Nội dung
2.2.3.1. Xuyên tạc tiểu sử, sự nghiệp Hồ Chí Minh
Mục đích của những cá nhân, tổ chức thù địch là nhằm đánh đổ “huyền
thoại”, đòi “giải thiêng” Hồ Chí Minh là một người yêu nước, nhân cách đạo
đức cao cả mà các thế hệ người Việt Nam cũng như thế giới, trong đó có tổ
chức UNESCO ghi nhận. Luận điệu này chủ yếu nằm trong số những người
Việt Nam phản động ở nước ngoài, trực tiếp hoặc có liên hệ, chịu ảnh hưởng
của những người làm tay sai cho đế quốc Pháp, Mỹ trước năm 1975.
2.2.3.2. Xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh
Mục đích của họ là phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị
của Người, nhất là giai đoạn hiện nay khi Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao
tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ thể xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh có trong12
tất cả các đối tượng, đặc biệt là những phần tử cơ hội, thoái hóa chính trị ở
trong nước.
2.2.3.3. Xuyên tạc đạo đức, di sản Hồ Chí Minh
Đối với các thế lực chống phá, xuyên tạc Hồ Chí Minh, nếu xét riêng
về những giá trị lịch sử thì có bộ phận là những người “đấu tranh dân chủ” ở
trong nước cho rằng, Hồ Chí Minh là người có công giải phóng dân tộc khỏi
ách thực dân, phong kiến. Tuy nhiên, khi xem xét ở hiện tại và cả tương lai, thì
toàn bộ các chủ thể xuyên tạc đều xuyên tạc, vu cáo khi cho rằng, không có
giá trị, di sản nào của Hồ Chí Minh, thay vào đó là những “di họa” của Người
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hù địch về
chủ nghĩa Mác-Lênin, về Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ, con đường xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án cần tập trung nghiên cứu
Từ thực trạng và đánh giá những nghiên cứu liên quan đến luận án ở
trên, nổi lên những vấn đề đặt ra cho luận án cần tiếp tục nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm rõ nguyên nhân, bối cảnh lịch sử xuất hiện và quá trình
diễn biến các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
8
Thứ hai, làm rõ âm mưu, chủ thể, nội dung, phương thức, thủ đoạn của
các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
Thứ ba, phân tích, làm rõ thực trạng đấu tranh chống các luận điệu
xuyên tạc Hồ Chí Minh; những tồn tại và nguyên nhân của nó.
Thứ tư, trên cơ sở thực trạng, những tồn tại, nguyên nhân và dự báo về
cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh, luận án đề xuất
các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả đấu
tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Số lượng các nghiên cứu trực tiếp, chuyên biệt về các luận điệu xuyên
tạc Hồ Chí Minh là không nhiều. Do vậy, luận án không tiếp cận theo hướng
phân chia nghiên cứu thành trong và ngoài nước hay các mảng sách, đề tài
khoa học, luận văn, luận án, bài viết nghiên cứu, v.v., mà theo diễn trình thời
gian của các nghiên cứu. Theo đó, tổng quan nghiên cứu liên quan đến các
luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh được luận án tiếp cận trên hai nội dung cơ
bản sau: Một là, những nghiên cứu liên quan đến nhận diện các luận điệu
xuyên tạc Hồ Chí Minh. Hai là, những nghiên cứu liên quan đến đấu tranh
chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
Chương 2
NHẬN DIỆN CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH
2.1. KHÁI NIỆM, BỐI CẢNH XUẤT HIỆN VÀ DIỄN BIẾN
2.1.1. Khái niệm
Luận điệu xuyên tạc là điều sai với sự thật được nêu ra nhằm mục
đích xấu.
Luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là điều sai sự thật về Hồ Chí Minh
được nêu ra nhằm mục đích gây tổn hại đến Hồ Chí Minh và những giá trị
của Người với cách mạng Việt Nam. Như vậy, có hai điều kiện để gọi là luận
điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh: một là, điều đó là sai sự thật về Hồ Chí Minh;
hai là, nó nêu ra nhằm mục đích xấu.
9
2.1.2. Bối cảnh xuất hiện và diễn biến
Sự tấn công Hồ Chí Minh của chủ nghĩa thực dân Pháp được diễn ra từ
sớm, gắn với chủ nghĩa chống cộng, chống Đảng Cộng sản Việt Nam và
phong trào đấu tranh cứu nước, cách mạng của nhân dân ta. Tuy nhiên, phải
sau khi lãnh đạo phong trào Việt Minh làm nên thắng lợi cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng Tám, năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì sự
tấn công, xuyên tạc Hồ Chí Minh mới thực sự đậm nét và càng về sau, gắn
liền với bước đi lên của cách mạng cùng với những tác động, biến cố của tình
hình trong nước và thế giới, những luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh càng trở
nên gay gắt. Qua nghiên cứu, chúng tôi chia ra hai thời kỳ lớn của các luận
điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh: thời kỳ từ 1945 đến 1975 khi Hồ Chí Minh là
lãnh tụ, trực tiếp gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ của dân tộc và thời kỳ từ 1975 đến nay khi Hồ Chí Minh trở thành
ngọn cờ, nền tảng tinh thần, tư tưởng cho sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
2.2. CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Âm mưu
2.2.1.1. Luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh nằm trong tổng thể chiến
lược, mục tiêu chống cộng của kẻ thù cách mạng
Hồ Chí Minh là người cộng sản Việt Nam đầu tiên và chính Người đã
lựa chọn, nguyện trung thành và triển khai trong thực tiễn con đường cách
mạng vô sản ở Việt Nam từ những năm 20 thế kỷ XX và đến nay. Tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin đã, đang và sẽ là ngọn cờ dẫn dắt
sự nghiệp của Đảng và cách mạng Việt Nam. Do vậy, Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam dù trong lịch sử hay hiện thực và tương lai luôn là hai
thực thể gắn chặt với nhau. Kẻ thù hay đồng minh cách mạng của Hồ Chí
Minh cũng chính là kẻ thù hay đồng minh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Trên cơ sở hiểu rõ những giá trị Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị,
xã hội Việt Nam, kẻ thù chống phá Người không những là tất yếu, mà đó còn
là nhiệm vụ hàng đầu, số một của chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống chủ
nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
2.2.1.2. Luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh vì mục đích cá nhân,
trong đó chủ yếu là lợi ích kinh tế
Vẻ bề ngoài, chủ thể của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh luôn
khẳng định, “công trình”, “tư liệu” của mình về Hồ Chí Minh là “một cái nhìn
10
công bằng, hiện thực” với thái độ khoa học, không bị tô hồng hay bôi đen,
“hoàn toàn bảo đảm tính khách quan và tính hợp lý”, v.v.. Song, bản chất thực
sự của họ chỉ vì tiền, thậm chí đó là một “nghề” của họ: ở nước ngoài gọi là
nghề “chống cộng, cứu nước” hay nghề “làm chính trị”; còn ở trong nước gọi
là nghề “đấu tranh dân chủ” hay nghề “xuyên tạc lịch sử”.
2.2.1.3. Luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh vì động cơ chính trị của
bản thân
Một số người do ảo tưởng, tham vọng về quyền lực chính trị. Họ có
“máu” chính trị, có tham vọng nhưng lại không phấn đấu bằng con đường
chính đáng mà chọn cách “đi tắt đón đầu”. Bằng cách đầu quân cho các tổ
chức phản động, một số người có ảo tưởng sẽ được “đổi đời” nhanh hơn. Xét
cho cùng vì không đạt được mục đích nào đó của cá nhân (địa vị, tiền tài)
nên họ đã quay lưng lại nói xấu chế độ, Đảng ta và Hồ Chí Minh. Lý tưởng
của họ luôn bị dao động, khi cách mạng thuận lợi thì tỏ ra rất cấp tiến, khi
cách mạng gặp khó khăn thì họ thoái lui, thoả hiệp. Họ luôn thực dụng tính
toán và tìm kiếm cơ hội để đạt danh vọng cá nhân.
2.2.2. Chủ thể
Qua nghiên cứu tổng thể, tác giả xác định chủ thế xuyên tạc Hồ Chí
Minh gồm có:
2.2.2.1. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế
Thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh đã gắn liền với tiến trình
cách mạng Việt Nam gần 100 năm qua và vẫn luôn được Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định là “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và
dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi”. Chính vì vậy, xuyên suốt từ lịch sử cách mạng đến nay, Hồ Chí
Minh cùng với cách mạng Việt Nam luôn chịu sự chống phá từ chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động quốc tế. Đây không những là chủ thể chống phá
đầu tiên, mà nó còn là chủ thể chống phá cơ bản, chủ yếu và lâu dài nhất.
2.2.2.2. Các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài
Các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài có luận
điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh chủ yếu là số ngụy quân, ngụy quyền nằm trong
khoảng 140.000 người chạy theo Mỹ năm 1975 và 10.000 người cộng tác với
chế độ Việt Nam Cộng hòa di cư, bỏ trốn sang nước ngoài sau những đợt học
tập cải tạo và nhiều lý do khác ở Việt Nam. Họ tập hợp nhau lại trong hơn 500
11
tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài và luôn nuôi tư tưởng, tâm lý thù
hận, muốn “phục quốc”, làm tay sai cho nước ngoài, hoặc vì lợi ích cá nhân
mà chống phá cách mạng Việt Nam. Họ viết báo, in sách, lập trang mạng cá
nhân đưa tin, bình luận hay tham gia vào một đảng phái, hội đoàn, “cộng
đồng” khác nhau, song hầu hết đều được các thế lực phản động quốc tế bảo
vệ, tài trợ, giúp sức.
2.2.2.3. Các đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị ở trong nước
Thực tiễn trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khó ở
Việt Nam, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử, thường
xuất hiện những người cơ hội và bất mãn chính trị dưới nhiều màu sắc, mức
độ khác nhau. Đối với luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh, chiếm số đông trong
thành phần này là một số cán bộ, đảng viên hoặc văn nghệ sĩ, nhà báo, trí thức
và nhiều người trong số đó từng tham gia kháng chiến, đã hoặc đang trên
cương vị lãnh đạo cơ quan Đảng, chính quyền. Mỗi người bằng một cách
riêng, hoặc trực tiếp phát biểu, công bố công khai trên các diễn đàn, các
phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên mạng Internet, hoặc gián tiếp qua ẩn
ngữ, dụ ngôn để chống đối, xuyên tạc Hồ Chí Minh.
2.2.2.4. Các đối tượng có nhận thức chính trị thấp kém, lệch lạc hoặc
vì tham danh, hám lợi
Một bộ phận nhân dân do nhận thức thấp kém hoặc chịu tác động, lôi
kéo từ những thế lực thù địch, phản động quốc tế và cơ hội, bất mãn chính trị
trong nước mà hùa theo, phụ họa, nói lại các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
2.2.3. Nội dung
2.2.3.1. Xuyên tạc tiểu sử, sự nghiệp Hồ Chí Minh
Mục đích của những cá nhân, tổ chức thù địch là nhằm đánh đổ “huyền
thoại”, đòi “giải thiêng” Hồ Chí Minh là một người yêu nước, nhân cách đạo
đức cao cả mà các thế hệ người Việt Nam cũng như thế giới, trong đó có tổ
chức UNESCO ghi nhận. Luận điệu này chủ yếu nằm trong số những người
Việt Nam phản động ở nước ngoài, trực tiếp hoặc có liên hệ, chịu ảnh hưởng
của những người làm tay sai cho đế quốc Pháp, Mỹ trước năm 1975.
2.2.3.2. Xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh
Mục đích của họ là phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị
của Người, nhất là giai đoạn hiện nay khi Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao
tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ thể xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh có trong
12
tất cả các đối tượng, đặc biệt là những phần tử cơ hội, thoái hóa chính trị ở
trong nước.
2.2.3.3. Xuyên tạc đạo đức, di sản Hồ Chí Minh
Đối với các thế lực chống phá, xuyên tạc Hồ Chí Minh, nếu xét riêng
về những giá trị lịch sử thì có bộ phận là những người “đấu tranh dân chủ” ở
trong nước cho rằng, Hồ Chí Minh là người có công giải phóng dân tộc khỏi
ách thực dân, phong kiến. Tuy nhiên, khi xem xét ở hiện tại và cả tương lai, thì
toàn bộ các chủ thể xuyên tạc đều xuyên tạc, vu cáo khi cho rằng, không có
giá trị, di sản nào của Hồ Chí Minh, thay vào đó là những “di họa” của Người.
2.2.4. Phương thức, thủ đoạn
Chủ thể xuyên tạc Hồ Chí Minh không từ một thủ đoạn nào dù là xấu
xa nhất. Họ sẵn sàng vu khống, bịa đặt, nói xấu một cách vô liêm sỉ, đổi trắng
thay đen, suy diễn vô căn cứ, phủ nhận công lao, cực đoan, phiến diện, siêu
hình, lấy hiện tượng thay cho bản chất, v.v.. Hình thức diễn đạt của các luận
điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh đa dạng, dùng những ngôn từ trực tiếp hoặc ám
chỉ, thậm chí tệ hại, võ đoán, nói lấy được, chửi bới bậy bạ, vô văn hóa. Cách
thức đăng tải luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh chủ yếu sử dụng trên các
phương tiện thông tin đại chúng, nhất là sử dụng mạng Internet, mạng xã hội.
Thủ đoạn chủ yếu của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh bao gồm:
Một là, vu khống, dựng chuyện, ngụy tạo tài liệu, phủ định các sự kiện, quan
điểm khoa học đúng đắn về Hồ Chí Minh. Hai là, bóp méo, cắt xén, xuyên tạc
sự thật, nhận thức về Hồ Chí Minh. Ba là, so sánh, đối lập cực đoan giữa tư
tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin; Hồ Chí Minh với các học trò,
những người hoạt động cùng thời với Người; giữa hoàn cảnh lúc sinh thời Hồ
Chí Minh với hiện tại
2.3. HẬU QUẢ, TÁC HẠI
Hậu quả các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh có ngay khi xuất hiện
chủ thể và các luận điệu xuyên tạc về Người. Bởi chủ thể xuyên tạc cũng là
một trong những hệ quả mà các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh đưa lại. Tuy
nhiên, tùy từng bối cảnh ra đời, nội dung và các phương thức, thủ đoạn xuyên
tạc Hồ Chí Minh mà mức độ hậu quả và đối tượng chịu tác động có độ nông
sâu khác nhau. Theo chúng tôi, các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh có
những hậu quả sau: Một là, thiếu thống nhất; lệch lạc, giảm nhận thức, phai
nhạt niềm tin chính trị và tinh thần của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân
13
dân vào Hồ Chí Minh với tư cách cá nhân, lãnh tụ, “thần tượng” và “nền tảng
tư tưởng” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, ảnh hưởng xấu đến an ninh tư
tưởng, chính trị - xã hội; đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong Đảng và dân
tộc, cản trở sự nghiệp cách mạng nước ta. Ba là, gây ra những sai lệch nhận
thức, tình cảm của thế giới với Việt Nam.
Tiểu kết chương 2
Có hai thời kỳ chính trong sự phân chia bối cảnh xuất hiện và diễn tiến
các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là thời kỳ từ 1945 đến 1975 và thời kỳ
từ 1975 đến nay. Luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh thực chất là nằm trong
tổng thể chiến lược, mục tiêu chống cộng của kẻ thù cách mạng; vì mục đích
cá nhân, trong đó chủ yếu là lợi ích kinh tế và vì động cơ chính trị của bản
thân. Các chủ thể tấn công, xuyên tạc Hồ Chí Minh là chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động quốc tế; các tổ chức, cá nhân phản động người Việt
Nam ở nước ngoài; đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị ở trong nước và một bộ
phận khác, do nhận thức thấp kém. Nội dung luận điệu xuyên tạc Hồ Chí
Minh có ở tất cả các mặt, từ tiểu sử, sự nghiệp, đến tư tưởng, đạo đức và di sản
của Người. Phương thức, thủ đoạn của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh
luôn được thể hiện tinh vi, thâm hiểm. Họ vừa vu khống, bóp méo, cắt xén sự
thật và nhận thức về Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh, đối lập cực đoan giữa
Hồ Chí Minh của “lịch sử” với các vấn đề của hiện tại theo chiều hướng khen,
chê khác nhau, nhưng tất cả đều đi đến mục đích xuyên tạc, phủ định Người.
Trong thực tế, các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh đã để lại những hậu quả
rất cần được nhận thức và có giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, khắc phục.
Chương 3
ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH
3.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CƠ SỞ ĐẤU TRANH
3.1.1. Khái niệm
Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là hoạt động
phòng, chống âm mưu, hoạt động của các tổ chức, cá nhân lợi dụng những
điều sai sự thật về Hồ Chí Minh, nhằm bảo vệ sự thật và những giá trị của
Người với cách mạng Việt Nam. Chủ thể lãnh đạo cuộc đấu tranh chống các
14
luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lượng
tham gia vào cuộc đấu tranh này là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của cả
hệ thống chính trị. Đối tượng của cuộc đấu tranh không chỉ là hoạt động mà cả
các âm mưu lợi dụng những điều sai sự thật về Hồ Chí Minh để phục vụ mục
đích xấu. Mục đích của cuộc đấu tranh là nhằm bảo vệ sự thật và những giá trị
của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
3.1.2. Các cơ sở đấu tranh
Một là, trên cơ sở sự thật của Hồ Chí Minh được thể hiện qua các văn
kiện, sự kiện, hoạt động chính xác của Người đã được kiểm nghiệm, xác minh
khoa học. Hai là, trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới. Lấy
thực tiễn để đối chiếu, soi rọi vào sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức... của Hồ Chí
Minh là một căn cứ quan trọng, không thể thiếu trong phản bác các luận điệu
xuyên tạc Người. Ba là, trên cơ sở chính trị, pháp lý của Đảng, Nhà nước ta
trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, quy định, pháp lý có liên
quan đến Hồ Chí Minh, vừa nhằm ghi nhận những quan điểm chính thức -
chính thống của Đảng ta về Người; vừa tạo hành lang pháp lý để xử lý những
hành vi xuyên tạc, bôi nhọ Người.
3.2. THỰC TRẠNG ĐẤU TRANH
3.2.1. Thực trạng về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và lực lượng đấu tranh
3.2.1.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh
Nhận thức rõ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, Đảng ta qua các văn kiện thời kỳ
đổi mới đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh phê phán
những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, trong đó có những chỉ thị trực tiếp, quan trọng, gắn với
đấu tranh phòng, chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
3.2.1.2. Về lực lượng đấu tranh
Thể hiện chủ yếu qua thực trạng về số lượng - thành phần và tổ chức,
phối hợp lực lượng.
Một là, về số lượng - thành phần
Đảng ta trong lãnh đạo, tổ chức lực lượng đấu tranh chống quan điểm
sai trái, thù địch bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
luôn khẳng định, đó là sự tham gia, trách nhiệm của “toàn dân tộc, của cả hệ
15
thống chính trị” và “mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tư
tưởng”. Một số lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh được Đảng ta xác
định là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan tư tưởng, lý luận và báo chí.
Hai là, về tổ chức, phối hợp lực lượng
Thực tế thời gian qua, từ chủ trương, lãnh đạo thống nhất của Đảng,
Nhà nước về sự phối hợp đấu tranh phòng, chống các luận điệu sai trái, xuyên
tạc đến việc quán triệt, thực hiện ở các cấp, ngành trong hệ thống chính trị là
khá mạnh mẽ, bài bản, với nhiều tầng nấc, nhất là các lực lượng nòng cốt.
3.2.2. Thực trạng đấu tranh nội dung, chủ thể và phương thức, thủ
đoạn các luận điệu xuyên tạc
3.2.2.1. Về đấu tranh nội dung
Một là, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc tiểu sử, sự nghiệp Hồ
Chí Minh. Điển hình và kéo dài đến hiện nay có hai luận điệu, đó là xuyên tạc
động cơ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 và xuyên tạc sự lựa chọn, con
đường - sự nghiệp gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam của
Hồ Chí Minh. Trước các luận điệu xuyên tạc này, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp phản bác các luận điệu trên và khẳng định
mục đích ra đi tìm đường cứu nước cũng như công lao vĩ đại của sự nghiệp
giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã
khởi xướng, lãnh đạo.
Hai là, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc này, chúng ta dựa trên nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp tiếp cận, vận dụng sáng tạo và
cách thể hiện, diễn đạt tư tưởng của Hồ Chí Minh để khẳng định Hồ Chí
Minh là nhà tư tưởng mác-xít sáng tạo, dù bản thân Người không tự nhận
mình là nhà tư tưởng.
Ba là, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc đạo đức, di sản Hồ Chí
Minh. Thực tế nhân cách, văn hóa, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nhà lãnh đạo, học giả, nhân dân thế giới
ghi nhận, ca ngợi là những thực tế khách quan, hoàn toàn bác bỏ những luận
điệu xuyên tạc về này ở Hồ Chí Minh.
3.2.2.2. Về đấu tranh chủ thể
Hai nội dung nổi bật trong đấu tranh với chủ thể xuyên tạc Hồ Chí
Minh, đó là:
16
Đấu tranh vạch trần, bản chất âm mưu các chủ thể xuyên tạc, được
thực hiện thường xuyên qua hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng, các
chuyên mục trên nhiều báo, đài hoặc trong sách, tài liệu hướng dẫn tuyên
truyền nội bộ, hội thảo, đề tài khoa học, v.v..
Đấu tranh bằng biện pháp tư pháp, pháp lý - ngoại giao và kỹ thuật.
Tùy theo đặc điểm, tính chất, mức độ của luận điệu, các cơ quan chức năng
đều có các biện pháp xử lý khác nhau.
3.2.2.3. Về đấu tranh phương thức, thủ đoạn
Mặt trọng tâm, hàng đầu mang lại hiệu quả đấu tranh với phương thức,
thủ đoạn xuyên tạc Hồ Chí Minh nói riêng là đẩy mạnh công tác nghiên cứu,
tuyên truyền, giáo dục về Người. Trong đấu tranh trực diện với phương thức
của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh chủ yếu trong thời gian có hai điểm:
một là, định hướng tuyên truyền; chủ động, tăng cường cung cấp đầy đủ thông
tin chính thống; hai là, quản lý nguồn thông tin và xử lý các thông tin, tài liệu
sai trái.
3.3. KẾT QUẢ, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
3.3.1. Kết quả
Một là, góp phần vạch trần âm mưu, bản chất, phương thức, thủ đoạn
của chiến lược “diễn biến hòa bình” ở nước ta.
Hai là, góp phần nhận thức lại, rõ hơn về Hồ Chí Minh, qua đó giúp
chúng ta vận dụng sáng tạo, phát triển những giá trị của Người trong thực
tiễn mới.
Ba là, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin, sự đoàn kết, thống nhất,
đồng thuận trong Đảng, dân tộc và toàn xã hội.
3.3.2. Hạn chế
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa thường xuyên và theo kịp
đòi hỏi của tình hình.
Hai là, lực lượng đấu tranh đông nhưng không đồng đều, chưa huy
động, và phát huy được tổng lực; tổ chức, phối hợp còn thiếu thống nhất, chưa
đồng bộ.
Ba là, chưa đấu tranh đầy đủ các luận điệu xuyên tạc; phương thức và
hiệu quả đấu tranh trực diện còn hạn chế.
17
3.3.3. Nguyên nhân
Một là, do những khó khăn trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh và
những đánh giá về Người còn chưa sáng rõ. Nó là nguyên nhân xuất hiện,
tồn tại của các luận điệu xuyên tạc Người và khó khăn trong công tác đấu
tranh chống lại nó.
Hai là, những hạn chế, khuyết điểm của công tác tư tưởng, lý luận và
khó khăn, tiêu cực trong Đảng, xã hội, đất nước có liên quan đến cuộc đấu
tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh. Nó dẫn đến chất lượng
lực lượng đấu tranh còn thấp, giảm thiểu khả năng phòng ngừa và hiệu quả
đấu tranh.
Ba là, do một số nguyên nhân khách quan như sự khủng hoảng của
chủ nghĩa xã hội trên thế giới, mặt trái của xu thế toàn cầu hóa cộng với
những điểm mạnh, lợi thế của chủ nghĩa tư bản; sự phức tạp, khó khăn trong
đấu tranh với các thế lực chống phá Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam nói chung, chủ thể của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí
Minh nói riêng.
Tiểu kết chương 3
Đấu tranh phòng, chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là một
chủ trương kiên quyết và nhất quán của Đảng ta. Đảng ta luôn khẳng định sự
tham gia, trách nhiệm của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, trong đó có
các lực lượng nòng cốt ở cuộc đấu tranh này. Trong đấu tranh trực diện chống
các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh, chúng ta trên cơ sở những sự thật về Hồ
Chí Minh và những giá trị của Người đối với Đảng, dân tộc, nhân dân ta, được
thực tiễn cách mạng nước ta và thế giới kiểm chứng. Không những thế, bằng
nhiều hình thức phong phú, cả trong tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh
nhằm chủ động phòng ngừa và với các biện pháp pháp lý - ngoại giao và kỹ
thuật nhằm ngăn chặn, xử lý phương thức, thủ đoạn của các luận điệu xuyên
tạc, chống phá Người. Ngoài những kết quả nội bật, có ý nghĩa cách mạng to
lớn, đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh còn tồn tại những hạn
chế, khuyết điểm rất cần được chúng ta nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá nhằm
có các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong đấu tranh này thời gian tới.
18
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH
CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH
4.1. DỰ BÁO
4.1.1. Những yếu tố tác động
Cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh hiện nay
đang và tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thế giới và đất nước có nhiều tác động,
chi phối, với những thuận lợi, khó khăn đan xen và cả những diễn biến nhanh
chóng, phức tạp, khó lường định, khó luận giải một cách sáng tỏ rõ ràng.
4.1.2. Những dự báo chủ yếu
Xét một cách tổng quát và chủ yếu nhất, luận án cho rằng, những âm
mưu, thủ đoạn, phương thức, chủ thể xuyên tạc Hồ Chí Minh thời gian tới
không thay đổi nhiều so với những gì nó đang diễn ra.
Luận án dự báo xu hướng biến động chính của các luận điệu xuyên tạc
Hồ Chí Minh trong 10 năm tới như sau:
Một là, âm mưu, bản chất các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong
thời gian tương đối dài nữa sẽ ít có sự biến đổi.
Hai là, chủ thể các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh không thay đổi về đối
tượng, song có sự mở rộng hoặc thu hẹp về số lượng và vai trò ở từng đối tượng.
Ba là, nội dung của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh có sự mở
rộng hơn trước, do tư liệu về Người được bổ sung và mức độ tiếp cận về tư
liệu, dân chủ trong nghiên cứu có nhiều thuận lợi.
Bốn là, phương thức, thủ đoạn các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh có
điểm mới, vừa tinh vi, vừa trắng trợn hơn trước.
4.2. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
Một là, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là cuộc đấu
tranh phức tạp, khó khăn, quyết liệt, lâu dài; phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp,
toàn diện của Đảng, trách nhiệm tham gia và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng làm
công tác tư tưởng, lý luận, báo chí và lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Hai là, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh phải đi
đôi với khẳng định và thúc đẩy sự vận động, phát triển giá trị Hồ Chí Minh
trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
19
Ba là, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh phải kết
hợp, đồng bộ với đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc về chủ
nghĩa Mác-Lênin, về Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đấu tranh
chống chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Bốn là, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh phải kiên
trì, chủ động, kịp thời, có sức thuyết phục cao, kiên định về mục tiêu, nguyên
tắc và linh hoạt về phương thức đấu tranh.
4.3. GIẢI PHÁP
4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến phòng ngừa các luận điệu
xuyên tạc Hồ Chí Minh
4.3.1.1. Nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân
Để phòng ngừa lâu dài trong đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc
Hồ Chí Minh thì một giải pháp quan trọng, đó là nâng cao ý thức, trách nhiệm
chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phải tạo được ý thức tự giác,
hành động tích cực, trách nhiệm tự thân của mọi người trong việc bảo vệ, đấu
tranh, phản bác các luận điệu xuyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_dau_tranh_chong_cac_luan_dieu_xuyen_tac_ho_c.pdf