Tóm tắt Luận án Dạy học nghiệp vụ Sư phạm dựa vào dự án cho sinh viên Đại học ngành giáo dục Tiểu học

Các biện pháp thiết kế dạy học nghiệp vụ sư phạm dựa vào dự

án

3.1.1. Hướng dẫn sinh viên thiết kế dự án học tập

3.1.1.1. Hỗ trợ sinh viên lựa chọn chủ đề để thiết kế dự án

a) Đặc điểm nội dung NVSP trong đào tạo giáo viên tiểu học

trình độ đại học

- Có bộ phận mang tính liên môn và có nhiều bộ phận độc lập

- Tích hợp giữa lí thuyết và thực hành chưa cao

- Gắn với thực tiễn chưa cao và tính chuyên nghiệp chưa cao

- Tổ chức học tập trải nghiệm tương đối dễ dàng

b) Gợi ý một số chủ đề nội dung NVSP có thể chọn để thiết

kế dự án học tập

Hầu hết nội dung NVSP ở các môn và học phần đều có thể

chuyển thành chủ đề dự án nếu biết xử lí và qui chúng thành các kĩ năng

nghề nghiệp cơ bản của nhà giáo tiểu học, chung cho nhiều lĩnh vực dạy

học và chuyên biệt cho dạy học từng môn học. Nội dung NVSP ở

Phương pháp dạy học bộ môn rất phong phú, hầu hết đều có thể chuyển

thành các kĩ năng và chọn một hay một nhóm kĩ năng để làm chủ đề dự

án, ví dụ Kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo môn Khoa học ở tiểu học, Kĩ

năng dạy học Khoa học theo hướng tìm tòi bằng thực nghiệm, Kĩ năng

dạy học ngôn ngữ đối thoại cho HS tiểu học GV gợi ý hàng loạt chủ

đề học tập NVSP để SV lựa chọn qua thảo luận nhóm hoặc hình thức

nào đó do các em quyết định. Nếu cần GV có thể tư vấn.

c) Nội dung dự án

Thiết kế nội dung của dự án cần làm rõ: 1/ Chủ đề của dự án có

những hoạt động nào?; 2/ Từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong

việc đạt được mục tiêu toàn dự án . Có thể chia hoạt động theo vấn đề

cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của chủ đề. Mỗi nội dung

nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề có thể được xây dựng

thành một hoặc vài hoạt động học tập khác nhau.

Những hoạt động chính SV phải thực hiện trong tiến trình thực

hiện dự án, bao gồm: hoạt động thực hành, luyện tập; nghiên cứu, giải

quyết vấn đề; lên ý tưởng cho dự án; thảo luận xác định sản phẩm cuối

cùng của dự án; thiết kế và tạo cấu trúc cho dự án; thu thập thông tin và16

dữ liệu; tập hợp và phân tích dữ liệu; đánh giá, chọn lọc và xử lí tư liệu;

xây dựng kế hoạch làm việc nhóm; chuẩn bị phương tiện, học liệu và

các nguồn lực để thực hiện dự án; chuẩn bị môi trường học dã ngoại;

báo cáo thử sản phẩm trước nhóm, báo cáo sản phẩm cuối cùng trước

nhóm khác và GV; lập kế hoạch và tiến hành đánh giá sản phẩm và tiến

trình thực hiện dự án.

 

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học nghiệp vụ Sư phạm dựa vào dự án cho sinh viên Đại học ngành giáo dục Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án học tập Dạy học dựa vào dự án đòi hỏi phải có các dự án học tập. Trong luận án khái niệm dự án học tập được hiểu là kiểu dự án được thiết kế và thực hiện bởi người học trong quá trình dạy học dưới sự hỗ trợ của Giáo viên nhằm các mục đích giáo dục và phát triển người học. Dự án học tập chính là môi trường thể hiện sự thống nhất cao độ của nội dung học tập và các hoạt động của người học. Học trình dựa vào dự án luôn có tính tích hợp, tính thực tế, tính hợp tác và nhiều cơ hội để người học thể hiện mình, nó kết hợp một số dự án thành chuỗi phù hợp với chuẩn hay mục tiêu học tập. Về nguyên tắc, cho dù dự án học tập ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp như trường nghề, các đại học có mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhưng chúng trước hết vẫn là các kế hoạch phát triển người học và phần nào phát triển nghề nghiệp cho nhà giáo. 7 1.3.1.3. Học tập dựa vào dự án Dựa vào các DAHT, người học tiến hành công việc học của mình theo thiết kế dự án, còn giáo viên sử dụng chúng như là công cụ quản lí, lãnh đạo quá trình học tập và người học, cũng như làm môi trường để tổ chức nội dung và các hoạt động giáo dục hiệu quả, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học có tính chất xã hội hóa cao. Khi dạy học dựa vào dự án, thì các dự án học tập chính là đơn vị nội dung và đơn vị hoạt động để tổ chức học trình đó, tương tự như trong hệ bài - lớp thì bài học là đơn vị. Như vậy, học tập dựa vào dự án là chiến lược học tập thông qua các hoạt động thiết kế và thực hiện dự án học tập của người học, trong đó tiến trình thực hiện dự án chính là quá trình học tập, sản phẩm của dự án phản ánh kết quả học tập đã xác định tuy chúng không đồng nhất là một. 1.3.1.4. Dạy học dựa vào dự án Có thể hiểu rằng dạy học DVDA là kiểu hay chiến lược dạy học trong đó người học tiến hành việc học tập thông qua các dự án học tập, chứ không thông qua các bài học thông thường truyền thống. Như vậy, dạy học dựa vào dự án là một chiến lược hay kiểu tổ chức dạy học mà đặc trưng cơ bản là tạo ra môi trường học tập năng động, hợp tác, thân thiện bằng tiến trình thực hiện dự án học tập, trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, mang tính mở, có sự kết hợp trực tiếp lí thuyết và thực tiễn, đòi hỏi tính tự lực và trách nhiệm cá nhân cao của người học trong toàn bộ quá trình học tập, dẫn đến những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu và kết quả học tập gắn liền với sản phẩm của dự án. 1.3.2. Đặc điểm của dự án học tập trong dạy học nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học 1.3.2.1. Những tiêu chí sư phạm của dự án học tập a) Tiến trình dạy học dựa vào dự án Theo nhiều người [Alan & Stoller (2005), Stoller (1997) Sheppard & Stoller (1995)], qui trình dạy học dựa vào dự án nên có 10 bước: 1. Người học và Giáo viên thỏa thuận và nhất trí với nhau về chủ đề và ý tưởng của dự án. 2. Người học và Giáo viên cùng nhau thảo luận để xác định sản phẩm cuối cùng của dự án. 3. Người học và Giáo viên cùng nhau thiết kế và tạo cấu trúc 8 cho dự án. 4. Giáo viên chuẩn bị để giúp người học sẵn sàng trước yêu cầu thu thập thông tin và dữ liệu. 5. Người học thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết. 6. Giáo viên chuẩn bị để giúp người học sẵn sàng trước yêu cầu tập hợp và phân tích dữ liệu. 7. Người học tập hợp và phân tích dữ liệu. 8. Giáo viên chuẩn bị để giúp người học sẵn sàng về ngôn ngữ và các kĩ năng được sử dụng trong khi tiến hành dự án. 9. Người học trình bày sản phẩm cuối cùng. 10. Người học đánh giá dự án. b) Cấu trúc chung của dạy học dựa vào dự án Cấu trúc chung của DHDVDA thường gồm những thành tố sau: 1. Phân tích nội dung học tập, mục tiêu dạy học có thể thích hợp với việc sử dụng dự án để dạy học. 2. Xác định chủ đề và ý tưởng của dự án 3. Thiết kế dự án, gồm cả kĩ thuật đánh giá 4. Đánh giá HS và ghép nhóm làm việc theo quan điểm phân hóa 5. Chuẩn bị phương tiện, học liệu và các nguồn lực khác 6. Tiến hành dự án theo thiết kế 7. Quản lí tiến trình thực hiện dự án như là quản lí học tập 8. Đánh giá thường xuyên tiến trình dự án 9. Đánh giá kết thúc dự án 10. Đánh giá sản phẩm dự án và đánh giá kết quả học tập. 1.3.2.2. Các kiểu dự án học tập và phân loại 1.3.3. Quan điểm về dạy học dựa vào dự án 1.3.3.1. Những nguyên tắc của dạy học dựa vào dự án DHDVDA bao quát hầu hết các kiểu và chiến lược dạy học (trừ hệ thống bài – lớp truyền thống) như dạy học hợp tác, dạy học nhóm, dạy học dựa vào vấn đề, dạy học kiến tạo (tức là dạy học dựa vào vùng cận phát triển), dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp, dạy học dựa vào năng lực v.v Vì vậy nó tuân thủ nhiều nguyên tắc khác nhau, cho dù nó vẫn được phân biệt tương đối với những kiểu dạy học khác. Dạy học DVDA thực chất chính là dạy học hợp tác nhưng dựa vào môi trường dự án chứ không phải môi trường nhóm, lớp thông thường và cũng là dạy học dựa vào trải nghiệm. Do đó những nguyên tắc của DHDVDA là sự kết hợp các nguyên tắc dạy học hợp tác và các nguyên 9 tắc học tập trải nghiệm. 1. Sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực trong quá trình và kết quả học tập 2. Trách nhiệm và công việc cá nhân trong học tập 3. Tương tác trực diện nhằm mở rộng các cơ hội hoạt động 4. Dạy học chủ yếu thông qua và dựa vào các kĩ năng xã hội 5. Xử lí nhóm hợp tác 6. Tính vấn đề của nội dung học tập, chủ yếu là tính vấn đề mang nội dung xã hội 7. Tính tham gia của tất cả mọi người và về mọi mặt 8. Tìm tòi – khám phá và làm việc để đạt mục đích học tập qua sản phẩm cuối cùng, nội dung học tập không cho sẵn 9. Tính tự lực, tích cực liên tục của người học 1.3.3.2. Đặc điểm và vai trò của dạy học NVSP ở đại học sư phạm dựa vào dự án a). Đặc điểm của dạy học NVSP dựa vào dự án - Chủ đề dự án phản ánh nội dung nghiệp vụ sư phạm - Học tập nghiệp vụ sư phạm là quá trình thực hiện dự án - Kết quả học tập được phản ánh ở sản phẩm cuối cùng của dự án và quá trình thực hiện dự án - Đánh giá kết quả học tập kết hợp với tự đánh giá của sinh viên - Dạy học là quá trình hướng dẫn hành động và giải quyết vấn đề b) Vai trò của dạy học NVSP dựa vào dự án - Tập trung vào năng lực nghề nghiệp - Tạo cơ hội trải nghiệm cho sinh viên - Khuyến khích hợp tác và chia sẻ - Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn - Tạo môi trường học tập cởi mở và năng động Kết luận chƣơng 1 1.1. Dạy học nghiệp vụ sư phạm là phần chiếm mảng lớn trong cả chương trình đào tạo giáo viên tiểu học. Tuy nhiên cho đến nay quan niệm khoa học về NVSP chưa rõ ràng. Cho nên nội dung NVSP vẫn còn chưa được tổ chức tốt và thuận lợi cho dạy học. Cần phải hiểu NVSP chính là một bộ phận của năng lực nghề nghiệp nhà giáo, đặc trưng cho nghề dạy học mà các nghề khác không có. 1.2. Đã có nhiều nghiên cứu về dạy học dựa vào dự án ở các môn học truyền thống ở phổ thông cũng như ở đại học. Điều đó chứng tỏ khả năng áp dụng dạy học DVDA rất rộng rãi, trong đó có dạyhọc 10 NVSP. Hễ yếu tố nào có nội dung cụ thể như tri thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, chỉ trừ những giá trị trừu tượng như tư tưởng, tư duy, tình cảm..., thì đều có thể dạy học được. 1.3. Dạy học DVDA chưa được áp dụng để dạy NVSP vì một số lí do. Có người cho là tốn thời gian và sức lực. Có người cho là kết cấu và tổ chức nội dung NVSP không thuận lợi. Lại có quan điểm không chính xác về NVSP, cho rằng không thể dạy học được. Những ý kiến đó đều cho thấy vấn đề dạy học NVSP dựa vào dự án là vấn đề còn bỏ ngỏ, còn ít được nghiên cứu và chưa được quan tâm đúng mức. 11 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM DỰA VÀO DỰ ÁN CHO CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIÊU HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG ĐHSP 2.1. Tình hình chung về dạy học nghiệp vụ sƣ phạm ở một số trƣờng ĐHSP 2.1.1. Thực trạng chƣơng trình đào tạo NVSP 2.1.2. Thực trạng phƣơng pháp dạy học và học tập NVSP 2.1.3. Thực trạng đánh giá kết quả học tập NVSP 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích, qui mô, địa bàn và khách thể khảo sát 2.2.1.1. Mục đích Nhằm đánh giá thực trạng dạy học NVSP và thực trạng áp dụng dự án trong dạy học một số yếu tố nội dung NVSP cho SV ngành GDTH hiện nay. 2.2.1.2. Qui mô, địa bàn, khách thể khảo sát Mẫu khảo sát gồm 640 người. Thời gian thực hiện khảo sát: từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2017. 2.2.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát 2.2.2.1. Nội dung - Thực trạng dạy học các môn NVSP - Thực trạng nhận thức về học tập, dạy học dựa vào dự án - Thực trạng dạy học dựa vào dự án 2.2.2.2. Phương pháp và kĩ thuật khảo sát - Sử dụng bảng hỏi ý kiến - Phỏng vấn, Phân tích hồ sơ, Quan sát, Tổng kết kinh nghiệm. - Xử lí số liệu bằng thống kê, đánh giá định lượng, đánh giá định tính. 2.3. Phân tích kết quả khảo sát 2.3.1. Thực trạng dạy học các môn NVSP 2.3.1.1. Phương pháp dạy học nghiệp vụ sư phạm 2.3.1.2. Chiến lược dạy học nghiệp vụ sư phạm 12 2.3.1.3. Hiệu quả dạy học nghiệp vụ sư phạm 2.3.2. Nhận thức về học tập và dạy học dựa vào dự án 2.3.2.1. Hiểu biết về đặc điểm của dạy học dựa vào dự án 2.3.2.2 Hiểu biết về các nguyên tắc dạy học dựa vào dự án 2.3.3. Thực trạng dạy học nghiệp vụ sƣ phạm dựa vào dự án cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học 2.3.3.1. Những kiểu dự án được thực hiện 2.3.3.3. Đánh giá những lợi thế của dạy học NVSP dựa vào dự án 2.3.3.4. Hiệu quả của dạy học NVSP dựa vào dự án 2.3.3.5. Đánh giá qui trình chung dạy học NVSP dựa vào dự án 2.4. Nhận định chung 2.4.1. Về dạy học các môn nghiệp vụ sƣ phạm Dạy học NVSP cho đến nay chưa có thay đổi tiến bộ đáng kể so với hàng vài chục năm trước. Có chăng là lắm môn hơn và mất thì giờ nhiều hơn. Tình trạng hiện nay gây lãng phí lớn về quĩ thời gian rèn luyện nghề nghiệp, nhất là kĩ năng, và thiếu kết nối hệ thống để tập trung vào năng lực. 2.4.2. Nhận thức về học tập và dạy học dựa vào dự án Học tập và dạy học DVDA là những điều được bàn nhiều trên sách vở, hội thảo và các lớp tập huấn của nhiều dự án giáo dục. GV và SV có những hiểu biết nhất định về học tập và dạy học DVDA thì đó là điều kiện thuận lợi để mở rộng và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược này trong giáo dục đại học. Đó là điều kiện thực tiễn cần thiết. Họ đã nghe, đã biết, đã học khá nhiều qua sách vở nên vấn đề trang bị lí luận cũng đã được giảm gánh nặng. Vấn đề còn lại là năng lực thực thi chiến lược này trong thực tiễn dạy học. Đây là nhiệm vụ không chỉ thuần túy chuyên môn mà liên quan rất mật thiết với quản lí đào tạo. Nếu cấu trúc và tổ chức chương trình đào tạo vẫn cứng nhắc kiểu bộ môn thì chỉ có thể áp dụng dạy học DVDA theo từng phần cục bộ và manh mún. 2.4.3. Về dạy học nghiệp vụ sƣ phạm dựa vào dự án Qua khảo sát, phỏng vấn cho thấy nhìn chung, GV và SV đều thấy được sự cần thiết phải có những chiến lược dạy học hiện đại để dạy học NVSP đáp ứng yêu cầu đào tạo GVTH hiện nay. Hơn nữa, các GV, SV đã có những hiểu biết ban đầu về dạy học dựa vào dự án. Tuy nhiên, nhận thức này còn hạn chế, chưa hiểu rõ bản chất, đặc biệt là dạy học NVSP trong đào tạo GVTH nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của người học. Do đó, cần phải có những cơ chế khuyến khích hay bắt buộc áp dụng dự án học tập và những chiến lược dạy học hiệu quả khác 13 trong dạy học NVSP. Qua thực tế khảo sát, phỏng vấn, quan sát cho thấy các trường đào tạo GVTH trình độ đại học sư phạm chưa áp dụng dự án học tập một cách bài bản trong dạy học NVSP. Một số trường mới chỉ sử dụng những dự án môn học, chưa thực sự thể hiện bản chất của dạy học dự án trong dạy học NVSP và cũng chưa khái quát lên thành những biện pháp, kĩ thuật lựa chọn, thiết kế các dự án học tập và trải nghiệm thực tế tại trường tiểu học. Chưa lựa chọn, thiết kế các dự án điển hình dùng trong dạy học gắn với những đổi mới của GDTH hiện nay như: dạy học theo chủ đề, sinh hoạt chuyên môn theo kiểu "nghiên cứu bài học", đánh giá HS theo tiếp cận năng lực... Từ những khó khăn, thách thức khi áp dụng dự án học tập trong dạy học NVSP qua khảo sát, quan sát, phỏng vấn cho thấy cần phải có những thay đổi về học chế, quản lí, nội dung, chương trình đào tạo NVSP và phải có những hướng dẫn, tập huấn chi tiết, trải nghiệm thực tiễn dạy học NVSP DVDA ở trường tiểu học. Số lượng GV áp dụng dự án học tập trong dạy học NVSP còn quá ít. Một số GV chỉ sử dụng dự án học tập dưới dạng các PPDH theo từng môn học, song các dự án đưa ra vẫn nhỏ, lẻ, chưa mang tính điển hình trong dạy học NVSP Chưa hướng dẫn được cho SV sử dụng các kiến thức về tích hợp "liên môn", "xuyên môn" trong học tập NVSP. Kết luận chƣơng 2 2.1. Tình trạng chung của dạy học NVSP trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay tuy có nhiều điểm mới về nội dung song phương pháp và chiến lược dạy học chưa có nhiều thay đổi. Kiểu dạy học bài – lớp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối mặc dù xen vào đó một số kĩ thuật hiện đại như thảo luận, công não, nghiên cứu bài học, nêu vấn đề, học hợp tác v.v 2.2. Việc học tập các kĩ năng NVSP tuy được thực hiện tích cực song chưa thật sự hiệu quả vì vẫn phụ thuộc cách dạy học ít trải nghiệm, thiếu ứng dụng thực tế. Nói đúng hơn, SV biết lí thuyết về kĩ năng nghề nghiệp nhiều hơn là có kĩ năng thực sự để làm việc. Chưa có các chiến lược và phương pháp hiệu quả để dạy học NVSP, nhất là kĩ năng NVSP. Các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học chưa thực sự mạnh dạn thay đổi cách tổ chức và thiết kế chương trình đào tạo NVSP nên chưa tạo ra điều kiện để áp dụng các chiến lược dạy học hiệu quả hơn. 2.3. Dạy học DVDA đã được nhận thức về lí luận và được áp 14 dụng tương đối thành công ở nhiều ngành đào tạo khoa học kĩ thuật như Y học, Nông nghiệp, Công nghiệp, Khoa học quản lí, Lâm nghiệp, Kinh doanh v.v Nhưng chiến lược đó chưa được áp dụng nhiều ở các trường sư phạm. Một số trường hợp áp dụng nhưng chưa hẳn là dạy học DVDA, mà chỉ là dạy học theo chủ đề. Trong dạy học NVSP lại hầu như chưa có mô hình dạy học DVDA nào có sức thuyết phục. Các GV và SV sư phạm cũng am hiểu lí thuyết về dạy học DVDA, nhưng thực tế chưa thực hiện tích cực. Họ cũng chỉ ra những trở ngại, chủ yếu là do không có thời gian và rất vất vả. Hơn nữa cũng không ai bắt buộc họ phải dạy học như thế. Các trường sư phạm ai cũng dạy học môn mà mình phụ trách như trước kia vẫn dạy. Cho nên việc gì phải thay đổi, vả lại mất nhiều thời gian và sức lực hơn nhưng không được thù lao gì hơn những người cứ dạy như trước. 15 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM DỰA VÀO DỰ ÁN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC 3.1. Các biện pháp thiết kế dạy học nghiệp vụ sƣ phạm dựa vào dự án 3.1.1. Hƣớng dẫn sinh viên thiết kế dự án học tập 3.1.1.1. Hỗ trợ sinh viên lựa chọn chủ đề để thiết kế dự án a) Đặc điểm nội dung NVSP trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học - Có bộ phận mang tính liên môn và có nhiều bộ phận độc lập - Tích hợp giữa lí thuyết và thực hành chưa cao - Gắn với thực tiễn chưa cao và tính chuyên nghiệp chưa cao - Tổ chức học tập trải nghiệm tương đối dễ dàng b) Gợi ý một số chủ đề nội dung NVSP có thể chọn để thiết kế dự án học tập Hầu hết nội dung NVSP ở các môn và học phần đều có thể chuyển thành chủ đề dự án nếu biết xử lí và qui chúng thành các kĩ năng nghề nghiệp cơ bản của nhà giáo tiểu học, chung cho nhiều lĩnh vực dạy học và chuyên biệt cho dạy học từng môn học. Nội dung NVSP ở Phương pháp dạy học bộ môn rất phong phú, hầu hết đều có thể chuyển thành các kĩ năng và chọn một hay một nhóm kĩ năng để làm chủ đề dự án, ví dụ Kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo môn Khoa học ở tiểu học, Kĩ năng dạy học Khoa học theo hướng tìm tòi bằng thực nghiệm, Kĩ năng dạy học ngôn ngữ đối thoại cho HS tiểu học GV gợi ý hàng loạt chủ đề học tập NVSP để SV lựa chọn qua thảo luận nhóm hoặc hình thức nào đó do các em quyết định. Nếu cần GV có thể tư vấn. c) Nội dung dự án Thiết kế nội dung của dự án cần làm rõ: 1/ Chủ đề của dự án có những hoạt động nào?; 2/ Từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu toàn dự án . Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của chủ đề. Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề có thể được xây dựng thành một hoặc vài hoạt động học tập khác nhau. Những hoạt động chính SV phải thực hiện trong tiến trình thực hiện dự án, bao gồm: hoạt động thực hành, luyện tập; nghiên cứu, giải quyết vấn đề; lên ý tưởng cho dự án; thảo luận xác định sản phẩm cuối cùng của dự án; thiết kế và tạo cấu trúc cho dự án; thu thập thông tin và 16 dữ liệu; tập hợp và phân tích dữ liệu; đánh giá, chọn lọc và xử lí tư liệu; xây dựng kế hoạch làm việc nhóm; chuẩn bị phương tiện, học liệu và các nguồn lực để thực hiện dự án; chuẩn bị môi trường học dã ngoại; báo cáo thử sản phẩm trước nhóm, báo cáo sản phẩm cuối cùng trước nhóm khác và GV; lập kế hoạch và tiến hành đánh giá sản phẩm và tiến trình thực hiện dự án. 3.1.1.2. Nguyên tắc thiết kế - Đảm bảo làm rõ mục tiêu học tập và sản phẩm cuối cùng để đánh giá - Tính vấn đề của nội dung học tập, chủ yếu là tính vấn đề mang nội dung xã hội, gắn với thực tiễn. - Đảm bảo tính tự lực của SV trong học tập - Đảm bảo tính phức hợp và liên môn về nội dung và hoạt động - Kết hợp hoạt động chung và hoạt động cá nhân trong học tập 3.1.1.3. Cấu trúc kĩ thuật chung của dự án học tập 3.1.2. Thiết kế phƣơng pháp dạy học để hỗ trợ sinh viên 3.1.2.1. Thiết kế các phương pháp dạy học phù hợp với học tập dựa vào dự án và học tập NVSP 3.1.2.2. Thiết kế các phương án dự phòng khi phải tư vấn và hỗ trợ SV 3.2. Xây dựng và áp dụng qui trình học tập và qui trình dạy học nghiệp vụ sƣ phạm dựa vào dự án 3.2.1. Qui trình học tập nghiệp vụ sƣ phạm dựa vào dự án 3.2.1.1. Đọc tư liệu, tập hợp dữ liệu cần sử dụng 3.2.1.2. Phân công nhiệm vụ cá nhân và nhóm 3.2.1.3. Làm việc nhóm hợp tác 3.2.1.4. Tạo ra sản phẩm cuối cùng của dự án 3.2.1.5. Đánh giá sản phẩm dự án và kết quả học tập 3.2.2. Qui trình dạy học nghiệp vụ sƣ phạm dựa vào dự án 3.2.2.1. Ghép nhóm và phân công nhiệm vụ 3.2.2.2. ướng dẫn thực hiện D 3.2.2.3. hực hiện dự án 3.2.2.4. áo cáo sản phẩm dự án 17 3.2.3. Hƣớng dẫn, giám sát quá trình học tập theo dự án 3.3. Các biện pháp đánh giá học tập dựa vào dự án 3.3.1. Sử dụng phƣơng thức tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình thực hiện dự án 3.3.1.1. Tự đánh giá 3.3.1.2. Đánh giá lẫn nhau 3.3.2. Đánh giá kết quả học tập dựa vào dự án 3.3.2.1. Đánh giá sản phẩm dự án 3.3.2.2. Đánh giá kết quả học tập NVSP 3.4. Minh họa qua một số thiết kế dự án và hoạt động của sinh viên 3.4.1. Dự án Kĩ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học ở tiểu học 3.4.2. Dự án Kĩ năng thiết kế phƣơng pháp dạy học tiểu học Kết luận chƣơng 3 3.1. Các biện pháp dạy học NVSP DVDA đã thể hiện rõ những nguyên tắc dạy học DVDA và yêu cầu của dạy học NVSP là tập trung vào kĩ năng nghề nghiệp. Trong đó có những tác động đến hoạt động của SV như nhận thức, giao tiếp, trải nghiệm, làm việc hợp tác, đánh giá, tự đánh giá, nghiên cứu lí thuyết, thực hành, thiết kế và thực hiện dự án một cách độc lập. 3.2. Vai trò của SV trong dạy học NVSP DVDA được khuyến khích đến mức cao nhất. Vai trò của GV chỉ là cố vấn và tham vấn trong cả thiết kế lẫn thực hiện dự án. SV phải thực sự làm việc và suốt tiến trình thực hiện dự án các em luôn cần tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, đánh giá nhóm về quá trình và kết quả công việc theo những tiêu chí rõ ràng. 3.3. Việc đánh giá học tập dựa vào dự án luôn có 2 phần: 1/ Đánh giá sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng của dự án; 2/ Đánh giá kết quả học tập cụ thể mà SV phải đạt được qua dự án. Đánh giá kết quả học tập cần bám sát bản chất của tri thức, năng lực hay kĩ năng NVSP mà dự án nhằm vào. Nếu kết quả mong đợi là kĩ năng NVSP nào đó thì phải đánh giá kĩ năng đúng với yêu cầu đánh giá kĩ năng. 18 Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 4.1. Khái quát về thực nghiệm 4.1.1. Mục đích, qui mô, địa bàn thực nghiệm 4.1.1.1. Mục đích - Kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu. - Đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp dạy học NVSP DVDA, cụ thể là dạy học Kĩ năng thiết kế ppdh tiểu học như một trong những kĩ năng NVSP quan trọng. 4.1.1.2. Địa bàn Thực nghiệm được tiến hành tại Khoa Giáo dục tiểu học - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Đây là cơ sở đào tạo GVTH có tín nhiệm lâu nay, có điều kiện cơ sở vật chất, các nguồn học liệu đảm bảo cơ bản cho quá trình tổ chức DHDVDA; đội ngũ GV lành nghề, có kinh nghiệm nhiều năm, đạt chuẩn về đào tạo đại học. 4.1.1.3. Qui mô và khách thể thực nghiệm Khách thể thực nghiệm: SV Khoa giáo dục tiểu học khóa 2012- 2016 và 2013-2017 (K37 và K 38), năm 1 và 2, Trường ĐH sư phạm Hà Nội 2. 4.1.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm 4.1.2.1. Nội dung thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm dự án: “Thiết kế ppdh theo hướng tích cực hóa học tập ở tiểu học” để bước đầu đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp tổ chức dạy học NVSP dựa vào dự án, cụ thể thông qua dạy học Kĩ năng thiết kế ppdh tiểu học. Kĩ năng này là kĩ năng NVSP quan trọng. Dự án “Thiết kế ppdh tiểu học” mang nội dung tích hợp từ môn Giáo dục học và học phần Ppdh bộ môn Khoa học ở tiểu học. Thời lượng thực hiện dự án 3 giờ trên lớp + 9 giờ làm việc nhóm (36 giờ tự học của nhóm). Qua thực hiện dự án, thực nghiệm nội dung các biện pháp dạy học NVSP được áp dụng vào dạy học Kĩ năng thiết kế ppdh như là một kĩ năng dạy học quan trọng trong NVSP mà SV cần lĩnh hội và nhằm kiểm định tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp trong thực tiễn đào tạo. 4.1.2.2. Phương pháp, kĩ thuật và tiến trình thực nghiệm 19 a) Thu thập dữ liệu thực nghiệm - Quan sát: Đánh giá SV thực hiện đúng kĩ thuật và cách thức tiến hành TKPPDH, mức độ thuần thục, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện các thao tác bộ phận. Sử dụng phiếu đánh giá, đánh giá mức độ đạt được của cá nhân và nhóm dự án. - Phân tích sản phẩm dự án: phân tích các sản phẩm trung gian của quá trình học tập dựa vào dự án bao gồm các tư liệu học tập mà SV tổng hợp (báo cáo tổng quan), các báo cáo thảo luận nhóm, biên bản thảo luận, các biên bản tự đánh giá cá nhân, đánh giá lẫn nhau và đánh giá nhóm của SV và sản phẩm cuối cùng là Văn bản thiết kế ppdh khi dạy một chủ đề môn Khoa học lớp 5 cùng với Bản thuyết minh cho thiết kế đó. - Phỏng vấn sâu: sử dụng các câu hỏi phỏng vấn sâu để nhằm thu thập thông tin về mức độ nhận thức lí thuyết PPDH và thiết kế PPDH, và các kế hoạch hoạt động của cá nhân và nhóm. - Nghiên cứu trường hợp: lựa chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm ĐC và TN 3 SV, yêu cầu thực hiện thiết kế một ppdh cụ thể (ví dụ phương pháp thảo luận nhóm) cho một bài hay một chủ đề Khoa học lớp 5, quan sát mức độ thuần thục của KN và chất lượng của sản phẩm thiết kế đó. 2. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí 1. Ý thức, thái độ rèn luyện của SV Tiêu chí 2. Đánh giá các sản phẩm thiết kế ppdh Tiêu chí 3. Kĩ năng thiết kế ppdh tiểu học theo hướng tích cực hóa học tập 3. Đánh giá xếp loại kĩ năng 4.1.3. Thời gian, cách thức tiến hành thực nghiệm 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 4.2.1. Kĩ thuật và công cụ đánh giá 4.2.2. Kết quả thực nghiệm 4.3. Nhận xét chung về thực nghiệm Quá trình TN đã sử dụng phối hợp nhiều công cụ và phương pháp đánh giá khác nhau, với sự tham gia của các bên liên quan (tự đánh giá SV, đánh giá của GV trường đại học), bước đầu kết quả thu được về định tính và định lượng là cơ sở để cho phép đưa ra một số nhận xét về quá trình rèn luyện KN TK PPDH trong dạy học NVSP dựa vào dự án như sau: - Từ những dữ liệu mang tính định lượng về kết quả học tập, 20 kết quả rèn luyện KN và các sản phẩm của quá trình rèn luyện KN TK PPDH cho thấy ở hai nhóm TN và ĐC đều có những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, sự tiến bộ của các SV ở nhóm TN rõ ràng, tỉ lệ SV đạt yêu cầu cơ bản về mức độ thuần thục cao, và rất cao. Sự thuần thục về KN TK PPDH của SV nhóm thực nghiệm không chỉ dừng lại ở thuần thục về kĩ thuật thực hiện đơn thuần mà nó còn thể hiện ở tính hiệu quả của KN. Các sản phẩm TK PPDH đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới ở trường phổ thông, được GV và một số và cán bộ quản lí tại các trường phổ thông đón nhận và khen ngợi. Thể hiện sự khác biệt hơn hẳn về chất lượng tay nghề so với SV nhóm ĐC hoặc các SV có trình độ đào tạo thấp hơn. - Tinh thần và thái độ học tập ở nhóm TN thể hiện cao hơn so với nhóm ĐC. SV được giải phóng, học theo hứng thú và nhu cầu, thỏa mãn đa dạng các phong cách học tập cá nhân khác nhau. Hơn thế, học theo dự án cùng một lúc SV đạt được nhiều mục đích. Nhận thức về các chân lí khoa học thông qua trải nghiệm thực tiễn, thông qua tự học, tự nghiên cứu để ứng dụng. Rèn luyện ý chí nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ, biết hợp tác người khác, chia sẻ trách nhiệm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_day_hoc_nghiep_vu_su_pham_dua_vao_du_an_cho.pdf
Tài liệu liên quan