Tóm tắt Luận án Dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, mặc dù nhận thức được tầm

quan trọng của học bằng làm, nhưng các giảng viên vẫn ít sử dụng học

bằng làm trong dạy học kĩ thuật cơ khí bởi họ thiếu các ý tưởng, quy trình

chỉ dẫn dạy học cụ thể. Các giảng viên vẫn chưa thể hiện rõ vai trò “người

xác lập tiêu chuẩn kĩ thuật và đánh giá” trong dạy học kĩ thuật cơ khí

theo tiếp cận học bằng làm. Các sinh viên cũng ít được tham gia các hoạt

động học bằng làm như nghiên cứu trường hợp, dự án học tập trải

nghiệm, làm việc thực tế. Các nhiệm vụ kĩ thuật chưa cho phép sinh viên

tham gia đầy đủ trong việc trải nghiệm trực tiếp với các thiết bị, máy móc

và hệ thống cơ khí thực tế để tự phát hiện vấn đề cần tối ưu hóa, giải

thích vấn đề, động não giải pháp và thực nghiệm kiểm chứng. Nội dung

dạy học chưa khuyến khích sự sáng tạo, phương pháp dạy học chưa

hướng vào hành động tìm tòi thực nghiệm của sinh viên, chiến lược dạy

học chưa đề cao tính thể nghiệm của sinh viên

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp cận học bằng làm a) Trên thế giới Những quan điểm của các nhà triết học, nhà giáo dục hàng đầu thế giới đã khẳng định, học bằng làm là một kiểu học có sẵn trong sự phát triển con người, nó xảy ra tự nhiên như một điều tất yếu, con người học 5 từ mọi thứ khi họ làm. Nghiên cứu của Bates (2015) đã cho thấy, học bằng làm là một kiểu học tập trải nghiệm xảy ra khi người học tiếp xúc trực tiếp trong các bối cảnh thực tế, và mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (1984) là cách tiếp cận hiệu quả để hiểu và vận hành cách học bằng làm. Vai trò của giảng viên là “người xác lập tiêu chuẩn và người đánh giá”. Những nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng nhấn mạnh rằng, để học tốt thì sinh viên cần phải được tạo điều kiện làm việc nhiều hơn như đọc, viết, thảo luận, hoặc tham gia giải quyết vấn đề hơn là chỉ nghe một cách thụ động. b) Ở Việt Nam Những nghiên cứu của Đặng Thành Hưng (2002), Nguyễn Xuân Lạc (2016), Nguyễn Thế Lộc (2010) và một số tác giả khác đều thừa nhận, học bằng làm là một kiểu học tập cơ bản, định hình kiểu phương pháp dạy học “kiến tạo – tìm tòi” hướng vào hành động thực nghiệm của người học để tự lĩnh hội kiến thức và kỹ năng. 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học kỹ thuật theo tiếp cận học bằng làm a) Trên thế giới Các nghiên cứu của Mills & Treagust (2003), Wurdinger (2005), Clark, Threeton, & Ewing (2010), Savage, Birch & Noussi (2011), Efstratia (2014) và nhà giáo dục kỹ thuật trên thế giới điều thừa nhận, để sinh viên tư duy và thực hành như một kĩ sư, họ phải tham gia giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cùng với ý tưởng sáng tạo, sự lựa chọn các tham số kỹ thuật, sự không chắc chắn của những yếu tố ảnh hưởng. Các nhiệm vụ kỹ thuật trong bối cảnh thực phải là những nội dung không thể thiếu trong dạy học kỹ thuật của sinh viên. b) Ở Việt Nam Các nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (2015), Nguyễn Trọng Khanh (2011), Vũ Thị Lan (2014), Trần Tuyến (2014), Trần Công Sang 6 (2016), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018) và nhiều tác giả khác đều nhấn mạnh vai trò của các bài toán kỹ thuật, các dự án học tập, nghiên cứu trường hợp trong dạy học thực hành kỹ thuật cho sinh viên. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. 1.2. Những khái niệm công cụ 1.2.1. Học bằng làm Học bằng làm là một kiểu học tập trải nghiệm xảy ra khi người học được tham gia hành động trực tiếp trong môi trường thực (hoặc môi trường ảo), trong đó người học tiếp thu các kiến thức hoặc/và kỹ năng thông qua kinh nghiệm trực tiếp đảm đương một nhiệm vụ cụ thể. 1.2.2. Dạy học kỹ thuật cơ khí Dạy học (teaching) là công việc của nhà giáo nhằm gây ảnh hưởng có chủ đích đến người học, hành vi học tập và quá trình học tập của người học, tạo môi trường và điều kiện cần để người học duy trì, cải thiện hiệu quả học tập, kiểm soát quá trình và kết quả học tập của bản thân. Kỹ thuật cơ khí (Mechanical engineering) là một phân ngành kĩ thuật liên quan tới thiết kế, sản xuất, lắp đặt và vận hành các động cơ, máy móc và quy trình sản xuất. Cơ khí bao gồm việc áp dụng các nguyên lí của động lực học, điều khiển, nhiệt động lực học và truyền nhiệt, cơ học chất lưu, sức bền vật liệu, khoa học vật liệu, điện tử học và toán học. Dạy học kỹ thuật cơ khí là một nhiệm vụ của người giảng viên kỹ thuật cơ khí ở trường đại học, trong đó họ dạy cho sinh viên các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành để thiết kế, chế tạo và vận hành các máy móc và hệ thống cơ khí thông qua quá trình học tập các học phần kỹ thuật cơ khí. 1.2.3. Dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm là một kiểu dạy học lấy hành động tìm tòi, thực nghiệm của sinh viên làm 7 trung tâm, trong đó giảng viên xử lí nội dung kỹ thuật cơ khí thành các nhiệm vụ hành động cụ thể gắn với các sự kiện, vấn đề thực tế để tổ chức cho sinh viên thực hiện học bằng làm. 1.3. Xây dựng mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học 1.3.1. Cách tiếp cận học bằng làm Có nhiều quan điểm khác nhau về “học bằng làm”, tuy nhiên nghiên cứu này sử dụng quan điểm của Bates (2015) cho rằng, học bằng làm là một kiểu học tập trải nghiệm xảy ra khi người học trực tiếp tham gia hành động trong bối cảnh cụ thể. Mô hình học bằng làm chính là mô hình học tập trải nghiệm (đặc biệt là mô hình của Kolb (1984)) nhưng nhấn mạnh hành động làm việc trực tiếp của người học. 1.3.2. Mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học Mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học cần phản ánh đầy đủ các nhiệm vụ/công việc mà các kĩ sư cơ khí gồm: (1) Phân tích các vấn đề thực tế để xem xét các thiết bị cơ khí có thể giúp giải quyết vấn đề như thế nào. (2) Động não giải pháp, thiết kế hoặc thiết kế lại các thiết bị, máy móc, hệ thống cơ khí với sự hỗ trợ của máy tính như CAD, CAM... (3) Chế tạo và thử nghiệm các nguyên mẫu (4) Giám sát, vận hành quá trình sản xuất thiết bị, sản phẩm cơ khí. Luận án đã sử dụng mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (1984) để phát triển mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí (Hình 1.1). 8 Hình 1.1: Mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học Sinh viên kĩ thuật cơ khí học bằng làm qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Trải nghiệm kĩ thuật. Sinh viên trải nghiệm trực tiếp với các thiết bị, máy móc và hệ thống cơ khí để nhận biết vấn đề kĩ thuật. - Giai đoạn 2: Khám phá kĩ thuật. Sinh viên sử dụng mô phỏng máy tính hoặc nghiên cứu các tài liệu kĩ thuật để giải thích cho những hiện tượng quan sát của họ. - Giai đoạn 3: Sáng tạo kĩ thuật. Sinh viên động não các ý tưởng, xây dựng giả thuyết, tính toán lí thuyết và đưa ra các quyết định hợp lí cho các nhiệm vụ cần giải quyết. - Giai đoạn 4: Thử nghiệm kĩ thuật. Sinh viên tiến hành chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu, và đánh giá kết quả. 9 1.4. Những vấn đề chung về dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm 1.4.1. Bản chất Bản chất của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận bằng làm là kiểu dạy học có chức năng kiến tạo các nhiệm vụ kỹ thuật và tạo lập môi trường thực nghiệm để sinh viên tham gia hành động trực tiếp để kiến tạo tri thức tích cực. 1.4.2. Nguyên tắc (1) Phải xây dựng được các nhiệm vụ kỹ thuật gắn với các vấn đề thực tế để giao cho sinh viên thực hiện. (2) Phải sử dụng các chiến lược và môi trường dạy học thực nghiệm (laboratory training) 1.4.3. Đặc điểm - Về nội dung dạy học: Phù hợp với các nội dung kiến thức về (1) thiết kế kỹ thuật, (2) chế tạo (gia công, vận hành) kỹ thuật. - Về phương pháp dạy học: Đào tạo thực nghiệm (laboratory training) là đặc điểm cốt lõi về phương pháp dạy học theo tiếp cận học bằng làm. - Về chiến lược dạy học: Các chiến lược dạy học mang “tính thể nghiệm” là đặc điển chính của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. - Về phương tiện dạy học và học liệu: hỗ trợ cho việc thực nghiệm, thực hành. 1.4.4. Một số phương pháp dạy học theo tiếp cận học bằng làm - Tìm tòi di chuyển: Giảng viên lập kế hoạch để sinh viên thực hiện hành động di chuyển đối tượng nghiên cứu từ tình huống này sang tình huống khác để đối tượng tự bộc lộ thuộc tính, đặc điểm, chức năng. Nhờ vậy, sinh viên có thể quan sát, phát hiện, điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu để thực nghiệm các ý tưởng của cá nhân. 10 - Tìm tòi biến đổi: Giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hiện hành động biến đổi đối tượng nghiên cứu từ trạng thái này sang trạng thái khác để đối tượng tự bộc lộ thuộc tính và bản chất. Từ đó, sinh viên hiểu được khái niệm hoặc kỹ năng cần lĩnh hội trên con đường chế tạo sản phẩm thực tế. Mô hình tìm tòi di chuyển và tìm tòi biến đổi có thể kết hợp với nhau để làm sáng tỏ các đối tượng kỹ thuật. 1.5. Động lực học tập của sinh viên đại học ngành kỹ thuật cơ khí có tác động đến dạy học theo tiếp cận học bằng làm - Động lực học tập đối với bài giảng kỹ thuật của giảng viên - Động lực học tập đối với các nhiệm vụ kỹ thuật Kết luận chương 1 Nghiên cứu tổng quan về các tài liệu ở trong và ngoài nước cho thấy, chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến việc dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. Kết quả nghiên cứu lý luận đã khẳng định, học bằng làm là một kiểu học tập trải nghiệm xảy ra khi người học trực tiếp tham gia hành động trong bối cảnh cụ thể. Luận án đã xây dựng được các khái niệm cơ bản như (1) học bằng làm, (2) dạy học kỹ thuật cơ khí, (3) dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học trên cơ sở tiếp cận học bằng làm theo mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (1984). Phân tích bản chất, nguyên tắc, đặc điểm của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC KỸ THUẬT CƠ KHÍ Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN HỌC BẰNG LÀM 2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm trong các học phần thích hợp với học bằng làm. 2.2. Thiết kế phương pháp khảo sát 2.2.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát (1) Đối tượng khảo sát Giảng viên dạy kĩ thuật cơ khí, sinh viên chuyên ngành kĩ thuật cơ khí hệ chính qui tập trung, đã và đang học tập khối kiến thức chuyên ngành kĩ thuật cơ khí tại các trường đại học kĩ thuật. (2) Địa bàn khảo sát Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên, và Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Nam Định là các trường đại học kĩ thuật đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. 2.2.2. Nội dung, công cụ và quy mô khảo sát (1) Nội dung khảo sát Thực trạng dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm được tập trung vào 5 nội dung chính gồm: - Mức độ sử dụng học bằng làm so với các kiểu học tập khác trong dạy học kĩ thuật cơ khí. - Sự thể hiện vai trò của giảng viên trong dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. - Mức độ các hoạt động học tập chủ động của sinh viên trong dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. - Các nội dung học tập của sinh viên trong dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. - Các đặc điểm của dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng 12 làm. (2) Công cụ khảo sát Phiếu khảo sát. (3) Quy mô khảo sát Về khảo sát bằng phiếu hỏi: sinh viên: 300 phiếu, giảng viên: 100 phiếu. Về phỏng vấn: 30 người (giảng viên: 10 người, sinh viên: 20 người) bằng cách gọi điện thoại để trao đổi trực tiếp. 2.2.3. Phương thức tiến hành và kĩ thuật xử lí số liệu (1) Phương thức và thời gian tiến hành: Gửi trực tiếp phiếu điều tra hoặc gửi qua email. Thời gian tiến hành từ tháng 8 năm 2018. (2) Kĩ thuật xử lí số liệu: Phần mềm SPSS 22.0 với các bài kiểm định Mann-Whitney, Kruskall-Wallis, Cronbach Alpha, EFA, Friedman. (3) Kĩ thuật đánh giá số liệu: Tính điểm trung bình và chọn mức điểm tối thiểu “3.4” trở lên để đánh giá mức độ thành công của dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. 2.3. Kết quả khảo sát và thảo luận Kết quả chung với 400 phiếu được gửi đi, nghiên cứu này đã nhận được 350 phiếu hợp lệ, trong đó giảng viên kĩ thuật cơ khí là 95 phiếu (27%), sinh viên kĩ thuật cơ khí là 255 phiếu (73%). 2.3.1. Mức độ sử dụng học bằng làm so với các kiểu học tập khác trong dạy học kĩ thuật cơ khí Giảng viên vẫn ít sử dụng kiểu học bằng làm trong dạy học kĩ thuật cơ khí. 2.3.2. Sự thể hiện vai trò của giảng viên trong dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Vai trò “người xác lập tiêu chuẩn và đánh giá” chưa được giảng viên chú trọng áp dụng trong dạy học kĩ thuật cơ khí. 2.3.3. Mức độ các hoạt động học tập chủ động của sinh viên trong 13 dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Việc học bằng làm của sinh viên chủ yếu là các ví dụ minh họa có sẵn, các bài tập mang tính qui định, cứng nhắc, ít cho phép sinh viên hành động thực sự để giải quyết các vấn đề kĩ thuật thực tế. 2.3.4. Các nội dung học tập của sinh viên trong dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Các nhiệm vụ kĩ thuật chưa cho phép sinh viên được tiếp xúc trực tiếp trong thực tế để tự mình phát hiện vấn đề kĩ thuật, lí giải những hiện tượng xuất hiện trong vấn đề cần giải quyết. 2.3.5. Các đặc điểm của dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm cho sinh viên Các nhiệm vụ kĩ thuật chưa gắn với các bối cảnh thực tế, phương pháp dạy học chưa hướng vào hành động tìm tòi thực nghiệm, chiến lược dạy học chưa phát huy tính thể nghiệm của sinh viên trong bối cảnh thực. Kết luận chương 2 Giảng viên vẫn chưa định hình một kiểu học tập rõ ràng cho sinh viên trong dạy học kỹ thuật cơ khí. Vai trò “người xác lập tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá” trong dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm được thể hiện khá mờ nhạt. Việc sử dụng các hoạt động học tập chủ yếu đề cao vai trò của giảng viên trong lớp học, ít cho phép sinh viên hành động thực sự trong thực tế. Các nhiệm vụ kỹ thuật chưa cho phép sinh viên được tiếp xúc trực tiếp để học bằng làm thực sự. Nội dung dạy học còn ít gắn với các sự kiện thực tế và thúc đẩy sự sáng tạo của sinh viên, phương pháp dạy học chưa dựa trên hành động tìm tòi thực nghiệm, chiến lược dạy học chưa đề cao tính thể nghiệm của sinh viên. CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THIẾT KẾ DẠY HỌC KỸ THUẬT CƠ KHÍ Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN HỌC BẰNG LÀM 14 3.1. Nhiệm vụ 1: Phân tích chương trình đào tạo đại học ngành kỹ thuật cơ khí (minh họa tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) 3.1.1. Cấu trúc chương trình Các mục tiêu và nội dung về thiết kế kỹ thuật, chế tạo, gia công, vận hành máy móc, hệ thống kỹ thuật cơ khí là phù hợp với dạy học theo tiếp cận học bằng làm. 3.1.2. Định hướng lựa chọn nội dung kỹ thuật cơ khí thích hợp với học bằng làm (1) Tập trung vào nội dung về thiết kế, chế tạo, gia công hoặc vận hành máy móc và hệ thống cơ khí thực tế. (2) Chứa đựng các nhiệm vụ, thách thức kỹ thuật từ các sự kiện thực tế phức tạp. (3) Tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí. 3.2. Nhiệm vụ 2: Thiết kế nhiệm vụ kỹ thuật cơ khí trong dạy học theo tiếp cận học bằng làm 3.2.1. Tiêu chí chung của các nhiệm vụ kỹ thuật cơ khí (1) Là nhiệm vụ kỹ thuật mang tính mở (2) Tập trung giải quyết các vấn đề kỹ thuật cơ khí trong thực tế (3) Định hướng thực hành, lao động (4) Đề cao nỗ lực làm việc của cá nhân hơn so với hợp tác nhóm 3.2.2. Công việc 2.1: Thiết kế nhiệm vụ chế tạo và vận hành kỹ thuật cơ khí dưới dạng nghiên cứu trường hợp 3.2.2.1. Ý nghĩa của nghiên cứu trường hợp trong dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Trường hợp là dựa trên sự thật, các vấn đề phức tạp được viết ra để kích thích tư duy và hành động của sinh viên. Sử dụng nghiên cứu trường hợp trong dạy học chế tạo và vận hành cơ khí là dạy bằng việc sử dụng tình huống kỹ thuật thực tế mà người kĩ sư cơ khí phải đối mặt 15 3.2.2.2. Quy trình thiết kế nghiên cứu trường hợp trong dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Bước 2: Lựa chọn nghiên cứu trường hợp Bước 3: Biên soạn nghiên cứu trường hợp 3.2.2.3. Minh họa thiết kế nhiệm vụ kỹ thuật trong “Bài 5: Tiện trụ bậc” – học phần “Thực hành cắt gọt 1” 3.2.3. Công việc 2.2: Thiết kế nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật cơ khí dưới dạng dự án học tập trải nghiệm 3.2.3.1. Ý nghĩa của dự án học tập trải nghiệm (Experiential learning project) trong dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Dự án học tập trải nghiệm chính là một nhiệm vụ dạy học hiệu quả trong dạy học thiết kế kỹ thuật cho các vấn đề kỹ thuật thực tế. 3.2.3.2. Quy trình thiết kế dự án học tập trải nghiệm trong dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Bước 1: Lựa chọn chủ đề và thiết lập mục tiêu ban đầu Bước 2: Xây dựng câu hỏi định hướng dự án Bước 3: Chuẩn bị phương tiện và học liệu hỗ trợ 3.2.3.3. Minh họa thiết kế dự án học tập trải nghiệm trong học phần “Đồ án công nghệ chế tạo máy” 3.3. Nhiệm vụ 3: Thiết kế chiến lược dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm 3.3.1. Công việc 3.1: Thiết kế dạy học chế tạo và vận hành kỹ thuật cơ khí dựa vào nghiên cứu trường hợp 3.3.1.1. Cách tiếp cận dạy học Nghiên cứu trường hợp theo kiểu thực nghiệm trong phòng LAB – xưởng thực hành là phù hợp để dạy học các nội dung về chế tạo và vận hành kỹ thuật cơ khí. 3.3.1.2. Tiến trình dạy học Dạy học chế tạo và vận hành cơ khí dựa vào nghiên cứu trường 16 hợp thường được tiến hành theo hai giai đoạn: 1/ Định hướng học tập; 2/ Nghiên cứu giải quyết vấn đề. 3.3.1.3. Minh họa tổ chức dạy học “Bài 5: Tiện trụ bậc” – học phần Thực hành cắt gọt 1 3.3.2. Công việc 3.2: Thiết kế dạy học thiết kế kỹ thuật cơ khí dựa vào dự án học tập trải nghiệm 3.3.2.1. Cách tiếp cận dạy học Dự án học tập trải nghiệm trong dạy học thiết kế kỹ thuật cơ khí là dạng dự án kiến tạo có quĩ thời gian thực hiện lớn, mang tính thực nghiệm. 3.3.2.2. Tiến trình tổ chức dạy học dựa vào dự án học tập trải nghiệm Tiến trình dạy học dựa vào dự án học tập trải nghiệm thường bao gồm 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Định hướng dự án, Giai đoạn 2: Thực hiện dự án; Giai đoạn 3: Kết thúc dự án. 3.3.2.3. Minh họa tiến trình dạy học “Đồ án công nghệ chế tạo máy” 3.4. Nhiệm vụ 4: Thiết kế đánh giá kết quả học tập trong dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm 3.4.1. Định hướng các tiêu chí đánh giá - Tính thích hợp: Giải pháp có thích hợp với vấn đề đưa ra không? - Tính khả thi: Liệu giải pháp đó có thể được triển khai về mặt nguồn lực tài chính, thời gian, nhân lực trong bối cảnh thực? - Tính hiệu quả: Liệu giải pháp đề ra có thể giải quyết vấn đề không? - Tính mới mẻ: Đó là những giải pháp mới hay chỉ là những cách làm, thủ tục tiêu chuẩn định sẵn? Ngoài ra còn có các tiêu chí đánh giá sản phẩm, báo cáo, trình diễn... 3.4.2. Quy trình xây dựng công cụ đánh giá Bước 1: Xác định mục tiêu/kết quả học tập Bước 2: Lựa chọn kỹ thuật đánh giá Bước 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá Bước 4: Tổ chức hoạt động đánh giá 17 3.4.3. Minh họa xây dựng công cụ đánh giá 3.4.3.1. Minh họa xây dựng công cụ đánh giá cho “Bài 5: Tiện trụ bậc” – học phần Thực hành cắt gọt 1. 3.4.3.2. Minh họa xây dựng công cụ đánh giá trong “Đồ án công nghệ chế tạo máy”. Kết luận chương 3 Các nội dung về thiết kế kỹ thuật, chế tạo, vận hành máy móc, hệ thống kỹ thuật cơ khí là phù hợp với dạy học theo tiếp cận học bằng làm. Có hai dạng nhiệm vụ kỹ thuật cơ khí thích hợp với học bằng làm gồm: (1) nhiệm vụ chế tạo, vận hành kỹ thuật cơ khí dưới dạng nghiên cứu trường hợp; (2) nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật cơ khí dưới dạng dự án học tập trải nghiệm. Việc triển khai dạy học các nhiệm vụ kỹ thuật cơ khí cần phải dựa vào các chiến lược dạy học thích hợp gồm: (1) dạy học chế tạo và vận hành kỹ thuật cơ khí dựa vào nghiên cứu trường hợp, (2) dạy học thiết kế kỹ thuật cơ khí dựa vào dự án học tập trải nghiệm. Đánh giá kết quả học tập trong dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm phải bao quát cả quá trình học tập và sản phẩm của sinh viên. Trong đó, đánh giá quá trình là yếu tố cốt lõi của kết quả học tập. Luận án đã áp dụng quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm để minh họa dạy học hai chủ đề là: (1) “Bài 5: Tiện trụ bậc” – học phần Thực hành cắt gọt 1; (2) Đồ án công nghệ chế tạo máy. CHƯƠNG 4: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia 4.1.1. Mục đích Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của quy trình thiết kế dạy học 18 kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm trong bối cảnh các trường đại học kĩ thuật tại Việt Nam. 4.1.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này đã lựa chọn 30 chuyên gia gồm: Kỹ thuật cơ khí (15 thành viên), Sư phạm (15 thành viên). Một bảng hỏi gồm các tiêu chí đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm đã được thiết kế để thu thập dữ liệu. 4.1.3. Kết quả nghiên cứu 100% chuyên gia có trình độ tiến sĩ trở lên. Trình độ học vấn của chuyên gia trong cả hai lĩnh vực là tương đương nhau, không có sự khác biệt lớn. 4.1.4. Thảo luận (1) Về tính cần thiết của các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Phân tích Friedman trong SPSS cho thấy, các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm là cần thiết (với mean > 3.4 trong tất cả các trường hợp). (2) Về tính khả thi của các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Phân tích Friedman trong SPSS cho thấy, các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm là khả thi (với mean > 3.4 trong tất cả các trường hợp). (3) Về chất lượng thiết kế bài học minh họa trong dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm Các bài minh họa được thiết kế là có chất lượng tốt, qua đó đã khẳng định chất lượng các bài giảng để tiến hành thực nghiệm sư phạm. 19 4.2. Thực nghiệm sư phạm 4.2.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá tác động của quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên ở các nội dung kĩ thuật cơ khí thích hợp với học bằng làm. 4.2.2. Thiết kế nghiên cứu 4.2.2.1. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm - Địa bàn thực nghiệm: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, thời gian thực nghiệm từ tháng 8 năm 2018. - Đối tượng thực nghiệm: 40 sinh viên lớp 2303101 khóa K12 đang học tập học phần “Thực hành cắt gọt 1”, được chia thành nhóm thực nghiệm (20 sinh viên) và nhóm đối chứng (20 sinh viên) để thực nghiệm nội dung chế tạo và vận hành kỹ thuật cơ khí. Và 40 sinh viên lớp 0103132 khóa K10 đang học tập học phần “Đồ án Công nghệ chế tạo máy”, được chia thành nhóm thực nghiệm (20 sinh viên) và nhóm đối chứng (20 sinh viên) để thực nghiệm nội dung thiết kế kỹ thuật cơ khí. 4.2.2.2. Nội dung, tài liệu, giảng viên tham gia thực nghiệm và công cụ đo lường kết quả thực nghiệm a) Đối với thực nghiệm nội dung về chế tạo và vận hành cơ khí Nội dung thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm “Bài 5: Tiện trụ bậc” trong học phần “Thực hành cắt gọt 1” với thời lượng 12 giờ, thời gian thực hiện là ngày 05&12/09/2018, học kì 1 năm học 2018-2019. Tài liệu thực nghiệm: (1) Nhiệm vụ Tiện bán trục động cơ xe máy Vespa 150 đã được thiết kế, (2) Áp dụng chiến lược dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp, (3) Công cụ đánh giá kết quả học tập. Giảng viên tham gia thực nghiệm: Giảng viên tham gia giảng dạy ở cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 20 Công cụ đo lường kết quả: Thi viết (5 điểm), Thi thực hành (5 điểm). b) Đối với thực nghiệm nội dung về thiết kế kỹ thuật Nội dung thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm học phần “Đồ án công nghệ chế tạo máy” với thời lượng 2 tín chỉ, thời gian thực hiện từ 14/8-21/11/2018. Tài liệu thực nghiệm: (1) Các nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật cho học phần “Đồ án công nghệ chế tạo máy”, (2) Áp dụng chiến lược dạy học dựa vào dự án học tập trải nghiệm, (3) Công cụ đánh giá kết quả học tập. Giảng viên tham gia thực nghiệm: Giảng viên Nguyễn Tiến Sỹ và Nguyễn Mai Anh tham gia giảng dạy ở cả nhóm TN và nhóm ĐC. Công cụ đo lường: Vấn đáp (3 điểm), chấm báo cáo thuyết minh (3 điểm), Chấm sản phẩm (4 điểm). 4.2.2.3. Đánh giá quá trình học tập của sinh viên Về kiến thức chuyên môn Về kỹ năng chuyên nghiệp Về thái độ. 4.2.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm 4.2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.2.4.1. Về dạy học chế tạo và vận hành kỹ thuật cơ khí Việc sử dụng kết hợp ba nhiệm vụ thiết kế gồm (1) các nhiệm vụ chế tạo và vận hành kĩ thuật cơ khí dưới dạng nghiên cứu trường hợp, (2) dạy học chế tạo và vận hành kĩ thuật cơ khí dựa vào nghiên cứu trường hợp, (3) đánh giá kết quả học tập trong dạy học theo tiếp cận học bằng làm đã tác động tích cực đến kết quả học tập nội dung “vận hành và chế tạo cơ khí” của sinh viên. 4.2.4.2. Về dạy học thiết kế kỹ thuật cơ khí Việc sử dụng kết hợp ba nhiệm vụ thiết kế gồm (1) các nhiệm vụ thiết kế kĩ thuật cơ khí dưới dạng dự án học tập trải nghiệm, (2) dạy học thiết 21 kế kĩ thuật cơ khí dựa vào dự án học tập trải nghiệm, (3) đánh giá kết quả học tập trong dạy học theo tiếp cận học bằng làm đã tác động tích cực đến kết quả học tập nội dung “thiết kế kĩ thuật” của sinh viên. 4.2.4.3. Tác động của các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm đến quá trình học tập của sinh viên Quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm đã có tác động tích cực đến quá trình học tập của sinh viên. Kết luận chương 4 Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia đã khẳng định, quy tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_day_hoc_ky_thuat_co_khi_o_dai_hoc_theo_tiep.pdf