Tóm tắt Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016

Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã

công bố li n quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khá đa dạng

về chuyên ngành, phong phú về số lượng và tập trung giải quyết những vấn

đề cơ bản sau:

- ưới góc độ lý luận,các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa các

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải

phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ nói chung hoặc trên các lĩnh

vực cụ thể nói riêng. Về sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện bình đẳng

giới, các nhà nghiên cứu đã bước đầu hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà

nước về bình đẳng giới: các văn bản về tổ chức kiện toàn bộ máy làm công

tác bình đẳng giới, về bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần

quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến giới, khẳng định vai trò to lớn của

phụ nữ trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.

- Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến nội dung cơ bản về

mục tiêu, chủ trương, quan điểm, giải pháp thực hiện bình đẳng giới, nhằm

thúc đẩy và nâng cao chất lượng của bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.9

- Các công trình, bài viết của các tác giả nêu trên đã luận giải những

vấn đề về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ và bình đẳng

giới; khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, trong đời

sống chính trị - xã hội. Vị trí, vai trò của phụ nữ gắn với vấn đề lãnh đạo,

quản lý chính trị, kinh tế - xã hội; với kinh tế, lao động, việc làm; với gia

đình; chính sách xã hội đối với phụ nữ và ảnh hưởng của chính sách xã hội

đối với phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Các công trình nghiên cứu kể

trên đã phần nào gợi mở tính cấp thiết của việc nghiên cứu về phụ nữ, về

bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong chính trị; trong kinh tế,

lao động, việc làm; và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng cũng như

một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng

giới trong giai đoạn hiện nay.

Với mục đích, nhiệm vụ cũng như phạm vi nghiên cứu của luận án,

nghiên cứu sinh kế thừa:

- Về tư liệu: các công trình khoa học nghiên cứu ở các lĩnh vực và

chuyên ngành khác nhau đã khai thác một khối lượng tư liệu lưu trữ khá

lớn. Những tư liệu của các tác giả kể trên là tài liệu quý về cơ sở lý luận và

thực tiễn để nghiên cứu sinh tham chiếu trong quá trình triển khai mục tiêu

và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

- Về phương pháp: tiếp cận vấn đề giới và bình đẳng giới dưới nhiều

góc độ khác nhau, những công trình khoa học trên sử dụng rất nhiều

phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp phân tích, tổng hợp;

phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp điều tra xã hội học. Đó

là những phương pháp mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình hoàn thành

luận án.

- Về nội dung: Những công trình khoa học trên trong chừng mực

nhất định đã hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về giới và bình

đẳng giới; phân tích thực trạng bình đẳng giới trên một số lĩnh vực và một

số địa phương; bước đầu nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao

kết quả bình đẳng giới trong thời gian tới.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nữ qua 7 lăng kính giới” của tác giả Lưu Song Hà, Phan Thị Thu Hà; Lê Thị Quý, “Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”; tác giả Đỗ Thị Thạch trong bài “Nữ trí thức Việt Nam trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”; Cuốn Mười khái niệm lớn của xã hội học của tác giả Jean Cazennenva được Sông Hương dịch; Công trình Đảm bảo các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phục vụ toàn thể nhân dân: Các phương pháp tiếp cận đáp ứng Giới dựa trên các quyền con người của UNIFEM; UNIFEM,Báo cáo Cách tiếp cận có trách nhiệm giới đối với các mục tiêu phát triển; cuốn sách Giới và Trách nhiệm giải trình của UNIFEM; Báo cáo của UN Women, Thúc đẩy quyền của phụ nữ tại Việt Nam... Những công trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới nói chung của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy những cách tiếp cận, những góc độ khác nhau về vấn đề này. Đó là những tài liệu tham khảo quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình nghiên cứu và viết luận án của mình. 1.1.3. Nhóm các công trình nghi n cứu về bình đẳng giới tr n một số l nh vực cụ thể: chính trị; kinh tế, lao động, việc làm; gia đình Những công trình nghiên cứu về bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động và việc làm; gia đình khá phong phú: Cuốn sách Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với tiến trình hội nhập ở Việt Nam: Cơ hội và thách thứccủa tác giả Nguyễn Nam Phương; Nguyễn Thị Hòa, Giới, việc làm và đời sống gia đình; Gia đình, bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em 2007 - 2008 là cuốn sách của tập thể các tác giả Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Tuyến - Lê Thị Hồng Hải; tác giả Trần Thị Rồi trong cuốn sách Quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nước ở Việt Nam qua tiến trình phát triển của lịch sử; Cuốn sách Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam của tác giả Phạm Minh Anh; Luận án tiến sĩ Triết học, Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay của tác giả Chu Thị Thoa; Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Thị Tuyết, Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới; Đề tài cấp ộ do Nguyễn Hữu Minh làm chủ nhiệm, Những vấn đề cơ bản về gia đình và giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020; Hội thảo Về Công ước CEDAW và sự tham gia của phụ nữ vào vị trí quản lý, lãnh đạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Võ Thị 8 Mai, “Về công bằng, bình đẳng giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam”; Lại Thị Thu Hà, “Một số vấn đề về bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở nước ta hiện nay”; Tác giả Phạm Võ Quỳnh Hạnh, trong bài viết “Đảm bảo bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”; Trần Thị Huyền, Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học “Thực hiện bình đẳng giới về chính trị trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh”; Lê Văn Sơn, “Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở Việt Nam (2001- 2016)”; Jean Munro, Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam;... Các công trình khoa học kể trên đã đề cập đến vấn đề bình đẳng giới ở những khía cạnh và góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau; đã luận giải và đưa ra các quan niệm về bình đẳng giới; đánh giá thực trạng bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, việc làm và trong gia đình; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, từ đó, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng giới trong giai đoạn tiếp theo. 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố li n quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khá đa dạng về chuyên ngành, phong phú về số lượng và tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - ưới góc độ lý luận,các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ nói chung hoặc trên các lĩnh vực cụ thể nói riêng. Về sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện bình đẳng giới, các nhà nghiên cứu đã bước đầu hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới: các văn bản về tổ chức kiện toàn bộ máy làm công tác bình đẳng giới, về bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến giới, khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... - Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến nội dung cơ bản về mục tiêu, chủ trương, quan điểm, giải pháp thực hiện bình đẳng giới, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng của bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. 9 - Các công trình, bài viết của các tác giả nêu trên đã luận giải những vấn đề về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ và bình đẳng giới; khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, trong đời sống chính trị - xã hội. Vị trí, vai trò của phụ nữ gắn với vấn đề lãnh đạo, quản lý chính trị, kinh tế - xã hội; với kinh tế, lao động, việc làm; với gia đình; chính sách xã hội đối với phụ nữ và ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Các công trình nghiên cứu kể trên đã phần nào gợi mở tính cấp thiết của việc nghiên cứu về phụ nữ, về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong chính trị; trong kinh tế, lao động, việc làm; và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng cũng như một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay. Với mục đích, nhiệm vụ cũng như phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh kế thừa: - Về tư liệu: các công trình khoa học nghiên cứu ở các lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau đã khai thác một khối lượng tư liệu lưu trữ khá lớn. Những tư liệu của các tác giả kể trên là tài liệu quý về cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu sinh tham chiếu trong quá trình triển khai mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. - Về phương pháp: tiếp cận vấn đề giới và bình đẳng giới dưới nhiều góc độ khác nhau, những công trình khoa học trên sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp điều tra xã hội học... Đó là những phương pháp mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình hoàn thành luận án. - Về nội dung: Những công trình khoa học trên trong chừng mực nhất định đã hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về giới và bình đẳng giới; phân tích thực trạng bình đẳng giới trên một số lĩnh vực và một số địa phương; bước đầu nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao kết quả bình đẳng giới trong thời gian tới. Kết quả của những công trình nghiên cứu kể trên ở những mức độ khác nhau vừa soi rọi, vừa là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với thực hiện bình đẳng giới trong những năm 2006 - 2016. 10 Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau nên những thông tin trong các nghiên cứu đó chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực, ở một số địa phương, vùng miền cụ thể, theo từng giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc chỉ mô tả thực trạng bình đẳng giới trong đời sống chính trị, kinh tế và gia đình mà thiếu vắng những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện bình đẳng giới trên phạm vi cả nước. - Các công trình kể trên đã chỉ ra vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới nhưng chưa nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống những quan điểm, chủ trương của Đảng cũng như quá trình chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực đặc biệt trên lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, việc làm và trong gia đình dưới góc độ chính trị - xã hội thuộc chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi có Luật Bình đẳng giới vẫn là một “khoảng trống”. - Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới là rất quan trọng. Nhưng việc chỉ ra những kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo ấy vẫn còn mờ nhạt, chưa có công trình nào đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện và hệ thống trên cả ba phương diện nhận thức, chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được trong giai đoạn 2006 - 2016. Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc thực hiện bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghi n cứu Từ kết quả của các công trình nghiên cứu đã trình bày, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung sau: - Hệ thống hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng giới và phân tích các yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016. - Phân tích, luận giải làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương của Đảng về bình đẳng giới kể từ khi có Luật Bình đẳng giới (từ năm 2006 đến năm 2016). - Phân tích quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới trên các phương diện: xây dựng khung pháp lý về bình đẳng giới; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển 11 kinh tế xã hội; xây dựng, kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động làm công tác bình đẳng giới; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới; xây dựng và duy trì các mô hình cung cấp dịch vụ, hỗ trợ bình đẳng giới; hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới; công tác thống kê, công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới và công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. - Đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học về những ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới. - ước đầu đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016 nhằm thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay. Chư ng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆNBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm giới và bình đẳng giới * Khái ni m gi i (Gender) - Giới tính (sex - còn gọi là giống đực và giống cái) - Giới là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Sự khác biệt đó thể hiện trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong mối tương quan về địa vị xã hội giữa phụ nữ và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể. * Khái ni B ng gi i (Gender equality) - Khái niệm Bình đẳng giới - Khái niệm Bình đẳng giới về chính trị - Khái niệm Bình đẳng giới trong kinh tế, lao động, việc làm - Khái niệm Bình đẳng giới trong gia đình - Khái niệm Bất bình đẳng giới 12 2.1.2. Quan điểm của chủ ngh a Mác - Lênin, Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ Qu ểm của chủ ĩ á - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vị trí, vai trò và khả năng to lớn của phụ nữ đối với gia đình và xã hội vì sự tiến bộ của xã hội; chỉ ra nguồn gốc của bất bình đẳng giữa nam và nữ trong đó sâu sa là nguồn gốc kinh tế. Đồng thời, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ ra các điều kiện, biện pháp để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ; coigiải phóng phụ nữlà một trong những nhiệm vụ quan trọng của cuộc cách mạng vô sản; giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng vô sản. Qu ểm của Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cũng như tiêu biểu của thế giới quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Người đã tiếp thu và vận dụng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Không chỉ nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; cảm thông với nỗi thống khổcủa người phụ nữ dưới chế độ thực dân, phong kiến; tìm ra nguyên nhân nỗi thống khổ ấy; Hồ Chí Minh còn chỉ ra mục tiêu, biện pháp để giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền: Một là, nâng cao nhận thức của người dân, xoá bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; Hai là, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, gia đình và xã hội; Ba là, bản thân phụ nữ phải tự phấn đấu vươn lên. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam nữ là nền tảng tư tưởng của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 2.2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về thực hiện bình đẳng giới * Tình hình th gi i - Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão; - Sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức; - Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; - Những biến động trong cục diện địa chính trị, kinh tế, xã hội khu vực và trên thế giới; 13 - Tình hình thực hiện bình đẳng giới trên thế giới. * T tr ư c Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Những thành tựu đó đã tạo ra diện mạo mới của đất nước với sự vững mạnh hơn về thế và lực, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế, xã hội vững chắc cũng là tiền đề để thực hiện tốt những chính sách xã hội nói chung và giúp cho công tác bình đẳng giới ở Việt Nam thực thi một cách có hiệu quả. 2.2.2. Tình hình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam trước năm 2006 Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Điều đó thể hiện trong các trong Chánh cương vắn tắt của Đảng 2/1930 và các Nghị quyết của Đảng. Đảng khẳng định, phụ nữ vừa là một công dân, là người lao động, lại vừa là người vợ, người mẹ. Nữ giới có vai trò đặc biệt trong lao động, sản xuất, nhất là trong xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình. Giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, trong những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu: Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được cải thiện. Những năm đầu thế kỷ XXI, phụ nữ đã thể hiện rõ hơn năng lực của mình và có cống hiến tích cực trong đời sống kinh tế, chính trị của đất nước.Trong gia đình, phụ nữ đã được bình đẳng ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng bất bình đẳng vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, trên lĩnh vực chính trị cũng như trong kinh tế, lao động, việc làm đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong nhận thức cũng như chỉ đạo thực tiễn thực hiện bình đẳng giới. 14 Chư ng 3 CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 3.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, chủ trương của Đảng về bình đẳng giới không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại trong các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII; qua Nghị quyết số 11 của ộ Chính trị, Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày 27/4/2007 và 2 bản Thông báo: Thông báo Kết luận số 55 (2013), về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị khóa X về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,Thông báo số 196 (2015), của an í thư Trung ương Đảng về đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới. Chủ trương của Đảng về công tác bình đẳng giới có thể khái quát lại ở một số điểm như sau: Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vai trò “kép” của phụ nữ. Phụ nữ không chỉ là người công dân, là một trong những lực lượng lao động chính của xã hội, mà họ còn là người “giữ lửa” trong gia đình, chăm lo, nuôi dạy con cái. Cần tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Hai là, để thực hiện được bình đẳng giới cần nâng cao trình độ mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động xã hội, các vị trí lãnh đạo và quản lý các cấp, bao gồm cả biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất. Ba là, công tác bình đẳng giới không chỉ của một vài cá nhân, một vài tổ chức mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chủ trương bình đẳng giới của Đảng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước. 3.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI 3.2.1. Chỉ đạo xây dựng khung pháp lý về bình đẳng giới Dựa trên những cam kết quốc tế về bình đẳng giới, Công ước CEDAW (1979), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (1995) và các Mục tiêu 15 thiên niên kỷ, Đảng đã chỉ đạo xây dựng khung pháp lý về bình đẳng giới bao gồm: Luật Bình đẳng giới (2006), Chỉ thị số 10 (2007), Về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành luật như: Nghị định số 70 (2008), Về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48 (2009), Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Nghị định số 55 (2009), Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới; Nghị định số 48, Về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Trên từng lĩnh vực khác nhau, Đảng cũng chỉ đạo ban hành các khung pháp lý phù hợp: Trên lĩnh vực chính trị, Chính phủ ban hành Nghị định số 05 (2011), Về Công tác dân tộc; Hướng dẫn số 22 (2008) về công tác quy hoạch cán bộ của an Tổ chức Trung ương, Chỉ thị số 36 (2014), về công tác nhân sự của ộ Chính trị. Trên lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, Chính phủ ban hành Nghị định số 56 ngày (2009) về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động (2012), Luật Đấu thầu (2013), Luật Bảo hiểm xã hội (2014) cùng với Nghị định số 85(2015) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ; áp dụng đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có sử dụng lao động nữ; Nghị định số 66 (2011), Quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; Nghị định số 112 (2011), Về công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 53 (2015), Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức; Các văn bản pháp lý liên quan đến gia đình có thể kể đến: Luật Đất đai (2013), Luật Hôn nhân và gia đình (2014) và các Nghị định 09 (2013), Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người; Nghị định 14 (2013), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 07 (2007) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý; Nghị định số 02 (2013), Quy định về công tác gia đình; Nghị định 24 (2013), Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;... 16 Đặc biệt, nội dung bình đẳng giới cũng được đưa vào Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng cho thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam. Việc cụ thể hóa chủ trương quả Đảng về bình đẳng giới trong Hiến pháp, các bộ luật, luật và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, thi hành đã góp phần khắc phục tình trạng phân biệt đối xử về giới và những khoảng cách giới trong thực tế. Đây chính là cơ sở pháp lý nhằm thực hiện, thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. 3.2.2. Chỉ đạo xây dựng và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong chiến lược, chư ng trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 2006 - 2016, Đảng đã chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ban, ngành xây dựng chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới: Nghị quyết số 56 (2006), của Quốc hội Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 theo Quyết định số 19 (2002) của Thủ tướng Chính phủ; ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 2351 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, theo Quyết định số 1241 (2011) củaThủ tướng Chính phủ. ên cạnh đó, Trung ương Đảng chỉ đạo Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cấp, ngành, các đơn vị thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế -xã hội: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2002); Đề án Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2010 - 2015(2010); Chương trình hành động nhiệm kỳ 2011 – 2016 (2012); Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (2012); đồng thời chủ trương lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của Đảng cũng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra trong một số quyết định: Quyết định 52 (2012), Về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Quyết định số 2170(2013), phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Quyết định số 279 (2014), phê duyệt Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020. 17 Cùng với đó, một số bộ, ngành, địa phương cũng đưa ra những chủ trương nhằm thực hiện Nghị định số 48 (2009), Về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới: Bộ Nội vụ, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp,Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung, Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam... 3.2.3. Chỉ đạo kiện toàn tổ chức, bộ máy c quan quản l nhà nước và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới * Ki n toàn tổ chức, b áy qu qu n lý à ư c làm công tác bình đẳng giới Thực hiện chủ trương của Đảng được hiện thực hóa trong Điều 9, Luật Bình đẳng giới, năm 2006 quy định cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước làm công tác bình đẳng giới ở Việt Nam từng bước được kiện toàn từ trung ương đến địa phương và các bộ, ban, ngành. Điều đó khẳng định phụ nữ Việt Nam có một bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước để đại diện bảo vệ quyền lợi của mình. Đây cũng chính là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam. * â ũ á ho t ng về b ng gi i Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới, thực hiện chỉ đạo của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới một mặt chú trọng công tác xây dựng và phát triển tài liệu chuyên môn về bình đẳng giới, mặt khác thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác này. 3.2.4. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới * Về n i dung tuyên truyền Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về giới; thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới; kiến thức về hôn nhân và gia đình; biểu hiện bất bình đẳng giới; tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới trong gia đình và ngoài xã hội; chỉ ra nguyên nhân của bất bình đẳng giới, mà còn tuyên truyền công tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; tuyên truyền các biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng 18 giới, đấu tranh xoá bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới. Trọng tâm của công tác tuyên truyền là Nghị quyết số 11(2007) của ộ Chính trị Về công tác phụ nữ thời k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dang_cong_san_viet_nam_lanh_dao_thuc_hien_bi.pdf
Tài liệu liên quan