Kể từ những năm 1990 trở đi, an ninh quốc gia được tiếp cận theo những góc nhìn mới. Xuất hiện nhiều khác biệt trong nhận thức về an ninh, chủ thể của an ninh, và sự mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh. Các nghiên cứu quốc tế đưa ra những khái niệm như an ninh phi truyền thống, an ninh xuyên quốc gia, an ninh tổng hợp, an ninh con người. Với việc mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh quốc gia, các nghiên cứu về an ninh quốc gia đã được triển khai theo nhiều góc độ và tạo ra nhiều nhánh mới.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem xét vấn đề an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế trong mối quan hệ nhiều chiều, ảnh hưởng của nhiều nhân tố, từ đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị thế giới đến môi trường kinh tế - xã hội quốc gia, từ những đặc điểm và quy luật vận động nội tại của các quá trình kinh tế đến ảnh hưởng của thể chế, bộ máy vận hành nền kinh tế đất nước Luận án cũng sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống. Việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá về an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia cần đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia cũng như hệ thống kinh tế - xã hội.
4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
Luận án thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng cho luận án gồm: các công trình, đề tài khoa học, đề án, dự án nghiên cứu, hệ thống các báo cáo, tài liệu tham khảo của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, điều hành ở Việt Nam như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Công An, Viện Chiến lược – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Tổng cục Thống kê, Học viện An ninh nhân dân, Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các tạp chí, sách chuyên ngành trong và ngoài nước, các trang mạng tra cứu tài liệu học thuật về chủ đề có liên quan...
4.3. Phương pháp xử lý tài liệu, dữ liệu
Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng. Thông tin định tính được xử lý logic, tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét. Thông tin định lượng được sắp xếp để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc; Bảng số liệu; Đồ thị; Phân tích chỉ số.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học
Luận án sử phương pháp trừu tượng hóa khoa học, một phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị. Trừu tượng hoá khoa học được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Phương pháp thống kê mô tả
Các dữ liệu về kinh tế, xã hội của Việt Nam và những biến động trong kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được tập hợp theo các nhóm kinh tế, xã hội trong tương quan với các tiêu chí về an ninh, nguy cơ, bất ổn..., được mô tả và làm cơ sở cho sự phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế.
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích - tổng hợp là hai mặt của một quá trình, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Luận án phân tích và tổng hợp làm rõ vai trò của nhà nước đối với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia thông qua việc thực hiện các nội dung đảm bảo an ninh kinh tế; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích và tổng hợp để đánh giá việc đảm bảo an ninh kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập qua các tiêu chí đã xây dựng.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Tác giả so sánh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo giai đoạn, so sánh với các quốc gia có hoàn cảnh tương đồng và chỉ ra những vấn đề liên quan đến đảm bảo an ninh kinh tế.
Những đóng góp mới của luận án
- Luận án bổ sung và làm mới một số khía cạnh lý luận về an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cấp độ quốc gia, làm rõ những vấn đề về an ninh kinh tế quốc gia dưới góc độ kinh tế chính trị; cụ thể là: (1) làm nổi bật hơn nội hàm của khái niệm đảm bảo an ninh kinh tế, chỉ ra mối quan hệ về lợi ích quốc gia, quốc tế trong việc đảm bảo an ninh kinh tế; (2) xây dựng được khung lý thuyết để phân tích nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá kết quả của công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án phân tích kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là bài học về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu của hội nhập để giữ được trạng thái ổn định cho nền kinh tế.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, luận án đã khẳng định một số thành tựu quan trọng của Việt Nam đồng thời chỉ ra những hạn chế và phân tích rõ để xác định nguyên nhân.
- Luận án đã nêu lên các quan điểm cơ bản của tác giả về đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập, trong đó nhấn mạnh đảm bảo an ninh kinh tế phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và khai thác tốt ngoại lực trong bối cảnh hội nhập; từ đó đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đảm bảo an ninh kinh tế cho quá trình hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025.
Kết cấu luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015
Chương 4: Định hướng và giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam đến năm 2025
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Những nghiên cứu về an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. An ninh quốc gia theo cách tiếp cận truyền thống
Theo quan niệm truyền thống, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều coi an ninh quốc gia có hai trụ cột chính là an ninh chính trị và an ninh quân sự. Hay nói một cách khác, an ninh quốc gia truyền thống lấy an ninh chính trị và an ninh quân sự làm trung tâm.
1.1.2. An ninh quốc gia theo cách tiếp cận hiện đại
Kể từ những năm 1990 trở đi, an ninh quốc gia được tiếp cận theo những góc nhìn mới. Xuất hiện nhiều khác biệt trong nhận thức về an ninh, chủ thể của an ninh, và sự mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh. Các nghiên cứu quốc tế đưa ra những khái niệm như an ninh phi truyền thống, an ninh xuyên quốc gia, an ninh tổng hợp, an ninh con người. Với việc mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh quốc gia, các nghiên cứu về an ninh quốc gia đã được triển khai theo nhiều góc độ và tạo ra nhiều nhánh mới.
1.2. Nghiên cứu về an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế
1.2.1. Về an ninh kinh tế
Ở góc độ học thuật, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chủ đề an ninh kinh tế và phân tích trên những góc độ khác khau. Có thể điểm qua những tác giả nước ngoài tiêu biểu như Chu Vinh Thân, Đào Kiên, Trần Phượng Anh (1998), Chen Fang Ying, Jiang Tong (2012),Ye Wei-ping (2010), Sheila R. Ronis và cộng sự (2011), C.R. Neu, Charles Wolf, Jr (1994). Một số nghiên cứu của tác giả Việt Nam cũng phân tích về an ninh kinh tế như Trần Trọng Toàn (2014), Vũ Quang Minh (2014).
1.2.2. Về đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Theo cách tiếp cận mới về yếu tố hợp thành an ninh kinh tế quốc gia trong thời đại của toàn cầu hoá, có thể phân chia các nghiên cứu về đảm bảo an ninh kinh tế theo những nhóm nội dung khác nhau. Bao gồm:
1.2.2.1. Nghiên cứu về đảm bảo an ninh đối với các nguồn lực kinh tế cơ bản của quốc gia
1.2.2.2. Nghiên cứu về đảm bảo an ninh tài chính – tiền tệ quốc gia
1.2.2.3. Nghiên cứu về phòng chống các loại tội phạm gây bất ổn an ninh kinh tế quốc gia
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Về nghiên cứu lý thuyết
Trong bối cảnh mới của toàn cầu hoá và hội nhập trong thế kỷ XXI, cần làm rõ khung lý thuyết về các nội dung đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia và vai trò của nhà nước đối với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích các nội dung của an ninh kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế, cần đề xuất được các tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập.
1.3.2. Về nghiên cứu thực tiễn
Cần khảo cứu sâu hơn kinh nghiệm của các quốc gia (phát triển và đang phát triển) về đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm (thành công/chưa thành công) có thể tham khảo cho Việt Nam.
Đối với Việt Nam, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào phân tích sâu sắc và toàn diện về các khía cạnh và nội dung của việc đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong thời kỳ hội nhập, do đó, nghiên cứu này cần phân tích thực trạng và đánh giá kết quả của công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 theo bộ tiêu chí đánh giá, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để làm tốt hơn công tác đảm bảo an ninh kinh tế của Việt Nam cho giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế tiếp theo.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KT QUỐC TẾ
2.1. Những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ như: (i) Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA); (ii) Khu vực mậu dịch tự do (FTA); (iii) Liên minh thuế quan (CU); (iv) Thị trường chung; (v) Liên minh kinh tế-tiền tệ. Mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào cũng tìm thấy lợi ích cho mình khi tham gia hội nhập quốc tế.
2.1.2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn, hầu hết các nước trên thế giới tham gia vào quá trình này.
2.2. Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập KTQT
2.2.1. Các khái niệm
An ninh kinh tế là một trạng thái của nền kinh tế trong đó có ít hoặc không có nguy cơ đe doạ các lợi ích kinh tế cốt lõi của quốc gia, và nhà nước kiểm soát, ứng phó được với các mối đe doạ đến sự ổn định kinh tế. An ninh kinh tế liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, tài chính, thị trường cần thiết đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phúc lợi của nhân dân và sức mạnh của nhà nước.
Đảm bảo an ninh kinh tế là một nhiệm vụ trọng yếu đặt ra cho các nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong luận án này, khái niệm đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập được hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đảm bảo an ninh kinh tế là việc duy trì được một nền kinh tế ổn định, vững mạnh, thích ứng được với những biến động của quốc tế cũng như tình hình trong nước, kiểm soát các nguy cơ, bảo đảm sự an toàn, phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
2.2.2. Nội dung đảm bảo an ninh kinh tế trong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập gắn với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia
Trước hết nhà nước phải hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, bảo đảm sự phát triển lâu dài, ổn định kinh tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế để tránh sự phụ thuộc vào một số đối tác Cải cách thể chế kinh tế, điều chỉnh kết cấu kinh tế cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập, chống lại những rủi ro bên ngoài, giữ ổn định xã hội và duy trì phát triển kinh tế.
2.2.2.2. Đảm bảo an ninh những yếu tố nguồn lực cơ bản của nền kinh tế
Sự sinh tồn và phát triển của một quốc gia không thể tách rời các yếu tố nguồn lực cơ bản, đặc biệt là tài nguyên chiến lược như năng lượng, khoáng sản, lương thực, nguồn nước. Vì vậy, đảm bảo an ninh kinh tế gắn liền với việc đảm bảo an ninh những yếu tố nguồn lực cơ bản như năng lượng, lương thực, nguồn nước.
2.2.2.3. Đảm bảo ổn định an toàn cho hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia
Tính “dễ đổ vỡ” của tài chính tiền tệ đòi hỏi nhà nước cần hoá giải nguy cơ mất an ninh kinh tế từ những biến động, khủng hoảng của hệ thống này; thực hiện mở cửa tài chính tiền tệ trong quá trình hội nhập với những bước đi và lộ trình phù hợp; hoàn thiện việc giám sát quản lý tài chính tiền tệ, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế; thiết lập hệ thống quản lý nguy cơ tài chính tiền tệ. Quan trọng hơn cả, nhà nước cần hoạch định được chiến lược an ninh tài chính tiền tệ quốc gia phù hợp.
2.2.2.4. Phòng chống các loại tội phạm kinh tế gây ảnh hưởng tới an ninh kinh tế quốc gia
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, ngoài các loại tội phạm kinht ế truyền thống đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới trong lĩnh vực kinh tế, lợi dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để thực hiện hành vi phạm tội, cấu kết chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức tội phạm quốc tế. Nhà nước thông qua các lực lượng chức năng trong bộ máy quản lý của mình cần thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức kinh tế và xử lý nghiêm minh.
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Những yếu tố bên ngoài bao gồm sự gia tăng nhanh chóng của trao đổi quốc tế về vốn, dịch vụ, hàng hoá, công nghệ, sự xuất hiện hàng loạt thể chế liên kết kinh tế mang tính toàn cầu; Áp lực từ bên ngoài đòi hỏi “cải cách” liên quan đến thể chế kinh tế, tài chính, tiền tệ khi tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Những yếu tố bên trong bao gồm: Tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; Năng lực nội tại của nền kinh tế; Tình trạng tham nhũng, tiêu cực những yếu kém về thể chế kinh tế, về bộ máy quản lý và năng lực cán bộ.
2.2.3.2. Điều kiện đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập
Một là, có thực lực kinh tế quốc gia vững mạnh.
Hai là, có thể chế kinh tế phù hợp.
Ba là, có quan hệ quốc tế đa dạng.
2.2.4. Tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia
Các tiêu chí định lượng
Sự ổn định, an toàn và tăng trưởng của nền kinh tế qua các giai đoạn chính là biểu hiện của mức độ an ninh kinh tế được đảm bảo và có thể được đo bằng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ giá hối đoái ổn định; Tỷ lệ nợ công/GDP hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ,...
Các tiêu chí định tính
Mức độ phù hợp của chiến lược và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập; mức độ đảm bảo ổn định các yếu tố nguồn lực kinh tế thiết yếu như năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, lương thực...; mức độ đảm bảo ổn định, an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ; kết quae phòng chống các loại tội phạm kinh tế.
2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
2.3.1. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập KTQT ở một số quốc gia
2.3.1.1. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế của Hàn Quốc
2.3.1.2. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế Indonesia
2.3.1.3. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế của Malaysia
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho cho Việt Nam
2.3.2.1. Cần có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu của hội nhập để giữ được trạng thái ổn định cho nền kinh tế
2.3.2.2. Tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế toàn diện, sâu rộng và kịp thời khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn
2.3.2.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm
2.3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2015
3.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam và tác động đến an ninh kinh tế
3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
3.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới an ninh kinh tế Việt Nam
3.2. Tình hình đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập KTQT ở Việt Nam
3.2.1. Xây dựng chiến lược hội nhập và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập gắn với an ninh kinh tế quốc gia
Trên cơ sở nhận thức và quan điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá quan điểm kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại thành các chính sách, văn bản pháp quy; cụ thể hoá quan điểm kết hợp đó vào thực tiễn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ tổ quốc, trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch, kế hoạch quốc phòng, an ninh.
3.2.2. Đảm bảo ổn định những yếu tố nguồn lực thiết yếu cho nền kinh tế
3.2.2.1. Đảm bảo ổn định an toàn nguồn cung năng lượng
Trong giai đoạn 2007 – 2015, khả năng khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước vẫn cao hơn nhu cầu. Nhưng từ khoảng 2015 trở đi, cán cân cung – cầu năng lượng sơ cấp (than, dầu mỏ, khí đốt, thuỷ điện và các dạng năng lượng tái tạo khác) sẽ bắt đầu thiếu hụt, khoảng cách cung – cầu ngày càng lớn. Vì vậy, an ninh năng lượng quốc gia là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết trong thời gian tới.
3.2.2.2. Đảm bảo an ninh lương thực
Cho đến nay, về cơ bản, an ninh lương thực của Việt Nam vẫn đang được đảm bảo. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới, khốc liệt hơn đe doạ an ninh lương thực trong tương lai gần. Những thách thức này nếu không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực quốc gia.
3.2.2.3. Đảm bảo an ninh nguồn nước
An ninh nguồn nước giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia ở Việt Nam. Nguồn nước mặt ở Việt nam phụ thuộc nhiều vào hệ thống sông ngòi từ các nước láng giềng. Chất lượng nước đang suy giảm nghiêm trọng do áp lực tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, đặc biệt là do quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu đồng bộ.
3.2.3. Đảm bảo ổn định an toàn cho hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia
3.2.3.1. Cải cách hệ thống tài chính tiền tệ và kiện toàn luật pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập và hạn chế tính dễ đổ vỡ của hệ thống
3.2.3.2. Mở cửa hội nhập hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế theo lộ trình
3.2.3.3. Thiết lập hệ thống quản lý nguy cơ và giám sát theo chuẩn quốc tế
3.2.4. Phòng chống các loại tội phạm kinh tế gây ảnh hưởng tới an ninh kinh tế quốc gia
Trong giai đoạn 2011 – 2015, vi phạm, tội phạm kinh tế, đặc biệt là tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, Lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm đã tập trung phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên các lĩnh vực.
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Theo các chỉ tiêu định lượng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Bảng 3.12. Tốc độ tăng trưởng trung bình và tính ổn định của tăng trưởng GDP giai đoạn 1986 – 2014
1986 – 1990
1991 – 1995
1996 – 2000
2001 – 2005
2006 – 2014
1986 - 2014
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)
4,4
8,2
7,0
7,5
6,55
6,69
Hệ số ổn định tăng trưởng GDP (%)
28,3
23,4
26,2
8,5
20,8
27,8
% so với sản lượng tiềm năng
92,2
104,7
77,4
62,7
81,3
90
Nguồn: Phùng Hữu Phú và cộng sự (chủ biên), 2016
Tỉ lệ lạm phát
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014
Tỉ giá hối đoái (xem hình 3.7)
Về chỉ tiêu nợ công, nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối khi so sánh với GDP. Nếu năm 2003, nợ công mới chỉ là 234 nghìn tỉ đồng thì đến năm 2014, gánh nặng nợ phải trả đã là 1.900 nghìn tỉ đồng. Tỉ trọng nợ công so với GDP tương tự cũng tăng từ 38,3% năm 2003 lên 56,3% năm 2010 và khoảng 60,3% năm 2014. So với tỉ lệ nợ công bình quân của các nước đang phát triển là 35,3% GDP thì tỉ lệ nợ công của Việt Nam ở mức cao.
Hình 3.7. Tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn 1985-2013
Nguồn: Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (2015), tr 179.
3.3.2. Theo các tiêu chí định tính
3.3.2.1. Những thành quả đạt được
Về xây dựng chiến lược hội nhập và thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập gắn với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia: Có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chủ động đối phó với những nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế; tham gia nhiều tổ chức quốc tế đa phương nhiều thoả ước, công ước quốc tế và khu vực về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, nhân quyền, kiểm soát hải quan và nhiều hoạt động song phương với các nước.
Về đảm bảo ổn định những yếu tố nguồn lực cơ bản cho nền kinh tế: Trong bối cảnh thị trường yếu tố sản xuất thế giới có nhiều biến động, những yếu tố đầu vào thiết yếu cho nền kinh tế về cơ bản được đảm bảo ổn định.
Về đảm bảo ổn định, an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia: kết quả hoạt động tài chính ngân hàng của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 đã có nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Về phòng chống các loại tội phạm kinh tế: công tác phòng, chống tội phạm kinh tế đã được chú trọng; đã chủ động ngăn chặn kịp thời các đối tượng lợi dụng đầu tư để lừa đảo hoặc có hoạt động phương hại đến lợi ích kinh tế, an ninh quốc gia.
3.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế cơ bản:
Thứ nhất, thể chế và luật pháp Việt Nam còn một số điểm chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập.
Thứ hai, việc đảm bảo nguồn cung các yếu tố đầu vào thiết yếu cho nền kinh tế như năng lượng, lương thực, nước sạch của Việt Nam còn hạn chế và đang đứng trước những vấn đề lớn.
Thứ ba, còn những yếu kém trong cơ chế quản lý và năng lực giám sát của hệ thống tài chính, ngân hàng.
Thứ tư, tình hình tội phạm kinh tế vẫn có những diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực.
* Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan: giai đoạn 2007 - 2015, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến thăng trầm gián tiếp gây bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam; Những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, an ninh năng lượng, an ninh lương diễn biến phức tạp, khó lường.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, nhận thức về các mối đe doạ an ninh kinh tế đối với quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có bất cập.
Thứ hai, hệ thống thể chế, pháp luật quản lý kinh tế của Việt Nam còn chưa cập nhật trước những vấn đề mới xuất hiện tạo khả năng uy hiếp an ninh kinh tế quốc gia, chế tài còn thiếu và yếu.
Thứ ba, chưa xác định rõ vị trí, vai trò của các cơ quan chính phủ thuộc các ngành, vai trò của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng khác để có sự phối hợp đủ mức, cần thiết trong công tác đảm bảo an ninh kinh tế.
Thứ tư, chưa tận dụng được hết những khả năng ứng phó với bất ổn về kinh tế từ cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN 2025
4.1. Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với an ninh kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến 2025
4.1.1. Bối cảnh mới của hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam
Trong tiến trình tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới đến 2025 và giai đoạn tiếp theo, Việt Nam đứng trước những thời cơ quan trọng để bảo đảm an ninh kinh tế.
4.1.2. Những vấn đề nảy sinh áp lực đối với việc đảm bảo an ninh kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cũng nảy sinh nhiều áp lực đối với việc đảm bảo an ninh kinh tế Việt Nam. Các nguy cơ xuất phát từ sự phát triển không đều giữa các nước và điểm xuất phát thấp của Việt Nam, do sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, dễ làm lây lan các biến động kinh tế bất lợi.
4.2. Những quan điểm cơ bản về đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
4.2.1. Đảm bảo an ninh kinh tế phải đặt trong mối liên hệ gắn bó mật thiết với việc đảm bảo an ninh quốc gia trên tất cả các lĩnh vực
4.2.2. Đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập phải gắn liền với nâng cao nội lực của nền kinh tế
4.2.3. Đảm bảo an ninh kinh tế phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và khai thác tốt ngoại lực trong bối cảnh hội nhập
4.3. Giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2025
4.3.1. Tăng cường nhận thức về an ninh kinh tế, định dạng rủi ro kinh tế để có đối sách xử lý phù hợp
Cần nâng cao nhận thức về các thách thức, tác động, ảnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_dam_bao_an_ninh_kinh_te_trong_qua_trinh_hoi.doc