Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình đông người cao hơn
(23,8%); Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có từ 3 thế hệ trở
lên cao hơn (22,1%).Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có thu
nhập bình quân từ 1.000.000 đ trở lên cao nhất (22,7%). Tỷ lệ người
Nùng THA ở hộ nghèo và đủ ăn tương đương nhau (18,0 - 18,9%).
Tỷ lệ người THA có nhà kiên cố cao nhất (23,3%). Về phương tiện
truyền thông: Tỷ lệ hộ gia đình người Nùng THA không có phương
tiện truyền thông cao hơn (38,0% so với 18,1%).
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm dịch tễ bệnh tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Lan là 37%, Pháp là 10-
24%, Hoa Kỳ là 24%... Trung Quốc (2001) 27%; Thái Lan (2001)
20,5%; Châu Phi (2007) 21,3%. Một nghiên cứu ở Brasil, với nhóm
tuổi từ 20 đến 69 tuổi có tỷ lệ THA là 23,6%.
4
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các
yếu tố nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002 cho
thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,5%. Các yếu tố nguy
cơ bao gồm tuổi cao, nam giới, chỉ số khối cơ thể tăng, béo bụng, chỉ
số vòng bụng/vòng mông cao, rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu,
uống nhiều rượu, tiền sử gia đình huyết thống trực hệ có người THA.
Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng tất cả các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm
23% (18,8% nông thôn so với 29,5% ở thành thị), trong khi hiểu biết
sai về các yếu tố nguy cơ chiếm hơn 1/3 dân số (44,1% ở nông thôn
so với 27,1% ở thành thị).
1.2. Các giải pháp phòng chống tăng huyết áp
1.2.1. Thế giới
Trong nghiên cứu của Khosravi (2010) tại Isfahan (Iran) nhằm
nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của những người THA và
người thân của họ bằng giáo dục sức khỏe bởi các nhân viên y tế, kết
quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA giảm từ 20,5% xuống còn 19,6%
(không có ý nghĩa thống kê) tại vùng can thiệp trong khi đó tại vùng
đối chứng, tỷ lệ bệnh nhân THA tăng từ 17,4% đến 19,6% (p=0,003).
Sự cải thiện về nhân thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp của
vùng thành thị và nông thôn trên địa bàn nghiên cứu tốt hơn trên địa
bàn đối chứng. Chương trình giáo dục sức khỏe phòng chống THA ở
Canada được thực hiện bởi các bác sỹ gia đình, dược sỹ và các nhà
khoa học tại trường đại học và tại cộng đồng. Những cán bộ tình
nguyện này sẽ chia sẻ những kiến thức nhằm giáo dục, tư vấn và thảo
luận đưa ra các biện pháp phòng chống THA tại cộng đồng. Và đây là
một mô hình thành công trong thực tiễn phòng chống THA của Canada.
1.2.2. Việt Nam
Nghiên cứu của Dương Minh Thu (2005) đã huy động được
các câu lạc bộ người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên vào truyền
thông phòng bệnh Tai biến mạch máu não. Giải pháp này rất phù hợp
với điều kiện hiện nay vì đã dựa trên vào chính quyền và hội người
cao tuổi của phường, cơ quan chuyên môn có vai trò tư vấn.
5
Ưu điểm của giải pháp là đáp ứng được nhu cầu thông tin về
cách phòng bệnh cho NCT. Do hoạt động truyền thông được lồng
ghép trong các chương trình sinh hoạt thường kỳ của Hội nên ít tốn
kém về thời gian và kinh phí. Hoạt động truyền thông đã mang lại sự
hiểu biết về cách phòng bệnh cho người cao tuổi nên đã được nhiều
người cao tuổi tự nguyện tham gia. Giải pháp đã được cộng đồng cấp
nhận. Giải pháp kiểm soát THA của Nguyễn Kim Kế ở Hưng Yên
với việc tăng cường truyền thông phòng chống THA cho các đối
tượng nguy cơ và quản lý bệnh nhân THA tại Trạm y tế xã/phường.
Kết quả là tỷ lệ người cao tuổi được quản lý đúng là 100%, chỉ có có
6,7% ở nhóm can thiệp không thực hiện đủ liều thuốc huyết áp. Kết
quả giải pháp kiểm soát THA cho người cao tuổi đạt hiệu quả.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân tộc Nùng trưởng thành từ 25 - 64 tuổi. động trí tuệ;
Cán bộ Trạm Y tế (TYT) xã và nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) ở
khu vực nghiên cứu, Đại diện cộng đồng: Lãnh đạo Đảng, Chính
quyền và các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở xã nghiên cứu; Già
làng, trưởng bản người Nùng.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các xã có nhiều người Nùng sinh sống đó là xã Lâu Thượng,
Phú Thượng, Tràng Xá huyện Võ Nhai; Xã Tân Long, Minh Lập,
Văn Hán huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính. Định lượng có 3
thiết kế: mô tả cắt ngang, nghiên cứu bệnh - chứng và can thiệp; Định
tính: Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trọng tâm.
6
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng
2.2.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang
* Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ, với p =
0,18 là tỷ lệ bệnh THA theo nghiên cứu tại Thái Nguyên của Lại Đức
Trường (Văn phòng WHO Việt Nam, năm 2010), d: độ chính xác mong
muốn = 0,018. Thay vào tính được 1.418, thực tế điều tra 1.466 mẫu.
* Phương pháp chọn mẫu: Chọn chủ đích hai huyện Võ Nhai
và Đồng Hỷ vì tập trung nhiều người Nùng ở tỉnh Thái Nguyên.
Chọn chủ đích 3 xã Lâu Thượng, Phú Thượng và Tràng Xá (Võ
Nhai) và xã Văn Hán, Tân Long và Minh Lập (Đồng Hỷ) là các xã có
nhiều người Nùng nhất ở 2 huyện.
- Chọn người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi): Đây chính là
đơn vị mẫu theo khuyến cáo của WHO. Mỗi xã chọn 250 người
Nùng tuổi từ 25 - 64. Chọn các đối tượng bằng phương pháp ngẫu
nhiên đơn hệ thống đến khi đạt đủ cỡ mẫu cho nghiên cứu ở mỗi xã.
2.2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng
*Cỡ mẫu: Tính theo công thức:
2
2
*
211
)2/(
2
)1(
)1(/1)1(/1
In
PPPP
Zn
Trong đó:
P2*: Tỷ lệ ăn mặn (nguy cơ THA) của nhóm không THA
được ước tính là 40% (theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân
Việt) [64].
P1*: Tỷ lệ ăn mặn ước lượng cho nhóm THA, được tính toán
dựa trên OR= 3,75 và P2*=0,4
*22
2
1
1R
R
PPO
PO
P
= 0,71
: độ chính xác mong đợi của OR là 0,35; là sai lầm loại I,
chọn =0,05. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu cần thiết là 188.
7
Với tỷ lệ nhóm bệnh/ nhóm chứng là 1:1, cỡ mẫu nghiên cứu bệnh
chứng ở mỗi nhóm là 188 người làm tròn mỗi nhóm là 200 người.
* Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn nhóm bệnh: Đối tượng mắc bệnh THA được xác định
theo tiêu chuẩn JNC VII qua điều tra cắt ngang là 274 người. Sử
dụng chức năng Random number list trong chương trình Epi info
6.04 để chọn ngẫu nhiên đơn 200 người bệnh THA vào nghiên cứu.
- Chọn nhóm chứng: Chọn người không bị THA ở cùng xã với
người THA và tương đồng về tuổi, giới. Nhóm chứng được chọn theo
tỷ lệ 1:1 từ danh sánh những người không bị THA đã được xác định
ở giai đoạn nghiên cứu mô tả ban đầu.
2.2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
* Cỡ mẫu: Cỡ mẫu tính theo công thức:
p1 ( 1-p1 ) + p2 (1-p2)
n = Z2()
(p1- p2)2
Trong đó:
p1: tỷ lệ người Nùng có hành vi phòng chống THA tốt, ước
tính theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Minh Nam là 30%.
p2: tỷ lệ hành vi phòng chống THA tốt của người Nùng trưởng
thành đạt được sau can thiệp, mong muốn là 70%.
α: mức sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 (mức tin cậy 95%)
β: mức sai lầm loại 2, chọn β = 0,1 (lực mẫu 90%)
Z2(): hệ số tra bảng ứng với giá trị được 8,6.
Thay số vào công thức tính và làm tròn số được n = 200 người
cho mỗi nhóm can thiệp và đối chứng.
* Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn xã: Trong 6 xã đã chọn trong nghiên cứu mô tả, nhóm
nghiên cứu lựa chọn 2 xã theo tương đồng về các tiêu chí: có cùng
thể chế, cùng chính sách, tương tự về vị trí địa lý, khí hậu, vùng
miền, tương đồng về cơ cấu dân tộc và các điều kiện kinh tế, văn hóa,
8
xã hội. Dựa vào các tiêu chí, chọn 2 xã ở huyện Đồng Hỷ đó là xã
Tân Long và xã Văn Hán. Bốc thăm ngẫu nhiên xã Văn Hán là xã
can thiệp, xã Tân Long làm đối chứng.
- Chọn đối tượng đánh giá hiệu quả sau can thiệp: người Nùng
trưởng thành (25-64 tuổi) bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống tương tự như cách chọn trong điều tra mô tả ban đầu.
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính
2.2.3.1. Nghiên cứu định tính trong giai đoạn mô tả trước can thiệp
* Phỏng vấn sâu:
- Trưởng thôn bản: Mỗi xã 2 người, tổng là 12 người/6 xã
- Trưởng họ: Mỗi xã 2 người, tổng là 12 người/6 xã
- Già làng: Mỗi xã 2 người, tổng là 12 người/6 xã
* Thảo luận nhóm:
- CBYT: 01 nhóm ở 1 xã gồm 4 CBYT xã và 6 NVYTTB, tổng là
6 nhóm. Lãnh đạo cộng đồng: 01 nhóm ở 1 xã gồm 10 người đại diện
Chính quyền, ban ngành, tổ chức quần chúng xã, bản, tổng là 6 nhóm.
- Người THA: 01 nhóm ở 1 xã gồm 10 người đại diện cho
nhóm bệnh nhân đại diện có nam, nữ, có các lứa tuổi, tổng là 6 nhóm.
2.2.3.2. Nghiên cứu định tính trong giai đoạn đánh giá sau can thiệp
Đối với xã can thiệp và xã chứng thêm mỗi loại phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm 01 cuộc sau can thiệp.
2.2.4. Một số giải pháp can thiệp
- Giải pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo phòng chống THA và xây
dựng cơ chế hoạt động.
- Giải pháp 2: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia
hoạt động can thiệp phòng chống THA.
- Giải pháp 3: Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh THA
cho người dân tộc Nùng.
- Giải pháp 4: Chủ động kiểm soát THA tại cộng đồng.
9
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu
- Nhóm các chỉ số về tăng huyết áp ở người Nùng trưởng
thành: Tỷ lệ THA chung; Tỷ lệ THA theo mức độ; Phân bố tỷ lệ
THA theo đặc điểm cá nhân và hộ gia đình đối tượngnghiên cứu.
- Nhóm các chỉ số về các yếu tố nguy cơ THA của người Nùng
trưởng thành: Chỉ số khối cơ thể (BMI); Thói quen ăn uống: ăn mặn,
ăn nhiều mỡ, thức ăn xào rán..Thói quen sinh hoạt: hút thuốc, uống
rượu bia, các yếu tố thuộc di truyền như yếu tố liên quan về tiền sử
gia đình
- Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp:
Các chỉ số đánh giá quá trình hoạt động can thiệp: Số người
được tập huấn TT-GDSK về dự phòng THA; Thay đổi về năng lực
của cán bộ tham gia mô hình kiểm soát THA. Thay đổi KAP của
người Nùng trưởng thành về dự phòng THA.
Các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu ra hoạt động can thiệp: Kiến
thức phòng chống THA của các thành viên tham gia can thiệp trước
và sau tập huấn. Thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của người
Nùng trưởng thành về phòng chống THA trước và sau can thiệp.
Các chỉ số đánh giá tác động của hoạt động can thiệp phát
hiện, quản lý, điều trị THA.
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Các Bác sỹ chuyên khoa Nội khám lâm sàng tim mạch, cân
nặng, chiều cao, đo HA, khám nội khoa theo phiếu điều tra. Các cán
bộ dự phòng phỏng vấn trực tiếp các đối tượng theo phiếu điều tra
KAP.. Phiếu điều tra được xây dựng theo đúng qui trình.Tiến hành
phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm với các đối tượng liên quan
tại các xã nghiên cứu.
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích trên chương trình SPSS version
13.0.
10
Trong nghiên cứu mô tả sử dụng tỷ lệ phần trăm và dùng thuật
toán so sánh χ2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất
p<0,05. Xác định yếu tố liên quan giữa phơi nhiễm với THA bằng tỷ
suất chênh OR (Odd Ratio) và kiểm định bằng CI 95% của OR. Đánh
giá hiệu quả can thiệp:
+ Chỉ số hiệu quả (CSHQ) % = 100
1
21
p
pp
Trong đó: p1 là tỷ lệ trước can thiệp và p2 là tỷ lệ sau can thiệp.
+ HQCT = CSHQ can thiệp - CSHQ chứng
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ THA ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi)
tại các điểm nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên năm 2012
Bảng 3.1. Tỷ lệ và phân loại THA của người Nùng trưởng thành
(theo tiêu chuẩn Bộ Y tế Việt Nam năm 2010)
Phân loại THA
Số lượng
(n=1.466)
Tỷ lệ (%)
Bình thường 1.192 81,3
Tăng huyết áp 274 18,7
Trong số THA (274) có:
THA độ I (nhẹ) 192 70,0
THA độ II (trung bình) 64 23,4
THA độ III (nặng) 18 6,6
Tỷ lệ THA của người Nùng trưởng thành là 18,7%, trong đó
chủ yếu mức độ nhẹ (70,0%). Trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với tỷ lệ THA ở Thái Lan (20,5%), Châu Phi (21,3%) và thấp
hơn ở Hoa Kỳ (24%), Trung Quốc (27%), cao hơn ở Indonesia (15%),
Malaysia (11%) và thấp hơn theo điều tra 8 tỉnh/thành phố của Viện
Tim mạch năm 2008, tỷ lệ này là 25,1%.
11
Bảng 3.2. Tỷ lệ THA của người Nùng trưởng thành theo một số
đặc điểm cá nhân (n=1.466)
Đặc điểm cá nhân
Số lượng
điều tra
Số lượng
THA
Tỷ lệ
(%)
Lứa tuổi
25 - 34 376 38 10,1
35 - 44 420 62 14,8
45 - 54 428 100 23,4
55 - 64 242 74 30,6
Giới
Nam 746 152 20,4
Nữ 720 122 16,9
Nghề nghiệp
Làm ruộng 1.288 228 17,7
Công chức, viên chức 50 16 32,0
Khác 128 30 23,4
Trình độ
học vấn
≤ Tiểu học 614 124 20,2
Trung học cơ sở 622 106 17,0
≥ Trung học phổ thông 230 44 19,1
Tỷ lệ THA có xu hướng tăng theo tuổi, thấp nhất là nhóm tuổi
là 25 - 34 tuổi (10,1%), cao nhất là nhóm tuổi 55 - 64 tuổi (30,6%).
Tỷ lệ THA ở nam (20,4%) cao hơn nữ (16,9%). Tỷ lệ người THA ở
người công chức, viên chức cao nhất (32,0%), thấp nhất là làm ruộng
(17,7%). Người trưởng thành có trình độ tiểu học trở xuống có tỷ lệ
THA cao nhất (20,2%). Với nhóm nhóm tuổi 55 - 64 tuổi nghiên ứu
này tương đương với kết quả của Nguyễn Kim Kế ở Hưng Yên lứa
tuổi này người Kinh (21,3%), song thấp hơn ở dân tộc Tày ở Na
Hang Tuyên Quang (30,7%), của người dân tộc thiểu số trong nghiên
cứu của Nguyễn Văn Phát ở Yên Minh Hà Giang (33,3%).
12
Bảng 3.3. Tỷ lệ THA ở người Nùng trưởng thành
theo một số đặc điểm hộ gia đình (n = 1.466)
Chỉ số
Biến số SL
điều tra
SL
THA
Tỷ lệ (%)
Qui mô gia
đình
Đông người
(> 6 người)
84 20 23,8
Bình thường
(≤ 6 người)
1.382 254 18,4
Có 3 thế hệ trở lên 488 108 22,1
Gia đình ≤ 2 thế hệ 978 166 17,0
Phân loại kinh
tế hộ gia đình
Hộ nghèo 334 60 18,0
Hộ đủ ăn 1.132 214 18,9
Thu nhập gia
đình
(đồng/người/
tháng)
< 500.000 đ 198 58 18,0
500.000 đ đến
1.000.000 đ
784 182 18,3
> 1.000.000 đ 150 34 22,7
Nhà ở
Nhà tạm 30 0 0
Nhà bán kiên cố 1.092 194 17,8
Nhà kiên cố 344 80 23,3
Phương tiện
truyền thông
Có 1.424 258 18,1
Không 42 16 38,0
Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình đông người cao hơn
(23,8%); Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có từ 3 thế hệ trở
lên cao hơn (22,1%).Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có thu
nhập bình quân từ 1.000.000 đ trở lên cao nhất (22,7%). Tỷ lệ người
Nùng THA ở hộ nghèo và đủ ăn tương đương nhau (18,0 - 18,9%).
Tỷ lệ người THA có nhà kiên cố cao nhất (23,3%). Về phương tiện
truyền thông: Tỷ lệ hộ gia đình người Nùng THA không có phương
tiện truyền thông cao hơn (38,0% so với 18,1%).
13
Bảng 3.4. Tỷ lệ THA theo BMI của người Nùng trưởng thành
(n = 1.466)
BMI SL
điều tra
SL
THA
Tỷ lệ
(%)
Thiếu cân, thiếu dinh dưỡng trường
diễn (< 18,5 Kg/m2)
138 25 18,1
Bình thường (18,5 - < 23 Kg/m2) 1.134 197 17,4
Thừa cân, béo phì (≥ 23 Kg/m2) 194 52 26,8
Người Nùng trưởng thành thừa cân,béo phì có tỷ lệ THA cao
nhất (26,8%), người Nùng có BMI bình thường hay thấp thì tỷ lệ
THA thấp hơn (17,4% - 18,1%).
Bảng 3.5. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống THA
của người Nùng trưởng thành (n = 1.466)
KAP về phòng chống THA SL Tỷ lệ (%)
Kiến thức
Tốt 309 21,1
Trung bình 532 36,3
Kém 625 42,6
Thái độ
Tốt 690 47,0
Trung bình 288 19,7
Kém 488 33,3
Thực hành
Tốt 172 11,7
Trung bình 606 41,3
Kém 688 46,9
Kiến thức, thái độ, thực hành của người Nùng về phòng chống
THA nhìn chung chưa tốt: Tỷ lệ người Nùng có kiến thức tốt thấp
(21,1%), thái độ tốt còn thấp (47,0%) và thực hành tốt cũng còn rất
thấp (11,3%).
3.2. Một số yếu tố nguy cơ THA của người Nùng trưởng thành tại
Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa trình độ
học vấn với THA: Trình độ học vấn của người Nùng càng thấp thì
14
nguy cơ THA càng cao, người có trình độ dưới tiểu học nguy cơ
THA cao gấp 2,14 lần người có trình độ từ THPT trở lên (p<0,05).
Người Nùng là cán bộ công chức nhà nước, buôn bán thì nguy cơ
THA cao hơn (p<0,05).
Các nguy cơ là các yếu tố gia đình như sau: Người Nùng sống
trong gia đình ít thế hệ thì nguy cơ THA cao hơn người sống trong
gia đình nhiều thế hệ (p<0,05); Người Nùng sống trong hộ đủ ăn hay
kinh tế khá giả thi có nguy cơ THA hơn người sống trong các hộ
nghèo (p<0,05). Người Nùng sống trong gia đình không có phương
tiện truyền thông thì nguy cơ THA cao hơn người sống trong gia đình
có các PTTT (p < 0,05).
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với THA
KAP
Nhóm
bệnh
(n=200)
Nhóm
chứng
(n=200)
OR (CI95%)
P
(test χ2)
Kiến thức
Chưa tốt 170 152 1,79
(1,05 - 3,08)
<0,05
Tốt 30 48
Thái độ
Chưa tốt 111 87 1,62
(1,07 - 2,45)
< 0,05
Tốt 89 113
Thực hành
Chưa tốt 185 168 2,35
(1,18 - 4,83)
< 0,05
Tốt 15 32
- Về kiến thức dự phòng THA: Người Nùng có kiến thức
không tốt thì nguy cơ THA cao hơn người có kiến thức tốt (OR=1,79
(1,05 - 3,08), p<0,05)
- Về thái độ dự phòng THA: Người Nùng có thái độ không tốt
thì nguy cơ THA cao hơn người có thái độ tốt (OR=1,62 (1,07- 2,45),
p<0,05).
- Về thực hành dự phòng THA: Người Nùng có thực hành
không tốt thì nguy cơ THA cao hơn người có thực hành tốt (OR=2,35
(1,18-4,83), p<0,05).
15
Bảng 3.7. Nguy cơ thuộc về tiền sử gia đình người THA
Tiền sử
Nhóm bệnh
(n=200)
Nhóm chứng
(n=200)
OR
(CI95%)
P
(test χ2)
Bệnh tim
mạch
Có 9 3 3,09
(0,76 - 17,99)
<0,05
Không 191 197
THA
Có 41 17 2,7
(1,47 - 5,41)
< 0,05
Không 159 183
- Nguy cơ thuộc về yếu tố gia đình có người mắc bệnh tim
mạch với THA: Người Nùng ở hộ gia đình có người mắc bệnh tim
mạch nguy cơ THA cao hơn những người sống trong gia đình không
có người mắc bệnh (OR= 3,09 (0,76 - 17,99, p<0,05).
- Có mối liên quan giữa yếu tố gia đình có người mắc bệnh
THA với THA: Người Nùng trong gia đình có người THA thì nguy
cơ THA cao hơn những người trong gia đình không có người THA
(OR = 2,7 (1,47 - 5,41), p<0,05).
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống, sinh hoạt với THA
Thói quen
Nhóm
bệnh
(n=200)
Nhóm
chứng
(n=200)
OR
(CI95%)
P
(test χ2)
Hút thuốc
lá
Có 62 34 2,19
(1,33 - 3,64)
<0,05
Không 138 166
Uống rượu
bia
Có 73 44 2,04
(1,28-3,25)
<0,05
Không 127 156
Ăn mặn
Có 75 25 4,2
(2,46 - 7,21)
<0,05
Không 125 175
Ăn ngọt
Có 39 5 9,45
(3,46 - 27,94)
<0,05
Không 161 195
Ăn mỡ
động vật
Có 118 28 8,8
(5,4-14,4)
<0,05
Không 82 172
Ít vận động
thân thể
Có 23 11 2,2
(1,1 - 4,7)
<0,05
Không 177 189
Thường
xuyên lo lắng
Có 23 10 2,47
(1,09 - 5,97)
<0,05
Không 177 190
16
Những người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,
ăn mặn, ăn mỡ động vật, ít vận động và thường xuyên lo lắng có
nguy cơ THA cao hơn rõ rệt so với những người không có thói quen
trên (p < 0,05). Uống nhiều rượu: Tình trạng uống rượu ở các làng
bản người Nùng ở Văn Hán nói riêng hay các cộng đồng người Nùng
khác ở Thái Nguyên nói chung. Như ông K già làng người Nùng ở xã
Tân Long:..“Người Nùng uống rượu nhiều, uống bất cứ lúc nào kể
cả lễ tết lẫn tiếp khách có lẽ làm cho người Nùng bị THA nhiều
hơn Ăn mặn là thói quen lưu truyền từ đời này sang đời khác thành
tập quán. Ăn nhiều thịt mỡ: Mỡ là thứ không thể thiếu được của
người dân tộc miền núi phía bắc cả Nùng, Tày, Thái lẫn Mường. Mỡ
được sử dụng hàng ngày, ít thì xào nấu, nhiều thì rán
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa sở thích ăn uống của người THA
Sở thích
Nhóm
bệnh
(n=200)
Nhóm
chứng
(n=200)
OR
(CI95%)
p
(test
χ2)
Thức ăn
nước chấm
mặn
Rất thích 80 59
1,59
(1,03-2,47)
<0,05 Ít và không thích
120 141
Thức ăn
xào, rán
Rất thích 103 82
1,53
(1,01-2,31)
<0,05 Ít và không
thích
97 118
Sử dụng
dầu, mỡ
Mỡ động vật 192 180 2,67
(1,09-7,17)
<0,05
Dầu thực vật 8 20
Những người Nùng rất thích ăn thức ăn mặn, nước chấm mặn,
thức ăn xào, rán và sử dụng mỡ hoặc lúc dùng mỡ, lúc dùng dầu rán
có nguy cơ THA cao hơn những người ít ăn hoặc không thích ăn hay
sự dụng dầu thực vật.
17
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (BMI) và THA
Tình trạng
dinh dưỡng
Nhóm
bệnh
(n=200)
Nhóm
chứng
(n=200)
OR
(CI95%)
P
(test χ2)
Bình thường
(18,5 - < 23 kg/m2)
133 156 1 -
Thiếu cân, thiếu dinh
dưỡng trường diễn
(< 18,5 kg/m2)
10 21
0,5
(0,3-1,2)
>0,05
Thừa cân và béo phì
(≥ 23 kg/m2)
57 23
2,9
(1,7-5,0)
<0,05
Nguy cơ thuộc về tình trạng dinh dưỡng (BMI) của người
THA: Người Nùng có BMI cao nguy cơ THA cao hơn người BMI
bình thường với 2,9 lần (1,7 - 5,0); p<0,05. Nghiên cứu ở Nhật Bản
cho thấy những người có BMI từ 25 trở lên có tỷ lệ THA cao gấp 2
lần người có BMI = 22. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
nghiên cứu của Trần Đình Toán cho thấy nhóm có BMI từ 18,5 đến 24,9
thì 31,16% mắc THA còn nhóm BMI từ 25 - 29 có 54,39% THA.
Tại các cuộc phỏng vấn sâu về phong tục tập quán liên quan
đến THA, mọi người cho rằng các phong tục tập quán của người
Nùng không tốt cho phòng chống THA là uống nhiều rượu; ăn mặn
và nhiều mỡ lợn, ít đi đến cơ sở y tế nhất là khám chữa bệnh
THA....Theo ông K già làng người Nùng ở xã Tân Long:..”Người
Nùng uống rượu nhiều uống bất cứ lúc nào kể cả lễ tết lẫn tiếp
khách Người Nùng thường ăn mặn, thức ăn thường xuyên trước kia
là cá khô.tôi nghĩ đấy là nguyên nhân THA của người Nùng”
Còn ông H già làng ở xã Văn Hán:..”Người Nùng thích ăn thịt mỡ, có
lẽ từ xa xưa do nghèo đói. Ngày tết thịt lợn to ăn bao nhiêu còn đâu cho
chum mỡ, chum rượu để dành ăn dần. Trước kia ở chợ người Nùng thịt
mỡ bán đắt hơn thịt nạc.. do người dân thích mua thịt mỡ.. ”
Ngoài phong tục tập quán, còn có nhiều ý kiến cho rằng nhận
thức về THA của người Nùng không tốt, việc quản lý và điều trị
THA tại địa phương cũng còn yếu, chưa có chương trình phòng
chống THA, nếu có triển khai thì cũng chưa có nguồn lực như người,
trang thiết bị y tế
18
3.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng
3.3.1. Kết quả thực hiện hoạt động can thiệp
Giải pháp can thiệp bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2013 và kéo
dài trong 2 năm. Dựa trên các kết quả nghiên cứu định lượng, cũng
như định tính ở phần trên, nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận, lấy
ý kiến từ phía lãnh đạo chính quyền địa phương, cán bộ y tế, các tổ
chức đoàn thể xã hội ở xã Văn Hán để đưa ra 4 giải pháp can thiệp
như sau:
- Thành lập ban chỉ đạo phòng chống THA và xây dựng cơ chế
hoạt động.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia hoạt động can
thiệp phòng chống THA.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh THA cho người dân
tộc Nùng.
- Chủ động kiểm soát THA tại cộng đồng.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Trạm trưởng TYT xã chịu trách
nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ. Đảng ủy xã có Nghị quyết về thực
hiện lồng ghép TT-GDSK phòng chống THA và các hoạt động nhằm
giảm sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc lào, tăng cường vệ sinh môi
trường triển khai đến từng Chi bộ, Đảng viên. UBND xã có văn bản
hướng dẫn và đưa vào bình xét tiêu chuẩn thi đua của đảng viên,
đoàn viên và hội viên. Giám sát viên xem xét báo cáo của nhân viên
y tế thôn bản, Chi hội NCT, nhận xét của Trưởng Trạm Y tế xã đồng
thời nghe ý kiến phản ánh của người dân ở các thôn/bản. Định kỳ 2
tháng/một lần.
Tiến hành tập huấn cho cán bộ tham gia can thiệp: Sau các đợt
tập huấn kiến thức của học viên về phòng chống THA tăng lên rõ rệt,
nhất là mức độ khá, giỏi (từ 18,6% tăng lên 76,7% với p<0,05).
Hoạt động TT-GDSK phòng chống THA: Đã có 5.165 số lượt
người được nghe TT-GDSK thông qua 199 cuộc họp và 731 buổi tư
vấn tại hộ gia đình. Đóng góp nhiều trong hoạt động này đó là vai trò
của NVYTTB/Chi hội NCT tại các thôn/bản (102 buổi, 3.011 lượt
người nghe), tiếp theo là các tổ chức chính quyền, ban ngành xã (51
buổi, 1.210 lượt người nghe). Vai trò của các các hội quần chúng
khác cũng rất tích cực (25 buổi, 510 lượt hộ, 519 lượt người nghe)
19
Hoạt động giám sát được 24 buổi với 255 lượt người được
giám sát hỗ trợ đó là cán bộ y tế xã, các tổ chức chính quyền, ban
ngành, đoàn thể xã, NVYTTB, hội NCTĐây là các đối tượng nòng
cốt tham gia vào TT-GDSK về phòng chống THA cho người Nùng
trong xã.
3.3.2. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng THA
Bảng 3.11. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức phòng chống THA
của người Nùng ở hai xã nghiên cứu
Thời điểm
Kiến thức
Trước CT
(n = 200)
Sau CT
(n = 200)
CSHQ
(%)
HQCT
(%)
SL % SL %
Kiến thức
tốt
Xã can thiệp 39 19,5 149 74,5 282,1
268,5
Xã đối chứng 37 18,5 42 21,0 13,5
Kiến thức
trung bình
Xã can thiệp 72 36,0 42 21,0 41,7
35,3
Xã đối chứng 79 39,5 88 42,0 6,3
Kiến thức
kém
Xã can thiệp 89 44,5 9 4,5 89,9
73,2
Xã đối chứng 84 42,0 70 35,0 16,7
Sau can thiệp truyền thông phòng chống THA, hiệu quả về
kiến thức tốt rất cao 268,5%.
Bảng 3.12. Hiệu quả can thiệp đối với thái độ phòng chống THA
của người Nùng ở hai xã nghiên cứu
Thời điểm
Thái độ
Trước CT
(n = 200)
Sau CT
(n = 200)
CSHQ
(%)
HQCT
(%)
SL % SL %
Thái độ
tốt
Xã can
thiệp
116 58,0 191 95,5 64,7
46,9
Xã đối
chứng
107 53,5
126 63,0 17,8
Thái độ
chưa tốt
Xã can
thiệp
84 42,0 9 4,5 89,3
68,9
Xã đối
chứng
93 46,5
74 37,0 20,4
20
Sau 02 năm tăng cường các hoạt động truyền thông phòng
chống THA, hiệu quả can thiệp về th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dich_te_benh_tang_huyet_a_p_o_nguoi_nung_truong_thanh_tai_tinh_tha_i_nguyen_va_hieut_qua_mo.pdf