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa
vào sức mình là chính; phương châm của cuộc kháng chiến là “vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc”. Từ đó, cán bộ, đảng viên củng cố được lập trường
tư tưởng; tinh thần, ý chí chiến đấu; ý thức, trách nhiệm đối với Đảng và
sự nghiệp kháng chiến. Ở vùng sau lưng địch cũng như vùng tự do, cán
bộ, đảng viên luôn chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và
Chính phủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trở thành tấm gương cổ vũ
mạnh mẽ nhân dân tham gia kháng chiến.
Trong một vài thời đoạn, do một số nguyên nhân, trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng sai lệch “tả”
khuynh, hữu khuynh; chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, bè
phái, ảnh hưởng đến sức chiến đấu của Đảng bộ. Đảng bộ Liên khu đã
tiến hành nhiều biện pháp khắc phục: chỉnh huấn, chỉnh Đảng, tổ chức học
tập, bồi dưỡng Nhờ đó, cán bộ, đảng viên của Đảng bộ đã kiên định lập
trưởng tư tưởng; thống nhất ý chí và hành động, sức chiến đấu của Đảng
bộ được nâng cao. Những khuynh hướng tư tưởng sai lệch, những “căn
bệnh” có hại cho Đảng được khắc phục. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh
19
đạo của Đảng bộ, tích cực tham gia kháng chiến. Thực tiễn kháng chiến
đầy gian khổ trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu với
những thắng lợi ngày càng to lớn là minh chứng cho thành công của Đảng
bộ Liên khu trong công tác lãnh đạo tư tưởng.
Về tổ chức
Xây dựng được bộ máy lãnh đạo với đội ngũ cán bộ có phẩm chất,
năng lực và tinh thần trách nhiệm cao.
Đảng bộ Liên khu đã tập trung xây dựng bộ máy lãnh đạo Đảng 4
cấp gọn, nhẹ, vững chắc, theo nguyên tắc “tập đoàn chỉ huy, cá nhân phụ
trách”. Cấp ủy từ Liên khu tới cơ sở được xây dựng trên cơ sở bầu cử dân
chủ (một vài thời điểm, một vài cơ quan cấp ủy, do hoàn cảnh chiến sự ác
liệt, cấp trên phải tạm thời chỉ định). Bộ máy lãnh đạo của Đảng bộ Liên
khu được củng cố, kiện toàn theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả; có sự phân
công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của một vùng bị
địch chiếm đóng, càn phá và kiểm soát gắt gao. Đồng thời, Đảng bộ cũng
xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và tinh thần trách
nhiệm cao (cuối năm 1949, Liên khu có 8.555 cán bộ). Bộ máy lãnh đạo
gọn, nhẹ và đội ngũ cán bộ năng lực, giàu kinh nghiệm của Đảng bộ Liên
khu là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định thành công sự
nghiệp kháng chiến trên địa bàn.
Phát triển được đội ngũ đảng viên kiên trung và những chi bộ Đảng
tự động được công tác.
Trong bối cảnh Liên khu bị địch chiếm đóng, đánh phá; địa bàn bị
chia cắt, giao thông, liên lạc khó khăn, Đảng bộ đã sáng suốt tập trung xây
dựng, phát triển đội ngũ đảng viên kiên trung và chi bộ tự động được công
tác. Mặc dù trong một vài thời đoạn, công tác phát triển Đảng của Đảng bộ
còn những hạn chế, khuyết điểm, song về cơ bản, đội ngũ đảng viên và
những chi bộ Đảng kiên cường, hăng hái vẫn không ngừng được củng cố,
20
đã tạo điều kiện cho Đảng bộ Liên khu phát huy được vai trò của mình
trong mọi hoàn cảnh, đưa phong trào kháng chiến của Liên khu tiến lên.
Thực tiễn lãnh đạo kháng chiến trong vùng sau lưng địch, không sợ
gian khổ, hy sinh, cán bộ, đảng viên và các chi bộ tự động được công tác
đã dũng cảm bám địa bàn lãnh đạo kháng chiến. Phong trào kháng chiến
Liên khu, do đó, từng bước vượt qua thời kỳ khó khăn, đen tối những năm
1950-1951. Cũng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_cong_tac_xay_dung_dang_cua_dang_bo_lien_khu_iii_tu_nam_1948_den_nam_1954_9764_1917155.pdf