Tóm tắt Luận án Đảng bộ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 - Đoàn Thùy Dung

Trong thời gian gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công

tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng của các nhà nghiên

cứu. Mục đích của các nghiên cứu này trước hết là làm rõ các chủ trương,

đường lối của Đảng về chính sách dân tộc, sự lãnh đạo thực hiện hiệu quả các

chính sách dân tộc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và an ninh

quốc phòng, đóng góp ý kiến giúp Đảng hoàn thiện chính sách dân tộc.

Những nghiên cứu về chính sách dân tộc được chia thành các nhóm như sau:

- Nhóm thứ nhất: Những nghiên cứu về chính sách của Đảng và nhà

nước về chính sách dân tộc của Đảng. Một số công trình đặc sắc phải kể tới

như:3

+ “Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam hiện

nay (2015, Nxb Chính trị quốc gia) của tác giả Nguyễn Lâm Thành, cuốn sách

đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

thức đối với vùng dân tộc thiểu số phía Bắc hiện nay trên cơ sở các khung lý

thuyết mới về chính sách công. Cuốn sách đã hệ thống hóa những nội dung lý

luận về chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số; phân tích, đánh giá các

chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số phía Bắc gắn với

thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề quản lý nhà nước có liên quan; chỉ

ra những khó khăn, hạn chế, bất cập hiện nay của chính sách và xác định

những vấn đề cần giải quyết; đề xuất giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện

chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam. Đồng thời,

trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới,

kết hợp với kết quả nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những vấn đề thực tiễn,

cuốn sách đã bước đầu bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận mới liên

quan đến chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số, cung cấp các luận cứ để

phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện lý luận, quan điểm, chủ trương, đường

lối của Đảng về chính sách phát triển đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt

Nam.

+ “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ở Việt Nam” (2011, Nxb

Chính trị quốc gia) của tác giả Lê Ngọc Thắng. Cuốn sách là một trong những

kết quả nghiên cứu chính của đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu chính

sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn ở nước ta. Cuốn sách trình bày có hệ thống những vấn đề

cơ bản về chính sách dân tộc như: đặc điểm của chính sách dân tộc, tầm quan

trọng của hệ thống chính sách dân tộc, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống

chính sách dân tộc, một số tham khảo về chính sách dân tộc của một số nước

trong khu vực; phân tích thực trạng hệ thống chính sách dân tộc ở nước ta4

hiện nay, trong đó, nêu rõ những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện

chính sách dân tộc ở nước ta trong 25 năm đổi mới vừa qua. Đặc biệt, cuốn

sách đã đưa ra những phương hướng, giải pháp xây dựng, đổi mới và hoàn

thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến

năm 2020, nhấn mạnh giai đoạn 2011-2015 và các nhóm giải pháp chủ yếu để

xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc thiểu số như: nhóm giải

pháp đối với chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách giảm nghèo;

nhóm giải pháp cho vấn đề việc làm, dạy nghề; giải pháp về phát triển văn

hóa các dân tộc thiểu số; giải pháp đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính

sách về ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng; giải pháp về cán bộ

cơ sở; giải pháp đối với chính sách môi trường.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014 - Đoàn Thùy Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chiến chống Tống, Mông, Nguyên, Minh, Thanh thời phong kiến, hay chống Pháp, Nhật và Mỹ trong thời đại Hồ Chí Minh, nếu không có sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có một vị trí chiến lược cơ bản và lâu dài. Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (1986) đến nay, nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay vấn đề phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Thực tế Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối và chính sách để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đảng đã nhấn mạnh một trong tám đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” [27, tr 70]. Lương Sơn là một huyện quan trọng của tỉnh Hòa Bình. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em. Trong giai đoạn 2005 – 2014, Đảng bộ huyện Lương Sơn đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện khá nghiêm túc nên chính sách dân tộc của Đảng đã đi vào thực tiễn, bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế, văn hóa ở Lương Sơn. Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực, quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình vẫn 2 còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; của một số cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc chưa đúng mức nên hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của huyện còn hạn chế. Do đó nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Lương Sơn thực hiện chính sách dân tộc là một nhiệm vụ cần thiết.Thông qua việc làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng cũng như sự chỉ đạo thực hiện cụ thể trên địa bàn huyện để qua đó rút ra được những thành tựu, hạn chế và nhất là những bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách dân tộc trong các giai đoạn tiếp sau. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tôi quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014” làm đề tài luận văn cao học, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng của các nhà nghiên cứu. Mục đích của các nghiên cứu này trước hết là làm rõ các chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách dân tộc, sự lãnh đạo thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng, đóng góp ý kiến giúp Đảng hoàn thiện chính sách dân tộc. Những nghiên cứu về chính sách dân tộc được chia thành các nhóm như sau: - Nhóm thứ nhất: Những nghiên cứu về chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách dân tộc của Đảng. Một số công trình đặc sắc phải kể tới như: 3 + “Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam hiện nay (2015, Nxb Chính trị quốc gia) của tác giả Nguyễn Lâm Thành, cuốn sách đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số phía Bắc hiện nay trên cơ sở các khung lý thuyết mới về chính sách công. Cuốn sách đã hệ thống hóa những nội dung lý luận về chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số; phân tích, đánh giá các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số phía Bắc gắn với thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề quản lý nhà nước có liên quan; chỉ ra những khó khăn, hạn chế, bất cập hiện nay của chính sách và xác định những vấn đề cần giải quyết; đề xuất giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, kết hợp với kết quả nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những vấn đề thực tiễn, cuốn sách đã bước đầu bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận mới liên quan đến chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số, cung cấp các luận cứ để phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện lý luận, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách phát triển đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. + “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ở Việt Nam” (2011, Nxb Chính trị quốc gia) của tác giả Lê Ngọc Thắng. Cuốn sách là một trong những kết quả nghiên cứu chính của đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta. Cuốn sách trình bày có hệ thống những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc như: đặc điểm của chính sách dân tộc, tầm quan trọng của hệ thống chính sách dân tộc, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách dân tộc, một số tham khảo về chính sách dân tộc của một số nước trong khu vực; phân tích thực trạng hệ thống chính sách dân tộc ở nước ta 4 hiện nay, trong đó, nêu rõ những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong 25 năm đổi mới vừa qua. Đặc biệt, cuốn sách đã đưa ra những phương hướng, giải pháp xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, nhấn mạnh giai đoạn 2011-2015 và các nhóm giải pháp chủ yếu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc thiểu số như: nhóm giải pháp đối với chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách giảm nghèo; nhóm giải pháp cho vấn đề việc làm, dạy nghề; giải pháp về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; giải pháp đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách về ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng; giải pháp về cán bộ cơ sở; giải pháp đối với chính sách môi trường. Những cuốn sách này đã đi sâu vào hệ thống, phân tích, đánh giá các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước. Qua đó cung cấp các tư liệu quan trọng cho các cấp, các ngành cũng như người dân nắm bắt và nhận thức đúng được chủ trương và đường lối của Đảng trong việc ban hành và thực hiện chính sách dân tộc. Nhằm giúp cho những chính sách đi sâu, đi rộng hơn vào cuộc sống, có ý nghĩa to lớn trong việc xây dưng khối đại đoàn kết dân tộc . - Nhóm thứ hai: Những nghiên cứu về tình hình phát triển trên các mặt của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đáng chú ý là: + Bộ sách “Các dân tộc ở Việt Nam” (2015, Nxb Chính trị quốc gia), gồm 4 tập của Viện dân tộc học. Bộ sách góp phần tổng kết tình hình nghiên cứu; xem xét sự phát triển và biến đổi về kinh tế - xã hội của các tộc người; xác định những vấn đề đã, đang và sẽ đặt ra về phát triển đối với các tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức vấn đề tộc người ở nước ta trong khoảng gần 30 năm; tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách 5 dân tộc của Việt Nam trong giai đoạn mới. Bộ sách còn một số hạn chế do nguồn tài liệu chủ yếu là thứ cấp, có những dân tộc có nhiều tài liệu nghiên cứu và có những dân tộc có ít tài liệu nghiên cứu hơn. Các nhận định, đánh giá về sự phát triển, biến đổi kinh tế - xã hội cũng như vấn đề đặt ra trong phát triển của một số tộc người có thể chỉ mang ý nghĩa gợi mở. + “Xây dựng lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” (2014, Nxb Chính trị quốc gia) của tác giả Nguyễn Thế Tư. Cuốn sách đã làm rõ được cơ sở lý luận và nêu bật vai trò của xây dựng lực lượng nòng cốt làm công tác dân vận trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đi sâu phân tích thực trạng cũng như giải pháp nhằm xây dựng lực lượng nòng cốt công tác dân vận tại đây. + “Về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay” (2010, Nxb Chính trị quốc gia). Cuốn sách gồm tập hợp các bài viết của các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Từ việc xác định khái niệm dân tộc, Phan Hữu Dật đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề này thông qua việc phân tích chủ nghĩa Mác cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là một vấn đề đặc biệt được quan tâm trong thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi trên thế giới xuất hiện nhu cầu giải phóng của các dân tộc bị áp bức chống lại sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, đế quốc. Trong các bài viết của mình, Lê Ngọc Thắng và Cao Văn Thanh đã trình bày những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc cũng như những chính sách kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Đó là những quan điểm được xây dựng trên cơ sở của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; được căn cứ vào tình hình thực tiễn dân tộc ở nước ta. Bên cạnh việc đưa ra những quan điểm, chính sách cơ bản, các tác giả phân tích thực trạng, nguyên nhân cho những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc và từ đó đưa ra những 6 giải pháp nhằm khắc phục hạn chế. Một loạt các vấn đề khác như quan hệ dân tộc ở Việt Nam, đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thiết chế truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, tôn giáo tín ngưỡng ở vùng dân tộc thiểu số, và quan hệ dân tộc trong thời đại đa đối tác mở rộng lần lượt được trình bày qua các bài viết của các tác giả: Lê Sỹ Giáo, Đậu Tuấn Nam, Vũ Trường Giang, Vũ Hải Vân, và Mạc Đường. + “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” (2015, Nxb Chính trị quốc gia) của Báo nhân dân. Qua các bài viết đã phản ánh sự đổi mới mạnh mẽ trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc, miền núi; tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, đến các vùng miền khó khăn để giúp họ giảm nghèo và làm giàu; tôn vinh, động viên và khích lệ những tập thể, cá nhân, những việc làm tốt, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc; phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng và tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, hỗ trợ người uy tín hiểu và nhận thức đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mọi mặt; đồng thời các bài viết có tác dụng đấu tranh chống lại sự chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc; vận động đồng bào hiểu và loại bỏ các tập tục lạc hậu và mê tín. + “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2012, Nxb Chính trị quốc gia) của tác giả Nguyễn Đăng Thành. Cuốn sách trình bày những luận cứ lý thuyết và thực tiễn nhằm để nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất hệ quan điểm, giải pháp toàn diện cho hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tại các vùng dân tộc thiểu số nói riêng. 7 Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu cụ thể về đời sống vật chất cũng như tinh thần của từng dân tộc cụ thể. Những cuốn sách này đã đưa ra cái nhìn tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội, sự phân bố của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thông qua đó cũng chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân của những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần của các dân tộc. Các tác giả đã nêu ra được một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn. Đây là một trong những nguồn tư liệu quý nhằm giúp các nhà lãnh đạo hoạch định và có những bước thực hiện các chính sách dân tộc phù hợp với từng vùng cụ thể. - Nhóm thứ ba: Một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ có liên quan đến vấn đề dân tộc. + “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số từ năm 1998 đến năm 2008” (2011) của Hà Minh Huân. Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình. Từ đó nêu lên thực trạng, giải pháp cũng như các bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình. + “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2001 – 2010” (2012) của Hoàng Thị Huệ. Luận văn đã khái quát chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước cũng như phân tích điều kiện riêng biệt của tỉnh Hòa Bình khi thực hiện chính sách dân tộc. Luận văn đi sâu phân tích quá trình thực hiện và tác động của các chính sách dân tộc lên mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó rút ra điểm tích cực, hạn chế và các bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2001 – 2010. 8 + “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2010” (2014), của Mai Thị Minh Nguyệt. Chương trình 135 là một trong những chương trình quan trọng trong hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng. Luận văn đã trình bày tổng quát về chương trình 135; đồng thời phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với việc thực hiện chương trình từ năm 1999 đến năm 2010; làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với việc thực hiện Chương trình 135, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo. Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ở tỉnh Hòa Bình trên một số mặt quan trọng. Đây là nguồn tư liệu tham khảo cho tác giả khi tìm hiểu quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Ngoài ba nhóm tài liệu kể trên, còn phải kể đến các bài đăng trên các tạp chí lịch sử uy tín như tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Dân tộc học. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) về chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2014. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đối với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong những năm 2005 – 2014. 9 - Tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện Lương Sơn (Hòa Bình). * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa tư liệu về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện Lương Sơn. - Làm rõ được điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Lương Sơn. - Làm rõ chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình. - Làm rõ việc lãnh đạo thực hiện những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện Lương Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tƣợng nghiên cứu: - Sự lãnh đạo thực hiện dân tộc của Đảng bộ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) trong giai đoạn 2005 – 2014. * Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2014. - Về không gian: Huyện Lương Sơn. - Về nội dung: Chính sách dân tộc của Đảng bộ huyện Lương Sơn và sự lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tƣ liệu - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ chính trị. 10 - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân, Ban dân tộc và các ban ngành có liên quan. - Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn, Ủy ban nhân dân, Phòng dân tộc và các ban ngành liên quan. - Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn. - Các sách báo, tạp chí về vấn đề dân tộc. * Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa quan điểm, chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ 2005 – 2014. - Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương cũng như quá trình thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hòa Bình ở huyện Lương Sơn. Qua đó góp phần giúp các cơ quan của tỉnh nghiên cứu và hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số cho phù hợp. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: 11 Chương 1. Đảng bộ huyện Lương Sơn lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn 2005 – 2014. Chương 2: Đảng bộ huyện Lương Sơn đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn 2010 – 2014. Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm. 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lương Sơn (2003), Lịch sử đảng bộ huyện Lương Sơn, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, số VN/326, thư viện huyện Lương Sơn. 2. Ban chấp hành trung ương Đảng (2009), Chỉ thị số 35- CT/TW, Về lãnh đạo đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, truy cập 16/10/2015. 3. Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh Hòa Bình (2005), Báo cáo số 125/BC- DTTG ngày 12 tháng 10 năm 2005, về tổng kết chương trình phối hợp “ Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát triển văn hóa thông tin ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2002 – 2005” và xây dựng kế hoạch phối hợp giai đoạn 2006 – 2010. 4. Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh Hòa Bình (2005), Báo cáo số 131/BC- DTTG ngày 19 tháng 11 năm 2005, về tình hình thực hiện công tác dân tộc và tôn giáo năm 2005, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2006. 5. Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh Hòa Bình (2005), Báo cáo số 144/BC- DTTG ngày 2 tháng 12 năm 2005, về kết quả thực hiện Quyết định số 1637/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 6. Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh Hòa Bình (2006), 60 năm công tác dân tộc tỉnh Hòa Bình (1946 – 2006), số VN/934, thư viện huyện Lương Sơn. 7. Ban dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình ( 2006), Báo cáo số 85/BC- DTTG ngày 7 tháng 8 năm 2006, về kết quả thực hiện công tác định 13 canh định cư giai đoạn 2001 – 2005, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2006 – 2010. 8. Ban dân tộc tỉnh Hòa Bình (2010), Báo cáo số 47/BC-BDT ngày 15 tháng 12 năm 2010, về tình hình thực hiện công tác dân tộc năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011. 9. Ban dân tộc tỉnh Hòa Bình (2010), Báo cáo số 79/BC-BDT ngày 27 tháng 12, về tình hình lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn 135 của Dự án khuyến Nông – Lâm - Ngư thuộc chương trình mặt trận tổ quốc nhằm xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. 10. Ban dân tộc tỉnh Hòa Bình (2012), Kế hoạch thực hiện số 563/DT ngày 18/12/2012, Về việc triển khai và rà soát xác định thôn ĐBKK, xã thuộc khu vực I, II, III tỉnh Hòa Bình. 11. Ban dân tộc tình Hòa Bình (2012), Kế hoạch thực hiện số 574/DT- KHTH ngày 25/12/2012, Thực hiện giải ngân vốn đầu tư chương trình 134, 135 năm 2012. 12. Báo Nhân dân (2015), Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Nông Quốc Chấn (1997), Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 14. Chính phủ (1998), Quyết định số 133/1998/QĐ – TTg, ngày 23/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, truy cập ngày 15/10/2015. 14 15. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009, Về chức danh, số lượng, một số chế đố, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, truy cập ngày 16/10/2015. 16. Chính phủ (2010), Nghị định số 02/2010/NĐ- CP ngày 8/1/2010, về khuyến nông, truy cập ngày 15/10/2015. 17. Phan Hữu Dật (chủ biên) (2011), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng 1930 – 1945, Ban nghiên cứu lịch sử TW Đảng xuất bản, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1978), Văn kiện của Đảng về chính sách dân tộc, Nxb Sự thật, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991 ), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996 ), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.. 15 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011 ), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng bộ huyện Lương Sơn (2000), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXII, Lưu hành nội bộ. 30. Đảng bộ huyện Lương Sơn (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXIII, Lưu hành nội bộ. 31. Đảng bộ huyện Lương Sơn (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXIV, Lưu hành nội bộ. 32. Đảng bộ huyện Lương Sơn (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXV, Lưu hành nội bộ. 33. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIII (nhiệm kì 2001 – 2005), Lưu hành nội bộ. 34. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIV (nhiệm kì 2006 – 2010), Lưu hành nội bộ. 35. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (2008), Chỉ thị số 29 – CT/TU, về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 7 (Khóa IX) ngày 15 tháng 9 năm 16 2008, về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo”. 36. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XV (nhiệm kì 2011 – 2015), Lưu hành nội bộ. 37. Đài phát thanh truyền hình tỉnh Hòa Bình (2006), Báo cáo về kết quả thực hiện chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc. 38. Hoàng Thị Huệ, (2012), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2001 đến năm 2010 , Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 39. Huyện ủy Lương Sơn (2005), Báo cáo số 97/BC-HU ngày 18 tháng 11 năm 2005, về kết quả hai năm thực hiện nghị quyết TW 7 (Khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc về công tác dân tộc; công tác tôn giáo. 40. Huyện ủy Lương Sơn (2008), Báo cáo số 76/BC-HU ngày 17 tháng 8 năm 2008, về thực hiện nghị quyết TW 7 (Khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc về công tác dân tộc; công tác tôn giáo. 41. Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay- thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Đặng Văn Long (1997), Phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 43. Hà Minh Luân (2011), Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số từ năm 1998 đến năm 2008, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 17 44. Hồ Chí Minh (1958), Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, tập 1,Nxb Sự thật, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2000), Về các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2003), Về công tác dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Đậu Tuấn Nam (chủ biên), (2010), Về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Mai Thị Minh Nguyệt (2014), Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 51. Phòng dân tộc huyện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dang_bo_huyen_luong_son_hoa_binh_lanh_dao_th.pdf
Tài liệu liên quan