Qua quá trình học tập, rèn luyện liên tục trong cả năm học, số
lượng HS đạt mức độ 3 tăng dần. Tỉ lệ HS đạt mức 3 (có kĩ năng) ở
lần kiểm tra 2 là 12.4%, lần kiểm tra 3 là 25.1%, lần 4 là 38.3%, lần 5
là 48.8%. Điều đó thể hiện rằng, kĩ năng nhận thức sở thích, hứng thú
môn học của HS đã tăng dần qua các giai đoạn rèn luyện.
Kết quả xác định các tham số thống kê mẫu thể hiện qua bảng 3.4.
Kết quả cho thấy có sự tăng lên về giá trị trung bình (mean) của mức độ
KN đạt được của HS qua các lần kiểm tra từ 1.12 ở lần kiểm tra 1 đến
2.37 ở lần kiểm tra thứ 5. Điều đó thể hiện sự phát triển của kĩ năng của
HS từ mức 1, mức 2 đã chuyển dần lên mức có kĩ năng và thành thạo
(mức 3). Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp tác động là có hiệu quả
đến sự phát triển kĩ năng nhận thức bản thân của HS. Độ lệch chuẩn và
khoảng biến thiên qua các lần kiểm tra đều nằm trong khoảng dao động
đáng tin cậy.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học sinh học 10 trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến sinh học (công nghệ
thực phẩm, y học, nông nghiệp,...). Đây là cơ hội thuận lợi để tổ chức
dạy học nhằm mục tiêu ĐHNN cho HS qua môn học này.
1.2.2.5. Một số lĩnh vực ngành nghề ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại
1.2.2. Năng lực định hướng nghề nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm năng lực định hướng nghề nghiệp
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ phân tích năng lực ĐHNN dựa
trên định nghĩa về năng lực ĐHNN như sau: năng lực ĐHNN là khả
năng tự nhận thức về sở thích và thế mạnh của bản thân, khả năng
nhận thức về nghề nghiệp và lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu nghề
nghiệp của cá nhân.
1.2.2.2. Biểu hiện của năng lực định hướng nghề nghiệp
Dựa trên phân tích quan điểm về năng lực ĐHNN của các tác giả và
dựa vào đặc điểm của giáo dục Việt Nam, chúng tôi lựa chọn các đặc
điểm điển hình và đề xuất những biểu hiện của năng lực ĐHNN như sau:
Bảng 1.1. Năng lực định hướng nghề nghiệp
Thành tố Biểu hiện
1. Kĩ năng
nhận thức về
sở thích,
hứng thú của
bản thân
- Xác định được sở thích, khả năng của bản thân.
- Thể hiện sự hiểu biết về các đặc điểm cá nhân liên quan
đến việc đạt được mục tiêu nghề nghiệp cá nhân
- Xác định được mong muốn, ước mơ, mục tiêu cho mình
và dùng cho việc hướng nghiệp suốt đời.
2. Kĩ năng
nhận thức về
ứng dụng
kiến thức
môn học và
nghề nghiệp
liên quan
- Xác định được kiến thức cốt lõi của môn học
- Xác định và giải thích được mối liên quan giữa nội dung
học tập và ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực ngành
nghề.
- Phân tích được thông tin về nghề, về các cơ quan, doanh
nghiệp và dùng kiến thức này cho việc quyết định chọn
nghề, nơi làm việc trong tương lai.
6
3. Kĩ năng
lập kế hoạch
hướng
nghiệp
- Xác định được mục tiêu học tập liên quan đến lựa chọn
ngành nghề cho bản thân
- Xác định được ưu tiên nghề nghiệp dự kiến
- Xác định được biện pháp phát triển các kĩ năng nghề
nghiệp (tham gia tình nguyện, hoạt động ngoại khóa,
làm bán thời gian, các chương trình chuyển tiếp từ
trường học đến nơi làm việc,)
- Xây dựng được kế hoạch hướng nghiệp cá nhân
1.2.3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần đáp ứng
mục tiêu định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học cho HS
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu có trước và các ưu thế trong việc
đáp ứng mục tiêu ĐHNN, chúng tôi lựa chọn tổ chức hoạt động khám
phá (theo mô hình 5E – 5E Inquiry Learning Model) và dạy học trải
nghiệm để tổ chức hoạt động dạy học khám phá ứng dụng khoa học và
trải nghiệm nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực ĐHNN cho HS
thông qua môn Sinh học 10. Các PPDH này sẽ được sử dụng trong
dạy học Sinh học, được thiết kế, tổ chức và kiểm chứng tính hiệu quả
về sự nâng cao sự hứng thú với môn học và thúc đẩy nguyện vọng học
tập và nghề nghiệp liên quan đến Sinh học của HS dựa trên nền tảng
mô hình lý thuyết giá trị kỳ vọng của Eccles (2009). Mô hình nghiên
cứu của chúng tôi được thể hiện ở sơ đồ hình 1.5.
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu
Nguyện vọng nghề
nghiệp liên quan
đến Sinh học
Nhận thức về ứng
dụng kiến thức
môn học và nghề
nghiệp
Lập kế hoạch hướng
nghiệp
Sở thích, hứng thú của
bản thân với môn học
Dạy học khám phá
5E về ứng dụng
khoa học
Dạy học
trải nghiệm liên
quan nghề nghiệp
7
Mô hình 5E trong dạy học khám phá (5E Inquiry Learning Model)
Mô hình 5E (viết tắt của các từ: Engage (Gắn kết), Explore (Khảo
sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố, vận dụng), và Evaluate
(Đánh giá). Mô hình dạy học 5E được áp dụng khá phổ biến trong các
lớp học khoa học (Science) và các chương trình tích hợp STEM ở Mỹ.
Mô hình 5E dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức (cognitive
constructivism) của quá trình học, theo đó HS sinh xây dựng các kiến
thức mới dựa trên các kiến thức hoặc trải nghiệm.
Mô hình dạy học trải nghiệm của David Kolb: gồm bốn giai đoạn:
(1) Trải nghiệm cụ thể, (2) Quan sát phản ánh (3) Trừu tượng hóa
khái niệm:(4) Thử nghiệm tích cực.
Hình 1.6. Cơ sở để thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học khám phá
5E và dạy học trải nghiệm nhằm ĐHNN cho HS
1.2.4. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học
khám phá theo mô hình 5E, dạy học trải nghiệm
1.2.4.1. Mối quan hệ giữa dạy học khám phá theo mô hình 5E và mục
tiêu phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp
Dạy học khám phá theo mô hình 5E có nhiều cơ hội để GV có thể
rèn luyện năng lực ĐHNN cho HS, mối liên hệ này được thể hiện ở
từng giai đoạn của mô hình dạy học.
Thiết kế chủ đề theo
dạy học khám phá
5E, dạy học trải
nghiệm để tổ chức
hoạt động học tập
Hoạt động học tập
khám phá ứng dụng
khoa học, trải
nghiệm nghề
nghiệp nhằm phát
triển NL ĐHNN
Các KN thành
phần của năng
lực ĐHNN
Tổ chức hoạt động
học tập cho HS
HS thực hiện các
hoạt động học tập
Phát triển các
NL thành phần
của NL ĐHNN
Cơ sở để sử dụng dạy học khám phá 5E, dạy học trải nghiệm nhằm phát triển năng lực ĐHNN
Năng lực
Định hướng nghề
nghiệp (Mục
tiêu)
Phát triển
năng lực
ĐHNN
Cơ sở để thiết kế hoạt động khám phá 5E và hoạt động trải nghiệm về nghề nghiệp
8
1.2.4.2. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học trải
nghiệm
Dạy học trải nghiệm là PPDH có tác động tích cực đến việc nâng
cao hứng thú môn học ở HS từ đó góp phần phát triển năng lực
ĐHNN cho các em. Mối tương quan giữa đặc điểm của dạy học trải
nghiệm với những biểu hiện tương ứng của năng lực ĐHNN thể hiện
ở từng giai đoạn cụ thể của chu trình trải nghiệm.
1.2.5. Công cụ đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp
Chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các công cụ đã
được kiểm nghiệm trong các nghiên cứu của Novodvorsky (1993),
Ornstein (2005), PISA (2015) để phát triển thang đo đánh giá năng lực
ĐHNN của HS trong dạy học Sinh học.
1.3. Thực trạng giáo dục ĐHNN ở nhà trường phổ thông Việt Nam
Chúng tôi điều tra trên 235 GV dạy môn Sinh học ở một số trường
THPT ở Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình,Vĩnh Phúc và Lào Cai và 319
HS của một số trường THPT ở Hà Nội về nội dung, mức độ thực hiện
và hiệu quả của các hoạt động dạy và học nhằm giáo dục ĐHNN,
nhận thức của HS về sở thích, hứng thú và mức độ tiếp cận thông tin
nghề nghiệp qua dạy học Sinh học ở THPT.
1.3.5. Kết quả điều tra
1.3.5.1. Đánh giá các thang đo lường nhân tố và phân tích khám phá
nhân tố trong mô hình
Các nhân tố đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, các biến có
tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Điều đó chứng tỏ các nhân tố đều
đạt độ tin cậy cần thiết về giá trị thang đo.
1.3.5.2. Tần suất áp dụng các hoạt động dạy học trong giảng dạy môn
Sinh học của GV
Các hoạt động mang tính trải nghiệm, ứng dụng thực tiễn như HS
tự rút ra kết luận sau thí nghiệm, HS tự nghiên cứu khoa học và
nghiên cứu các vấn đề liên quan bài học còn ít được GV tổ chức thực
hiện. GV vẫn là người đóng vai trò dẫn dắt chính trong quá trình học
9
tập, sự chủ động, sáng tạo của HS chưa được tạo điều kiện phát triển
qua các hoạt động học tập.
1.3.5.3. Thực trạng dạy học ĐHNN qua môn Sinh học
Việc tìm hiểu việc ứng dụng kiến thức môn học vào các ngành nghề
và thông tin về nghề nghiệp còn ít được GV tổ chức trong giờ học.
1.3.5.4. Tần suất thực hiện phương pháp dạy học trải nghiệm của GV
GV có thể thực hiện từ mức khá trở nên việc thiết kế thí nghiệm,
hoạt động thực hành cho dạy học trải nghiệm, đưa nhiệm vụ học tập
phù hợp cho từng đối tượng HS. Đây là những điều kiện thuận lợi cho
việc triển khai các hoạt động trải nghiệm, ứng dụng kiến thức bài học
vào thực tiễn cho HS.
1.3.5.5. Tần suất tiến hành các hoạt động dạy học khám phá
Hoạt động dạy học khám phá còn ít được GV tổ chức trong thực
tiễn dạy học. Tuy nhiên, việc chuẩn bị và thuyết trình trước lớp lại
được GV tổ chức khá thường xuyên.
1.3.5.6. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến dạy học
ĐHNN qua môn Sinh
Dạy học ĐHNN qua môn Sinh học liên quan chặt chẽ với các hoạt
động trải nghiệm, hoạt động dạy học do GV dẫn dắt, dạy học khám
phá và dạy học ứng dụng khoa học công nghệ.
1.3.5.8. Thái độ, nhận thức của học sinh với môn Sinh học
Các chủ đề khoa học Sinh học có sự thu hút với HS nhưng việc học
tập môn Sinh học ở trên lớp chưa tạo được hứng thú, hấp dẫn với các em.
1.3.5.9. Thực trạng nhận thức và tiếp cận thông tin nghề nghiệp của HS
HS chưa được giới thiệu đầy đủ thông tin về nghề nghiệp gắn liền
với môn học, chưa rõ nơi tìm kiếm thông tin nghề nghiệp, hơn 70%
HS chưa được giới thiệu đầy đủ về các bước HS cần thực hiện khi lựa
chọn nghề.
1.3.5.10. Mức độ tham gia các hoạt động học tập của HS
10
1.3.5.11. Nguyện vọng nghề nghiệp của HS
Các ngành nghề liên quan đến khoa học với chung và sinh học nói
riêng chưa thu hút được sự quan tâm của HS. Trong đó, tỉ lệ HS có
nguyện vọng nghề nghiệp khoa học rất thấp với 18.5% HS. Tỉ lệ HS
muốn học chuyên ngành liên quan đến khoa học sau tốt nghiệp THPT
chiếm 28.1%.
Tiểu kết chương 1
Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều khẳng
định vai trò của ĐHNN đối với HS, giúp các em chọn được nghề phù
hợp với năng lực, sở thích, hứng thú. ĐHNN thuộc lĩnh vực khoa học
công nghệ qua các môn học cho HS, thường không tiến hành riêng lẻ
ở một môn học mà có sự tích hợp, vận dụng kiến thức của nhiều môn
học, đặc biệt là các môn khoa học. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu
ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân và môi trường học tập các môn
khoa học đến sự lựa chọn ngành nghề STEM.
Kết quả nghiên cứu tổng quan năng lực ĐHNN, mối quan hệ giữa
đặc điểm của dạy học trải nghiệm và các biểu hiện của năng lực ĐHNN
là những định hướng quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề
xuất quy trình, biện pháp tổ chức dạy HS học 10 nhằm đáp ứng mục
tiêu ĐHNN.
Qua phân tích cấu trúc, đặc điểm năng lực ĐHNN chúng tôi xác
định được 3 đặc điểm của năng lực ĐHNN cần được đo lường đó là:
Nhận thức về sở thích, hứng thú của bản thân, nhận thức ứng dụng kiến
thức môn học và nghề nghiệp liên quan và kĩ năng lập kế hoạch hướng
nghiệp.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về dạy và học Sinh học
hướng tới phát triển năng lực ĐHNN của HS ở các trường THPT. Kết
quả điều tra cho thấy GV và HS nhận thức được tầm quan trọng của dạy
học hướng đến ĐHNN, tuy nhiên hiệu quả tổ chức các hoạt động dạy
11
học nhằm ĐHNN cho HS còn hạn chế. Tần suất HS tham gia hoạt động
học tập mang tính trải nghiệm nghề nghiệp, khám phá ứng dụng khoa
học công nghệ được cung cấp đầy đủ thông tin về các lĩnh vựa ngành
nghề còn thấp. Hứng thú với môn học của HS chưa cao, tỉ lệ HS có
nguyện vọng nghề nghiệp liên quan đến sinh học còn thấp.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học Sinh học 10 nhằm định hướng nghề
nghiệp
Xây dựng và tổ chức các hoạt động học tập ĐHNN trong dạy học
Sinh học 10 THPT là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả ĐHNN
cho HS phổ thông nhưng không biến giờ học Sinh học thành giờ học
giáo dục hướng nghiệp cần đảm bảo các nguyên tắc: Đảm bảo tính mục
tiêu ĐHNN và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Sinh học; Đảm
bảo tính hệ thống; Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm bảo tính phân hóa
2.2. Định hướng nghề nghiệp trong các chủ đề Sinh học 10 theo
Chương trình GDPT 2018
2.2.1. Nội dung học tập Sinh học 10 được ứng dụng trong các lĩnh
vực nghề nghiệp
Xác định các quy trình công nghệ dựa trên kiến thức sinh học trong
Sinh học 10 trong các ngành nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tổ chức dạy học nhằm ĐHNN cho HS.
2.2.2. Một số nội dung Sinh học 10 có thể tổ chức dạy học nhằm
định hướng nghề nghiệp cho HS
Các nội dung Sinh học tế bào, Sinh học vi sinh vật và virus có nhiều
chủ đề có thể triển khai dạy học ĐHNN cho HS.
2.3. Thiết kế hoạt động học tập nhằm ĐHNN trong dạy Sinh học 10
2.3.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập nhằm ĐHNN cho HS
trong dạy học Sinh học 10
12
Hình 2.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập
2.3.2. Ví dụ minh họa: chủ đề Thành phần hóa học tế bào
2.3.3. Các hoạt động học tập nhằm ĐHNN
Căn cứ vào sự phân tích cấu trúc nội dung Sinh học 10 và nội dung
học tập có thể triển khai dạy học ĐHNN kết hợp với quy trình xây
dựng hoạt động học tập và thực tiễn dạy học, chúng tôi xây dựng các
hoạt động học tập nhằm ĐHNN cho HS ở phần 3 Sinh học tế bào và
phần 4 Sinh học vi sinh vật và virus
2.4. Tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu ĐHNN
Quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu ĐHNN
Hình 2.6. Quy trình tổ chức dạy học nhằm ĐHNN cho HS
GV
Đặt vấn đề, thu hút HS
tham gia
Tổ chức HĐ trải nghiệm,
khám phá gắn liền với ứng
dụng khoa họccông nghệ
và ĐHNN
Tổ chức HĐ khám phá
nghề, định hướng, hỗ trợ
HS
Hỗ trợ, định hướng
Tổ chức cho HS tự đánh
giá, đánh giá lẫn nhau và
GV đánh giá
HS
Xác định mục tiêu
Tham gia hoạt động học
tập, nhận biết khả năng và
sở thích của bản thân
Khám phá nghềnghiệp
Thựchiện lập kế hoạch
hướng nghiệp của bản
thân
Đánh giá và điều chỉnh
Bước 1. Xác định mục tiêu
Bước 2. Khám phá kiến
thức bài học, xác định khả
năng và sở thích của bản
thân
Bước 3.Vận dụng kiến
thức , ứng dụng thực tiễn
nghề nghiệp
Bước 4.
Lập kếhoạch hướng
nghiệp
Bước 5. Đánh giá và điều
chỉnh
13
2.5. Đánh giá năng lực ĐHNN của HS trong dạy học Sinh học 10
Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN
Hình 2.7. Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN của học sinh
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá:
Chúng tôi phát triển bảng tiêu chí đánh giá năng lực ĐHNN của
HS với 4 mức độ từ mức 1 đến mức 4 tương ứng theo chiều từ thấp
đến cao theo đường phát triển của kĩ năng với 4 mức độ theo thang
Dreyfus. Ở mỗi mức độ của thang đo, chúng tôi xác định sự thành
thạo dựa trên các mức độ đạt được của các kĩ năng thành phần. Các
tiêu chí này được xây dựng dựa trên tham khảo từ các chuẩn cần đạt
trong học tập về phát triển nghề nghiệp của HS phổ thông của bang
New York (Mỹ) (Learning Standards for Career Development and
Occupational Studies, 2016) và vận dụng phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu của đề tài.
Dựa trên bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng, GV sẽ tiến hành theo dõi
hoạt động học tập của từng nhóm HS và từng cá nhân của mỗi nhóm.
Để đánh giá mức độ thành thạo của 3 kĩ năng thành phần (A, B, C),
chúng tôi xác định các biểu hiện hành vi của mỗi kĩ năng (A1, A2, B1,
14
B2,). Mỗi biểu hiện hành vi này được đánh giá ở 3 mức độ: Chưa
có các thao tác thực hiện kĩ năng (M1); Có các thao tác thực hiện được
kĩ năng ở mức đơn giản, kết quả thấp (M2), thực hiện kĩ năng ở mức
thành thạo và đạt hiệu quả cao (M3).
Xây dựng công cụ đánh giá năng lực ĐHNN
Công cụ đánh giá năng lực ĐHNN của HS gồm câu hỏi, bài tập trong
các bài kiểm tra sau mỗi chủ đề dạy học, phiếu quan sát biểu hiện
hành vi, thái độ HS, ghi chép, phiếu hỏi.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình môn Sinh học 10
(2018), xác định các nội dung Sinh học 10 có thể triển khai dạy học
ĐHNN và quy trình giáo dục hướng nghiệp nói chung, chúng tôi đã đề
xuất được:
1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập ĐHNN trong dạy học Sinh
10 gồm 3 bước: Xác định nội dung có thể dạy ĐHNN và mục tiêu cần
đạt; Xác định cách tổ chức trải nghiệm, khám phá về nội dung bài và
nghề nghiệp liên quan; Thiết kế hoạt động cụ thể. Chúng tôi đã xây
dựng được 5 chủ đề học tập triển khai dạy học ĐHNN.
2. Quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu ĐHNN
gồm 5 bước: 1) Xác định mục tiêu, 2) Khám phá kiến thức bài học,
khả năng, sở thích của bản thân, 3) Vận dụng kiến thức, ứng dụng
thực tiễn nghề nghiệp, 4) Lập kế hoạch hướng nghiệp, 5) Đánh giá và
điều chỉnh.
3. Căn cứ vào cấu trúc năng lực ĐHNN và những yêu cầu cần đạt
về kiến thức, kĩ năng của chương trình Sinh học 10, chúng tôi đã xây
dựng được bộ tiêu chí và xác định bộ công cụ để đánh giá các kĩ năng
thành tố của năng lực ĐHNN, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá năng
lực ĐHNN của HS. Bộ công cụ bao gồm hệ thống các câu hỏi, bài tập,
15
bảng quan sát, bảng hỏi phù hợp với mục tiêu chương trình môn học.
Chúng tôi cũng đã xây dựng đường phát triển năng lực ĐHNN để làm
căn cứ đánh giá mức độ đạt được về năng lực ĐHNN của từng HS
trong quá trình thực nghiệm của đề tài.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học, tính
khả thi và hiệu quả của quy trình tổ chức dạy học Sinh học và các biện
pháp, kĩ thuật dạy học nhằm rèn luyện năng lực định hướng nghề
nghiệp cho HS theo các chủ đề đã thiết kế.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 319 học sinh lớp 10
thuộc 3 trường THPT: khối THPT của Trường Tiểu học, THCS,
THPT Thực nghiệm, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; Trường
THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội; Trường THPT Thăng
Long, Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.3. Phương pháp thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm, tất cả 319 HS của 3 trường đều được
tổ chức dạy định hướng nghề nghiệp bằng một kế hoạch dạy học.
Chúng tôi theo dõi và tiến hành đánh giá các chỉ số của 3 KN thành
phần thuộc năng lực ĐHNN ở các HS tham gia thực nghiệm. Mặt khác,
chúng tôi nghiên cứu trường hợp qua sự theo dõi 9 HS, đưa ra nhận
định về mối liên hệ giữa mức độ phát triển kiến thức sinh học với tốc
độ phát triển năng lực ĐHNN trong quá trình học tập.
3.4. Kết quả thực nghiệm và thảo luận
3.9.1. Kết quả thực nghiệm khảo sát
Kết quả đánh giá các kĩ năng thành phần của năng lực ĐHNN của
42 HS được thể hiện ở bảng 3.3. Qua phân tích kết quả khảo sát,
16
chúng tôi thấy cần điều chỉnh quy trình dạy học cho phù hợp hơn để
nâng cao kĩ năng cho HS, cần gắn với thực tiễn ứng dụng cuộc sống
nhiều hơn để tăng sự hứng thú học tập ở HS. Chúng tôi thiết kế 5 bài
kiểm tra ở các thời điểm thực nghiệm để tăng mức độ tin cậy của
nghiên cứu.
3.9.2. Kết quả thực nghiệm chính thức
3.9.2.1. Đánh giá sự phát triển các kĩ năng thành phần của năng
lực ĐHNN qua các bài kiểm tra
3.9.2.1.1. Đánh giá sự phát triển của kĩ năng nhận thức sở thích,
hứng thú của bản thân
Qua quá trình học tập, rèn luyện liên tục trong cả năm học, số
lượng HS đạt mức độ 3 tăng dần. Tỉ lệ HS đạt mức 3 (có kĩ năng) ở
lần kiểm tra 2 là 12.4%, lần kiểm tra 3 là 25.1%, lần 4 là 38.3%, lần 5
là 48.8%. Điều đó thể hiện rằng, kĩ năng nhận thức sở thích, hứng thú
môn học của HS đã tăng dần qua các giai đoạn rèn luyện.
Kết quả xác định các tham số thống kê mẫu thể hiện qua bảng 3.4.
Kết quả cho thấy có sự tăng lên về giá trị trung bình (mean) của mức độ
KN đạt được của HS qua các lần kiểm tra từ 1.12 ở lần kiểm tra 1 đến
2.37 ở lần kiểm tra thứ 5. Điều đó thể hiện sự phát triển của kĩ năng của
HS từ mức 1, mức 2 đã chuyển dần lên mức có kĩ năng và thành thạo
(mức 3). Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp tác động là có hiệu quả
đến sự phát triển kĩ năng nhận thức bản thân của HS. Độ lệch chuẩn và
khoảng biến thiên qua các lần kiểm tra đều nằm trong khoảng dao động
đáng tin cậy.
Kiểm định với giả thuyết H0: Không có sự khác nhau giữa các lần
kiểm tra KN nhận thức sở thích, hứng thú bản thân, H1: có sự khác nhau
giữa các lần kiểm tra KN nhận thức sở thích, hứng thú bản thân , thể hiện
ở giá trị p-value (sig.) ≤ 0,05. So sánh giá trị p-value của kiểm định t
được xác định ở với 0.05 (mức ý nghĩa 5% = 0.05, độ tin cậy 95%).
17
Qua quan sát sự thể hiện của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập và
phỏng vấn HS, sự hứng thú, yêu thích môn học ở HS đã được thể hiện
rất rõ ràng. Qua đó có thể thấy, các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học
trải nghiệm, dạy học khám phá 5E đã có những tác động tích cực đến sự
hứng thú, sự yêu thích môn học đối với HS.
3.9.2.1.2. Đánh giá mức độ đạt được ở kĩ năng ứng dụng kiến thức
môn học và nghề nghiệp liên quan
Tỉ lệ HS đạt mức 3 (có kĩ năng) tăng nhanh, từ không có HS nào ở
lần kiểm tra 1, tăng lên 21.3%, 40.8%, 45.9%, và 57.8% qua các giai
đoạn rèn luyện tiếp đó. Điều đó thể hiện rằng, kĩ năng ứng dụng kiến
thức môn học và nghề nghiệp liên quan của HS đã nâng cao dần qua các
giai đoạn rèn luyện.
Hình 3.2. Tỉ lệ HS đạt mức các mức độ kĩ năng ứng dụng kiến thức
môn học và nghề nghiệp liên quan qua các lần kiểm tra
Kết quả xác định các tham số thống kê mẫu thể hiện qua bảng 3.6
cho thấy có sự tăng lên về giá trị trung bình (mean) của mức độ KN đạt
được của HS qua các lần kiểm tra từ 1.14 ở lần kiểm tra 1 đến 2.39 ở lần
85.4
48.4
12.5
5.5
0
14.6
30.3
46.7 48.6
42.2
0
21.3
40.8
45.9
57.8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Kiểm tra 1 Kiểm tra 2 Kiểm tra 3 Kiểm tra 4 Kiểm tra 5
Tỉ
lệ
p
h
ần
t
ră
m
H
S
Lần kiểm tra
Mức 1
Mức 2
Mức 3
18
kiểm tra thứ 5. Điều đó thể hiện sự phát triển kĩ năng của HS từ mức
thấp (mức 1, mức 2) đã chuyển dần lên mức có kĩ năng (mức 3). Điều đó
cho thấy rằng các biện pháp tác động là có hiệu quả đến sự phát triển kĩ
năng ứng dụng kiến thức môn học và nghề nghiệp của HS.
3.9.2.1.3. Đánh giá sự phát triển kĩ năng lập kế hoạch hướng
nghiệp
Hình 3.3. Kết quả mức độ đạt được về kĩ năng lập kế hoạch hướng
nghiệp của HS qua các lần kiểm tra
Đánh giá sự phát triển năng lực ĐHNN của 9 HS được lựa chọn
theo dõi
Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 9 HS để phân tích sự phát triển về
năng lực ĐHNN qua quá trình rèn luyện ở 5 chủ đề thực nghiệm ở, kết
quả thể hiện ở biểu đồ 3.4.Kết quả quan sát và phân tích bài kiểm tra
cho thấy rằng tất cả các HS đều có sự nâng cao về mức độ biểu hiện
năng lực ĐHNN qua quá trình thực nghiệm.
75.2
58.5
34.4
20.5
10.5
24.8
33.2
50.5
45.2
42.4
0
8.3
15.1
34.3
47.1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Kiểm tra 1 Kiểm tra 2 Kiểm tra 3 Kiểm tra 4 Kiểm tra 5
Tỉ
lệ
p
h
ẩn
t
ră
m
H
S
Lần kiểm tra
Mức 1
Mức 2
Mức 3
19
Hình 3.4. Mức độ phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của
HS qua các chủ đề thực nghiệm
3.9.2.2. Mô hình tác động của biện pháp tổ chức dạy học Sinh học 10
đến biểu hiện của năng lực định hướng nghề nghiệp
Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi để đánh giá biểu hiện của năng lực
ĐHNN trước thực nghiệm và sau thực nghiệm (mục 2.2) dựa trên mô
hình nghiên cứu đã đề xuất (sơ đồ 1.5) trên cơ sở mô hình lý thuyết
của Eccles (2009).
Phân tích kết quả sự phát triển năng lực ở HS
Kết quả phân tích thống kê mô tả (Discriptive Statistics) ở bảng 3.10
và biểu đồ 3.6 cho thấy rằng, giá trị trung bình của 3 kĩ năng thành tố
của năng lực ĐHNN đều tăng lên sau thực nghiệm. Kĩ năng lập kế
hoạch có giá trị trung bình là 2.43, kĩ năng nhận thức sở thích, hứng
thú của bản thân có giá trị trung bình là 2.4, kĩ năng xác định mối liên
hệ với nghề nghiệp có giá trị trung bình là 2.49.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 Chủ đề 4 Chủ đề 5
Trần Quang Huy
Nguyễn Gia Hưng
Nguyễn Vũ Minh Khuê
Nguyễn Duy Kiên
Nguyễn Tùng Lâm
Hoàng Lê Hà Linh
Phạm Thanh Thảo
Trần Bảo Lộc
Nguyễn Hồng Phúc
20
Hình 3.5. So sánh biểu hiện năng lực ĐHNN trước và sau thực
nghiệm
Bảng 3.10. Giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) của các
nhân tố
Nhân tố
Trước thực
nghiệm
Sau thực
nghiệm
Mean SD Mean SD
Nhận thức sở thích, hứng thú
của bản thân
1.97 0.52 2.40 0.52
Xác định mối liên quan giữa
môn học và nghề nghiệp
1.60 0.54 2.49 0.62
Lập kế hoạch về nghề nghiệp 1.97 0.81 2.43 0.78
Sự tự tin vào khả năng thực
hiện nhiệm vụ của bản thân
1.61 0.62 2.51 0.61
Ứng dụng kiến thức môn học 1.08 0.33 2.50 0.49
Nguyện vọng nghề nghiệp 1.43 0.63 2.55 0.60
Dạy học trải nghiệm 1.91 0.51 2.61 0.50
Dạy học khám phá 5E 1.60 0.59 2.32 0.63
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
Nhận thức
sở
thích, hứng
thú của bản
thân
Xác định
mối liên
quan giữa
môn học
và nghề
nghiệp
Lập kế
hoạch về
nghề
nghiệp
Nguyện
vọng nghề
nghiệp
1.97
1.6
1.97
1.43
2.4 2.49 2.43
2.55
G
iá
t
rị
t
ru
n
g
b
ìn
h
(
M
e
an
)
Các nhân tố
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
21
Mô hình tác động của dạy học định hướng nghề nghiệp
Hình 3.1. Tóm tắt mối tương quan giữa các biến trong mô hình
nghiên cứu
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy có sự tác động tích
cực của ‘dạy học trải nghiệm liên quan đến nghề nghiệp’ đến ‘nhận
thức về ứng dụng kiến thức môn học và nghề nghiệp’, thể hiện ở hệ số
chuẩn hóa (Standardized Coefficients) là 0.276 và p-value <0.05.
Kết quả cũng thể hiện có sự đóng góp tích cực của ‘dạy học khám
phá 5E về ứng dụng khoa học’ đối với ‘nhận thức về ứng dụng kiến
thức môn học và nghề nghiệp’ và ‘lập kế hoạch hướng nghiệp’, thể
hiện ở hệ số chuẩn hóa (Standardized Coefficients) là 0.45 và 0.262 và
p-value (sig.) <0.05.
Các kết quả nghiên cứu đã thể hiện hiệu quả của quy trình tổ chức
dạy học nhằm ĐHNN cho HS thông qua tổ chức dạy học trải nghiệm
liên quan đến nghề nghiệp và dạy học khám phá theo mô hình 5E về
các ứng dụng khoa học.
Nguyện vọng nghề
nghiệp liên quan
đến Sinh học
Nhận thức về ứng
dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_day_hoc_sinh_hoc_10_trung_hoc_pho_thong_dap.pdf