Chương 3
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là thành phố lớn nhất Việt
Nam về diện tích với 3328,9 km, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì
về dân số với 6.699.600 người (2011). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính12
vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17
huyện ngoại thành. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm
2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km².
3.1.2. Điều kiện kinh tế - kỹ thuật
Là trung tâm chính trị của cả nước, Hà Nội được ưu tiên đầu tư phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội và là nơi có môi trường đầu tư hấp dẫn hàng
đầu của đất nước. Nhiều tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp trong và ngoài
nước đã và đang mong muốn đầu tư vào Hà Nội. Trong hơn 5 năm qua, kể
từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính kinh tế Hà Nội vẫn tăng trưởng
liên tục với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội qua các giai
đoạn đều cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước khoảng 4%.
Nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hà
Nội triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội phát triển kinh tế theo cơ cấu mạnh về dịch
vụ, du lịch. Tuy nhiên trong lĩnh vực công nghiệp, thành phố đã xây hoàn
chỉnh 9 khu công nghiệp, 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Số cơ sở sản xuất
công nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao so với
các địa phương trong cả nước (Năm 2005, số cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn thành phố là 83 479 cơ sở, đến năm 2012, tăng lên thành 94 682 cơ sở).
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thủ đô Hà Nội” từ góc nhìn kinh tế chính trị: Nghiên cứu các khái niệm liên
quan đến mục đích của đề tài; nghiên cứu tầm quan trọng của việc giải đảm
bảo an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội thủ đô đảm bảo phát triển bền
vững; đánh giá khoa học thực trạng việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thủ đô Hà Nội; phương hướng và giải pháp toàn diện để đẩy mạnh và hiệu
quả của vấn đề. Đây chính là xuất phát điểm của việc nghiên cứu chuyên đề
tổng quan.
8Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢM BẢO AN
SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. An sinh xã hội và những trụ cột cơ bản
* Khái niệm an sinh xã hội
Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm của các tổ chức, các nhà khoa
học trong và ngoài nước, theo tác giả: An sinh xã hội là việc Nhà nước và xã
hội sử dụng các công cụ, biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc
phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu
nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,
thương tật, tuổi già; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các
gia đình đông con.
Với cách tiếp cận trên đây, cấu trúc của an sinh xã hội bao gồm: Các
chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi ro; Các chính sách,
chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro và các chính sách, chương
trình mang tính chất khắc phục rủi ro
2.1.1.2. Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
- Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội
Đảm bảo an sinh xã hội là đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt các
chính sách an sinh xã hộicủa Nhà nước và xã hội nhằm hạn chế, phòng
ngừa và khắc phục những rủi ro cho cộng đồng dân cư, nhóm dân cư yếu
thế trong xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập do nhân tố tác động khách
quan và chủ quan.
Nội hàm của khái niệm đảm bảo an sinh xã hội, có thể thấy rõ:
Một là, đảm bảo an sinh xã hội là đảm bảo các điều kiện nhằm thực
hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và xã hội.
Hai là, chính sách an sinh xã hội luôn phải đa dạng, phong phú và phải
thực hiện nồng ghép nhiều chính sách khác nhau nhằm đảm bảo tốt nhất cho
mọi mặt đời sống của đối tượng được thụ hưởng trong xã hội.
Ba là, thực hiện tất cả các điều kiện đảm bảo an sinh xã hội góp phần
hạn chế, phòng ngừng những rủi ro phát sinh do điều kiện chủ quan và
khách quan tác động.
- Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
9Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố là đảm bảo các điều
kiện cần thiết để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và xã
hội nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục những rủi ro do những tác
động khách quan đến cộng đồng dân cư trên địa bàn, đảm bảo sự ổn định và
phát triển của thành phố.
Từ khái niệm về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố chúng
ta thấy nội hàm của khái niệm bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố bao gồm những
điều kiện nhằm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà
nước và của địa phương trong quá trình đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Thứ hai, chủ thể thụ hưởng của việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn thành phố là những người dân yếu thế, chịu nhiều rủi ro do yếu tố khách
quan mang lại. Đây là những đối tượng thành phố cần phải huy động các
điều kiện cần thiết để đảm bảo tốt nhất cuộc sống cho họ.
Thứ ba, chủ thể tham gia vào việc đảm bảo an sinh xã hội là Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân và bản thân đối tượng được thụ
hưởng. Việc huy động nguồn lực cho đảm bảo an sinh xã hội được tiến hành
theo hình thức xã hội hóa.
Thứ tư, mục tiêu quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn thành phố là nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội
gắn với việc bảo vệ môi trường cho thành phố trong quá trình hội nhập, phát
triển kinh tế.
2.1.2. Đặc điểm của đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
- Đối tượng thụ hưởng an sinh xã hội trên địa bàn thành phố rất đa
dạng và phong phú do đó, khả năng bao phủ của các chính sách an sinh xã
hội đến tất cả các thành viên trong xã hội là rất khó khăn.
- Chủ thể tham gia đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố chủ
yếu là Nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Lực lượng thực thi (tổ chức bộ máy nghiên cứu, hoạch định chính
sách và theo dõi hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội) ở địa bàn
thành phố thường đảm bảo tốt hơn chất lượng so với lực lượng thực thi ở
những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
-Nguồn lực tài chính đảm bảo an sinh xã hội ở thành phố mặc dù được
quan tâm hơn so với những địa phương khác song vẫn còn gặp nhiều khó
khăn trong quá trình huy động và giải ngân.
-Chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố thường bị
lạc hậu nhanh hơn các địa bàn khác do tác động của quá trình phát triển khu
công nghiệp, khu chế xuất và đô thị lớn.
10
2.1.3. Mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội với phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn thành phố
- Tính thống nhất giữa đảm bảo an sinh xã hội với phát triển kinh tế ổn
định chính trị và phát triển xã hội trên địa bàn thành phố.
- Sự mâu thuẫn giữa đảm bảo an sinh xã hội với tăng trưởng, phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
2.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.2.1. Nội dung đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
* Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế
* Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trợ cấp, trợ giúp xã hội và xóa đói,
giảm nghèo
* Đảm bảo an sinh xã hội bằng giải quyết việc làm cho người lao động
2.2.2. Những điều kiện chủ yếu của đảm bảo an sinh xã hội trên
Thành phố
- Nhận thức đầy đủ về đảm bảo an sinh xã hội, trong đó, trước hết là
năng lực nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về sự cần thiết đảm
bảo an sinh xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội
cũng như phát triển nền kinh tế bền vững
- Năng lực đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo an sinh
xã hội trên địa bàn thành phố
- Khả năng huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để đảm
bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
- Sự hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ ảnh hưởng
đến hiệu quả thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
- Khả năng “tự an sinh” của người dân là yếu tố trực tiếp, quan trọng
nhất quyết định đến đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
2.3. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và địa phương
Việt Nam trong việc đảm bảo an sinh xã hội
2.3.1.1. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của một số nước trên
thế giới
Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của Trung Quốc
Kinh nghiệm về đảm bảo an sinh xã hội từ Ấn Độ.
2.3.1.2. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của một số địa phương
trong nước
Kinh nghiệm từ việc đảm bảo an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
* Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
11
2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về đảm bảo an sinh xã hội
cho Thành phố Hà Nội
Thứ nhất, chỉ đạo và tổ chức thực thi đồng bộ, hiệu quả các chính sách
đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; Thứ hai, xây dựng,
ban hành các quy định đặc thù về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành
phố với tư cách là Thủ đô; Thứ ba, huy động, phát triển và tổ chức các lực
lượng tham gia bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, đặc biệt đẩy
mạnh khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đóng góp vào hệ thống an
sinh xã hội trên địa bàn thành phố; Thứ tư, huy động, phân bố và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành
phố; Thứ năm, bài học về gắn kết và tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế với việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
Tiểu kết chương 2
Luận án đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn thành phố có sự khác biệt về: Đối tượng thụ hưởng; mức độ bao
phủ; lực lượng thực thi và sự lạc hậu nhanh hơn các địa bàn khác do tác
động của quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị lớn.. so
với đặc điểm đảm bảo an sinh xã hội ở các khu vực khác. Đồng thời, luận án
làm rõ mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố với
mục tiêu phát triển bền vững. Chỉ rõ nội dung của đảm bảo an sinh xã hội trên
địa bàn thành phố nhằm khẳng định để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố cần phải có các điều kiện nêu trên. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu
kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội của một số quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ,
Liên minh Châu Âu (EU)...) và một số địa phương ở Việt Nam (thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Đà Nẵng,...), luận án đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm bổ ích có ý nghĩa về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn trên địa bàn
thành phố. Hà Nội.
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là thành phố lớn nhất Việt
Nam về diện tích với 3328,9 km, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì
về dân số với 6.699.600 người (2011). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính
12
vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17
huyện ngoại thành. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm
2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km².
3.1.2. Điều kiện kinh tế - kỹ thuật
Là trung tâm chính trị của cả nước, Hà Nội được ưu tiên đầu tư phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội và là nơi có môi trường đầu tư hấp dẫn hàng
đầu của đất nước. Nhiều tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp trong và ngoài
nước đã và đang mong muốn đầu tư vào Hà Nội. Trong hơn 5 năm qua, kể
từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính kinh tế Hà Nội vẫn tăng trưởng
liên tục với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội qua các giai
đoạn đều cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước khoảng 4%.
Nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hà
Nội triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội phát triển kinh tế theo cơ cấu mạnh về dịch
vụ, du lịch. Tuy nhiên trong lĩnh vực công nghiệp, thành phố đã xây hoàn
chỉnh 9 khu công nghiệp, 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Số cơ sở sản xuất
công nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao so với
các địa phương trong cả nước (Năm 2005, số cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn thành phố là 83 479 cơ sở, đến năm 2012, tăng lên thành 94 682
cơ sở).
3.1.3. Điều kiện xã hội
Về dân số: Hà Nội là nơi có nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác
đến công tác, lập nghiệp. Năm 2011, tổng dân số Hà Nội đạt xấp xỉ 6,9 triệu
người, chiếm 7,8% dân số toàn quốc. Thời kỳ 2008 - 2012 tốc độ tăng dân
số bình quân hàng năm đạt 3,7%, cao nhơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân
số toàn quốc. Về giáo dục: Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581
trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp
học, 982.579 học sinh. Về nhà ở cho người dân: Là thủ đô của một quốc gia
nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, song Hà Nội lại là một trong
những thành phố có giá bất động sản vào diện cao nhất thế giới. Về lĩnh vực
y tế: Năm 2012 , thành phố Hà Nội có 638 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc
sở Y tế thành phố, trong đó có 55 bệnh viện, 577 trạm y tế xã phường.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoặc định chủ trương, chính sách và quá
trình đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Vì thế, đòi hỏi Thủ đô Hà Nội
phải đưa ra được những quyết sách quan trọng để sử dụng và chế ngự hợp lý
các điều kiện trên để tạo động lực cho phát triển của thủ đô, là yếu tố hàng
đầu cho việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Hà Nội.
13
3.2. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY
3.2.1. Khái quát việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành
phố Hà Nội
- Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
cho người dân ở Thành phố Hà Nội
+ Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Thành phố Hà
Nội tăng nhanh: Năm 2009, có 24.426 đơn vị, với 1.740.000 người tham gia
(trong đó có 964.830 người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; 701.109
người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 775.170 người chỉ tham gia bảo hiểm y
tế) tổng số tiền thu được là 5.436,5 tỷ. So với năm 2008, tăng 1.252,25 tỷ
(30%), 3.493 đơn vị và tăng 160.659 lao động.
+ Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã góp phần quan trọng trong
việc Xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và tham gia xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật
+ Hoạt động cấp sổ, cấp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người
lao động và người dân được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả
- Việc thực hiện vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Thành phố Hà Nội
Sau khi sáp nhập Hà Tây về thành phố Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo có xu
hướng tăng lên. Nhất là, ở khu vực nông thôn ngoại thành số hộ được ra
khỏi danh sách người nghèo (thoát nghèo) nhưng thiếu bền vững. Hiện nay,
số hộ nghèo 148.148 hộ, chiếm 9,6% tổng số hộ chung toàn thành phố
(trong đó có 2.008 hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công, 21.831 hộ
nghèo có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, có 11.250 hộ có
người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, gia đình không có khả năng thoát
nghèo, 2.826 hộ nghèo có thành viên là người dân tộc thiểu số, 49.257 hộ
nghèo có chủ hộ là nữ).
- Giải quyết việc việc làm (thị trường lao động) cho người lao động ở
Thành phố Hà Nội thời gian quan
Sau khi nhập tỉnh (Hà Nội - Hà Tây) dưới tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế, Hà Nội gặp nhiều khó khăn song đối với chỉ tiêu về công tác
lao động việc làm đã đạt được một số thành tựu như sau: Một là, chủ chương
giải quyết việc làm cho lao động được thành phố Hà Nội triển khai đồng bộ
và kịp thời; Hai là, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt
là lao động di cư từ các vùng miền khác lên thành phố Hà Nội làm ăn, học
tập và sinh sống; Ba là, công tác tuyên truyền về việc làm và xuất khẩu lao
động bước đầu được triển khai sâu rộng, hiệu quả; Bốn là, công tác đào tạo,
mô hình đào tạo, trung tâm dạy nghề được mở rộng; Năm là, nhiều địa
14
phương trú trọng ngành nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc của từng
địa phương.
3.2.2. Việc thực hiện các điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến nay
3.2.2.1. Thực trạng về nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành
và người dân về ý nghĩa việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên
địa bàn Thành phố Hà Nội
* Nhận thức về việc đảm bảo an sinh xã hội với việc ổn định chính trị -
xã hội
Để đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực an
sinh xã hội và người dân trên địa bàn thành phố, tác giả của luận án đã tiến
hành điều tra với câu hỏi: Nhận thức về tầm quan trọng của việc đảm bảo
an sinh xã hội cho người dân đối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địa
phương? Kết quả câu hỏi trên thu được kết quả: 0% đồng chí cán bộ cho
rằng việc đảm bảo an sinh xã hội không quan trọng hoặc ít quan trọng; Mức
độ quan trọng trung bình chỉ chiếm có 7%; Còn lại 93% ý kiến được hỏi cho
rằng việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân quan trọng và rất quan trọng
đối với việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Kết quả cho thấy, hầu
hết cán bộ trong Đảng, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội đều nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc đảm an sinh xã hội góp phần ổn định chính trị
- xã hội trên địa bàn thành phố. Về phía người dân: 10% người dân đánh giá
việc đảm bảo an sinh xã hội không quan trọng hoặc ít quan trọng đối với việc
ổn định chính trị - xã hội; 47% cho rằng việc đảm bảo an sinh xã hội quan
trọng bình thường; 43% người dân cho rằng quan trọng và rất quan trọng.
* Nhận thức về đảm bảo an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế của địa phương
Tác giả đã đưa ra câu hỏi điều tra: Nhận thức của Ông (Bà) về tầm
quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân đối với phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế? Với kết quả thu được
trong câu hỏi điểu tra trên cho thấy có sự chênh lệch về việc đánh giá về tiêu
chí mức độ đánh giá về không quan trọng và ít quan trọng giữa đội ngũ cán
bộ và người dân: 0% cán bộ cho rằng việc đảm bảo an sinh xã hội không
quan trọng hoặc ít quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập kinh tế quốc tế, song có đến 11% người dân cho rằng không quan trọng
hoặc ít quan trọng. Có 85% đội ngũ cán bộ cho rằng vấn đề này quan trọng
hoặc rất quan trọng, trong khi đó có 60% cho rằng quan trọng và rất quan
trọng. Có thể thấy, kết quả thu được có sự chênh lệch khác nhau ở mức độ
(1) và (2), còn cơ bản đều trên 50% khẳng định tầm quan trọng của việc đảm
15
bảo an sinh xã hội đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế
quốc tế trên địa bàn thành phố.
* Nhận thức của cán bộ, người dân về đảm bảo an sinh xã hội đối với
công bằng xã hội và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc
Tác giả Luận án đã đưa ra câu hỏi điều tra nghiên cứu: Ông (Bà) hãy
đánh giá về tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội đối với công
bằng xã hội và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc ở địa phương?. Câu
hỏi này, đã thu được kết quả điều tra nghiên nghiên cứu như sau: Về phía
đội ngũ cán bộ an sinh xã hội và các cấp Đảng, chính quyền đều nhấn mạnh
đến tầm quan trọng đặc biệt việc đảm bảo an sinh xã hội đến việc công bằng
và phát huy giá trị nhân đạo, nhân văn của dân tộc (94% ý kiến được hỏi cho
rằng: Việc đảm bảo an sinh xã hội quan trọng và rất quan trọng đối trong
việc đảm bảo công bằng xã hội và phát huy giá trị truyền thống nhân văn của
dân tộc). Về phía người dân, do chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm, cấu
trúc, chức năng của an sinh xã hội nên còn 8% cho rằng nội dung tiêu chí
này không quan trọng hoặc ít quan trọng. Song vẫn có 69% ý kiến người dân
được điều tra cho rằng quan trọng và rất quan trọng.
3.2.2.2. Thực trạng nguồn lực tài chính đảm bảo an sinh xã hội trên
địa bàn Thành phố Hà Nội
Năm 2012, tổng dân số thành phố Hà Nội đạt 6,96 triệu người, chiếm
7,84% tổng dân số toàn quốc, tăng thêm 0,71 triệu người so với năm 2008.
Giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng dân số bình quân mỗi năm đạt 2,3%, cao
hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số của toàn quốc. Xét về tốc độ tăng
GDP, năm 2012, GDP của thành phố Hà Nội đạt mức tăng 8,1%, cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước (5,2%). Tính chung thời
kỳ 2008-2012, GDP tăng bình quân khoảng 9,5%/năm, cao hơn gần 1,6 lần
so với tốc độ tăng bình quân của cả nước (5,9%/năm).
* Nguồn lực tài chính cho lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo
Năm 2010, thành phố Hà Nội đã triển khai hỗ trợ trực tiếp và cho vay
vốn đầu tư sản xuất tới 403.810 hộ nghèo và đã đạt được kết quả giảm
nhanh chóng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo riêng của thành phố Hà Nội
(Chuẩn nghèo riêng của thành phố Hà Nội). Sau khi áp dụng điều chỉnh tăng
chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, số hộ nghèo được hỗ trợ trực tiếp và
cho vay vốn đầu tư sản xuất trong 2 năm (2011 và 2012) đạt 526.493 hộ,
điều này góp phần cho giảm mạnh số hộ nghèo theo chuẩn nghèo riêng của
thành phố Hà Nội từ 116,05 nghìn hộ, tương đương 7,52% (đầu năm 2011)
xuống còn 59,37 nghìn hộ, tương đương 3,55% (đầu năm 2013).
* Nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách thị trường lao động chủ động
Thời kỳ 2010 - 2012, nguồn vốn đầu tư thực hiện chính sách thị trường
lao động chủ động của thành phố Hà Nội có xu hướng tăng, đạt tốc độ tăng
16
bình quân 25,7%/năm, Trong đó, ngân sách thành phố Hà Nội tăng mạnh
nhất, đạt tốc độ tăng bình quân 42%/năm và ngân sách Trung ương tăng
4,1%/năm, trong khi đó ngân sách huy động từ các nguồn khác có xu hướng
giảm mạnh với mức giảm bình quân 30%/năm: Về cơ cấu, năm 2012, tổng
vốn đầu tư đạt 1.601 tỷ đồng, trong đó chủ yếu vẫn là từ ngân sách thành
phố Hà Nội (1.249 tỷ đồng, chiếm 78%) và ngân sách thành phố Trung ương
(291,3 tỷ đồng, chiếm 18,2%). Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn thu hợp
pháp khác chỉ đạt 61,2 tỷ (chiếm 3,8%)
* Nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
Về thu bảo hiểm xã hội: Năm 2012, tổng thu quỹ bảo hiểm xã hội đạt
15.333 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2008 (4.184,25 tỷ đồng). Về
cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội: Mặc dù thu quỹ bảo hiểm xã hội có
xu hướng tăng nhanh cùng với xu hướng tăng lực lượng lao động tham gia
bảo hiểm xã hội, song do mức chi quỹ bảo hiểm xã hội tăng nhanh hơn thu
quỹ bảo hiểm xã hội, nên tỷ lệ chi/thu càng gia tăng, từ khoảng 69% năm
2008 lên 76,2% vào năm 2012, cho thấy nguy cơ bất ổn về quỹ rất lớn.
* Nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
Thời kỳ 2008-2012 nguồn ngân sách đầu tư thực hiện chính sách trợ giúp
xã hội của thành phố Hà Nội có xu hướng tăng mạnh, đạt tốc độ tăng bình
quân 51,3%/năm, tuy nhiên năm 2012 mức đầu tư đạt 1.045 tỷ đồng, giảm
nhiều so với năm 2011 (83,7 tỷ đồng). Trong đó, chủ yếu là từ ngân sách thành
phố Hà Nội (chiếm hơn 90% trong tổng ngân sách đầu tư), đạt tốc độ tăng bình
quân 51,8%/năm và ngân sách xã hội hóa huy động từ các nguồn khác đạt tốc
độ tăng bình quân 42,9%/năm. Ngân sách chi cho trợ cấp xã hội thường xuyên
và đột xuất năm 2012 đạt 719,7 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm 2008 (108 tỷ
đồng) và tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2008-2012 đạt 60,7%/năm (trợ cấp xã
hội thường xuyên) và 59,3% (trợ cấp xã hội đột xuất).
3.2.2.3. Thực trạng về các chủ trương, chính sách đảm bảo cho
chương trình an sinh xã hội Thành phố Hà Nội
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ,
chính quyền thành phố Hà Nội vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể trên
địa bàn thành phố, trong phương hướng phát triển thủ đô giai đoạn 2010 -
2015, Nghị quyết đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội
đã nhấn mạnh: Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, hài hòa
với phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống
nhân dân, làm động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô. Để đạt được
được Phương hướng nêu trên, các Nghị quyết Đại biểu lần thứ XV Đảng
bộ thành phố đã nêu ra cụ thể chủ trương trong từng lĩnh vực cụ thể: Về
17
chủ trương, chính sách bảo hiểm xã hội; Chủ trương, chính sách về thị
trường lao động; Về chính sách đối với người có công với cách mạng: Về
chính sách xóa đói, giảm nghèo; Về chính sách trợ giúp xã hội
3.2.2.4. Thực trạng năng lực tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ
của lực lượng tham gia đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố
Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở gồm 01 đồng chí giám đốc và 8 đồng
chí phó giám đốc, 11 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 39 đơn vị trực thuộc.
Số lượng cán bộ công chức, viên chức và lao động hợp đồng tại Sở là 150
người. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành
là 2.619 người.
* Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách thị trường lao động và trợ giúp
xã hội
Bộ máy quản lý nhà nước về thực thi chính sách thị trường lao động và
trợ giúp xã hội của thành phố Hà Nội hiện tại được bố trí theo 3 cấp (thành
phố; Quận/Huyện; Xã/phường, gồm: Tại cấp thành phố: Tổng số 5 Phòng
ban với bình quân khoảng 8 - 10 cán bộ/1 phòng ban, đảm nhiệm các chức
năng và nhiệm vụ gắn với lĩnh vực thị trường lao động và trợ giúp xã hội cụ
thể sau: Về thực thi chính sách thị trường lao động chủ động: Phòng Đào tạo
nghề và Phòng Chính sách Lao động – Việc làm; Về thực thi chính sách trợ
giúp xã hội: Phòng Bảo trợ xã hội và Phòng Bảo vệ, Chăm sóc. Cấp quận,
huyện: Bình quân mỗi quận/huyện có 01 Trưởng phòng và từ 1-3 Phó
trưởng phòng, ngoài ra có các chuyên viên, nhân viên. Về nhân sự, Ủy ban
nhân dân quận/huyện trực tiếp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và xã
hội chỉ đạo thực hiện chuyên môn theo ngành dọc. Tại cấp Xã, Phường:
Bình quân mỗi xã, phường có 1 - 2 cán bộ kiêm nhiệm đảm nhiệm các công
việc thuộc chuyên môn của toàn lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
* Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách bảo hiểm xã hội
Đến 31/12/2008 bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có 40 đơn vị trực
thuộc, trong đó 11 phòng nghiệp vụ, 29 bảo hiểm xã hội quận, huyện, thành
phố; với 956 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó 329 cán bộ, công chức,
viên chức làm việc tại văn phòng bảo hiểm xã hội thành phố, 627 cán bộ,
công chức, viên chức làm việc tại bảo hiểm xã hội quận, huyện. Thực hiện
Nghị định 94/2008/NĐ - CP của Chính Phủ và Quyết định số 4969/QĐ - bảo
hiểm xã hội ngày 10/11/2008 của bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã
hội thành phố đã sắp xếp ổn định tổ chức, cán bộ 5 theo cơ cấu 10 phòng
nghiệp vụ để hoạt động có hiệu quả ngay từ những ngày đầu năm 2009. Đến
31/12/2009, bảo hiểm xã hội thành phố có 40 đơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_dam_bao_an_sinh_xa_hoi_tren_dia_ban_thanh_pho_ha_noi_5402_1917194.pdf