MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .1
NỘI DUNG.18
CHưƠNG 1: KHUYNH HưỚNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI TRONG SỰ VẬN
ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1945 .18
1.1. Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1945 (Điểm lược trên nét lớn). .18
1.2. Khuynh hướng tiểu thuyết chính luận triết luận của Nguyễn Khải. .32
1.3. Sự vận động và những đặc điểm của tiểu thuyết Nguyễn Khải.64
CHưƠNG 2: NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI.71
2.1. Các nhân vật tiểu biểu cho từng chặng đường sáng tác của Nguyễn Khải.71
2.2. Những loại nhân vật độc đáo của tiểu thuyết Nguyễn Khải .83
2.3. Nhân vật tư tưởng "kiểu" Nguyễn Khải.93
2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. .106
CHưƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU - CỐT TRUYỆN VÀ NGÔN NGỮ - GIỌNG ĐIỆU
TRẦN THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI.118
3.1. Đặc điểm kết cấu – cốt truyện và ngôn ngữ - giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết
Nguyễn Khải. .118
3.2. Đặc điểm ngôn ngữ và giọng điệu trần thoại của tiểu thuyết Nguyễn Khải.148
KẾT LUẬN.165
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN .169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .170
174 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húa xứng đáng là
đạo cứu nhân độ thế (), là đạo Thiên Chúa của Việt Nam, vì lòng thương yêu con người, vì
hạnh phúc lâu dài của con người” [119 (T2), 370]. Không chỉ trong tƣ tƣởng mà hành động,
việc làm của cha Thƣ cũng có những biểu hiện khác thƣờng: một ngƣời đã tự nguyện đáng
trọn đời để rao giáng Tin Mừng nhƣng không thích ở nhà thờ, không mặc áo chức, thích tự
làm lấy miếng ăn nhƣ tất cả mọi ngƣời v.v Cha Thƣ đơn độc trong những suy nghĩ lựa
chọn của mình và trên gƣơng mặt thánh thiện luôn “hướng về sự siêu nhiên” của ông đã
ngầm chứa một số phận bi kịch! CÒn cha Vĩnh là một nhân vật hoàn toàn khác thƣờng: cách
nói năng, cách rao giảng kinh sách, quan niệm về tôn giáo.. cứ nhƣ quay ngƣợc 180 độ với
những cách hiểu thông thƣờng. Tôn gáo của cha Vĩnh lấy “đối tượng phụng sự là con người,
là cuộc sống trần thế chứ không còn là thần thánh là một thiên đường hứa hẹn (..) Ngày tận
thế được quan niệm như sự thăng hoa, các dân tộc, các quốc gia đã biết sống hoà hợp trong
một thế giới đại đồng” [119, (T2), 597]. Cha Vĩnh sống triệt để cho niềm tin xác tín ấy với
những hành động rất khác thƣờng: “Làm lễ xức dầu cho một ông già đã hấp hối mà ông già
còn gạt được tay cha xứ ra, nói phều phào: “Cha làm trật rồi, xin mời cha phó tới giúp con”
[119 (T2), 726]. Bà con giáo dân nơi cha Vĩnh phụ trách vẫn nghi ngại các
86
Trong tác phẩm, cha Vĩnh hiện ra nhƣ một triết nhân cô độc!
Một nhân vật khác cũng rất tiêu biểu cho kiểu nhân vật lý tƣởng của Nguyễn Khải là
ông Hai Riềng. Ông quê Thái Bình, vào đồn điền làm cu ly từ năm 1938 (đƣợc công nhân
hoá từ nông dân). Dần dần, ông trở nên sếp bự: “Trên là chủ Tây, dưới là ông sếp Riềng”,
lƣơng ông một tháng 12.000 đồng trong khi lƣơng đại tá tỉnh trƣởng chỉ có 9.000 đồng (có
thể xếp ông vào giai cấp bóc lột?). Khi ra đi chỉ mới có bằng sơ học yếu lƣợc, nhƣng sau 10
năm tự học ông đã thông thạo tiếng Pháp, nghiên cứu rất nhiều sách về cây cao su, trở thành
ông vua cao su có uy tín ra ngoài quốc tế, đƣợc ngƣời Phápcoi nhƣ một “báu vật”. Nhƣng
ông còn là cơ sở cho Cách mạng từ thời chống Pháp. Sang thời chống Mỹ, giữa năm 1964
tỉnh trƣởng Bình Dƣơng buộc ông lựa chọn: hoặc là chấm dứt mọi hoạt động ủng hộ Mặt trận
Giải phóng, hoặc là nghỉ việc rời khỏi đồn điền, ông đã quyết định chọn cách thứ hai về Sài
Gòn đẩy xe bán bánh bông lan, vì trong ông: “Người yêu nước đã thắng người của nghề
nghiệp” [119 (T2), 675]. Làm việccho Cách mạng ông chƣa hề đặt ra bất cứ một điều kiện
nào cho mình. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông tất tả trở lại rừng cao su, chịu đựng mọi
khổ cực nhọc nhằn (kể cả bị ngờ vực) để thí nghiệm lại tháp giống cao su theo cách mới cho
năng suất cao. Ông đem kinh nghiệm một đời miệt mài lao động sáng tạo để cống hiến cho
ngành cao su, vì theo ông: “Chết mà mang đi nhiều bí mật một đờikhám phá là có tội với dân
cao su lắm, có tội với Tổ quốc lắm” [119 (T2), 684ƣ. Cứ nhĩ rằng ông sẽ thua, “nào ngờ sắp
bƣớc sang tuổi 70 ông già vẫn có thể làm một ngành cao su phải chiêm ngƣỡng, phải kinh
ngạc” [119 (T2), 689]. Ông đúng là một nhân vật phi thƣờng theo cách nói của cha VĨnh, là
một ngoại lệ hiếm hoi: Giám đốc nông trƣờng nhiều tuổi nhất trong toàn ngành mà vẫn vụt
chói sáng lên vào lúc cuối đời, làm lúng túng các nhà phê bình - chả lẽ lại bảo đây là hình
mẫu lý tƣởng của con ngƣời mói xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Các nhân vật lý tƣởng khác của
Nguyễn Khải cũng vậy, đều là những con ngƣời “không bình thường” nhƣ
88
Trong Gặp gỡ cuối năm nhân vật bà Hoàng đã để lại nhiều suy nghĩ trái ngƣợc ở
ngƣời đọc quả đúng nhƣ tác giả cho biết: “Một mẫu người lạ lùng nhất tôi chưa từng được
gặp” [106,15]. Bà xuất thân từ một gia đình trong dòng họ đã nhiều đời làm quan cho chế đọ
phong kiến. Bố bà là án sát Nam Định thời Pháp thuộc. Tên thật bà là Bò. Các cháu nội bà
tên là Chuột, Đen, Thẽm Cá tíh nổi bật: ăn nói rất sỗ, rất thô mà vẫn có duyên, bởi vì: “Nói
thật tục, tên đặt thật thô, bông dừa rất sỗ sàng là thói tục của cả một dòng họ. Các đời trước
lễ nghi quan dạng nhiều quá, đời sau không phá phách một chút không thể sống nổi”
[106,55]. Cách sống giữ bản sắc riêng vẻ nhƣ bảo thủ: hơn 20 năm di cƣ vào Sài Gòn vẫn
không quen ăn cá biển (trừ cá thu); không nấu canh chua cá lốc hoặc các món ăn khác bằng
nƣớc cốt dừa; không dùng bột ngọt, không ăn rau diếp cá; vẫn gọi quả roi chứ không gọi
mận, dọc mùng chứ không bạc hà, cá quả chứ không cá lóc, đỗ lạc chứ không đậu phụng;
khách đến nhà chỉ mời uống nƣớc nụ vối hoặc uống rƣợu. Món ăn khoái khẩu nhất của bà là
rƣợu vang nhắm với ốc bƣu luộc. Có lần bà mời toàn khách sang trọng trong giới quý tộc Sài
thành tới nhà để thƣởng thức một món duy nhất là canh cua nấu bún sợi tovới rau cải xanh:
canh nóng bỏng, ớt thật cay, phải bƣng bát mà ăn, cấm dùng thìa, vừa ăn vừa thổi, vừa suýt
xoa nƣớc mắt nƣớc mũi giàn dụa. Sau mấy năm giải phóng gia đình sa sút nhƣng bà vẫn giữ
nguyên nếp sống lúc nào cũng phải có kẻ hầu ngƣời hạ. Bà bô bô bình phẩm về mình: “Cả
thế giới không thể tìm đâu ra một mẫu người an bánh hoàn toàn như tôi () Vừa lười vừa
ngu mà vẫn ham được cầm quyền, cái sự vô lý ấy đã tới mức khùng dại” [106,15]. Bà chửi
Mỹ, chửi tƣ b ản, chửi tất tật những ngƣời của nhiều phía. Bà không chấp nhận chủ nghĩa
cộng sản và công khai bộc lộ với mọi ngƣời. Bà luôn sống trong mộng mị, giả tƣởng về một
“nƣớc cộng hoà thơm phức và bóng láng” với một chính phủ gồm các chàng trai trẻ đẹp do
bà tuyển dụng. Theo bà, một chế độ lý tƣởng nhất nếu em trai bà đƣợc làm tổng thống, còn bà
phải làm “cố vấn tối cao”, chính bà mới là first lady
90
Các nhân vật mọ Vũ, ông Mọn, ông Định (Một cõi nhân gian bé tí) cũng rất tiêu
biểu cho kiểu nhân vật Nguyễn Khải. Mọ Vũ khác thƣờng từ dáng vóc bên ngoài: “Khuôn
mặt rộng, râu tóc bạc trắng, vai rộng, lưng thẳng, bàn tay vắt lên lưng ghế xe phải to gấp
rưỡi bàn tay của một ông già bình thường, ngón dài và khoẻ. Như người của thời thái cổ, của
hang động, của rừng núi” [112,5]. Một đời làm chính trị của mọ Vũ ít nhiều cũng thành một
tên tuổi, nhƣng rút cuộc thất bại do quá nhiều ảo tƣởng vào mình, luôn luôn lầm lẫn và thụ
động trong sự lựa chọn mà không ý thức đƣợc xu thế lịch sử, cuối cùng trở thành tội nhân
chính trị. Xây dựng một nhân vật thất bại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hậu thế
cũng là cách khẳng định tính đúng đắn của chân lý Cách mạmg, xé toang những ảo tƣởng
cuối cùng của ai đó vào một lực lƣợng không cộng sản có thể đuổi đƣợc ngoại xâm, thống
nhất đất nƣớc. Xét cho cùng nếu không có những thất bại thì thành công nào có nghĩa gì. Cái
còn lại là con ngƣời với tâm sự cô đơn của ngƣời “lạc thời”:
Sống một đời người cũng buồn lắm ông ạ. Các thi nhân còn buồn hơn cả chúng ta.
Nên mới có câu thơ: Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân, trên con đườn nhỏ, gió lạnh thổi
dồn vào một người. Là cô đơn lắm, tê tái lắm! Chắc trước lúc xuôi tay, nếu còn tỉnh táo, tôi
sẽ đọc thầm câu thơ đó [112,131].
Tâm sự ấy của mọ Vũ lúc cuối đời cũng có thể sẽ là tâm sự của Tiến (nhân vật trong
tác phẩm) sau này, vì ở phƣơng diện gia đình thì Tiến còn cô đơn hơn mọ Vũ rất nhiều. Còn
Định nổi bật lên với dáng tất tả quẩy gánh rau chạy trên cánh đồng của cuộc đời: “Cái đáng
chạy nhọc nhằn, vất vả, cũng là một kiếp người mà lầm than đến thế. Lại còn lo nữa. Những
lo sợ không đâu, sống một đời như kẻ phạm tội. Một cái tội đã không chọn lựa đúng lúc mới
trưởng thành” [112,107]. Dù phải trả giá cho sự lựa chọn sai lầm của mình, nhƣng các nhân
vật của Nguyễn Khải không vì thế mà trở nên ƣơn hèn mất nhân cách, và chính chỗ đó đã
làm nên sự hấp dẫn riêng ở các nhân vật của ông. Chẳng hạn
92
Một bà mẹ ở làng Hương Ngải thuộc tỉnh Hà Sơn Bình mặc váy, sáng sáng gánh đôi
sọt đi hót phân trâu, gặp ai bà lão cũng kêu ca: “Mẹ hai ông tiến sĩ mà còn phải đi gắp phân
đấy các ông các bà ạ”. Than thở như thế, nhưng xem ra bà lão sẵn sàng gánh vác mọi sự
nhọc nhằm một cách tự nguyện, một cách vui vẻ cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Vì đó là
những nhọc nhằn trong tự do, nhọc nhằn trong kiêu hãnh: “Tao có mặc váy rách, có đội nón
mê, có thọc chân thọc tay trong bùn thì tao vẫn cứ là mẹ hai thằng tiến sĩ” [111,105].v.v
Nói tóm lại, các nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải dù chính hay phụ, dù ở cƣơng
vị nào trong xã hội (từ ngƣời cán bộ, chiến sĩ, nông dân, trí thức, thầy tu, ngƣời thạt đạt cho
đến những ngƣời thất bại, thất thế) một khi đã xuất hiện trong tác phẩm rất dễ nhận ra nét
giống nhau ở họ: tháo vát, năng động, đôi khi lém lỉnh, đặc biẹt là họ đều cả nghĩ, hay suy
ngẫm, chiêm nghiệm mọi sự ở đời và họ rất thích có dịp gỡ gỡ, trao đổi, tranh luận, kể chuận
mình chuyện ngƣời để rút ra những kết luận, triết lý về những điều mình đã chiêm nghiệm
đƣợc. Do bị chi phối bởi ý đồ tƣ tƣởng của tác giả dẫn đến cách xây dựng nhân vật là chỉ khai
thác những phƣơng diện tính cách hay số phận phù hợp với ván đề nhà văn muốn thể hiện,
nên nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải thƣờng mang màu sắc duy lý, nghiêng về loại
hình hoá (xây dựng loại hình chung để thể hiện những ý thức, những tƣ tƣởng) hơn là điển
hình hoá (sự thể hiện cái chung trong cái đơn nhất), Trong chuyên khảo Nghệ thuật trong
thời đại của khoa học A.Gulƣga cho rằng kiểu nhân vật loại hình hoá (Typologisation)
thƣờng xuất hiện trong tiểu thuyết trí tuệ hơn là kiểu nhân vật điển hình hoá (typisation) và
ông phân biệt: “Hình tượng điển hình tần tính cụ thể cảm tính hơn, hình tượng loại hình gần
tính cụ thể khái niệm hơn” [18,171]. Xây dựng nhân vật Nguyễn Khải chú trọng khắc hoạ thế
94
Nhân vật tƣ tƣởng của Nguyễn Khải thƣờng đƣợc khắc hoạ nổi bật ở hai phƣơng diện.
Thứ nhất: đây là những con ngƣời đƣợc mô tả, soi sáng ở đời sống tinh thần phong
phú thiên về ý chí, nghị lực, sự phục thiện và khả năng thích ứng với những biến đổi của
hoàn cảnh. Nguyễn Khải đặc biệt hứng thú trong việc theo dõi, tìm hiểu những diễn biến
ngoắt nghoéo, tinh vi tạo ra các xung đột tƣ tƣởng trong con ngƣời và trong đồng sống xã hội,
từ đó dẫn đến việc hình thành các nhân vậ tƣ tƣởng theo kiểu của ông.
Thứ hai: thông qua các nhân vật này nhà văn đặt ra và giải quyết các vấn đề tƣ tƣởng
của đời sống bao gồm tƣ tƣởng chính trị, đạo đức Cách mạng hoặc những vấn đề triết học
nhân sinh. Chính điều này đã dẫn đến kiểu nhân vật không hoàn chỉnh, không đƣợc phát triển
đầy đủ (thậm chí có ngƣời còn nói nó bị “đẻ non” hoặc bị “bỏ rơi” giữa chừng nếu nó đã hết
vai trò đối với vấn đề đặt ra của tác phẩm). Nhiều nhân vật của Nguyễn Khải có tính cách độc
đáo. Nó đƣợc nhà văn nắm bắt một cách chính xác, tinh nhạy ngay từ lần xuất hiện đầu.
Nhƣng cái đích cuối cùng của ông không phải là để tạo ra những tính cách đầy đặn, hoàn
chỉnh. Ông cũng không nghiêng xuống những số phận đơn lẻ nhằm thƣơng xót, cảm thông,
an ủi mà thông qua những số phận, những cuộc đời nhân vật cụ thể để rút ra những khái quát
triết lý nhân sinh hoặc nêu lên những kết luận tƣ tƣởng.
Gắn với mỗi chặng đƣờng sáng tác của Nguyễn Khải lại có một kiểu nhân vật tƣ
tƣởng nổi bật lên. Ở chặng đƣờng sáng tác từ 1955-1977 nổi bật lênlà tƣ tƣởng chính trị, đạo
đức Cách mạng dƣới ánh sáng đƣờng lối văn nghệ của Đảng. Trong Xung đột nhân vật phân
tuyến thể hiện sự đối đầu quyết liệt giữa chính quyền Cách mạng còn non trẻ với các thế lực
tôn giáo phản động đi ngƣợc lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Bộ ba nhân vật của cán
bộ xã Môn, Nhàn, Thuỵ là ba kiểu nhân vật tƣ tƣởng. Nhàn luôn bị giằng xé với cuộc đấu
tranh nội tâm: “Tôi không bỏ đạo được, mà tôi cũng không thể
95
bỏ hoạt động được () Tôi theo Chúa, tôi theo Chính phủ, tôi theo cả hai mà không được
sao” [119 (T2), 248]. Nỗi khổ tâm của Nhàn cho thấy rõ ràng con ngƣời thật khó vừa là con
chiên ngoan đạo, lại vừa là một cán bộ trung thành tuyệt đối với lý tƣởng Cách mạng. Trong
cuộc đấu tranh chính trị một còn một mất lúc bấy giờ, vấn đề lập trƣờng tƣ tƣởng hết sức
quan trọng. Là một trí thức công giáo thông suốt đạo lý, tự nguyện đi theo Cách mạng, lý
tƣởng chiến dấu đã nâng Thuỵ cao hơn lên cái hoàn cảnh mà anh đã sống. Môi trƣờng chiến
đấu đã biến cái Thuỵ từ một tu sĩ với biết bao thành kiến lỗi thời để trở thành một cán bộ của
Đảng vì ân vì nƣớc mà làm việc; sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình không một chút so đo,
tính toán, đã làm nảy sinh trong anh những phẩm chất cao quý mà nhà thờ không thể tạo cho
anh đƣợc. Vậy mà chỉ vì không giữ vững lập trƣờng anh đã làm mất đi cái mục đích đẹp đẽ
nhất của đời mình để trở lại nguyên hình cái con ngƣời trƣớc khi anh đến với Cách mạng.
Anh đã thay đổi hẳn cả tƣ tƣởng lẫn hình hài:
Nhàn thấy ông anh rể hốc hác, bơ phờ như sau cơn ốm dậy, hai icon mắt thì ngầu đỏ,
long lanh những tia sáng hằn học, dữ tợn. Chị hỏi sợ hãi: - Anh ốm hay sao thế? Trông anh
gầy quá!
Thuỵ bước ra phản, đầu rũ xuống:
- Ốm tư tưởng! [86, 195].
Khác với Thuỵ và Nhàn, Môn kiên định lập trƣờng từ đầu đến cuối. Anh đến với
Cách mạng không hề dễ dàng: phải mất cả năm trời Thuỵ kiên trì vận động, thuyết phục Môn
mới giác ngộ và đi theo Cách mạng. Kể từ đó Môn sống chết vì Cách mạng. Theo cải cách,
đo đội cải cách mắc mƣu địch, Môn bị bắt oan, nhà cửa bị tịch biên, vợ hoá điên, con ốm!
Nhƣng sau sửa sai Môn lại hăm hở ra gánh vác công việc của xã mặc vợ phản đối quyết liệt.
Tính cách mạnh mẽ, triệt để, tƣ tƣởng thẳng băng nhƣ mực tàu là một phẩm chất hết sức quý
báu ở Môn, đã tạo cho anh có đủ bản lĩnh và khả năng đáp ứng yêu cầu Cách mạng đặt ra lúc
đó. Môn trở thành “đối thủ xứng đáng nhất”
96
của lũ cha cố phản dộng. Đến Chủ tịch huyện vấn đề đặt ra là phẩm chất đạo đức Cách
mạng, năng lực chỉ đạo sản xuất của ngƣời cán bộ nông thôn trong tình hình mới. Đó là mối
quan tâm, lo lắng thƣờng trực của Hiệp với cƣơng vị chủ tịch huyện. Để có đƣợc cái kết luận
tƣ tƣởng mỗi con ngƣời cần phải ƣợt qua đƣợc chính mình mới mong đáp ứng những yêu
cầu, đòi hỏi của cuộc sống trong điều kiện vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, trong đầu
Hiệp thƣờng xuyên diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa mình với mình, tự mình kết luận
những việc làm của mình. Ông luôn luôn tự vân giữa đúng hoặc sai: thái độ thiếu kiên quyết
của mình đối với những lỗi lầm của Chủ tịch xã Đàm là đúng hay sai? Việc mình ủng hộ,
khuyến khích những cách làm táo bạo của Chủ tịch xã An là đúng hay sai? Rồi ông “khắc
khoải phác hoạ một kế hoạch sửa chữa sai lầm” mặc dù chính ông “vẫn chưa nhận ra mình
đã có sai lầm gì, mà chỉ có ấn tượng chắc chắn đã mắc nhiều sai lầm” [97, 53]. Hiệp bao giờ
cũng có lý do chính đáng để tự ngờ vực mình: “Tự ngờ vực đã trở thành một thói quen của
Hiệp, là cái linh tính đặc biệt mà anh luôn mài sắc nó” [97,51]. Tập trung khắc hoạ quá trình
nhận thức từ chƣa đúng đến đúng trong sự vận động nội tại của nhân vật thông qua hoạt động
thực tiễn là cáchlàm quen thuộc của Nguyễn Khải. Khang (Ngƣời trở về) cũng phải trải qua
bao thử thách, thậm chí đã phải trả giá cho sự ngộ nhận và ảo tƣởng về bản thân mới có thể
tìm đến một nhận thức đúng đắn về quê hƣơng mình sau bao năm xa cách. Viết Tầm nhìn
xa, cái đích hƣớng tới của Nguyễn Khải là trang bị tầm nhìn cho ngƣời lãnh đạo. Tầm nhìn
đó mang trong nó bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân. Bằng nhân vật Tuy Kiền tác giả đã
cho thấy rõ những biểu hiện của tƣ tƣởng nông dân tƣ hữu trong cuộc sống. Nhƣng Tuy Kiền
không thể không gắn bó với hợp ác xã, với tập thể, và cái quan trọng là ông ta đã tiếp thu ý
kiến đóng góp nhƣ thế nào? Cách xây dựng nhân vật nhƣ thế cũng có thể thấy ở An, Đàm
trong Chủ tịch huyện tạo ra một loại nhân vật tƣ tƣởng theo kiểu của Nguyễn Khải.
97
Những tác phẩm viết về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của Nguyễn Khải đều nổi bật
lên vấn đề: chiến tranh Cách mạng là nơi đào luyện những chiến sĩ Cách mạng. Sau mỗi
chuyến ra đảo “mỗi thuỷ thủ đã biến mình thành một chiến sĩ tháo vát, từng trải” [96,31]. Họ
chỉ có một mối quan tâm duy nhất là tính toán làm sao để tổ chức chuyến đi có hiệu quả chứ
không còn ai phải băn khoăn giữa cái sống và cái chết, bởi vì họ đã chọn lựa dứt khoát:
“Miềng chọn con đường chiến đấu. Miềng chọn sự hy sinh ()Đã chọn rồi, đừng hòng đứa
mô lay chuyển” [96,34]. Ở Đƣờng trong mây Nguyễn Khải tập trung khắc hoạ những nhân
vật đại diện cho tƣ tƣởng, ý thức của các giai cấp khác nhau đang sát cánh chiến đấu ở đại đội
công binh anh hùng. Đó là Tạo (trí thức), Thuỳ (công nhân), Ca (nông dân) và các cán bộ
Cách mạng nhƣ Vịnh, Thụ, Suý. Cũng nhƣ trƣờng hợp Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa, Ca là
nhân vật gây ấn tƣợng nhất của tác phẩm này. Ngay từ khi mới bƣớc chân về đơn vị, gặp Ca,
chính trị viên đã cảm nhận: “Bằng sự mẫn cảm Thụ tin rằng Ca sẽ là một nhân vật quan
trọng nhất của đại đội. Cậu ta sẽ là cái cửa lớn đầu anh đi tới những ngõ ngách thú vị và bất
ngờ của đời sống bên trong nhiều chiến sĩ cùng lứa tuổi” [95,46]. Ca hấp dẫn, sinh động, là
“linh hồn” của cả đơn vị:
Sự có mặt của Ca bao giờ cũng đem lại cho tập thể cái gì đó còn hơn cả những câu nói
đùa của anh. Những ý kiến thông minh trong khi bàn bạc, hai cánh tay xốc vác khi có việc
phải làm, sự bình tĩnh khi gặp phải một tình huống bất lợi, và vô vàn chuyện vui buồn đƣợc
thâu lƣợm từ trong cuộc đời gian nan của ngƣời cầm súng [95,160].
Nhƣng những tính toán của Ca về gia đình lúc nào cũng chỉ thấy xoay quanh mảnh
vƣờn (nên trông cậy gì có thu nhập cao), xoay quanh cái thổ ở và những gì có lợi cho gia đình
của mình. Ƣớc mơ duy nhất của Ca là khi hết chiến tranh sẽ về nhà làm giàu bằng đôi bàn tay
và khối óc biết tính toán chi ly, thiết thực; sẽ lo cho vợ một việc làm “nhàn nhã” bằng chính
sách ƣu tiên cho vợ bộ đội v.v Ca đối lập hoàn toàn với Thuỳ; toàn bộ mọi suy nghĩ của
98
Thuỳ đều giành cho nhà máy trên mỏ thiếc thân yêu nơi anh từng công tác trƣớc khi nhập ngũ
vì Thuỳ mang trong mình bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân. Ca cũng khác hẳn Vịnh
(Vịnh 44 tuổi đời, 22 tuổi quân, 2 lần Nam tiến, 12 năm xa cách vợ con): Vịnh rất giỏi với
các công việc do anh phụ trách nhƣng lại trở nên ngơ ngác trƣớc những lo toan vặt vãnh hàng
ngay ở gia đình bạn bè. Anh nhƣ ngƣời trên cung trăng rơi xuống khi phải đối diện với đời
thƣờng. Chẳng hạn: “Cháu làm sao thế chị?” – Cháu bị viêm phế quản anh ạ - Viêm phế
quản là cái gì nhỉ?” [95, 115]. Hay chẳng hạn:
Thụ này, thằng Nam lại dám mày tao với cả vợ () rồi mình phảigọi nó lên, xạc cho
nó một trận. Cán bộ Cách mạng mà đối xử với vợ không bình đẳng () Thằng A dạo này lại
uống cả rượu thuốc, ở chân giường lại có cả một hũ rượu thuốc! Ôi trời, một anh cán bộ uân
đội mà lại kè kè bên mình một hũ rượu thuốc! () Thằng B bỏ cả ngày chủ nhật mua vôi về
trát vách () Vợ con với nhau cả đời đã vội gì mà ngày nghỉ nào cũng rúc vào nhau hú hí
[95,116].
Vịnh đại diện cho một lớp ngƣời do gắn bó quá lâu với tập thể nên anh đã hoà nhập từ
trong tƣ tƣởng vào với cái chung. Vì thế mà trong đơn vị, Vịnh không thể nào ƣa đƣợc Ca.
Anh ghét những tính toán của Ca vì “dầu thế nào vẫn là một anh nông dân cá thể. Tập thể
2/10, còn cá thể những 8/10” [95,258]. Nghe Vịnh quy kết nhƣ thế, Ca không những không
tự ái mà còn tiếp thu một cách thành thực: “Tôi sẽ phải suy nghĩ những nhận xét của thủ
trưởng. Có thể đồng chí đã nói đúng” [95,259]. Ca đại diện cho những chiến sĩ cùng lứa tuổi,
xuất thân nông dân, có những tính toán nhỏ hẹp nhƣng “không tếc máu mình trong chiến
tranh” [95,261]. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật này mới chỉ đƣợc khắc hoạ một số nét tính
cách để thể hiện tƣ tƣởng chứ nó chƣa ra khỏi kiểu nhân vật loại hình bao nhiêu.
Sang Chiến sĩ, bên trong mỗi nhân vật đều có một “nhà tư tưởng”. Để đạt đến cái
đích lý giải tập thể là động lực, là điều kiện, là sức mạnh của mỗi cá
99
nhân, không ai có thể trở thành anh hùng khi tự tách mình ra khỏi tập thể các cán bộ, chiến
sĩ “thi nhau” phát biểu những quan điểm tƣ tƣởng của mình. Duyên (cán bộ tỏ chức Cục
quân y) lý giải:
Đài báo hay nói tới chủ nghĩa anh hùng tập thể. Tôi hiểu điều đó theo khía cạnh này:
không một ai có thể anh dũng đơn độc được. Cái sức mạnh của riêng ta, tự ta có, thật ra
cũng mỏng manh, nếu như không biết nuôi dưỡng nó bằng sức mạnh của những người khác
() Tôi đọc sách viết về các vĩ nhân của nước ta, của các nước khác, tôi nhận ra một điều:
“Những con người vĩ đại ấy khi bắt tay vào một sự nghiệp lớn là lúc họ đã nhận thức được
họ thuộc về cái chung. Rất giản dị! Nhưng chính là khởi điểm của mọi sự nghiệp [98,251-
252].
Sở dĩ Duyên dẫu đã hai thức tóc vẫn xung phong đi phục vụ các chiến trƣờng, vì ông
không thể sống thiếu đồng đội, và những kết luận ông rút ra đƣợc chủ yếu bằng sự kiểm
nghiệm của chính cuộc đời mình. Nhân vật Đã cũng tự kết luận: “Đi đâu cũng được, ở đâu
cũng được (..) miễn là mình vẫn được sống giữa anh em. Nói gì thì nói, phải sống một mình
vẫn là đáng sợ hơn cả [98, 302]. Còn Huy hay phải rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu: bị lạc
đơn vị, xa đồng đội, nhƣng ngày đêm anh vẫn luôn nhớ đến đồng đội và vẫn chiến đấu nhƣ
có đồng đội bên cạnh. Huy ý thức một cách sâu sắc rằng:
Sống với đồng đội nhng nếu ý nghĩ và hành động của mình không hoàn toàn hoà hợp
cũng rất buồn. Cũng chẳng khác gì cái ngƣời bị sống đơn độc. Có khi còn đáng sợ hơn. Vì
những ngƣời phải chiến đấu trong hoàn cảnh đơn độc vẫn nghĩ đƣợc về đồng, đội, ý chí và
tình cảm của họ vẫn thuộc về đồng đội. Họ sống đƣợc, có thẻ vẫn vui đƣợc vì cái ý thức tập
thể ấy chƣa mất đi. Nếu để mất, họ sẽ ngã xuống ngay tức khắc [98, 302].v.v
Nhƣ vậy rõ ràng ý thức tập thể, chủ nghĩa anh hùng tập thể có trong mỗi chiến sĩ, dù ở
bất cứ vị trí công tác nào họ cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
100
Nói tóm lại, ở thời kỳ sáng tác đầu những nhân vật tƣ tƣởng trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải tuy đa dạng, nhƣng vẫn dựa trên những tiêu chuẩn chính trị, đạo đức Cách mạng, những
chuẩn mực công dân, chƣa vƣợt ra khởi những giới hạn nhận thức của thời đại dù Nguyễn
Khải đã cố gắng lý giải theo cách riêng.
Đến thời kỳ sáng tác từ 1978 trở đi, do cuộc sống đã trở lại đời thƣờng tạo điều kiện
cho ý thức cá nhân phát triển. Sự nghiền ngẫm kiếm tìm chân lý đƣợc cổ vũ bởi những trải
nghiệm và niềm tin mang tính cá nhân. Cha Thƣ trong Cha và con và là một nhân vật thể
hiện nhƣng tƣ tƣởng tiến bộ của ngƣời trí thức công giáo giám sống theo cách của mình: Tôi
phải nhìn chăm chú tất cả, phải tìm hiểu tất cả. Sự có mặt của chúng tôi là có ích hay vô
ích? Có cho thêm hay chỉ tước đoạt đi? Là một công dân hay trước sau vẫn là thằng phản
dodọng? Rồi thì tôi cũng tìm được câu trả lời, 10 năm, 20 năm nữa cũng sẽ tìm được câu trả
lời [449 (T2), 329]
Hành trình tƣ tƣởng của cha Thƣ là tìm cho đƣợc câu trả lời ấy với rất nhiều vấp váp,
có lúc cảm thấy bế tắc. Cuối cùng, sau khi biết đƣợc nguồn gốc xuất thân của mình, biết đƣợc
chị ruột mình còn sống đã giúp ông có sự hiểu biết sâu sắc về nhân dân và giáo hữu xứ Nhất.
Ông tự nguyện:
Mãi mãi tôi thuộc về xứ đạo, về bày chiên, về những kẻ đứng rốt cùng hội Thánh. Họ
là Chúa của tôi, là chủ tôi, là người sai khiến và thưởng phạt tôi. Sống tôi phụng sự họ. Chết
tôi gửi nắm xương vào mảnh đất có nhiều ơn ích với tôi và những người ruột thịt của tôi
[449(T2),439].
Cha Vĩnh (Thời gian của ngƣời), Tƣ Tốn (Điều tra về một cái chết) thực sự là
những nhà tƣ tƣởng với ý định làm Cách mạng tôn giáo tuy một ngƣời đạo Thiên Chúa, một
ngƣời đạo Cao Đài, Cả hai đều là những triết nhân cô độc cất bƣớc trên cánh đồng tƣ tƣởng
của riêng mình: một ngƣời đem theo cả chân lý xuống mồ, còn một ngƣời: “Có thể bị thua
chứ, thất bại hoàn toàn chứ, có khi còn bị đuổi ra khỏi hội Thánh cũng nên” [449(T2),770].
Nhƣng cái quan trọng là họ đã không chấp nhận những bảng giá trị cũ, niềm tin cũ. Họ muốn
mở ra
101
một trang sử mới về sự hoà hợp tự nguyện, tích cực giữa các tôn giáo Việt Nam và Nhà nƣớc
Cách mạng. Tƣ tƣởng của họ là tƣ tƣởng “cải tạo thế giới” theo những khuôn mẫu lý tƣởng
mà họ đã ý thức đƣợc. Trong lĩnh vực ấy có thể coi họ là “Đấng sáng tạo”: trƣớc hết là sáng
tạo ra kích thƣớc và số phận của chính mình.
Trong Gặp gỡ cuối năm các nhân vật Hoàng, Chƣơng, Quý, Đại:
Nếu như phải nói với luận thế thì họ sẽ nói điều gì nhỉ: Rằng chúng tôi muốn tranh
đấu cho một xã hội hoàn toàn tự do, chống phong kiến, chống tư bản và cũng không conọg
sản, nhưng đã thất bại! Rằng chúng tôi muốn nắm lấy chân lý, thoát khỏi mọi sự tranh chấp
ích kỷ, vụ lợi của các chủ nghĩa, đảng phái, của các thế lực và cũng đã thất bại. Rút cuộc là
một con số không méo mó khi tính lại những hoạt dodọng vô ích của gần một đời người
[106,138-139].
Họ tự hào là “trí thức tự do” không khom lƣng, quỳ gối làm tôi tớ cho bất cứ chế độ
nào, là “bộ phận vo otư nhất của xã hội xáp gần chân lý hơn cả”?! Chỉ đến khi Quân lần lƣợt
đƣa ra những bằng chứng không thể chối cãi để bác bỏ những ảo tƣởng của họ, họ mới chịu
thừa nhận thực tế lịch sử; thì cũng đã có tới 30 năm cho các trí thức thi thố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_dac_diem_tieu_thuyet_nguyen_khai_9934_1921591.pdf