CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KAOLIN VÙNG BẮC BỘ VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm phân bố kaolin
Kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam chủ yếu phân bố tập trung thành dải trùng với
trường pegmatit dọc tả ngạn sông Hồng từ Lào Cai qua Yên Bái đến Việt Trì và khu
vực Thạch Khoán (Phú Thọ). Ngoài ra còn phân bố rải rác tại các tỉnh Hà Giang,
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình và Hải Dương.
Trên bình đồ cấu trúc - kiến tạo, các mỏ và điểm kaolin phân bố tập trung dọc á
địa khu Phan Xi Păng, phía đông nam á địa khu Núi Con Voi, phía tây nam đới Tây
Việt Bắc, phía tây nam của đới Đông Bắc Bộ, phía tây và phía đông rift An Châu và
rift Tú Lệ.
3.1.1. Kaolin phong hoá
- Kaolin phong hoá từ pegmatit phức hệ Tân Phương, Tân Hương phân bố chủ
yếu trong các đá biến chất hệ tầng Núi Con Voi, Ngòi Chi, Thạch Khoán thuộc địa khu
Hoàng Liên Sơn (á địa khu Phan Si Pan, phía đông nam á địa khu Núi Con Voi).
- Kaolin phong hoá từ đá magma xâm nhập bị biến đổi phức hệ Núi Chúa phân
bố trong cấu trúc tạo núi nội lục Bắc Bộ
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá tiềm năng khoáng sản Kaolin vùng bắc bộ Việt Nam và định hướng sử dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở đới nông, gần mặt đất trong điều kiện nhiệt độ thấp
- Nguồn gốc tái trầm tích: được lắng đọng cùng các vật liệu trầm tích khác
trong các trũng nội lục hoặc trong các đầm, hồ, vũng vịnh ven biển.
2.1.1.3. Vai trò của các yếu tố trong thành tạo khoáng sản kaolin vùng Bắc Bộ
Việt Nam: kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố magma, kiến tạo, thạch - địa tầng và
các yếu tố khác có vai trò quan trọng đối với quá trình thành tạo kaolin trong vùng
nghiên cứu.
- Vai trò của các thành tạo magma: kaolin được phát hiện chủ yếu liên quan
đến các thành tạo magma xâm nhập và phun trào thành phần axit, chiếm tới trên 80%
số lượng mỏ, điểm mỏ đã phát hiện. Ngoài ra, kaolin phong hóa còn liên quan đến
các đá xâm nhập thành phần bazơ; kaolin liên quan đến quá trình nhiệt dịch biến chất
trao đổi.
Các thành tạo magma đóng vai trò quan trọng (nguồn nguyên liệu) trong quá
trình thành tạo kaolin nguồn gốc phong hóa và nhiệt dịch biến chất trao đổi, đặc biệt
là các pegmatit tuổi Paleozoi và Mesozoi.
- Vai trò của các thành tạo trầm tích lục nguyên và biến chất: kaolin nằm trong
VPH các đá trầm tích lục nguyên thành phần cuội, sạn, cát bột sét kết hoặc đá biến
chất tuổi cổ, chỉ các lớp đá giàu felspat mới có vai trò quyết định đối với quá trình
phong hóa thành tạo kaolin đạt yêu cầu chất lượng và số lượng.
- Vai trò của các yếu tố cấu trúc - kiến tạo: mối quan hệ giữa các yếu tố cấu
trúc kiến tạo với quá trình tạo kaolin vừa mang tính gián tiếp và trực tiếp. Các yếu tố
này được phân chia theo quy mô như sau:
+ Yếu tố cấu trúc kiến tạo khu vực: có vai trò khống chế các hoạt động magma
và sự phân bố của chúng trong những cấu trúc thuận lợi. Gồm các đứt gãy nhỏ, các hệ
thống khe nứt cắt qua và phá huỷ đá gốc thúc đẩy quá trình phong hóa các đá này
8
thành kaolin; là kênh dẫn dung dịch nhiệt dịch đi lên, vừa là nơi cư trú, định vị thân
khoáng.
- Vai trò của các yếu tố khác: gồm khí hậu, địa hình, thời gian là những điều
kiện cần thiết để thành tạo kaolin.
2.1.2. Một số khái niệm khác có liên quan
- Mỏ khoáng (mỏ, mỏ quặng)
- Điểm khoáng sản (điểm quặng)
- Biểu hiện khoáng sản (khoáng hóa)
- Kiểu quặng tự nhiên của khoáng sản
- Hạng quặng công nghiệp của khoáng sản
2.2. Cấu trúc vỏ phong hóa và các liên quan đến thành tạo kaolin
2.2.1. Khái niệm vỏ phong hóa (VPH)
+ B.B Polưnov: VPH là phần trên cùng của thạch quyển bao gồm các sản phẩm
bở rời do sự phân huỷ các đá trầm tích, đá magma và đá biến chất.
+ Phạm Văn An (1996): VPH là một phần của thạch quyển, gồm các sản phẩm
bở rời hình thành từ quá trình phân huỷ tại chỗ các loại đá và quặng dưới tác dụng
của các yếu tố phong hóa (T0; H2O; O2 v.v).
+ Trần Ngọc Thái (2004): VPH là một phần của thạch quyển, gồm các sản
phẩm được hình thành trong đới biểu sinh do quá trình phân hủy tại chỗ các thể địa
chất dưới tác dụng của các yếu tố phong hóa.
2.2.2. Kiểu VPH
Là một tổ hợp tự nhiên các sản phẩm phong hóa giống nhau về thành phần vật
chất và tương tự nhau về hoàn cảnh địa chất thành tạo.
2.2.3. Sản phẩm phong hóa và đới phong hóa
Tổ hợp vật chất cấu thành VPH được gọi là sản phẩm phong hóa. Sự sắp xếp
có quy luật của sản phẩm phong hóa trên mặt cắt VPH tạo thành các đới phong hóa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng Bắc Bộ Việt Nam kaolin phân bố chủ yếu
trong các VPH sau:
+ Kiểu VPH Siallit (SiAl): trên các đá magma axit như granit, pegmatit, aplit,
felsit và ryolit, daxit nghèo khoáng vật mầu.
+ Kiểu VPH Siallit - Sialferrit (SiAl - SiAlFe): trên các đá magma xâm nhập
thành phần bazơ.
+ Kiểu VPH Sialferrit (SiAlFe): trên các các đá trầm tích và đá biến chất giầu
alumosilicat và trên các đá magma axit, magma trung tính.
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương pháp tiệm cận
có hệ thống kết hợp với phương pháp nghiên cứu địa chất truyền thống; các phương
pháp nghiên cứu thành phần vật chất (phương pháp phân tích hiển vi điện tử quét;
phương pháp phân tích nhiệt; phương pháp nhiễu xạ Rơnghen; phương pháp phân
9
tích thành phần hóa; phương pháp mô hình hóa; mô hình biểu đồ; phương pháp
chuyên gia; phương pháp đánh giá tài nguyên xác định và tài nguyên chưa xác định
(tài nguyên dự báo), Luận án áp dụng mô hình toán địa chất làm cơ sở dự báo tài
nguyên các hạng kaolin công nghiệp theo mối quan hệ giữa hàm lượng và tài nguyên.
Trong thực tế, tài nguyên kaolin thường được tính toán bằng cách đồng nhất
hóa các hạng kaolin công nghiệp, nên việc đầu tư cho công tác tuyển lọc kaolin
thương phẩm và định hướng sử dụng chưa hiệu quả. Để góp phần giải quyết nhiệm
vụ này, NCS nghiên cứu, áp dụng mô hình phân bố chuẩn để dự báo tài nguyên
kaolin theo các hạng kaolin công nghiệp với biến số là hàm lượng Fe2O3. Trong
trường hợp, hàm lượng Fe2O3 không tuân theo luật chuẩn sẽ được quy về phân bố
chuẩn để dự báo tài nguyên.
Nội dung bài toán tóm tắt nhƣ sau: trong điều kiện hàm lượng các thành
phần đặc trưng cho chất lượng khoáng sản tuân theo luật phân bố chuẩn hoặc quy nạp
về phân bố chuẩn, hàm phân bố F(x) có dạng:
dxexF
x Xxi
2
2
2
2
1
Trong đó: X và là giá trị trung bình và quân phương sai của đại lượng ngẫu
nhiên (hai thông số của phân bố chuẩn).
Trong thực tế địa chất, để đơn giản hóa việc tính toán thường sử dụng hàm
phân bố chuẩn định mức bằng cách đưa vào biến mới:
Xx
u i
Từ công thức trên có x = u + X và dx = du. Khi thay biến x bằng u, tích
phân hàm F(x) được cải tạo về hàm mới (u) có dạng:
duedueu
u uu XXu
22
2
2
2
2
1
.
2
1
Từ kết quả xác định hàm (u) tính được xác suất đối với lớp xi = xi+1 theo công
thức:
P (xi < x < xi+1) = (ui+1) - (ui)
Khi khai thác những tính chất của mô hình phân bố chuẩn, các nhà nghiên
cứu đã chứng minh giữa tài nguyên khoáng sản và hàm lượng quặng tồn tại mối quan
hệ phụ thuộc được diễn đạt theo phương trình:
dueQxxQ
u u
i ∫
∞
2
0
2
π2
1
iiiiii uuQuQuQxxxQ Φ -ΦΦ;Φ 100101
Trong đó:
10
( )
ixxQ < - TN khoáng sản dự báo trong khoảng giá trị x < xi.
( )
1+<< ii xxxQ - TN khoáng sản dự báo trong khoảng giá trị xi đến xi+1.
Q0 - tài nguyên khoáng sản tính bằng phương pháp truyền thống trong ranh
giới thân khoáng được khoanh nối theo giá trị x0.
Ở nước ta, công tác đánh giá tài nguyên, trữ lượng kaolin theo kết quả tìm
kiếm, thăm dò đã sử dụng kết quả phân tích hàm lượng Fe2O3 dưới rây 0,21mm làm
cơ sở để xác định các hạng kaolin ở trạng thái nguyên khai, cụ thể:
- Kaolin hạng I có hàm lượng Fe2O3< 0,5%;
- Kaolin hạng II có hàm lượng Fe2O3 từ 0,5 - 0,8%;
- Kaolin hạng III có hàm lượng Fe2O3 từ 0,8 - 1,0%;
- Kaolin hạng IV có hàm lượng Fe2O3 từ 1,0 - 1,5%;
- Kaolin không phân hạng (KPH) có hàm lượng Fe2O3 từ 1,5 - 2% và > 2%.
Oxit sắt là thành phần có hại, quyết định việc phân loại và sử dụng kaolin trong
các lĩnh vực công nghiệp khác nhau,
So với các phương pháp truyền thống, phương pháp dự báo tài nguyên khoáng
sản theo các cấp hàm lượng trên cơ sở phân bố chuẩn có ưu điểm:
- Cho phép dự báo các hạng kaolin công nghiệp theo sự thay đổi cấp hàm
lượng Fe2O3 với độ tin cậy cần thiết.
- Phương pháp dự báo được quy nạp dưới dạng phương trình toán học nên có
thể dự báo tài nguyên theo bất kỳ hàm lượng xi.
- Giảm khối lượng khoanh nối và tính toán tài nguyên theo các phương án hàm
lượng so với phương pháp truyền thống.
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KAOLIN VÙNG BẮC BỘ VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm phân bố kaolin
Kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam chủ yếu phân bố tập trung thành dải trùng với
trường pegmatit dọc tả ngạn sông Hồng từ Lào Cai qua Yên Bái đến Việt Trì và khu
vực Thạch Khoán (Phú Thọ). Ngoài ra còn phân bố rải rác tại các tỉnh Hà Giang,
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình và Hải Dương.
Trên bình đồ cấu trúc - kiến tạo, các mỏ và điểm kaolin phân bố tập trung dọc á
địa khu Phan Xi Păng, phía đông nam á địa khu Núi Con Voi, phía tây nam đới Tây
Việt Bắc, phía tây nam của đới Đông Bắc Bộ, phía tây và phía đông rift An Châu và
rift Tú Lệ.
3.1.1. Kaolin phong hoá
- Kaolin phong hoá từ pegmatit phức hệ Tân Phương, Tân Hương phân bố chủ
yếu trong các đá biến chất hệ tầng Núi Con Voi, Ngòi Chi, Thạch Khoán thuộc địa khu
Hoàng Liên Sơn (á địa khu Phan Si Pan, phía đông nam á địa khu Núi Con Voi).
- Kaolin phong hoá từ đá magma xâm nhập bị biến đổi phức hệ Núi Chúa phân
bố trong cấu trúc tạo núi nội lục Bắc Bộ.
11
- Kaolin phong hoá từ đá magma xâm nhập thành phần axit phức hệ Ngân Sơn,
Sông Chảy phân bố trong cấu trúc tạo núi nội lục Bắc Bộ và phức hệ Yê Yên Sun
phân bố ở rìa đông của đới cấu trúc kiến tạo Phan Si Pan.
- Kaolin phong hoá từ đá magma phun trào thành phần axit hệ tầng Viên Nam
và Tú Lệ phân bố trong cấu trúc rift nội lục Sông Đà - Tú Lệ.
- Kaolin phong hoá từ đá trầm tích, biến chất hệ tầng Thần Sa phân bố ở bể
Đông Bắc Bộ; hệ tầng Bản Nguồn phân bố ở bể Tây Bắc Bộ trong cấu trúc rift nội
lục Tú Lệ; hệ tầng Văn Lãng, Hòn Gai phân bố trong cấu trúc rift An Châu; hệ tầng
Đồng Ho trong những trũng nhỏ ở Quảng Ninh.
3.1.2. Kaolin - pyrophylit nguồn gốc nhiệt dịch biến chất trao đổi: phân bố
trong các thành tạo phun trào axit hệ tầng Khôn Làng thuộc phía đông cấu trúc rift
An Châu, tạo thành các dải khoáng hóa kéo dài phương đông bắc - tây nam, gồm: dải
Tấn Mài - Chúc Bài Sơn ở phần đông bắc; dải Hoành Mô - Bình Liêu ở phần tây bắc
và dải Tam Lang - Ba Chẽ ở phần tây nam.
3.1.3. Kaolin tái trầm tích: liên quan với trầm tích Đệ tứ phân bố trong các
trũng giữa núi và bể sông Hồng.
3.2. Đặc điểm hình thái thân kaolin vùng Bắc Bộ
3.2.1. Hình thái thân kaolin
nguồn gốc phong hóa
- Phong hóa từ pegmatit:
+ Khu vực Lào Cai: gồm các
mỏ Ngòi Xum - Ngòi Ân, Sơn
Mãn, Thái Niên, Làng Bon,...
Nhìn chung, các thân kaolin có
hình thái phổ biến là dạng thấu
kính phình ra tóp lại, dạng
phân nhánh, góc dốc từ 35 - 600. (hình 3.1)
+ Khu vực Yên Bái: gồm các mỏ Km số 2, Trực Bình, Phai Hạ, Tân Thịnh,
Bảo Lương, Làng Hơn, Minh
Bảo, Khánh Hòa, Mậu A, Bách
Lãm, Phú Thịnh, Yên Thái -
Báo Đáp, Đại Minh. các thân
kaolin có hình dạng rất phức
tạp, chủ yếu dạng thấu kính và
dạng thấu kính phân nhánh với
chiều dày thay đổi từ vài mét
đến vài chục mét, góc dốc
không ổn định và có ranh giới rõ ràng với đá vây quanh. (hình 3.2)
Hình 3.1. Thân kaolin khu Ngòi Xum - Ngòi Ân, Lào Cai
Hình 3.2. Thân kaolin số 6 khu Yên Thái - Báo Đáp, Yên Bái
12
+ Khu vực Phú Thọ: gồm các
mỏ như Phương Viên, Đồi Đao,
Hữu Khánh, Ba Bò, Mỏ Ngọt,
Láng Đồng, Đồi Chiềng, Hang
Dơi, Đoan Hùng, Vân Mộng,
Chân Mộng tại tả ngạn sông
Hồng, các thân kaolin thường có
dạng thấu kính, thấu kính phân nhánh kéo dài theo đường phương, có chiều sâu
phong hóa từ vài mét đến vài 40 - 50m, dày từ vài mét đến vài chục mét. (hình 3.3,
hình 3.4). Tại Thạch Khoán,
thân kaolin có dạng mạch, thấu
kính phình ra tóp vào, dạng phân
nhánh phức tạp và có ranh giới
rõ ràng với đá vây quanh. Chiều
dài của chúng thay đổi từ vài
chục mét đến hơn 1.000m, rộng vài chục m đến hơn 60m, dày từ 10 - 50m.
- Phong hóa từ đá magma xâm
nhập axit: các thân kaolin thường
có dạng đẳng thước, chiều dài từ
vài trăm mét đến ngàn mét, rộng
300 - 500 m, dày trung bình nhỏ
hơn 10m, nằm dưới lớp đất trồng
dày từ 0 - 3m và phủ trực tiếp
trên lớp bán phong hóa của đá
granit.
- Phong hóa từ magma xâm nhập
bazơ: các thân kaolin chủ yếu có
dạng ổ hoặc thấu kính mỏng nằm
ngang, chiều dày thường không
duy trì và nằm dưới đới phong hóa mạnh, đôi khi cách bề mặt địa hình đến vài chục
mét, thường nằm phủ trực tiếp trên bề mặt của khối gabro. (hình 3.5)
- Phong hóa từ magma phun trào
axit: thân kaolin thường có dạng
ổ, thấu kính nhỏ (hình 3.6).
- Phong hóa từ các đá trầm tích
và biến chất: theo mặt cắt, phần
trên thường là lớp cuội sỏi thạch
anh và laterit hoặc đất trồng; tiếp đến là các lớp cuội sỏi phong hóa mạnh tạo nên
những thấu kính kaolin, càng xuống sâu thì trong kaolin lẫn nhiều tàn dư của cuội sỏi
Hình 3.4. Thân kaolin Dốc Kẻo, Phú Thọ
Chú thích: Ia. Lớp phủ; Ib. phong hóa mạnh; II. bán phong hóa
Hình 3.5. Thân kaolin tại mỏ Nà Thức, Thái Nguyên
Hình 3.3. Thân kaolin số 8 mỏ Phương Viên, Phú Thọ
Hình 3.6. Thân kaolin mỏ Bích Nhôi, Minh Tân, Hải Dương
13
chưa phong hóa. Chiều dày vỏ
phong hóa kaolin phổ biến hơn
10m. (hình 3.7).
3.2.2. Hình thái thân kaolin
nguồn gốc nhiệt dịch biến chất
trao đổi: các thân kaolin -
pyrophylit xuyên cắt hoặc nằm
trùng với hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam và có hình dạng khá phức tạp,
phình ra tóp vào không có quy
luật, góc dốc từ thoải đến 60 -
70
o. Trong các thân quặng lớn đã
xác định có sự phân đới theo
chiều ngang và chiều thẳng
đứng. (hình 3.8).
3.2.3. Hình thái thân kaolin tái
trầm tích: các thân kaolin thường có dạng thấu kính, nằm ngang và nằm dưới bề mặt
địa hình tương đối bằng phẳng
Từ kết quả nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu địa chất nêu trên cho thấy, trong
vùng nghiên cứu, các thân kaolin thường có dạng thấu kính, mạch và dạng ổ; trong
đó dạng thấu kính phong hoá từ pegmatit thường có quy mô lớn. Về thế nằm, các
thân kaolin có nguồn gốc tái trầm tích, phong hóa từ đá biến chất, granit thường có
góc dốc thoải (<300); còn phong hóa từ pegmatit, keratophyr, felsic và nhiệt dịch biến
chất trao đổi thường cắm dốc (30 - 450) và rất dốc (45 - 800).
3.3. Đặc điểm chất lƣợng kaolin
Chất lượng kaolin được quyết định chính bởi hàm lượng các oxyt có lợi và có
hại là SiO2, Al2O3, Fe2O3. Ngoài các hàm lượng thành phần chính, chất lượng kaolin
còn được quyết định bởi thành phần khoáng vật, tính chất kỹ thuật và công nghệ.
3.3.1. Kaolin nguồn gốc phong hóa
- Kaolin phong hoá từ pegmatit: có đặc điểm chung là màu trắng xám, trắng
phớt vàng, có thành phần khoáng vật phổ biến là kaolinit, thạch anh, mica, ít hơn là
ilit, clorit, goethit Hàm lượng các thành phần SiO2 và Al2O3 cao, Fe2O3 thấp. Độ
thu hồi kaolin dưới rây 0,21mm ở mức trung bình so với các loại kaolin nguồn gốc
khác, thường dưới 40%.
Kết quả phân tích mẫu kaolin phong hóa tại khu mỏ Láng Đồng bước đầu xác
định sự tồn tại của khoáng vật haloysit, dạng hình que với chiều dài lên tới 5
micromet (hình 3.9-A). Các khoáng vật này nằm hỗn độn, đan xen nhau tạo thành
những đám và chiếm một lượng khá lớn trong mẫu (hình 3.9-B). Hình thái cấu trúc
dạng ống của khoáng vật haloysit này được thể hiện khá rõ trong kết quả phân tích
TEM với phần rìa của cấu trúc ống có màu nhạt hơn so với phần trung tâm của ống
Hình 3.8. Thân kaolin - pyrophylit mỏ Cưa Đá, Quảng Ninh
Hình 3.7. Thân kaolin mỏ Khe Mo, Thái Nguyên
14
(hình 3.10). Đặc điểm này đặc trưng cho cấu trúc dạng ống do khoảng cách phần
trung tâm dày hơn phần rìa khi nhìn từ trên xuống. Như vậy, dựa trên các kết quả
phân tích ban đầu SEM, TEM và XRD (hình 3.11) cho thấy sự tồn tại của khoáng vật
haloysit tại khu vực mỏ Láng Đồng, Phú Thọ.
- Kaolin phong hóa từ đá magma xâm
nhập axit: thường có màu vàng nâu, nâu
nhạt, trắng phớt vàng. Thành phần
khoáng vật phổ biến là kaolinit, thạch anh
hạt nhỏ, mica, ít hơn có ilit, goethit,
montmorilonit
- Kaolin phong hoá từ magma xâm nhập
bazơ: có màu xám, xám trắng, phớt vàng,
đôi khi có những ổ rất trắng; mềm, mịn,
ngấm nước khá dẻo. Thành phần khoáng
vật phổ biến gồm kaolinit, montmorilonit,
hematit, hydromica, hydrogoethit, clorit,
gipsit, zeolit, dolomit, felspat, amphibol...
Hàm lượng trung bình SiO2 và Al2O3
thấp, Fe2O3 cao; độ thu hồi qua rây
0,21mm cao hơn so với kaolin nguồn gốc khác.
- Kaolin phong hóa từ magma phun trào axit: thường có màu trắng, trắng xám
phớt hồng, mịn. Thành phần khoáng vật phổ biến là kaolinit, hydromica, thạch anh vi
tinh. Kaolin phong hoá từ đá phun trào axit biểu hiện rõ tính phân đới từ trên xuống
dưới như sau: đới kaolin mầu hồng phân bố ở độ sâu từ 3 - 8m; đới kaolin màu trắng
xám ở độ sâu từ 7 - 15m; đới kaolin mầu vàng lẫn hồng ở sâu 12 - 15m.
- Kaolin phong hóa từ đá trầm tích và biến chất: thường có màu trắng, trắng
xám, độ hạt thô. Thành phần khoáng vật: kaolinit, hydromica, thạch anh, limonit.
Hình 3.9. Hình ảnh phân tích SEM của mẫu kaolin
mỏ Láng Đồng, Phú Thọ
Hình 3.10. Hình ảnh phân tích TEM khoáng vật haloysit
mỏ Láng Đồng, Phú Thọ
15
Thành phần hóa học đặc trưng cho kiểu
mỏ này là hàm lượng Al2O3 thấp, SiO2
và Fe2O3 cao. Độ thu hồi qua rây
0,21mm thấp hơn so với các loại kaolin
nguồn gốc khác.
3.3.2. Kaolin nguồn gốc nhiệt
dịch biến chất trao đổi: thường có
màu sắc khá đa dạng, từ trắng đục đến
xanh nhạt. Trong các thân quặng có:
kaolin, pyrophylit, alunit, quarzit cao
nhôm, trong đó kaolin sạch có màu
trắng đục, loang lổ, quánh chặt, thành
phần hóa học (%): Al2O3: 34,4 - 39,
SiO2: 43,8 - 45,3, Fe2O3: 0 - 0,18,
TiO2: 0,014, MKN: 1,5 - 2,5. Quặng
có độ chịu lửa từ 1.770 - 1.7900C.
3.3.3. Nguồn gốc tái trầm tích: kaolin có chất lượng từ ổn định đến không ổn
định về thành phần hóa, khoáng vật và độ thu hồi. Thành phần khoáng vật gồm
kaolinit, hydromica, thạch anh, limonit. Đặc trưng chung của kaolin tái trầm tích là
hàm lượng Al2O3 thấp, SiO2 và Fe2O3 cao. Độ thu hồi qua rây 0,21mm thấp.
Kết quả xử lý thống kê cho thấy hàm lượng Al2O3, Fe2O3 mẫu kaolin các mỏ
đặc trưng cho từng loại nguồn gốc được trình bày ở hình 3.12 và bảng 3.1
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả xử lý thống kê hàm lượng Al2O3, SiO2 và Fe2O3
Thông
số
Hàm lượng (%) Hệ số
biến thiên
(%)
Mức độ
biến đổi
Phân bố
Min Max
Trung
bình
1. Láng Đồng, Phú Thọ
Al2O3 21,29 35,99 29,16 10,39 Đồng đều Chuẩn
SiO2 46,74 59,65 53,66 5,61 Đồng đều Chuẩn
Fe2O3 0,32 1,28 0,72 24,58 Đồng đều Chuẩn
2. Yên Thái - Báo Đáp, Yên Bái
Al2O3 21,3 34,09 27,21 1,06 Đồng đều Chuẩn
Fe2O3 0,15 1,65 0,73 54,00 Không đồng đều Chuẩn
3. Đồng Bến, Tuyên Quang
Al2O3 16,01 22,57 18,15 7,8 Đồng đều Chuẩn
SiO2 60,42 74,72 69,23 3,9 Đồng đều Chuẩn
Fe2O3 0,57 1,78 1,08 25,1 Đồng đều Chuẩn
4. Phú Lạc, Thái Nguyên
Al2O3 21.38 38.58 28.98 15.19 Đồng đều Chuẩn
SiO2 41.64 55.19 49.06 7.17 Đồng đều Chuẩn
(a- Nhiệt độ phòng, b- Tẩm EG, c- Tại 3500C và d- Tại
550
0
C)
Hình 3.11. Kết quả phân tích XRD mẫu kaolin
mỏ Láng Đồng, Phú Thọ
16
Fe2O3 0.95 2.95 2.01 30.69 Đồng đều Chuẩn
5. Minh Tân, Hải Dương
Al2O3 13,51 20,00 17,02 7,32 Đồng đều Chuẩn
SiO2 65,70 75,74 71,37 2,71 Đồng đều Chuẩn
Fe2O3 0,50 1,96 1,27 22,83 Đồng đều Chuẩn
6. Khe Mo, Thái Nguyên
Al2O3 9.65 26.28 18.19 16.39 Đồng đều Chuẩn
SiO2 59.48 81.84 71.05 6.54 Đồng đều Chuẩn
Fe2O3 0.44 1.97 1.19 25.74 Đồng đều Chuẩn
7. Pạc Sẹc Lẻng, Quảng Ninh
Al2O3 10,5 38,62 22 24,5 Đồng đều Chuẩn
Fe2O3 0,03 2,5 0,93 65,6 Không đồng đều Chuẩn
8. Minh Xương, Phú Thọ
Al2O3 9.7 22.98 16.37 21.26 Đồng đều Chuẩn
SiO2 59.08 81.3 71.62 7.1 Đồng đều Chuẩn
Fe2O3 0.86 2.36 1.48 27.1 Đồng đều Chuẩn
(1)
(2)
1
2
5
13 12
25
17
13
9
3
21.2923.02 24.7526.48 28.2129.94 31.6733.40 35.1336.86
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(a)
1
6
14
20
33
12
7 7
0 1
0.37 0.48 0.59 0.69 0.80 0.91 1.01 1.12 1.23 1.33
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(b)
14
20
24 25
11
2 1
3
16.48 17.42 18.35 19.29 20.23 21.16 22.10 23.04
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(a)
3
8
34
22
18
4
6
4
0.66 0.83 1.00 1.18 1.35 1.52 1.69 1.87
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(b)
17
(3)
(4)
(5)
Hình 3.12. Biểu đồ tần suất xuất hiện mẫu Al2O3 (a) và Fe2O3 (b); (1) mỏ Láng Đồng,
Phú Thọ; (2) mỏ Đồng Bến, Tuyên Quang; (3) mỏ Minh Tân, Hải Dương; (4) mỏ
Khe Mo, Thái Nguyên; (5) mỏ Pạc Sẹc Lẻng, Quảng Ninh
Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra được những kết luận:
1. Trong vùng Bắc Bộ, kaolin thành tạo theo 3 kiểu nguồn gốc với đặc điểm:
1 3
11
22
42
10 8
3
13.97 14.90 15.83 16.76 17.68 18.61 19.54 20.46
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(a)
1 1
14
38
18 16
7
4
0.60 0.81 1.02 1.23 1.44 1.65 1.86 2.06
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(b)
1
6
8
29
32
18
5
1
10.57 12.74 15.22 17.71 20.19 22.68 25.16 27.65
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(a)
1
2
16
12
26
17
13
8
6
1
0.53 0.70 0.87 1.04 1.21 1.38 1.55 1.72 1.89 2.06
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(b)
0
1
7
23 23
18
10
6
4 4
2
1
8.12 11.0313.9416.8519.7622.6725.5728.4831.3934.3037.2140.11
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(a)
3
13
22
19
12
8
7
3 4
4
3
2
0.16 0.38 0.61 0.83 1.05 1.28 1.50 1.72 1.94 2.17 2.39 2.61
T
ầ
n
s
u
ấ
t
(%
)
Giá trị trung bình khoảng
(b)
18
- Kaolin - pyrophylit nguồn gốc nhiệt dịch biến chất trao đổi phân bố chủ yếu
trong các thành tạo phun trào axit hệ tầng Khôn Làng thuộc phía đông cấu trúc rift
An Châu. Thành phần khoáng vật chính trong đới alunit gồm: alunit 75%, kaolinit từ
10 - 25%; trong đới kaolin - pyrophylit gồm: kaolin - pyrophylit từ 10 - 60%, kaolinit
từ 3 - 5%. Kaolin sạch có thành phần hóa học (%): Al2O3 từ 34,4 - 39; SiO2 từ 43,8 -
45,3; Fe2O3 từ 0 - 0,18; độ chịu lửa đạt 1.770
o
C.
- Kaolin nguồn gốc phong hóa được thành tạo do quá trình phong hóa các đá
magma thành phần axit, bazơ, trầm tích và biến chất có tuổi từ Proterozoi đến
Mesozoi phân bố trong á địa khu Phan Si Pan, phía đông nam á địa khu Núi Con Voi,
cấu trúc tạo núi nội lục Bắc Bộ, rift nội lục Sông Đà - Tú Lệ, rift An Châu... Nhìn
chung, các thân kaolin chủ yếu có dạng thấu kính, thấu kính phân nhánh, dạng mạch,
ổ với góc dốc từ thoải đến rất dốc. Chất lượng của kaolin phụ thuộc chủ yếu vào
thành phần đá gốc và điều kiện địa hình - địa mạo, cụ thể:
+ Kaolin phong hóa từ pegmatit có hàm lượng trung bình các thành phần chính
(dưới rây 0,21mm) là Al2O3 cao, SiO2 thấp và Fe2O3 đều thấp hơn so với kaolin phong
hoá từ đá granit, phun trào axit, trầm tích; độ thu hồi qua rây 0,21mm thuộc loại trung
bình. Kaolin phong hoá từ pegmatit chứa thạch anh kích thước khá lớn, sắt trong quặng
nguyên khai thấp và tồn tại trong các khoáng vật thứ sinh nên khi tuyển lọc dễ dàng
nhận được kaolin thương phẩm có chất lượng cao. Kaolin đạt chất lượng tốt.
+ Kaolin phong hóa từ đá magma xâm nhập và phun trào axit có hàm lượng
trung bình các thành phần chính (dưới rây 0,21mm) như SiO2 và Fe2O3 cao, Al2O3
thường nhỏ hơn 20%; độ trắng trung bình khoảng 70%; độ chịu lửa từ 1.200 -
1.350
0C. Kaolin phong hoá từ các đá xâm nhập và phun trào axit chứa thạch anh dạng
hạt nhỏ hoặc vi tinh, sắt trong quặng nguyên khai cao và tồn tại trong các khoáng vật
khác nhau nên hàm lượng các thành phần SiO2 và Fe2O3 sau tuyển lọc không thay đổi
nhiều so với kaolin dưới rây 0,21mm. Kaolin đạt chất lượng trung bình.
+ Kaolin phong hóa từ đá xâm nhập bazơ có hàm lượng trung bình các thành
phần chính (dưới rây 0,21mm) như SiO2 thấp, Al2O3 cao tương ứng với kaolin phong
hoá từ pegmatit, Fe2O3 cao hơn so với kaolin phong hoá từ các loại đá khác; độ trắng
nhỏ hơn 70%; độ chịu lửa cao, từ 1.3400C - 1.5900C. Kaolin phong hoá triệt để có
thành phần khá đồng nhất và giàu khoáng vật chứa sắt nên khi tuyển lọc chỉ nâng cao
hàm lượng Al2O3 và độ thu hồi, còn hàm lượng Fe2O3 giảm không nhiều. Kaolin đạt
chất lượng thấp.
+ Kaolin phong hóa từ đá trầm tích và trầm tích biến chất có hàm lượng trung
bình các thành phần chính (dưới rây 0,21mm) như SiO2 và Fe2O3 cao, Al2O3 thấp; độ
thu hồi qua rây 0,21mm trung bình 60%; nhiệt độ nung thấp từ 1.200 - 1.3500C.
Kaolin có chất lượng thấp.
- Kaolin nguồn gốc tái trầm tích phân bố trong trầm tích tuổi Đệ tứ tập trung
chủ yếu trong các trũng giữa núi, thường có quy mô nhỏ, có hàm lượng trung bình
19
các thành phần chính dưới rây 0,21mm là SiO2 và Fe2O3 cao, Al2O3 và độ thu hồi qua
rây 0,21mm thấp. Kaolin có chất lượng thấp.
2. Kaolin phong hóa từ pegmatit phân bố khá rộng rãi, song chủ yếu tập trung
thành hai vùng kaolin công nghiệp lớn phân bố trùng với các trường pegmatit thuộc á
địa khu Núi Con Voi và trường pegmatit phân bố trong á địa khu Phan Si Pan với
trên 300 thân khoáng.
3. Các thành phần hóa học chính của kaolin gồm Al2O3, SiO2, Fe2O3 về cơ bản
phân bố theo quy luật chuẩn, mức biến đổi thuộc loại từ đồng đều; riêng Fe2O3 từ
đồng đều đến không đồng đều và phụ thuộc vào kiểu nguồn gốc thành tạo.
CHƢƠNG 4. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN KAOLIN
VÙNG BẮC BỘ VIỆT NAM
Trên cơ sở áp dụng các công thức nêu ở Chương 2, kết quả tài nguyên xác định,
tài nguyên dự báo kaolin và tài nguyên các hạng kaolin công nghiệp vùng Bắc Bộ
Việt Nam được tổng hợp như s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_danh_gia_tiem_nang_khoang_san_kaolin_vung_bac_bo_viet_nam_va_dinh_h_ong_su_dung_0615_1919790.pdf