Tóm tắt Luận án Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014

Công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa

Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố, các cơ quan tham

mưu, chức năng đã tiến hành công tác kiểm kê, xếp hạng di tích, trên cơ sở đó có

sự quan tâm đầu tư tu bổ di tích. Ban Quản lý DTLS văn hóa và danh lam thắng

cảnh Thành phố đã lập kế hoạch Tổng điều tra di tích. Công tác này được tiến

hành trong 4 năm (1999 - 2002), nhằm tạo cơ sở cho việc phân loại, quy hoạch di

tích, giúp cho việc quản lý. Kết quả điều tra di tích đã giúp cho việc phân loại di

tích, trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất việc phân cấp quản lý, bao gồm: Những

di tích có thể lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia (79 di tích); đề

xuất UBND Thành phố ra văn bản “Quyết định đăng ký di tích” (241 di tích);

phân loại di tích do quận, huyện trực tiếp quản lý, bảo vệ (359 di tích). Đợt Tổng

kiểm kê di tích năm 1999 - 2002 là cơ sở để Thành phố tiếp tục hoàn chỉnh và

tiến tới quy hoạch di tích trên địa bàn Thành phố các giai đoạn tiếp theo.

Song song đó, Thành phố còn quan tâm đến công tác bảo tồn cảnh quan

kiến trúc đô thị với việc triển khai Chương trình Nghiên cứu bảo tồn cảnh quan

kiến trúc đô thị nhằm đánh giá, phân loại, hệ thống các cảnh quan kiến trúc tiêu

biểu của Thành phố. Từ nghiên cứu này, ngày 17-5-1996, UBND Thành phố Hồ

Chí Minh đã ban hành Thông báo số 46/TB-UB-QLĐT Về việc bảo tồn cảnh

quan kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh của sự phát triển, các di sản của Thành phố Hồ Chí Minh

đang chịu nhiều thách thức của quá trình hội nhập kinh tế và đô thị hóa. Vấn đề

đặt ra là, làm thế nào để Thành phố vừa phát triển hiện đại vừa bảo tồn được

những DSVH? Nhận thức được vấn đề này, Thành phố đã nghiên cứu thực hiện

Đồ án quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993. Đồ án điều chỉnh

quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998. Đồ án năm 1998

đã xác định 14 nội dung chủ yếu trong quy hoạch Thành phố. Đặc biệt, Đồ án đã

lưu ý và đặt vấn đề bảo tồn DSVH.

Tóm lại, giai đoạn 1998 - 2005, công tác bảo tồn DSVH trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở công việc điều tra, kiểm kê, xếp hạng di

tích. Tuy nhiên, kết quả bước đầu trong việc bảo tồn các DSVH là cơ sở để các

ngành chức năng của Thành phố tiếp tục điều chỉnh và tiến tới xây dựng kế

hoạch dài hạn cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham khảo quý để nghiên cứu sinh có thể kế thừa về nội dung và phương pháp trong quá trình viết luận án. 8 1.2.2. Những nội dung luận án tập trung giải quyết Kết quả nghiên cứu của các nhóm công trình khoa học trên đã gợi mở những vấn đề mới để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Mặc dù vậy, các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án là những nghiên cứu chuyên biệt. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và quy mô về thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dưới góc độ văn hóa học, chưa nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014. Vì vậy, luận án tập trung giải quyết những vấn đề sau: Một là, phân tích các yếu tố tác động đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hai là, làm sáng tỏ quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và chủ trương của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014. Ba là, trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể trên địa bàn Thành phố. Bốn là, đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH (bao gồm cả những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế). Năm là, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014. 9 Chương 2 CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1998 ĐẾN 2005 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA 2.1.1. Một số khái niệm về di sản văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Luận án làm rõ một số khái niệm: Di sản; Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Nội dung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên Luận án phân tích vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên: Với vị trí địa lí ở ngã ba sông, nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa khác nhau, cũng là nơi hội tụ của dòng văn hóa truyền thống và hiện đại, Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành bản sắc riêng của mình trong sự trưởng thành và phát triển. Đặc điểm về địa lí - tự nhiên đó đã tác động và tạo ra tính đa dạng trong văn hóa cũng như tính đa dạng về nội dung, hình thức biểu đạt và sinh hoạt tinh thần. 2.1.2.2. Đặc điểm dân cư Luận án phân tích đặc điểm cư dân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh để thấy rõ sự ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển của đời sống văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Sự hội tụ một cách đa dạng của dân cư, tất yếu dẫn đến một bức tranh văn hóa “đa sắc màu”, là cơ sở dẫn đến sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các vùng, miền trong nước, như Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, văn hóa sông nước Nam Bộ; các nền văn hóa thế giới, như văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, văn hóa châu Âu, châu Mỹ 2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế Xuất phát từ điều kiện địa lý - tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi, do đó, hội nhập kinh tế quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sâu rộng, quy mô lớn và tốc độ cao, với nhiều hình thức liên kết với các tổ chức kinh tế ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế Sài Gòn phát triển trong mối giao lưu kinh 10 tế đa chiều, vì thế, văn hóa cũng rất đa dạng, tiếp xúc được với nhiều cái mới, tạo nên tính tiên phong trong biến đổi đời sống văn hóa - xã hội. 2.1.2.4. Đặc điểm chính trị - xã hội và truyền thống lịch sử Một là, ảnh hưởng của chế độ phong kiến đối với các di sản văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh không đậm nét như các vùng, miền khác trong cả nước Hai là, các di sản văn hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự tác động bởi quá trình xâm lược và chính sách nô dịch của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trong thế kỷ XIX Ba là, các giá trị DSVH Thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của sự định hướng bởi đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm dân cư đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của nhiều loại hình DSVH, là nguồn lực cho kinh tế du lịch phát triển Tuy nhiên, cũng xuất hiện những hạn chế cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, cụ thể: hệ thống DSVH chủ yếu được phân bố tập trung ở khu vực trung tâm Thành phố, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội với mức độ ngày càng nhanh, phong phú, đa dạng. Vì vậy, yếu tố “bảo tồn” và “phát triển” cùng tồn tại trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa Thành phố. Điều đó đòi hỏi trong quá trình phát triển, các cơ quan chức năng cần có chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, nhằm hạn chế sự phá hủy DSVH, bảo tồn và giữ gìn cho thế hệ sau những DSVH của tiền nhân. 2.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Luận án phân tích quan điểm của Đảng qua các kỳ Đại hội (VI, VII, VIII và IX) về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH; trên cơ sở quán triệt, triển khai đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã kịp thời ban hành luật, đề án chiến lược. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trong quá trình phát triển. Theo quan điểm của Đảng, DSVH là kết tinh những giá trị của bản sắc dân tộc, là "hồn cốt" của dân tộc. Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH góp phần phát huy năng lực nội sinh của dân tộc, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 11 Những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đã chỉ ra phương hướng cơ bản trong công tác bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc trong thời kỳ mới. Đồng thời, góp phần định hướng cho các Đảng bộ các tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các DSVH phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. 2.1.4. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1998 Nghiên cứu sinh tóm lược giai đoạn trước năm 1998, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng DTLS, văn hóa và danh lam thắng cảnh; Nghị định quy định việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng DTLS, văn hóa và danh lam thắng cảnh nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân trong việc bảo vệ DSVH. Tuy nhiên, giai đoạn này, do tình hình khó khăn, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở việc điều tra, sưu tầm tư liệu về DSVH. 2.2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA NHỮNG NĂM 1998 - 2005 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Luận án tập trung phân tích chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa giai đoạn 1998 - 2005. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), trong đó có Chương trình bảo tồn và phát triển các DSVH, nhằm giữ gìn "diện mạo, cốt cách" để trong quá trình phát triển, bên cạnh việc giữ gìn giá trị truyền thống, đi đôi với việc tạo ra những giá trị hiện đại riêng cho Thành phố - một trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Nam Bộ. Quan điểm của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua Văn kiện Đại hội lần thứ VII (năm 2000) và lần thứ VIII (năm 2005) đã khẳng định rõ chủ trương của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Đây là những định hướng để các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn Thành phố thực hiện hiệu quả hơn công tác này, góp phần xây dựng Thành phố ngày càng giàu bản sắc, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. 12 2.2.2. Quá trình chỉ đạo bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa 2.2.2.1. Công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố, các cơ quan tham mưu, chức năng đã tiến hành công tác kiểm kê, xếp hạng di tích, trên cơ sở đó có sự quan tâm đầu tư tu bổ di tích. Ban Quản lý DTLS văn hóa và danh lam thắng cảnh Thành phố đã lập kế hoạch Tổng điều tra di tích. Công tác này được tiến hành trong 4 năm (1999 - 2002), nhằm tạo cơ sở cho việc phân loại, quy hoạch di tích, giúp cho việc quản lý. Kết quả điều tra di tích đã giúp cho việc phân loại di tích, trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất việc phân cấp quản lý, bao gồm: Những di tích có thể lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia (79 di tích); đề xuất UBND Thành phố ra văn bản “Quyết định đăng ký di tích” (241 di tích); phân loại di tích do quận, huyện trực tiếp quản lý, bảo vệ (359 di tích). Đợt Tổng kiểm kê di tích năm 1999 - 2002 là cơ sở để Thành phố tiếp tục hoàn chỉnh và tiến tới quy hoạch di tích trên địa bàn Thành phố các giai đoạn tiếp theo. Song song đó, Thành phố còn quan tâm đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị với việc triển khai Chương trình Nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị nhằm đánh giá, phân loại, hệ thống các cảnh quan kiến trúc tiêu biểu của Thành phố. Từ nghiên cứu này, ngày 17-5-1996, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Thông báo số 46/TB-UB-QLĐT Về việc bảo tồn cảnh quan kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh của sự phát triển, các di sản của Thành phố Hồ Chí Minh đang chịu nhiều thách thức của quá trình hội nhập kinh tế và đô thị hóa. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để Thành phố vừa phát triển hiện đại vừa bảo tồn được những DSVH? Nhận thức được vấn đề này, Thành phố đã nghiên cứu thực hiện Đồ án quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998. Đồ án năm 1998 đã xác định 14 nội dung chủ yếu trong quy hoạch Thành phố. Đặc biệt, Đồ án đã lưu ý và đặt vấn đề bảo tồn DSVH. Tóm lại, giai đoạn 1998 - 2005, công tác bảo tồn DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở công việc điều tra, kiểm kê, xếp hạng di tích. Tuy nhiên, kết quả bước đầu trong việc bảo tồn các DSVH là cơ sở để các ngành chức năng của Thành phố tiếp tục điều chỉnh và tiến tới xây dựng kế hoạch dài hạn cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo. 13 2.2.2.2. Công tác phát huy các giá trị di sản văn hóa Phát huy các giá trị DSVH qua hệ thống bảo tàng: Trong những năm 1998 - 2005, các bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày, kiểm kê bảo quản tài liệu hiện vật. Đặc biệt, để đưa các giá trị di sản đến với công chúng, các bảo tàng luôn quan tâm đổi mới nội dung và hình thức trưng bày sinh động, hấp dẫn. Nội dung trưng bày thường gắn với công tác giáo dục, tổ chức cho các em học sinh, sinh viên tham quan, học tập tại bảo tàng. Phát huy các giá trị DSVH qua du lịch Do đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, nguồn tài nguyên thiên nhiên như các khu du lịch sinh thái Phát huy lợi thế đó, Thành phố đã có những đột phá nhằm phát triển du lịch, như: nâng tầm Hội Trái cây truyền thống Suối Tiên thành sự kiện văn hóa, du lịch của Thành phố với tên gọi Lễ hội Trái cây Nam Bộ. Năm 2004, Thành phố chính thức nâng "hồn" đường hoa Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng văn hóa Tết Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức thường niên Ngày hội Du lịch (kế thừa từ sự kiện Liên hoan du lịch Đất Phương Nam giai đoạn 1999-2003). Những hoạt động này như điểm nhấn thúc đẩy ngành du lịch Thành phố phát triển, mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch đến với Thành phố. Giai đoạn 1998 - 2005, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng dần qua các năm: năm 2001 có 1.226.400 lượt người; năm 2002 có 1.433.000 lượt; năm 2003 là 1.302.000; năm 2004 tăng 1.580.000; năm 2005 là 2.350.000 lượt. Tuy nhiên, lượng khách lượng khách đến Thành phố kết hợp du lịch và tham gia sự kiện, chứ chưa xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đang hiện diện ở hệ thống DSVH của Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, Thành phố cần đầu tư khai thác và khai thác để bảo tồn các giá trị DSVH, tạo ra sản phẩm cho du lịch đặc trưng của địa phương. Trong những năm 1998 - 2005, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo chính quyền các cấp, Sở Văn hóa - Thông tin và ngành Văn hóa, cũng như các địa phương xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động góp phần làm cho công tác bảo tồn, phát huy DSVH. Công tác bảo tồn các DSVH đã góp phần giữ gìn báu vật DSVH đặc sắc của Thành phố, hệ thống di tích lịch sử - cách mạng, các DSVH vật thể và phi vật thể từng bước được quy hoạch, sưu tầm, xây dựng 14 kế hoạch trùng tu, bảo tồn. Hệ thống DSVH từng bước được phát huy nhằm giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy phát triển du lịch Thành phố. Chương 3 QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014 3.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA 3.1.1. Những nhân tố mới tác động đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Luận án trình bày một số tác động của thế giới và trong nước tác động đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Nổi bật tình hình thế giới là xu hướng toàn cầu hóa, dẫn đến việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng này vừa tạo điều kiện vừa nảy sinh những thách thức đến sự phát triển của đất nước nói chung, công tác quản lí văn hóa nói riêng. Ở trong nước: những thành tựu đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đã tạo cơ hội để nước ta phát triển kinh tế với nhịp độ nhanh và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, đất nước cũng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trên lĩnh vực văn hóa, Đại hội lần thứ X (4-2006) của Đảng chủ trương: Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn chặt và đồng bộ hơn với kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sau vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình hình Thành phố Hồ Chí Minh Là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa; là đô thị trẻ đầy năng động, sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời phải giải quyết mâu thuẫn giữa đô thị hóa, hiện đại hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH. Là một trong những địa phương diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ với những con đường được mở rộng, những ngôi nhà cao tầng mới mọc lên, khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng côn trùng, mối mọt cũng là những nhân tố thường xuyên 15 tác động mạnh đến công tác bảo tồn DSVH của Thành phố; kinh tế và dân số gia tăng nhưng hạ tầng cơ sở không theo kịp đã khiến môi trường sống ở Thành phố Hồ Chí Minh bị xuống cấp; việc bảo tồn DSVH ngày càng trở nên bất cậpnếu Thành phố không có chính sách quy hoạch tốt sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, hệ thống DSVH. Từ thực tiễn nêu trên, Thành phố cần thiết phải thực hiện phân cấp quản lý di tích, kịp thời đề ra những giải pháp phù hợp trong hoạt động quản lý di tích theo đúng quy định pháp luật về DSVH và các quy định pháp luật có liên quan. 3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế và sự giao thoa văn hóa mang tính toàn cầu, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời hoạch định chủ trương về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố và xu thế phát triển của thời đại. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII(năm 2005) chủ trương tập trung đầu tư những công trình văn hóa trọng điểm, mang tính biểu trưng, có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của Thành phố. Ở giai đoạn này, công trình khu tưởng niệm các Vua Hùng trong Công viên lịch sử văn hóa các dân tộc đã hoàn thành các hạng mục chính, đây là nơi tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ IX (năm 2010) tiếp tục xác định việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là một trong những nhiệm vụ quan trọng bằng việc ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 12 chỉ rõ: tập trung xây dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu, mang tính biểu trưng. Trong quá trình đô thị hóa, Đảng bộ Thành phố càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, biểu hiện rõ ở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, Thành ủy xác định 7 chương trình đột phá, trong đó, bổ sung chương trình thứ bảy: Chỉnh trang và phát triển đô thị nhằm đô thị hóa Thành phố nhưng vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc qua hệ thống DSVH. Như vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế và sự giao thoa văn hóa mang tính toàn cầu, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời hoạch định chủ trương về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố và xu thế phát triển của thời đại. 16 3.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA 3.2.1. Công tác bảo tồn di sản văn hóa 3.2.1.1. Công tác điều tra và xếp hạng di tích Năm 2006, Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và Danh lam thắng cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã thực hiện Đề án “Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2020”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 5360/QĐ- UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 về thực hiện kiểm kê DTLS - văn hóa trên địa bàn Thành phố, ban hành kèm theo danh mục kiểm kê di tích 168 công trình, địa điểm. Mục đích của quyết định nhằm khảo sát, nhận diện, xác định giá trị, lập hồ sơ xếp hạng di tích đối với các công trình, địa điểm đủ tiêu chí xếp hạng DTLS, văn hóa. Để tổng kiểm kê DSVH phi vật thể trên địa bàn Thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh triển khai dự án “Tổng điều tra DSVH phi vật thể tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích của dự án là tổng kiểm kê số lượng các DSVH phi vật thể đang tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở kết quả đạt được, dự án sẽ đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến thực trạng về các DSVH, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch và bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị. Quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra vấn đề: Bảo tồn và phát triển. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, UBND Thành phố và các cơ quan chức năng đã có những động thái tích cực, như: năm 2008, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố lập danh mục các công trình kiến trúc cần bảo tồn; Ngày 21/8/2010, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3691/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình hành động bảo tồn cảnh quan kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; ngày 12-7-2011, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để có cái nhìn tổng thể về cảnh quan đô thị 17 trong quá trình phát triển và giao lưu, theo yêu cầu của Sở Quy hoạch kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, Trung tâm dự báo nghiên cứu đô thị Pháp đã thực hiện chương trình “Bảo tồn di sản kiến trúc và chiến lược quản lý di sản trong khu trung tâm lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngày 25/9/2013, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2751/QĐ-UBND về Chương trình hành động “Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngày 28-8-2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 20-3-2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1340/2014/QĐ-UBND quy định quản lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Như vậy, có thể thấy, trong những năm 2005 - 2014, hoạt động bảo tồn di sản ở Thành phố Hồ Chí Minh mới đạt được kết quả bước đầu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song, các cơ quan chức năng mới dừng lại ở việc lập danh mục các công trình cần được nghiên cứu bảo tồn; tập hợp những mô tả sơ bộ về hình thức kiến trúc và tình trạng kỹ thuật của công trình cùng với những kiến nghị triển khai công tác bảo tồn. Các bước nghiên cứu và thực hiện tiếp theo của quá trình bảo tồn vẫn chưa được khởi động một cách hệ thống. Trọng tâm của công tác bảo tồn chỉ giới hạn ở quy mô di tích, chưa chỉ rõ giá trị của đối tượng ở quy mô di sản đô thị. Thành phố chưa xác định và lập được kế hoạch mang tính chiến lược để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách tổng hợp - đa ngành - đồng bộ về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội nhằm hiện thực hóa công tác bảo tồn di sản đô thị. 3.2.1.2. Công tác trùng tu, bảo tồn và tôn tạo các di tích Di tích khảo cổ: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng, nhiều chương trình nghiên cứu khảo cổ học được triển khai ở Thành phố Hồ Chí Minh, đem lại nhiều phát hiện mới, cung cấp và bổ sung thêm nhiều tư liệu về lịch sử văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, khảo cổ học ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Năm 2006, Chương trình “Điều tra khảo sát khảo cổ học phục vụ nhu cầu quy hoạch, xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2006 - 2020)” do TS Nguyễn Thị Hậu chủ trì được thực hiện. Cuối năm 18 2012, hoạt động khảo cổ học Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu trở lại với việc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh phối kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) tiến hành nghiên cứu, khai quật di tích Bến Đò. Năm 2013 và đầu năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành lập Dự án Quy hoạch khảo cổ học Thành phố Hồ Chí Minh trình UBND Thành phố. Di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng: Trong những năm 2005 - 2014, bên cạnh nguồn kinh phí của Bộ Văn hóa, Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Thành phố đã quan tâm đến việc đầu tư tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các DTLS - cách mạng. Từ năm 2007 đến 2011, trong số 119 tỷ đồng đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo cũng như chống xuống cấp các loại hình di tích ở Thành phố, có 112 tỷ dành cho các di tích lịch sử - cách mạng. Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn Thành phố, ngày 11-12-2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5487/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trung tâm Bảo tồn di tích), trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo Quyết định, Trung tâm Bảo tồn di tích có chức năng: Nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - văn hóa; sưu tầm, phát hiện, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ di tích trên địa bàn Thành phố để đề xuất xếp hạng di tích và công nhận DSVH; tổ chức thăm dò, khai quật di tích khảo cổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về làm việc tại các di tích, kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân Thành phố, khóa VII ban hành Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐND (ngày 28 tháng 4 năm 2011) Về chế độ hỗ trợ hoạt động cho các di tích và trợ cấp thường xuyên cho cán bộ viên chức bảo tàng, thư viện. Đối với việc trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa: Từ năm 2006 đến năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu thiết thực đến việc trùng tu, tôn tạo: Bố trí kinh phí cho việc chốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dang_bo_thanh_pho_ho_chi_minh_lanh_dao_cong.pdf
Tài liệu liên quan