Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2015

. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng

3.1.1. Tình hình mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng

Tỉnh Nghệ An sau 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong hai năm 2006 - 2007 nền kinh tế có sự tăng trưởng khá cao (trên 10,5%), đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao của tỉnh ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Nhận thức của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng của bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM ngày càng nâng lên. Các hoạt động văn hóa, lễ kỷ niệm, tri ân, tưởng niệm vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Thành tựu đạt được trên lĩnh vực văn hóa đã và đang tạo động lực nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM trong thời kỳ mới.

3.1.2. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015)

3.1.2.1. Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) khẳng định: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn và tồn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc” [33, tr.107]. Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu lên một trong những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa là “bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng” [34, tr.224]. Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM góp phần sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiên tiến, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh, chính đáng và đa dạng của nhân dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCHTW khóa XI Về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” chỉ rõ việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo tồn DTLSCM thông qua: “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch” [10, tr.69]. Chủ trương của Đảng được thể hiện trên đây là cơ sở cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An hoạch định chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM phù hợp với thực tiễn của địa phương.

3.1.2.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng

Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Riêng lĩnh vực văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, quản lý văn hóa còn chưa chặt chẽ, cơ sở pháp lý về văn hóa chưa đảm bảo, hiệu quả còn thấp. Nhằm hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để giải quyết những hạn chế trên, ngày 18/6/2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII. Về xử lý vi phạm trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/NĐ-CP, ngày 12/7/2010 Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Ngày 21/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa. Những văn bản trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và DTLSCM nói riêng.

 

doc24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.. 2.1.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh trước năm 1996 * Ưu điểm Về bảo tồn các DTLSCM: Trước năm 1996, có một số DTLSCM trên địa bàn tỉnh được đầu tư chống xuống cấp, tôn tạo ở các mức độ và trình độ khác nhau. Công tác lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích; sự phân cấp quản lý di tích bước đầu phát huy được trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong bảo vệ DTLSCM. Tuy nhiên, hoạt động bảo tồn các DTLSCM mới chỉ dừng lại ở cấp độ bảo vệ, giữ nguyên trạng di tích. Một số di tích như Tràng Kè, Nghĩa trang Thái Lão được đầu tư bảo tồn bằng nguồn kinh phí chống xuống cấp nhưng nguồn vốn này không nhiều, chỉ đảm bảo cho việc cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ, chống mối, mọt, dột tại các di tích. Về phát huy giá trị các DTLSCM: Tính đến năm 1996, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 28 DTLSCM cấp quốc gia. Hoạt động phát huy giá trị các DTLSCM trong giáo dục truyền thống được quan tâm. Các lễ kỷ niệm, dâng hương, viếng thăm các DTLSCM nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và địa phương được các chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành có nề nếp. Sở Văn hóa Thông tin và Sở Giáo dục và đạo tạo phối kết hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương và các danh nhân; tổ chức tham quan, ngoại khóa tại các DTSLCM cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động văn hóa thường niên tại các di tích nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của Đảng, địa phương được tổ chức chặt chẽ. DTLSCM trở thành địa điểm thăm viếng, giáo dục truyền thống; là nguồn tư liệu lịch sử quý giá, là minh chứng sinh động trong giáo dục lịch sử dân tộc và địa phương. * Hạn chế: Tuy mật độ DTLSCM trên địa bàn tỉnh khá dày nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị còn nhiều hạn chế. Một số di tích, di vật đã và đang xuống cấp nghiêm trọng do tác động của thời tiết, chiến tranh và các biến cố lịch sử, sự xâm hại của con người. Nhiều DTLSCM vắng khách tham quan, thiếu người chăm sóc. Công tác quản lý đối với một số DTLSCM còn biểu hiện chồng chéo. Việc triển khai khoanh vùng bảo vệ tại một số DTLSCM còn gặp khó khăn. Kinh phí chống xuống cấp di tích hạn hẹp, không thể triển khai bảo tồn di tích một cách toàn diện. Nhận thức của cộng đồng về giá trị của DTLSCM còn đơn giản và bị coi nhẹ. 2.1.3. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng 2.1.3.1 Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng * Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Một là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM là bảo vệ tài sản quý của quốc gia, bộ phận cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa VIII chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc” [30, tr.63]. Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM nhằm gắn kết cộng đồng dân tộc Việt Nam. Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. * Nhiệm vụ giải pháp bảo tồn các DTLSCM Một là, chăm lo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khẳng định: “Nhà nước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho văn hóa, nghệ thuật, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa” [27, tr.72]. Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân. Ba là, gắn bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM với phát triển du lịch. 2.1.3.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi ngày 15/4/1992 đề cập đến bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM tại điều 34 chương III: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hoá dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh” [60, tr.148]. Ngày 25/12/2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH Về việc bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, ngày 11/11/2002, Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều Luật Di sản văn hóa đã nêu lên những quy định cụ thể về bảo tồn DSVH nói chung và DTLSCM nói riêng. 2.2. Chủ trương Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005) Trong những năm 1996 - 2005, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã quan tâm đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM, coi đây là một khâu trong xây dựng nền văn hóa xứ Nghệ. Chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thức XIV (nhiệm kỳ 1996 - 2000); Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV (nhiệm kỳ 2001 - 2005); Nghị quyết 12-NQ/TU của BTV Tỉnh uỷ, ngày 30/7/2002 Về phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 - 2010. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 - 2005) thể hiện trên những nội dung sau: * Tư tưởng chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Một là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM làm cho nền văn hóa Nghệ An ngày càng phát triển, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa Xứ Nghệ. Hai là, tích cực tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về giá trị của các DTLSCM đến với công chúng nhằm góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc và địa phương, nhất là truyền thống lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bà là, có kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM một cách chặt chẽ, hiệu quả. Bốn là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, cần phải tiến hành một cách kiên trì và thận trọng. * Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Một là, xây dựng kế hoạch bảo vệ, tôn tạo các DTLSCM trọng điểm, ưu tiên chống xuống cấp một số di tích đã được xếp hạng. Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa xứ Nghệ. Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với phát triển du lịch. * Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Một là, tập trung chống xuống cấp, tôn tạo và quản lý tốt một số DTLSCM quan trọng, góp phần bảo tồn nền văn hóa xứ Nghệ. Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với tuyên truyền về truyền thống cách mạng và văn hóa Xứ Nghệ. Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. * Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Một là, huy động mọi nguồn lực để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các DTLSCM. Ba là, phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh, UBND các huyện, thị phố, thành xã, Sở Văn hóa Thông tin, các ngành chức năng và các tổ chức chính trị xã hội trong bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM. Bốn là, kiện toàn bộ máy và phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan, đội ngũ cán bộ chuyên trách trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM. 2.3. Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005) 2.3.1. Lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử cách mạng Thực hiện chủ trương của Đảng bộ về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hóa Thông tin triển khai kiểm kê, lập hồ sơ di tích, tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định xếp hạng đối với các DTLSCM. Giai đoạn 1996 - 2005, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh và Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã lập được 18 hồ sơ DTLSCM và được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia. Trong đó, di tích nhà thờ dòng họ: 07; di tích đình làng: 02; di tích đền: 05; địa điểm lịch sử: 02; di tích nhà ở và Lưu niệm danh nhân: 01; di tích mộ và nhà thờ danh nhân cách mạng: 01. 2.3.2. Chỉ đạo phân cấp quản lý, kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Về phân cấp quản lý DTLSCM. Ngày 29/1/1997, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 320/QĐ-UB về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh”. Ngày 12/4/1997, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1306/QĐ-UB “Về phân cấp quản lý các di tích danh thắng”. Tiếp đó, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 24/2003/QĐ-UB, ngày 29/1/2003 về việc “Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh”. Quyết định này là sự tiếp nối và phát triển hơn nữa quyết định số 320/QĐ-UB ngày 29/1/1997 của UBND tỉnh Nghệ An. Đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 983 di tích, trong đó có 46 DTSLCM cấp quốc gia. Sở Văn hóa thông tin quản lý di tích lưu niệm Phan Bội Châu; 45 DTLSCM còn lại do các huyện, thành phố, thị xã quản lý. Về kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM. Giai đoạn 1996 - 2005, UBND tỉnh Nghệ An giao trách nhiệm cho Sở Văn hóa Thông tin quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đối với các DTLSCM. Tháng 7 năm 2002, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An được thành lập, là cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm tham mưu cho Sở Văn hóa Thông tin, UBND tỉnh và trực tiếp chỉ đạo chuyên môn đối với cơ sở trong bảo tồn, và phát huy giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Ngoại trừ di tích lưu niệm Phan Bội Châu do Sở Văn hóa Thông tin quản lý; 45 DTLSCM cấp quốc gia còn lại được giao cho UBND các huyện, thành, thị quản lý. Quy chế 320/QĐ-UB ngày 29/1/1997, về Quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉnh Nghệ An nêu rõ: “Các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được thành lập tổ bảo vệ, tổ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ các động sản và bất động sản, hướng dẫn các sinh hoạt văn hoá lành mạnh trong di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh” [159, tr.5]. Theo đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã thành lập Tổ quản lý di tích với lực lượng từ 5 đến 7 người, hoạt động dưới sự chỉ đạo của phòng Văn hóa Thông tin. Số lượng cụ thể: có 241 người/46 DTLSCM, trong đó có 36 người có trình độ đại học, cao đẳng. 2.3.3. Chỉ đạo huy động nguồn vốn bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng Ngày 29/1/1997, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 320/QĐ-UB về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó, nguồn vốn bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM bao gồm: “kinh phí Nhà nước đầu tư hàng năm; đóng góp của tập thể hoặc cá nhân có hảo tâm; vận động nhân dân địa phương tự nguyện đóng góp; một phần tiền lệ phí tham quan di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh...” [159, tr.6]. Giai đoạn 1996 - 2005, UBND tỉnh triển khai thực hiện 03 dự án bảo tồn, tôn tạo DTLSCM trọng điểm của tỉnh. Nguồn kinh phí tu bổ di tích theo Chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2002 là 200 triệu đồng; năm 2003 là 580 triệu đồng [Phụ lục 5]. Kinh phí chống xuống cấp thường xuyên từ ngân sách tỉnh ngày càng tăng. Năm 2003 là 180 triệu đồng; năm 2004 là 315 triệu đồng; năm 2005 là 250 triệu đồng [Phụ lục 7]. Đối với nguồn kinh phí xã hội hóa, ngày 30/10/1998, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1258/1998/QĐ.UB “Quy định tạm thời về việc đặt hòm công đức, quản lý sử dụng tiền công đức ở các khu di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. 2.3.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống tại các di tích lịch sử cách mạng Quyết định số 320/QĐ-UB (29/1/1997) về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh” chỉ rõ: việc tổ chức lễ hội, hoạt động văn hóa tại di tích “phải được khai thác tích cực, hợp lý để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của nhân dân, phát huy truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng đất nước” [159, tr.6]. Những năm 1996 - 2005, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông, UBND các huyện, thành, thị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Xô viết Nghệ Tĩnh. Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tổ chức trưng bày với chủ đề “70 năm Xô viết Nghệ Tĩnh” tại thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Thanh Chương. Các hoạt động kỷ niệm, dâng hương, tri ân, tưởng niệm nhân các ngày lễ lớn của dân tộc: 12/9 Xô Viết Nghễ Tĩnh, ngày thành lập Đảng 3/2; ngày sinh, ngày mất của các anh hùng dân tộc... được tổ chức thường xuyên tại các DTLSCM. 2.3.5. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của DTLSCM trong phát triển KT - XH mà trực tiếp là phát triển du lịch tỉnh nhà. Ngày 30/7/2002, BTV Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết 12-NQ/TW về “Phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 - 2010”. Thực hiện chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, ngày 15/11/2002, UBND tỉnh Nghệ An ban hành “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát tiển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 - 2010”. Tiếp đó, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt “Đề án phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 - 2010”. Ngày 13/8/2003, Thường trực Tỉnh ủy ra Thông báo số 485-TB/TU, Thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về Đề án “Tổ chức năm du lịch Nghệ An - 2005”.Số lượng khách tham quan các DTLSCM có xu hướng tăng lên. Kết luận chương 2 Giai đoạn 1996 - 2005, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã có chủ trương và sự chỉ đạo sát đúng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM, góp phần tạo nên diện mạo mới trong xây dựng và phát triển văn hóa địa phương. Tuy nhiên, hoạt động bảo tồn các DTLSCM vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn đầu tư còn ít, phát huy giá trị của các DTLSCM trong giáo dục truyền thống chưa được quan tâm đúng mức; hiệu quả việc sử dụng, khai thác các di tích trong phát triển du lịch thấp; đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ... Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG (2006 - 2015) 3.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng 3.1.1. Tình hình mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Tỉnh Nghệ An sau 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong hai năm 2006 - 2007 nền kinh tế có sự tăng trưởng khá cao (trên 10,5%), đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao của tỉnh ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Nhận thức của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng của bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM ngày càng nâng lên. Các hoạt động văn hóa, lễ kỷ niệm, tri ân, tưởng niệm vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Thành tựu đạt được trên lĩnh vực văn hóa đã và đang tạo động lực nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM trong thời kỳ mới. 3.1.2. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015) 3.1.2.1. Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) khẳng định: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn và tồn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc” [33, tr.107]. Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu lên một trong những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa là “bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng” [34, tr.224]. Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM góp phần sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiên tiến, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh, chính đáng và đa dạng của nhân dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCHTW khóa XI Về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” chỉ rõ việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo tồn DTLSCM thông qua: “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch” [10, tr.69]. Chủ trương của Đảng được thể hiện trên đây là cơ sở cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An hoạch định chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM phù hợp với thực tiễn của địa phương. 3.1.2.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Riêng lĩnh vực văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, quản lý văn hóa còn chưa chặt chẽ, cơ sở pháp lý về văn hóa chưa đảm bảo, hiệu quả còn thấp. Nhằm hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để giải quyết những hạn chế trên, ngày 18/6/2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII. Về xử lý vi phạm trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/NĐ-CP, ngày 12/7/2010 Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Ngày 21/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa... Những văn bản trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và DTLSCM nói riêng. 3.1.3. Yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở Nghệ An trong giai đoạn mới Một là, cần có sự quan tâm đặc biệt trong giải quyết các hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM trên địa bàn tỉnh. Hai là, tăng cường nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM là hoạt động khó khăn, phức tạp đòi hỏi bảo đảm tốt các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng cán bộ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực DSVH. Bốn là, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Năm là, phân cấp quản lý và giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về DTLSCM với chính quyền địa phương các cấp. Sáu là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM ở Nghệ An góp phần sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị DSVH trong phát triển du lịch tâm linh, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa. 3.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015) Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM từ năm 2006 đến năm 2015 được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (tháng 12/2005), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2011 - 2015 (tháng10/2010) cụ thể trên các nội dung sau: * Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Một là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTLSCM. Hai là, gắn bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nhất là phát triển du lịch. Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn liền với hoạt động giáo dục truyền thống, xây dựng nền văn hóa xứ Nghệ. * Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Một là, tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng và phân cấp quản lý chặt chẽ đối với các DTLSCM. Hai là, nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy DTLSCM trong phát triển KT - XH của tỉnh nhà, nhất là gắn với phát triển du lịch. Ba là, tăng cường đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ bảo tồn, tôn tạo các DTLSCM trọng điểm của tỉnh. Bốn là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM gắn với giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng. * Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM Một là, tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của bảo tồn và phát huy giá trị của các DTLSCM. Hai là, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Ba là, xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. 3.3. Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015) 3.3.1. Công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử cách mạng Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học xếp hạng cấp quốc gia đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện theo Quyết định số 24/2003/QĐ-UB, ngày 29/1/2003 của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh” và Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND, ngày 03/4/2014, của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó: “Hàng năm, căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại, giá trị của di tích, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phể duyệt danh mục di tích đề nghị lập hồ sơ xếp hạng” [181, tr.2]. Giai đoạn 2006 - 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm kê, phân loại, lập được 08 hồ sơ DTLSCM để UBND tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận là di tích quốc gia. Đến năm 2015, tỉnh Nghệ An có 54 DTLSCM cấp quốc gia. 3.3.2. Chỉ đạo phân cấp quản lý, kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Về phân cấp quản lý các DTLSCM Quán triệt chủ trương của Đảng bộ về tăng cường quản lý đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh. Ngày 01/4/2011, UBND Nghệ An ra Quyết định số 1017/QĐ.UBND.VX “Quyết định phân cấp quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó, sự phân cấp quản lý đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh như sau: Có 05 di tích được giao cho các đơn vị quản lý như: nhà máy điện Vinh do Điện lực Nghệ An quản lý; di tích Truông Bồn do Tỉnh đoàn Nghệ An quản lý... Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý 49 DTLSCM. Kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Từ năm 2006 đến năm 2008, Sở Văn hóa Thông tin là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. Theo Quyết định số 1445/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/4/2008 Về việc thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa của tỉnh; có trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM trên địa bàn tỉnh. Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở có chức năng nghiên cứu, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng và quản lý di tích; bảo vệ và phát huy giá trị; tu bổ, tôn tạo các DTLSCM. Tính đến năm 2015, 54/54 DTLSCM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh đều được thành lập các ban/tổ quản lý. Ban Quản lý Khu di tích  lịch sử Truông Bồn được UBND tỉnh Nghệ An thành lập theo Quyết định số 1520/QĐ-UBND ngày 16/4/2014; Di tích Khu lưu niệm Phan Bội Châu và Khu lưu niệm Lê Hồng Phong do Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An trực tiếp quản lý. Các DTLSCM còn lại đều đã thành lập Tổ quản lý bảo vệ, qui mô 5 - 7 thành viên. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 335 cán bộ, nhân viên/54 DTLSCM cấp quốc gia. Trong đó số cán bộ, nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng là 122 người [Phụ lục 10]. 3.3.3. Chỉ đạo huy động nguồn vốn đầu tư và triển khai các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Ngày 10/3/2008, Tỉnh ủy Nghệ An ra Thông báo số 505-TB/TU, Thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về quy hoạch xây dựng Quần thể lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh; ngày 08/6/2009 Tỉnh ủy ra Thông báo số 886-TB/TU về việc quy hoạch xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Truông... Giai đoạn 2006 - 2015, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện 10 dự án bảo tồn DTLSCM với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng [Phụ lục 5]; gấp hơn 3 lần so với số dự án trong giai đoạn 1996 - 2005. Bên cạnh đó, Các DTLSCM còn được cấp kinh phí từ nguồn tu bổ cấp thiết hàng năm theo Chương trình mục tiêu quốc gia [Phụ lục 6]. Về nguồn vốn xã hội hóa, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 195/QĐ.UBND.VX ngày 24/1/2011, “Quyết định ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Có 2 di tích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_dang_bo_tinh_nghe_an_lanh_dao_bao_ton_va_pha.doc
Tài liệu liên quan