Tóm tắt Luận án Đánh giá tính hữu hiệu của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán dựa trên khuôn khổ Intosai tại kiểm toán Nhà nước khu vực III - Nguyễn Thị Diệu Linh

Từ kết quả khảosát cho thấy có 2/6 tiêu chí được đánh giá ở

mức độ tốt là TC1-Việc ban hành quy định, chuẩn mực về đạo đức

nghề nghiệp (4,7đ) và TC3-Thái độ của lãnh đạo đối với chất lượng

kiểm toán và KSCLKT (4,4đ); 2/6 tiêu chí được đánh giá ở mức độ12

khálà TC2-Việc phổ biến rộng rãi các quy định, chuẩn mực về đạo

đức nghề nghiệp (3,7đ) và TC6-Thái độ đối với khen thưởng (3,7đ)

và 2/6 tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bìnhlà TC4- Năng lực

(3đ) và TC5-Phân công, phân nhiệm (2,2đ).

Kết quả đánh giá yếu tố Môi trường kiểm soát dựa trên tính

bình quân của 6 tiêu chí nêu trên. Qua kết quả đánh giá 6 tiêu chí

cho thấy điểm bình quân của yếu tố Môi trường kiểm soát là 3,6đ và

không có tiêu chí nào cách 2 bậc so với mức khá. Do đó, yếu tố Môi

trường kiểm soát được đánh giá ở mức độ khá.

2.6.2. Đánh giá rủi ro

Từ kết quả khảo cho thấy có 1/4 tiêu chí của được đánh giá ở

mức độ tốt là TC1-Xác định mục tiêu, trọng tâm kiểm toán (4,3đ);

2/4 tiêu chí được đánh giá ở mức độ khá là TC2-Nhận diện rủi ro

(3,3đ) và TC3-Đánh giá rủi ro (3,9đ); 1/4 tiêu chí được đánh giá ở

mức độ trung bình là TC4-Biện pháp đối phó với rủi ro (2,7đ).

Kết quả đánh giá yếu tố Đánh giá rủi ro dựa trên tính bình

quân của 4 tiêu chí nêu trên. Qua kết quả đánh giá 4 tiêu chí cho

thấy điểm bình quân của yếu tố Đánh giá rủi ro là 3,5đ và không có

tiêu chí nào cách 2 bậc so với mức khá. Do đó, yếu tố Đánh giá rủi

ro được đánh giá ở mức độ khá.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá tính hữu hiệu của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán dựa trên khuôn khổ Intosai tại kiểm toán Nhà nước khu vực III - Nguyễn Thị Diệu Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao đổi thông tin, Hoạt động giám sát để xem cả 5 yếu tố này có hiện hữu không và nếu có thì có thật sự hữu hiệu không. 5 CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN TẠI KTNN KHU VỰC III 2.1. GIỚI THIỆU VỀ KTNN KHU VỰC III 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KTNN khu vực III 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của KTNN khu vực III 2.1.3. Bộ máy tổ chức của KTNN khu vực III 2.1.4. Đặc điểm hoạt động của KTNN khu vực III 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KSCLKT TẠI KTNN KHU VỰC III 2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.2.3. Giai đoạn lập và gửi BCKT 2.2.4. Giai đoạn thực kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán 2.3. CÁCH THỨC TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA CÔNG TÁC KSCLKT TẠI KTNN KHU VỰC III 2.3.1. Phƣơng pháp đánh giá tính hữu hiệu của công tác KSCLKT tại KTNN khu vực III Như đã trình bày tại Chương 1, tác giả dựa vào khuôn khổ INTOSAI về KSNB để đánh giá tính hữu hiệu của công tác KSCLKT trên cơ sở đánh giá 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Bên cạnh đó, để kiểm định tính khách quan của phương pháp này, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh dựa trên kết quả của các cuộc kiểm tra nội bộ qua 3 năm (2016, 2017 và 2018). 2.3.2. Phạm vi đánh giá tính hữu hiệu của công tác KSCLKT tại KTNN khu vực III 6 Tác giả lựa chọn phạm vi để đánh giá là công tác KSCLKT của Kiểm toán trưởng, được thực hiện thông qua Tổ KSCLKT. 2.3.3. Quy trình thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của công tác KSCLKT tại KTNN khu vực III 2.4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA CÔNG TÁC KSCLKT TẠI KTNN KHU VỰC III 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá yếu tố “Môi trƣờng kiểm soát” Như đã trình bày ở Chương 1, tác giả vận dụng khuôn khổ INTOSAI (INTOSAI GOV 9100 và ISSAI 40) để xây dựng các tiêu chí đánh giá yếu tố “Môi trường kiểm soát”. Cụ thể: Tác giả vận dụng yếu tố Tính chính trực và các giá trị đạo đức (theo INTOSAI GOV 9100) và yếu tố Các giá trị đạo đức (theo ISSAI 40) để đưa ra 2 tiêu chí về giá trị đạo đức (TC1 và TC2). Vận dụng yếu tố Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý (theo INTOSAI GOV Bước 1 •Xây dựng hệ thống tiêu chí tính hữu hiệu của công tác KSCLKT Bước 2 •Xây dựng thang đo, tiêu chuẩn đánh giá và quy trình khảo sát, xử lý số liệu Bước 3 •Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin Bước 4 •Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát Bước 5 •Đánh giá lại kết quả đánh giá công tác KSCLKT thông qua phân tích kết quả quả của các cuộc kiểm tra nội bộ 7 9100) và yếu tố Trách nhiệm lãnh đạo về chất lượng trong tổ chức (theo ISSAI 40) để đưa ra TC3-Thái độ của lãnh đạo đối với chất lượng kiểm toán và KSCLKT. TC4-Năng lực được xây dựng trên cơ sở vận dụng yếu tố Cam kết về năng lực (theo INTOSAI GOV 9100) và yếu tố Nguồn nhân lực (theo ISSAI 40). TC5-Phân công, phân nhiệm được xây dựng dựa trên cơ sở vận dụng yếu tố Cơ cấu tổ chức (theo INTOSAI GOV 9100). Cuối cùng, tác giả lựa chọn TC6-Thái độ của Lãnh đạo đối với công tác khen thưởng, đây cũng là một phần của yếu tố Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý. Tiêu chí 1: KTNN và KTNN khu vực III có những quy định, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được ban hành bằng văn bản; Tiêu chí 2: Các quy định, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ công chức KTNN khu vực III (các cán bộ công chức có nắm rõ những quy định này hay không). Tiêu chí 3: Lãnh đạo đơn vị luôn nhận thức yêu cầu hàng đầu trong chiến lược phát triển và hoạt động kiểm toán của KTNN là phải đảm bảo chất lượng kiểm toán và luôn quan tâm đến hoạt động KSCLKT. Tiêu chí 4: Đơn vị có đề ra những tiêu chuẩn cần thiết về năng lực, trình độ chuyên môn đối với KTV làm nhiệm vụ KSCLKT bằng văn bản chính thức và thường xuyên tập huấn, trao đổi kinh nghiệm làm việc cho nhân viên tham gia KSCLKT. Tiêu chí 5: Lãnh đạo đơn vị phân công nhân sự tham gia kiểm toán và nhân sự tham gia KSCLKT phù hợp. Phân giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, đầy đủ cho từng cá nhân tham gia KSCLKT. Tiêu chí 6: Đơn vị quy định cụ thể, rõ ràng việc đánh giá khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân tham gia KSCLKT; hỗ trợ kinh phí 8 để khuyến khích cá nhân tham gia KSCLKT thực hiện công việc hiệu quả. 2.4.2. Các tiêu chí đánh giá yếu tố “Đánh giá rủi ro” Khi xây dựng tiêu chí đánh giá yếu tố “Đánh giá rủi ro”, tác giả chỉ vận dụng 3/4 yếu tố liên quan đến đánh giá rủi ro theo INTOSAI GOV 9100. Tác giả không lựa chọn yếu tố “Đánh giá mức rủi ro có thể chấp nhận được” vì không phù hợp. Cụ thể: Tiêu chí 1: Đơn vị xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu, trọng tâm kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán. Tiêu chí 2: Đơn vị phổ biến đến các thành viên KSCLKT các mục tiêu, trọng tâm của cuộc kiểm toán và lập bảng tổng hợp những rủi ro có thể xảy ra đối với từng mục tiêu, trọng tâm kiểm toán. Tiêu chí 3: Định kỳ, đơn vị tiến hành rà soát lại tình hình xảy ra các sai phạm, đánh giá khả nẵng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các sai phạm, từ đó thiết lập các biện pháp kiểm soát giúp cho công tác KSCLKT tốt hơn. Tiêu chí 4: Đơn vị có xây dựng quy trình, kế hoạch hướng dẫn cụ thể biện pháp đối phó với rủi ro. 2.4.3. Các tiêu chí đánh giá yếu tố “Hoạt động kiểm soát” Khi xây dựng các tiêu chí đánh giá yếu tố “Hoạt động kiểm soát”, tác giả vận dụngINTOSAI GOV 9100 để xây dựng 3 tiêu chí, cụ thể:vận dụng yếu tố Xét duyệt và phê chuẩn để xây dựng tiêu chí TC1-Thủ tục phê duyệt; Vận dụng yếu tố Bất kiêm nhiệm và phân công, phân nhiệm để xây dựng tiêu chí TC2-Phân chia nhiệm vụ độc lập khách quan; Vận dụng 2 yếu tố: Soát xét, rà soát và Kiểm tra, đối chiếu để xây dựng TC5-Đối chiếu việc chỉnh sửa theo ý kiến của Tổ KSCLKT.Đối với TC3-Mức độ kiểm soát 4 giai đoạn của quy trình kiểm toán và TC4-Phạm vi kiểm soát, tác giả xây dựng dựa trên yếu 9 tố Thực hiện các hoạt động theo ISSAI 40 và dựa trên hoạt động thực hiện kiểm toán. Tiêu chí 1: Việc KSCLKT các cuộc kiểm toán đều có kế hoạch cụ thể; kế hoạch KSCLKT đều được phê duyệt trước khi thực hiện và báo cáo kết quả kiểm soát cũng được phê duyệt trước khi gửi Đoàn kiểm toán. Tiêu chí 2: Đơn vị phân công KTV tham gia KSCLKT độc lập khách quan với KTV và Tổ kiểm toán. Tiêu chí 3: Tổ KSCLKT thực hiện kiểm soát đầy đủ cả 4 giai đoạn của quy trình kiểm toán: chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập và gửi BCKT; kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán. Tiêu chí 4: Phạm vi kiểm soát có phù hợp, có đảm bảo thực hiện kiểm soát trên toàn bộ hồ sơ kiểm toán theo quy định của KTNN không hay chủ yếu thực hiện kiểm soát dựa trên nhật ký điện tử và BCKT. Tiêu chí 5: Đơn vị có phân công bộ phận rà soát việc thực hiện ý kiến kiểm soát tại các báo cáo của Tổ KSCLKT nhằm đảm bảo các ý kiến kiểm soát được các Đoàn KTNN nghiêm túc thực hiện góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán. 2.4.4. Các tiêu chí đánh giá yếu tố “Thông tin và trao đổi thông tin” Khi xây dựng tiêu chí đánh giá yếu tố “Thông tin và trao đổi thông tin”, các giả chỉ vận dụng khuôn khổ INTOSAI GOV 9100 về yêu cầu chất lượng của thông tin; các kênh trao đổi thông tin để đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp. Cụ thể: Tiêu chí 1: Thông tin (hồ sơ, tài liệu) các Tổ kiểm toán cung cấp cho Tổ KSCLKT đầy đủ và đảm bảo tính chính xác (cung cấp bản ký đóng dấu). 10 Tiêu chí 2: Tổ KSCLKT gửi ý kiến kiểm soát cho các Tổ kiểm toán kịp thời để chỉnh sửa kết quả kiểm toán cho phù hợp và thu thập thêm bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết. Tiêu chí 3: Tổ KSCLKT báo cáo kết quả kiểm soát cho Lãnh đạo đơn vị kịp thời, đầy đủ để họ đưa ra các chỉ đạo kịp thời. Tiêu chí 4: Đơn vị có thiết lập kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến phản hồi của đơn vị được kiểm toán nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV. Tiêu chí 5: Đơn vị có chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người cung cấp thông tin để khi có hiện tượng vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV, thông tin được phản ánh đến Lãnh đạo kịp thời (như khen thưởng cho những người cung cấp thông tin. 2.4.5. Các tiêu chí đánh giá yếu tố “Hoạt động giám sát” Khi xây dựng các tiêu chí đánh giá yếu tố “Hoạt động giám sát”, tác vận dụng khuôn khổ INTOSAI GOV 9100 về đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ để xây dựng TC1-Đánh giá thường xuyên và TC2-Đánh giá định kỳ;Vận dụng quy định của giám sáttheo hướng dẫn của ISSAI 40 “Yêu cầu những người thực hiện giám sát phải độc lập, không tham gia thực hiện và kiểm soát chất lượng công việc đó” để xây dựng TC3-Kiểm tra của cơ quan cấp trên. Cuối cùng, tác giả xây dựng TC4- Điều chỉnh các khiếm khuyết phát hiện qua giám sát xuất phát từ thực tế. Tiêu chí 1: Lãnh đạo KTNN khu vực III thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kiểm soát của Tổ KSCLKT. Tiêu chí 2: Định kỳ, Lãnh đạo KTNN khu vực III có đánh giá hiệu quả của công tác KSCLKT như tổ chức các buổi trao đổi, đánh giá thực trạng công tác KSCLKT từ đó đề ra giải pháp khắc phục. 11 Tiêu chí 3: Vụ chế độ và KSCLKT thường xuyên giám sát, đánh giá công tác KSCLKT đơn vị. Tiêu chí 4: Các khiếm khuyết của hệ thống KSCLKT được phát hiện qua giám sát được đơn vị điều chỉnh kịp thời. 2.5. XÂY DỰNG THANG ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ QUY TRÌNH KHẢO SÁT, XỬ LÝ DỮ LIỆU 2.5.1. Xây dựng thang đo và hình thành bảng câu hỏi cho các tiêu chí - Thang đo áp dụng là thang đo Likert với 5 mức độ đồng ý: 1- Hoàn toàn không có; 2-Có ít; 3-Trung bình; 4-Có nhiều (chưa đầy đủ); 5-Có đầy đủ. - Nội dung bảng câu hỏi khảo sát: dựa trên tiêu chí của 5 yếu tố nêu trên, tác giả phát triển bảng các câu hỏi cần thiết để thực hiện khảo sát. 2.5.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho các tiêu chí Điểm bình quân từ 4 đến 5: Đánh giá ở mức độ tốt. Điểm bình quân >3 đến dưới 4: Đánh giá ở mức độ khá. Điểm bình quân > 2 đến 3: Đánh giá ở mức độ trung bình. Điểm bình quân 1-2: Đánh giá ở mức độ chưa đạt. Ngoài ra, đối với đánh giá một yếu tố, nếu như kết quả khảo sát có một tiêu chí cách điểm bình quân của yếu tố hai bậc thì yếu tố đó sẽ bị hạ bậc so với tiêu chuẩn đánh giá 2.5.3. Quy trình khảo sát, xử lý dữ liệu 2.6. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 2.6.1. Môi trƣờng kiểm soát Từ kết quả khảosát cho thấy có 2/6 tiêu chí được đánh giá ở mức độ tốt là TC1-Việc ban hành quy định, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp (4,7đ) và TC3-Thái độ của lãnh đạo đối với chất lượng kiểm toán và KSCLKT (4,4đ); 2/6 tiêu chí được đánh giá ở mức độ 12 khálà TC2-Việc phổ biến rộng rãi các quy định, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp (3,7đ) và TC6-Thái độ đối với khen thưởng (3,7đ) và 2/6 tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bìnhlà TC4- Năng lực (3đ) và TC5-Phân công, phân nhiệm (2,2đ). Kết quả đánh giá yếu tố Môi trường kiểm soát dựa trên tính bình quân của 6 tiêu chí nêu trên. Qua kết quả đánh giá 6 tiêu chí cho thấy điểm bình quân của yếu tố Môi trường kiểm soát là 3,6đ và không có tiêu chí nào cách 2 bậc so với mức khá. Do đó, yếu tố Môi trường kiểm soát được đánh giá ở mức độ khá. 2.6.2. Đánh giá rủi ro Từ kết quả khảo cho thấy có 1/4 tiêu chí của được đánh giá ở mức độ tốt là TC1-Xác định mục tiêu, trọng tâm kiểm toán (4,3đ); 2/4 tiêu chí được đánh giá ở mức độ khá là TC2-Nhận diện rủi ro (3,3đ) và TC3-Đánh giá rủi ro (3,9đ); 1/4 tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bình là TC4-Biện pháp đối phó với rủi ro (2,7đ). Kết quả đánh giá yếu tố Đánh giá rủi ro dựa trên tính bình quân của 4 tiêu chí nêu trên. Qua kết quả đánh giá 4 tiêu chí cho thấy điểm bình quân của yếu tố Đánh giá rủi ro là 3,5đ và không có tiêu chí nào cách 2 bậc so với mức khá. Do đó, yếu tố Đánh giá rủi ro được đánh giá ở mức độ khá. 2.6.3. Hoạt động kiểm soát Từ kết quả khảo cho thấy có 2/5 tiêu chí của yếu tố được đánh giá ở mức độ tốt là TC1- Thủ tục phê duyệt (4,8đ) và TC5- Đối chiếu việc chỉnh sửa theo ý kiến của Tổ KSCLKT (4,8đ); 1/5 tiêu chí được đánh giá ở mức độ khá là TC3-Mức độ kiểm soát 4 giai đoạn của quy trình kiểm toán (3,7đ) và 2/5 tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bình là TC2-Phân chia nhiệm vụ độc lập, khách quan (2,8đ) và TC4- Phạm vi kiểm soát (2,4đ). 13 Kết quả đánh giá yếu tố Hoạt động kiểm soát dựa trên tính bình quân của 5 tiêu chí. Như vậy, qua kết quả đánh giá 5 tiêu chí cho thấy điểm bình quân của yếu tố Hoạt động kiểm soát là 3,7đ và không có tiêu chí nào cách 2 bậc so với mức khá. Do đó, yếu tố Hoạt động kiểm soát được đánh giá ở mức độ khá. 2.6.4. Thông tin và trao đổi thông tin Từ kết quả khảo sát cho thấy có 3/5 tiêu chí được đánh giá ở mức độ tốt TC2-Tính kịp thời của thông tin (4đ); TC3- Báo cáo kết quả kiểm soát cho Lãnh đạo đơn vị kịp thời, đầy đủ (4,6đ) và TC4- Thiết lập kênh thông tin để trao đổi thông tin với bên ngoài (4,5đ); 2/5 tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bình là TC1-Sự đầy đủ, chính xác của thông tin (2,4đ) và TC5-Chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người cung cấp thông tin (2,4đ). Kết quả đánh giá yếu tố Thông tin và trao đổi thông tin dựa trên tính bình quân của 5 tiêu chí. Như vậy, qua kết quả đánh giá 5 tiêu chí cho thấy điểm bình quân của yếu tố Thông tin và trao đổi thông tin là 3,6đ và không có tiêu chí nào cách 2 bậc so với mức khá. Do đó, yếu tố Thông tin và trao đổi thông tin được đánh giá ở mức độ khá. 2.6.5. Hoạt động giám sát Từ kết quả khảo sát cho thấy có 1/4 tiêu chí được đánh giá ở mức độ tốt là TC1-Đánh giá thường xuyên (4,1đ) và 3/4 tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bìnhlà TC2-Đánh giá định kỳ (2,5đ), TC3-Kiểm tra của cơ quan cấp trên (3đ) và TC4-Điều chỉnh các khiếm khuyết phát hiện qua giám sát (2,1đ). Kết quả đánh giá yếu tố Hoạt động giám sát dựa trên tính bình quân của 4 tiêu chí nêu trên. Như vậy, qua kết quả đánh giá 4 tiêu chí cho thấy điểm bình quân của yếu tố Hoạt động giám sát là 2,9đ 14 và không có yếu tố nào cách 2 bậc so với mức trung bình. Do đó, yếu tố Hoạt động giám được đánh giá ở mức độ trung bình. Tóm lại, từ kết quả đánh giá 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và trao đổi thông tín; Hoạt động giám sát cho thấy điểm bình quân của 5 yếu tố là 3,5đ và chỉ có yếu tố Hoạt động giám sát đánh giá ở mức độ trung bình (cách điểm bình quân 1 bậc). Do đó tính hữu hiệu của công tác KLCLKT được đánh giá ở mức độ khá, điều này có nghĩa là công tác KSCLKT cơ bản đang hoạt động khá hữu hiệu. 2.7. ĐÁNH GIÁ LẠI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA CÔNG TÁC KSCLKT THÔNG QUA PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CỦA CÁC CUỘC KIỂM TRA NỘI BỘ 2.7.1. Những kết quả đạt đƣợc của công tác KSCLKT của KTNN khu vực IIIqua kết quả kiểm tra nội bộ Thứ nhất, qua kiểm tra không phát hiện có trường hợp nào vi phạm đạo đức nghề nghiệp KTV. Điều này cũng phù hợp với kết quả đánh giá TC1-Việc ban hành quy định, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của yếu tố Môi trường kiểm toán ở mức độ tốt. Thứ hai, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực III luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá TC3-Thái độ của lãnh đạo đối với chất lượng kiểm toán và KSCLKT của yếu tố Môi trường kiểm soát và TC1-Đánh giá thường xuyên của yếu tố Hoạt động giám sát được đánh giá ở mức độ tốt. Thứ ba, Kế hoạch KSCLKT của Tổ KSCLKT đều được Kiểm toán trưởng phê duyệt trước khi thực hiện và các báo cáo kết quả KSCLKT đề được Kiểm toán trưởng phê duyệt trước khi gửi cho 15 Đoàn tiếp toán. Điều này là phù hợp với kết quả đánh giá TC1-Thủ tục phê duyệt của yếu tố Hoạt động kiểm soát ở mức độ tốt. Thứ tư, Tổ KSCLKT thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo cho Kiểm toán trưởng. Điều này là phù hợp với kết quả đánh giá TC3- Báo cáo kết quả kiểm soát cho Lãnh đạo đơn vị kịp thời, đầy đủ của yếu tố Thông tin và trao đổi thông tin ở mức độ tốt. Cuối cùng, Tổ KSCLKT của khu vực III đã chỉ ra được các tồn tại trong hoạt động kiểm toán của Đoàn giúp Đoàn chỉnh sửa kịp thời các sai sót trong hoạt động kiểm toán. Điều này cũng phù hợp với đánh giá chung về tính hữu hiệu của công tác KLCLKT ở mức độ khá, công tác KSCLKT cơ bản đang hoạt động khá hữu hiệu. 2.7.2. Những tồn tại, hạn chế của công tác KSCLKT của KTNN khu vực III qua kết quả kiểm tra nội bộ Thứ nhất, đơn vị chưa quy định những tiêu chuẩn cần thiết về năng lực, trình độ chuyên môn đối với KTV làm nhiệm vụ KSCLKT nên còn trường hợp bố trí kiểm toán viên thực hiện KSCLKT không đủ năng, không có kinh nghiệm; KTNN khu vực III cũng không thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm làm việc cho KTV tham gia kiểm soát chất lượng kiểm toán. Điều này cơ bản phù hợp với kết quả đánh giá TC4- Năng lực của yếu tố Môi trường kiểm soát ở mức độ trung bình. Thứ hai là việc phân công, phân nhiệm, còn trường hợp bố trí Tổ trưởng Tổ KSCLKT không phải là Phó phòng trở lên nên không có khả năng điều hành công việc của Tổ KSCLKT; Bố trí KTV tham gia KSCLKT không có kinh nghiệm (KTV mới được tuyển dụng) nên không có khả năng phát hiện các sai sót của các Đoàn kiểm toán. Điều này cơ bản phù hợp với kết quả đánh giá TC5-Phân công, phân nhiệm của yếu tố Môi trường kiểm soát ở mức độ trung bình. Tồn tại 16 này cũng phù hợp với đánh giá TC4- Năng lực của yếu tố Môi trường kiểm soát ở mức độ trung bình. Thứ ba đó là Tổ KSCLK chưa có đánh giá về các nội dung liên quan đến BBKT; chưa nêu rõ BBKT đã được đơn vị được kiểm toán ký xác nhận hay không. Tồn tại này cơ bản phù hợp với kết quả đánh giá TC4-Phạm vi kiểm soát của yếu tố Hoạt động kiểm soát ở mức độ trung bình. Thứ tư là hầu hết các KTV trong Đoàn kiểm toán chưa thực hiện đính kèm bằng chứng kiểm toán trong NKKT điện tử. Việc KTV không đính kèm bằng chứng kiểm toán vào NKKT điện tử trong khi Tổ KSCLKT chỉ chủ yếu kiểm soát trên NKKT điện tử nên hầu như Tổ KSCLKT không kiểm soát bằng chứng kiểm toán trong khi đó bằng chứng kiểm toán rất quan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu lực của kết luận và kiến nghị kiểm toán. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá TC4-Phạm vi kiểm soát của yếu tố Hoạt động kiểm soát ở mức độ trung bình. Đồng thời nó cũng phù hợp với kết quả đánh giá TC1-Sự đầy đủ, chính xác của thông tin của yếu tố Thông tin và trao đổi thông tin ở mức độ trung bình. Thứ năm, qua kiểm tra Vụ Chế độ & KSCLKT phát hiện một số sai sót nhưng Tổ KSCLKT không phát hiện: như trường hợp Tổ KSCLKT không phát hiện các Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán thiếu nội dung so với trọng tâm đã xác định tại KHKT, nguyên nhân của tồn tại này do các Tổ trưởng Tổ kiểm toán nêu trên là Lãnh đạo phòng của các KTV thực hiện KSCLKT nên còn trường hợp nể nang, dè dặt không nêu các sai sót của các Tổ này. Điều này là phù hợp với kết quả đánh giá tiêu chí TC2-Phân chia nhiệm vụ độc lập, khách quan của yếu tố Hoạt động kiểm soát ở mức độ trung bình. Bên cạnh sai sót trên, Vụ Chế độ & KCLKT kiểm toán phát hiện một 17 số sai sót như kết quả kiểm toán giữa BCKT và các tài liệu liên quan chưa thống nhất; các kết quả và kiến nghị nêu trong BCKT chưa tương ứng. Nguyên nhân Tổ KSCLKT không phát hiện các sai sót trên là do năng lực của KTV tham gia KSCLKT. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá TC4- Năng lực và TC5-Phân công, phân nhiệm của yếu tố Môi trường kiểm soát như đã nêu trên. Ngoài ra, từ kết quả kiểm tra nội bộ cho thấy có nhiều sai sót được nêu tại cả 3 Báo cáo kiểm tra. Qua đó cho thấy, KTNN khu vực III chưa tổ chức trao đổi, đánh giá tồn tại, hạn chế trong công tác KSCLKT đã được Vụ Chế độ & KSCLKT chỉ ra để có biện pháp khắc phục, vì vậy khiếm khuyết được phát hiện qua giám sát không được điều chỉnh kịp thời, để lặp đi lặp lại sai phạm. Điều là là phù hợp với kết quả đánh giá TC2-Đánh giá định kỳ và TC4-Điều chỉnh các khiếm khuyết phát hiện qua giám sát của yếu tố Hoạt động giám ở mức độ trung bình. Tóm lại, từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế của công tác KSCLKT tại KTNN khu vực III được nêu tại các Báo cáo kiểm tra của Vụ Chế độ và KSCLKT qua 3 năm cho thấy kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá 12/24 tiêu chí (chiếm 50%) của 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và trao đổi thông tin; Hoạt động giám sát như đã nêu tại mục 2.6; Trong đó kết quả kiểm tra nội bộ đã chứng minh cho kết quả đánh giá qua khảo sát của 7/9 tiêu chí (chiếm 77,8%) được đánh giá ở mức độ trung bình là phù hợp. Như vậy, kết quả đánh giá tính hữu hiệu của công tác KSCKLT ở mức độ khá là phù hợp và khách quan. 18 CHƢƠNG 3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN TẠI KTNN KHU VỰC III 3.1. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC KSCLKT TẠI KTNN KHU VỰC III 3.1.1. Môi trƣờng kiểm soát Theo như kết quả đánh giá tại mục 2.6 thì hai tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bình là TC4- Năng lực và TC5-Phân công, phân nhiệm. Nguyên nhân là do công tác kiểm toán là hoạt động chính của KTNN khu vực III, công tác KSCLKT chỉ là hoạt động hỗ trợ, giúp nâng cao chất lượng kiểm toán. Khi cân đối nhân lực để bố trí cho công tác kiểm toán và công tác KSCLKT thì đơn vị ưu tiên bố trí KTV có năng lực cho công tác kiểm toán. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa 2 đợt kiểm toán liên tiếp nhau là quá ngắn, sau khi kết thúc một cuộc kiểm toán, KTNN khu vực III phải tập trung toàn bộ nhân lực và thời gian cho việc lập BCKT của cuộc kiểm toán trước và xây dựng KHKT của cuộc kiểm toán tiếp theo, không còn thời gian để tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm như nêu trên. 3.1.2. Đánh giá rủi ro Theo như kết quả đánh giá tại mục 2.6 thì TC4-Biện pháp đối phó với rủi ro được đánh giá ở mức độ trung bình. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế này do nhận thức của đơn vị về việc xây dựng biện pháp đối phó rủi ro chưa được thấu đáo, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình, kế hoạch hướng dẫn cụ thể biện pháp đối phó với rủi ro. Bên cạnh đó, một số KTV có năng lực và kinh nghiệm không muốn chia sẻ kinh nghiệm với người khác trong 19 việc đối phó rủi ro nên luôn phản đối xây dựng biện pháp đối phó với rủi ro trong các cuộc họp lấy ý kiến tại KTNN khu vực III. 3.1.3. Hoạt động kiểm soát Theo như đánh giá tại mục 2.6 thì hai tiêu chí thuộc yếu tố được đánh giá ở mức độ trung bình là TC2-Phân chia nhiệm vụ độc lập, khách quan và TC4-Phạm vi kiểm soát. Nguyên nhân do đơn vị không có bộ phận KSCLKT độc lập, chuyên thực hiện công tác KSCLKT nên không tránh khỏi việc phân công nhiệm không được khách quan. Nguyên nhân thứ hai là do các Tổ kiểm toán không gửi kịp thời hồ sơ kiểm toán cho Tổ KSCLKT và các KTV cũng chưa đính kèm bằng chứng kiểm toán vào NKKT điện tử nên Tổ KSCLKT chủ yếu kiểm soát trên NKKT điện tử. 3.1.4. Thông tin và trao đổi thông tin Theo như kết quả đánh giá tại mục 2.6 thì hai tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bình là TC1-Sự đầy đủ, chính xác của thông tin và TC5-Chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người cung cấp thông tin.Nguyên nhân là do kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán được thực hiện liên tục, khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị thứ 1, Tổ kiểm toán tiếp tục triển khai kiểm toán tại đơn vị thứ 2, không có thời gian trống giữa 2 đơn vị được kiểm toán để tập hợp hồ sơ gửi cho Tổ KSCLKT kịp thời. Ngoài ra, các Đoàn kiểm toán đều triển khai kiểm toán tại các địa phương xa như tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, các Tổ kiểm toán không thể gửi toàn bộ hồ sơ ký đóng dấu cho Tổ KSCLKT, chỉ có thể gửi bản mềm qua email nên độ chính xác và tính pháp lý của hồ sơ kiểm toán cung cấp cho Tổ KSCLKT chưa cao. Đối với tồn tại, hạn chế của TC5 là do KTNN khu vực III là cơ quan nhà nước, việc sử dụng kinh phí đều tuân thủ 20 chế độ của nhà nước, không có quy định về khen thưởng đối với các trường hợp cung cấp thông tin. 3.1.5. Hoạt động giám sát Theo như kết quả đánh giátại mục 2.6 cho thấy ba tiêu chí được đánh giá ở mức độ trung bình là TC2-Đánh giá định kỳ, TC3- Kiểm tra của cơ quan cấp trên và TC4-Điều chỉnh các khiếm khuyết phát hiện qua giám sát. Nguyên nhân là do đơn vị phải tập trung thời gian để hoàn thành các cuộc kiểm toán đúng tiến độ, Tổ KSCLKT cũng giải thể để tham gia các cuộc kiểm toán mới nên không còn thời gian để tổ chức các buổi trao đổi, đánh giá thực trạng của công tác KSCLKT. Số lượng và chất lượng cán bộ, công chức của Vụ chế độ & KSCLKT còn hạn chế so với khối lượng công việc phải thực hiện. Và nguyên nhân cuối cùng là do sau mỗi cuộc kiểm toán, KTNN khu vực III chưa tổ chức đánh giá thực trạng công tác KSCLKT nên khiếm khuyết của công tác KSCLKT lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, Lãnh đạo KTNN cũng chưa cương quyết trong việc chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh sửa các khiếm khuyết được phát hiện qua giám sát và do nhận thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_danh_gia_tinh_huu_hieu_cua_cong_tac_kiem_soa.pdf
Tài liệu liên quan