Chƣơng 2
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VƢƠNG QUỐC
CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013
2.1. Nhân tố trong nước
2.1.1. Quan điểm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc8
Quan điểm của Cố vua Norodom Sihanouk: Ngay từ khi đấu tranh và
đàm phán đòi Pháp trao trả nền độc lập cho Campuchia, Cố vua Norodom
Sihanouk đã thể hiện rõ về quan điểm độc lập dân tộc của mình là: “. Độc
lập của Campuchia mà được Pháp công nhận cần phải có giá trị mang tính
quốc tế và được các nước lớn trên thế giới công nhận, Vương quốc
Campuchia tự đại diện cho mình ngoài vùng lãnh thổ và tham gia các công
việc của Liên hợp quốc.”. Điều đó cho thấy ngay từ đầu nội dung độc lập
dân tộc đã được Cố vua N. Sihanouk khẳng định rõ và trở thành kim chỉ
nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập từ thực dân Pháp.
Quan điểm của Nhà vua Norodom Sihamoni: Nhà vua luôn kêu gọi
toàn dân tộc Campuchia, các phe phái chính trị đoàn kết lại thống nhất dân
tộc dưới một mái nhà chung của Hiến pháp để đất nước có hòa bình, tập
hợp sức mạnh để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc trên các lĩnh vực. Quan điểm
này thể hiện rõ yêu cầu cấp bách và mang tính quyết định cho công cuộc
bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia là đoàn kết và thống nhất dân tộc.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc này không giống nhau.
Cố vua N. Sihanouk luôn có ảnh hưởng và quyền lực tác động tới tình hình
chính trị và nền ngoại giao của Campuchia một cách mạnh mẽ, điển hình
là giải quyết được các mâu thuẫn giữa các đảng phái, bế tắc chính trị...
Còn Nhà vua hiện nay hạn chế sự can thiệp tới vấn đề chính trị mà tập
trung vào vấn đề nhân đạo là chính.
Quan điểm của Thủ tướng Samdech Hun Sen là, để có độc lập dân
tộc, Campuchia cần phải kết thúc nội chiến, mọi lực lượng nổi dậy phải hạ
vũ khí và đàm phán nhằm tiến tới hòa hợp, hòa giải và thống nhất dân tộc;
giải quyết ổn thỏa các vấn đề nội bộ Campuchia là nhân tố cơ bản và là
nền tảng của sự phát triển bền vững cho quốc gia này. Từ đó, ông đưa ra
“giải pháp hòa bình” để giải quyết mọi mâu thuẫn tiến tới việc hòa hợp,
hòa giải và thống nhất dân tộc nhằm xây dựng cuộc sống phồn vinh trong
gia đình và xã hội Campuchia. Ông nhấn mạnh người Campuchia phải tự
làm chủ và tự quyết định số mệnh của mình, bằng cách cố gắng phát triển
đất nước dựa trên nội lực là động lực chính. Tuy nhiên, Campuchia vẫn rất
cần sự giúp đỡ của quốc tế, nhưng yếu tố bên trong phải là yếu tố quyết
định, còn yếu tố bên ngoài là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới công cuộc bảo
vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia.
9
Quan điểm của chủ tịch Đảng Cứu quốc Sam Rainsy: Cho đến nay,
ông Sam Rainsy vẫn cho rằng chính quyền của Thủ tướng Hun Sen luôn
chịu ảnh hưởng và bị Hà Nội chi phối, nghĩa là từ trước tới nay Campuchia
không có độc lập. Từ đó, ông đưa ra một loạt yêu sách được coi là nhằm
bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn
với đài BBC của Anh ngày 05/11/2009, Ông lại cho rằng:“...Trung Quốc
luôn luôn là đồng minh của Campuchia, Trung Quốc giúp Campuchia bảo
vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình”. Điều đó cho thấy
Sam Rainsy cũng cần tới sự giúp đỡ của một quốc gia khác.
Như vậy, quan điểm của Thủ tướng Hun Sen và ông Sam Rainsy về
độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc là trái ngược nhau. Nếu Thủ
tướng Hun Sen đề cao quan điểm phải bằng mọi cách giữ vững hòa bình,
ổn định chính trị, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
thì Sam Rainsy trong chính quan điểm của mình đã thể hiện sự mâu thuẫn.
Quan niệm chung của học giả Việt Nam về độc lập dân tộc và bảo vệ
độc lập dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Các học
giả Việt Nam cho rằng, cũng như nhiều quốc gia khác, đối với Campuchia,
để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, vấn đề đặt ra là phải có cách tiếp cận
linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm hệ các giải pháp khả thi, vừa mang tính tổng
thể, toàn diện vừa mang tính cụ thể nhằm tăng cường “sức đề kháng quốc
gia”, hóa giải thành công các nguy cơ trong tiến trình hội nhập.
Như vậy, quan điểm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc cần
được hiểu như sau: Thứ nhất, độc lập dân tộc cần được thể hiện bằng tính
độc lập, tự chủ, tự quyết trong chính sách đối nội và đối ngoại mà không bị
lệ thuộc hoặc chi phối bởi bất cứ quốc gia nào. Thứ hai, để bảo vệ được
độc lập dân tộc, trước hết phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định
chính trị, đoàn kết, thống nhất dân tộc thành một khối; tập trung xây dựng
một nền kinh tế đủ mạnh với một nền quốc phòng mạnh, giải quyết hài hòa
các vấn đề bức xúc của xã hội. Thứ ba, để bảo vệ độc lập dân tộc
Campuchia trong xu thế toàn cầu hóa cần phải có chính sách đối ngoại
khéo léo, linh hoạt, tích cực tham gia và giải quyết các vấn đề quốc tế tùy
theo khả năng của mình, cân bằng quan hệ với các nước lớn, ưu tiên quan
hệ với nước láng giềng, đẩy mạnh vai trò chủ đạo của ASEAN.
2.1.2. Khái quát về công cuộc đấu tranh giành độc lập của Vương quốc
Campuchia trước năm 1993
Quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ thuộc địa của Pháp: Năm 1863
vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo
hộ trên toàn Vương quốc. Dần dần đất nước trở thành một trong ba nước
Đông Dương thuộc quyền cai trị - thuộc địa của Pháp. Chính sách thuộc
10
địa, bóc lột khắc nghiệt và tàn bạo của thực dân phong kiến này đã khiến
cho nhân dân Campuchia thức tỉnh, vùng dậy đấu tranh giành độc lập.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo tài tình của
Quốc vương N. Sihanouk đã đi tới thành công. Ngày 09/11/1953 Pháp đã
trao trả Campuchia nền độc hoàn toàn.
Lon Nol lật đổ chế độ Sangkum Reast Niyum (chế độ của N. Sihanouk):
Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, chính quyền của N.
Sihanouk bị suy yếu, tạo cơ hội cho Lon Nol tổ chức cuộc đảo chính lật đổ
chính quyền N. Sihanouk vào ngày 18/3/1970. Campuchia một lần nữa
lâm vào nội chiến. Nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
Cuộc lật đổ phản cách mạng của chế độ Pol Pot: Sau khi Pol Pot
được Trung Quốc hậu thuẫn giành lại chính quyền từ Lon Nol ngày
17/4/1975, Pol Pot tuyên bố xây dựng một xã hội tuyệt đối mới với bốn
tiêu chí là: tư liệu sản xuất tập thể, công cụ sản xuất tập thể, ăn uống và
sống tập thể, và làm việc tập thể. Pol Pot đã đưa Campuchia sống duới chế
độ Diệt chủng, không lương thực, không nhà cửa, bị bóc lột sức lao động
và bị tra tấn một cách thảm khốc. Hậu quả là hơn hai triệu người dân bị
giết, toàn bộ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng bị phá hủy...
Campuchia quay trở về con số “0”. Ngày 07/1/1979 Mặt trận giải phóng
dân tộc Khmer, lực lượng cách mạng Campuchia, với sự giúp đỡ của quân
tình nguyện Việt Nam đã đánh bại chế độ diệt chủng và giải phóng dân
tộc. Đất nước Campuchia từ đây bắt đầu được hồi sinh mặc dù tình hình
vẫn hết sức khó khăn.
Hiệp định Paris ngày 23/10/1991: Đây là văn kiện cực kỳ quan trọng
mở ra một bước ngoặt lịch sử cho đất nước Campuchia, tạo tiền đề quan
trọng cho Campuchia có hòa bình, hòa hợp, hoà giải, thống nhất dân tộc. Ở
đây, cần phải nhấn mạnh tính thiện chí và thực thi nghiêm túc các nội dung
Hiệp định Paris của Việt Nam, đã tạo niềm tin đối với các bên tham gia ký
kết Hiệp định.
2.1.3. Khái quát tình hình đất nước từ sau khi Hiệp định Paris được ký
kết và vai trò của Thủ tướng Samdech Hun Sen
Tình hình đất nước từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết
- Thể chế chính trị: Thể chế nhà nước, theo Hiến pháp năm 1993
quy định, Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực
được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội
đồng nhà Vua, Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện), Hội đồng Hiến pháp,
Chính phủ, Toà án, và các cơ quan hành chính các cấp.
- Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội: Hơn hai thập kỷ sau chiến
tranh lạnh, mặc dù phải đối phó với nhiều thách thức của tình hình trong
11
nước với nguy cơ bên trong và bên ngoài, Campuchia đã có những bước
tiến đáng kể cả về chính trị, kinh tế lẫn văn hóa - xã hội. Campuchia đã thu
được những thành tựu đáng kể trong đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu, đồng thời tiếp tục đối phó với những khó khăn, thách thức trên
con đường phát triển và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
Vai trò của Thủ tướng Samdech Hun Sen
Samdech Hun Sen được đánh giá là một nhân vật xuất chúng, trở
thành điểm tựa vững chắc và kịp thời để cứu nguy dân tộc Campuchia.
Samdech có một số công lao to lớn như sau: (i) giúp đất nước từ nội chiến
đi đến thống nhất; (ii) từ sự cô lập trở nên có tiếng nói công bằng trên
trường quốc tế; (iii) từ một nước con số “0” dần khôi phục và không
ngừng phát triển; (iv) từ nhân dân không có tự do sang có tự do và dân
chủ;...
2.2. Nhân tố quốc tế
2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực
Tình hình thế giới, về tác động tích cực: (i) xu thế hòa dịu, hòa hoãn
chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi
cho việc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Campuchia; (ii) cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ mà biểu hiện tập trung hiện nay ở sự phát triển
của kinh tế tri thức đang đặt Campuchia trước những cơ hội lớn; (iii) toàn
cầu hoá tạo cơ hội cho Campuchia có thể tận dụng để theo kịp các nước
trong khu vực. Về tác động tiêu cực: (i) sự không ổn định của an ninh quốc
tế đặt ra những thách thức đến nền độc lập dân tộc của Campuchia; (ii)
mặt trái của toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa các
tầng lớp dân cư trong xã hội Campuchia. (iii) mặt trái của toàn cầu hóa
cũng tạo ra những thách thức lớn đối với an ninh, kinh tế - chính trị, văn
hóa và bản sắc dân tộc, đặc biệt là thách thức lớn đối với độc lập dân tộc
của Campuchia.
Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Những thành công về
tăng trưởng kinh tế cùng với thế mạnh về vốn, dự trữ ngoại tệ, lao động
trẻ, tính năng động, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ,... đã nâng
cao vị thế của châu Á - Thái Bình Dương so với các khu vực khác. Cùng
với sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, ở khu vực này
đang nổi lên các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống. Là một quốc gia
nằm trong khu vực, Campuchia không thể không chịu sự chi phối và tác
động tới nhiều mặt, nhưng nhìn chung mang lại thuận lợi nhiều hơn là khó
khăn cho Campuchia.
Tình hình Đông Nam Á: Sự phát triển năng động của ASEAN cùng
với những thành tựu đạt được trong hợp tác, liên kết nội khối và những nỗ
12
lực mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, nhất là với các nước lớn,
làm cho ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Vị
thế của ASEAN càng trở nên quan trọng hơn cả từ góc độ địa - chính trị và
quân sự - chiến lược đến địa kinh tế và văn hóa... Điều này tạo cơ hội thiết
thực cho mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, hội nhập quốc tế sâu
rộng của Campuchia. Thêm vào đó, một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn
kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, tác động tích cực
đến công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc chủ quyền lãnh thổ của Campuchia.
2.2.2. Vai trò và ảnh hưởng của một số nước lớn đối với Campuchia
Mối quan hệ giữa Campuchia với các nước lớn: Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, EU... đã đem lại những tác động đa chiều. Một mặt, làm cho
nền kinh tế Campuchia phát triển và góp phần nâng cao vị thế của
Campuchia trên trường quốc tế. Mặt khác, thách thức cũng không hề nhỏ.
Sự ràng buộc và phụ thuộc về mặt kinh tế lẫn chính trị của Campuchia vào
Mỹ, Trung Quốc,... là quá rõ ràng, những động thái đối ngoại của chính
quyền Phnom Penh đều luôn phải xem xét động thái từ các nước đó. Nếu
mối quan hệ thực sự tốt đẹp thì cái lợi là rất lớn, nhưng nếu ngược lại thì
cũng khó lường, tác động sâu sắc đến nền độc lập dân tộc của Campuchia.
Các nhân tố trên đây đã và đang tạo nên những thời cơ thuận lợi cho
Campuchia bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của mình, đồng thời cũng đặt
ra cho Campuchia những thách thức to lớn. Trong các nhân tố trên, nhân tố
trong nước mang tính quyết định. Trong đó, nhân tố chính trị tác động mang
tính thời sự, trực tiếp, nhân tố kinh tế tác động mang tính cơ bản lâu dài.
Nhân tố văn hóa - xã hội là những nhân tố tác động quan trọng mà
Campuchia không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua trong quá trình hoạch định
chiến lược của mình.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP
DÂN TỘC CỦA VƢƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013
3.1. Đƣờng lối đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vƣơng quốc
Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013
3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của chính phủ Hoàng gia Campuchia
Ngay sau khi ra đời, chính phủ Hoàng gia phải đối mặt với một tình
hình chính trị - xã hội hết sức phức tạp, cùng với đó là một nền kinh tế yếu
kém và trì trệ. Bối cảnh đó đặt ra cho chính phủ Hoàng gia những nhiệm
vụ cấp bách cần phải giải quyết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
13
hội. Từ đó, chính phủ Hoàng gia đặt ra ba mục tiêu chính: thứ nhất, bảo vệ
vì hòa bình, chỉ có trong điều kiện hòa bình Campuchia mới có cơ hội hợp
tác hội nhập và phát triển; thứ hai, hội nhập khu vực và quốc tế, trước hết
phải gia nhập ASEAN, vì ASEAN là cửa ngõ duy nhất để Campuchia hội
nhập vào quốc tế, nhằm tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phục vụ mục
tiêu thứ ba, đó là phát triển kinh tế - xã hội Campuchia.
3.1.2. Nội dung đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia
Đường lối của Chính phủ hoàng gia là bảo vệ tuyệt đối Hiến pháp
của Vương quốc Campuchia, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, cùng nhau
đoàn kết thành một khối vững chắc với tôn chỉ “Quốc gia - Tôn giáo -
Quốc vương” của chế độ Quân chủ lập hiến; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Campuchia là một nước có độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, có hòa
bình ổn định, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Chính phủ thực hiện
chính sách dân chủ, thể chế đa đảng, Nhà nước pháp quyền; đẩy mạnh và
phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường xây dựng mối quan
hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác tốt đẹp với các nước và các đối tác quốc
tế để đẩy mạnh sự phát triển đất nước, tham gia tích cực và cùng với các
nước giải quyết mọi vấn đề quốc tế. Đây là mục tiêu cần phải đạt được và
là nhân tố quyết định tới công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia.
3.2. Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vƣơng quốc
Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng và đối ngoại
Về chính trị: Thứ nhất, thúc đẩy xây dựng và củng cố hòa bình, hòa
hợp và hòa giải dân tộc. Thứ hai, thực hiện tự do, dân chủ và tôn trọng
nhân quyền. Thứ ba, đảm bảo tự do báo chí, tự do ngôn luận, đây là yếu tố
thúc đẩy phát triển tự do ý thức cá nhân và ý thức chính trị của xã hội. Thứ
tư, phát huy vai trò của đảng đối lập trong việc đóng góp, phê bình mang
tính xây dựng, theo dõi, giám sát, giúp định hướng và hoạt động của chính
phủ. Thứ năm, khuyến khích sự đóng góp của xã hội dân sự. Thứ sáu, quản
lý bằng luật pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thứ bảy, thúc đẩy
công tác cải cách hệ thống tổ chức xã hội, thực hiện bốn cải cách: (i) cải
cách hành chính; (ii) cải cách hệ thống tư pháp; (iii) cải cách quân đội -
cảnh sát; và (iv) cải cách kinh tế.
Về an ninh quốc phòng: Xây dựng, củng cố quân đội Hoàng gia
Campuchia, quân cảnh và cảnh sát quốc gia thành lực lượng vũ trang tuyệt
đối trung thành với đất nước, tôn trọng Hiến pháp, có kỷ luật, đạo đức
trong sạch, khiêm tốn, thương yêu nhân dân, có đầy đủ năng lực để làm
nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn
củng cố hoà bình, ổn định và an ninh trật tự xã hội, bảo vệ và xây dựng
14
đường biên giới ổn định, hữu nghị, hòa bình và hợp tác phát triển, góp
phần tích cực vào việc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia.
Về đối ngoại: Nguyên tắc hoạt động đối ngoại của Campuchia là
trung lập và không liên kết, quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác tốt với các
nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới, không phân biệt
chế độ chính trị, hai bên cùng có lợi dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau. Mở rộng quan hệ đối ngoại theo ba hướng: (i) coi trọng
quan hệ song phương với các nước láng giềng dựa trên nguyên tắc cơ bản
trên và đặc biệt xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác thân thiện. Giải
quyết các tranh chấp bằng con đường đàm phán hoà bình, tuyệt đối tránh
giải quyết bằng vũ lực; (ii) thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương
với các nước trong khu vực, góp phần biến khu vực Đông Nam Á thành
khu vực hoà bình, ổn định, tự do, trung lập, hợp tác và phát triển; (iii) mở
rộng quan hệ với các nước trên thế giới, tôn trọng 5 nguyên tắc của Phong
trào không liên kết và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Campuchia
đặt ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với các nước láng giềng, kiên trì mục
tiêu đưa các mối quan hệ song phương và đa phương đi vào chiều sâu, ổn
định và bền vững, nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuhia.
3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế
Đó là xây dựng nền kinh tế thị trường tự do theo hướng mở, với mục
tiêu chuyển đổi vai trò của Nhà nước từ kiểm soát và can thiệp là chính
sang làm nhiệm vụ điều tiết, tạo điều kiện hỗ trợ và từng bước thực hiện
quá trình tư nhân hóa, được chia thành 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1993 - 2003: tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế
Campuchia.
- Chính phủ Hoàng gia thực hiện một số chính sách kích thích kinh
tế như: tự do hóa thương mại, mở rộng quan hệ thương mại quốc tế để gắn
kết thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; tăng cường hợp tác với
các nước và các cơ quan tài chính quốc tế nhằm thu hút nhiều đầu tư, viện
trợ, phát triển hệ thống ưu đãi thương mại từ các nước phát triển. Về kinh
tế đối ngoại, đó là chính sách tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế
quốc tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã tác động tiêu
cực đến dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của
Campuchia.
- Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng: Chính phủ
tập trung vào việc xây dựng nguồn nhân lực có sức khoẻ tốt, có tri thức và
văn hoá cao, có phẩm chất đạo đức tốt và trong sạch, có tinh thần trách
15
nhiệm cao. Về cơ sở hạ tầng quốc gia, nhiệm vụ trước mắt của Chính phủ
là tiếp tục khôi phục và xây dựng lĩnh vực giao thông vận tải, phát huy
năng lực cung cấp điện và nước, đồng thời cải tạo mạng lưới thủy lợi để
đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng dịch vụ một cách đầy đủ.
- Phát triển lĩnh vực lợi thế sẵn có của Campuchia, đó là: phát triển
lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp,... đặc biệt là lĩnh vực du lịch, đây
là những tiềm năng của đất nước, nhằm đảm bảo lương thực, tạo công ăn
việc làm,... bằng cách hỗ trợ đầu tư tư nhân, đầu tư công xây dựng hạ tầng
du lịch và cố gắng duy trì an ninh, ổn định để ngành du lịch trở thành
nguồn thu ngoại tệ chính của quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Giai đoạn 2004 - 2013: thúc đẩy tăng trưởng, cải cách và tăng
cường hợp tác để phát triển
Để tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, chính phủ Hoàng gia đã
đưa ra chiến lược phát triển quốc gia cùng với “Chiến lược Tứ giác giai
đoạn 1 và 2”, trong đó thực hiện các chiến lược như sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: thứ nhất, cố gắng đạt chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế từ năm 2008 đến năm 2013 trung bình 7%/năm; thứ hai,
tiếp tục thực hiện chính sách thuế một cách thận trọng và chính sách ngoại
tệ phù hợp, đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách quản lý tài chính công;
thứ ba, tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực tài chính, đặc biệt
là củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng.
- Thúc đẩy vai trò điều hành tốt: tập trung vào chống tham nhũng,
cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật, cải cách hành chính công và cải
cách lực lượng vũ trang.
- Tăng cường hợp tác để phát triển: chính phủ tiếp tục khuyến
khích các Tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội được thành lập hợp pháp,
hợp tác trên cơ sở nguyên tắc điều hành tốt, để tham gia vào quá trình khôi
phục và phát triển kinh tế - xã hội Campuchia, thúc đẩy dân chủ hóa và tôn
trọng quyền và nhân quyền con người, đồng thời tham gia với chính phủ
trong việc giám sát quá trình thực hiện các chính sách và các chiến lược
khác. Chính phủ cam kết thực hiện tốt “Kế hoạch hành động Accra”, nâng
cao tính hiệu quả của chương trình Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho
Campuchia.
3.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
Thứ nhất, về văn hóa - tín ngưỡng: gìn giữ và phát triển khu vực di
sản văn hóa mang tính bền vững, thúc đẩy các hoạt động quảng bá, trao
đổi văn hóa nghệ thuật với các nước, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
đề cao Phật giáo là Quốc đạo; thứ hai, về giáo dục - thể thao: xây dựng
phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, ưu việt, lành mạnh, có trình
16
độ kiến thức toàn diện cả về khoa học kỹ thuật lẫn kỹ năng thực hành, phát
triển giáo dục song song với phát triển thể thao; thứ ba, về y tế, thúc đẩy
phát triển y tế để cải thiện sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn, thông qua
việc cung cấp dịch vụ y tế có hiệu quả, chất lượng, công bằng, cho nhân
dân nhất là đối với người nghèo, người dễ bị tổn thương và nhân dân sinh
sống ở khu vực nông thôn. Thứ tư, phát triển an sinh xã hội, quan tâm cựu
chiến binh, đặc biệt chú trọng chăm lo phụ nữ, trẻ em, tăng cường việc làm
và dạy nghề... đó là yếu tố chủ chốt cho sự thống nhất và phát triển bền
vững của đất nước.
Chƣơng 4
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC CỦA VƢƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM
2013
VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CAMPUCHIA
4.1. Đánh giá tiến trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vƣơng
quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 và vấn đề đặt ra
4.1.1. Những thành tựu và nguyên nhân
- Những thành tựu
Thứ nhất, về chính trị: Thành công lớn nhất mà chính phủ Hoàng gia
đạt được trong lĩnh vực này là việc ổn định tình hình chính trị trong nước;
tìm được tiếng nói chung trong việc lựa chọn hệ thống chính trị (chế độ
Quân chủ lập hiến, đa đảng, dân chủ, tự do); đồng thời nhận được sự ủng
hộ của các nước trong khu vực và thế giới. Ổn định chính trị là nhân tố
quyết định tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực khác phát triển.
Thứ hai, về lĩnh vực an ninh quốc phòng: Là giữ vững được độc lập,
tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và bảo vệ chế độ Quân
chủ lập hiến; giữ vững an ninh chính trị và trật tự - xã hội; củng cố lòng tin
của nhân dân vào công cuộc cải cách, đổi mới. Đã kiên trì quan điểm củng
cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn thể nhân
dân, của mọi lực lượng. Tiếp tục chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang cả
về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Thứ ba, về lĩnh vực kinh tế: Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật
được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được
cải thiện. Nếu năm 1993 tốc độ tăng trưởng GDP là 4,1%, năm 1999 là
12.6%, thì tốc độ tăng trường GDP bình quân của Campuchia trong vòng
10 năm (2003-2013) đạt 8,64%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể,
nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động khá
17
hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy.
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện. Tổng GDP của
Campuchia tăng từ 2.427 triệu USD năm 1993 lên 8.831 triệu USD năm
2013; GDP đầu người tăng từ 228 USD năm 1993 lên 1080 USD năm
2013; vốn FDI tăng lên đáng kể: năm 1993 là 124 triệu USD lên 1.220
USD năm 2013. Hai là, thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế
tư nhân với bốn lĩnh vực chủ chốt gồm Công nghiệp may mặc, Du lịch,
Nông nghiệp và Xây dựng. Ba là, đạt được những kết quả tích cực trong
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Campuchia đã tham gia hợp tác, liên
kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế then chốt.
Thứ tư, về lĩnh vực văn hóa - xã hội: Nhìn chung, mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ở Campuchia đã được giải quyết một cách có hiệu quả.
Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt.
Campuchia đã được Liên Hợp Quốc đánh giá là quốc gia đứng thứ năm
trong số các nước đang phát triển có thể hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ
của mình. Về giáo dục - đào tạo có bước phát triển cả về quy mô lẫn chất
lượng. Về y tế: công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ, góp phần
hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, đã giảm được tỷ lệ tử vong của
phụ nữ và trẻ em ốm đau và chết vì bệnh lây nhiễm. Về văn hóa, nền văn
hóa đã được khôi phục lại toàn bộ và xây dựng mới cả về văn hóa vật thể
và phi vật thể, bảo tồn và phát triển văn hóa Campuchia, được thế giới
phong tặng là “Campuchia - Vương quốc của Kỳ quan”, “Campuchia -
Vương quốc của Văn hóa”.
Thứ năm, về lĩnh vực đối ngoại: Campuchia đã giành được những
thắng lợi to lớn: Một là, phá thế bị bao vây, cấm vận; mở rộng quan hệ đối
ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập, chủ
quyền quốc gia. Campuchia đã củng cố quan hệ với các nước lớn như
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... và gia nhập ASEAN (1999),
Campuchia có quan hệ ngoại giao với hơn 157 nước trong tổng số hơn 200
nước trên thế giới. Đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả quan hệ hợp tác toàn diện, đoàn kết đặc biệt giữa
Campuchia - Việt Nam, Campuchia - Lào. Campuchia đã bình thường hóa
hoàn toàn quan hệ với các nước ASEAN. Hai là, giải quyết hòa bình các
vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan, giữ vững môi
trường hòa bình. Ba là, hoàn thành thắng lợi việc hội nhập Campuchia với
cộng đồng quốc tế cả trong khuôn khổ tiểu vùng, khu vực và quốc tế.
Campuchia đã tổ chức tốt các Hội nghị cấp cao ASEAN (2002, 2012),
nhiều hội nghị quan trọng khác trong khuôn khổ khu vực và thế giới, đã
18
thể hiện được năng lực của mình trong tham gia giải quyết các công việc
của khu vực cũng như thế giới, tham gia tích cực sứ mệnh gìn giữ hoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_cuoc_dau_tranh_bao_ve_doc_lap_dan_toc_cua_vuong_quoc_campuchia_tu_nam_1993_den_nam_2013_5132_1917.pdf