Dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực cho sinh viên Sư
phạm Tin học
Dạy học Tin học, trong Luận án này được giới hạn phạm vi nghiên cứu
là môn học Hệ cơ sở dữ liệu và môn học Tin học đại cương. Hai môn học
đều mang đầy đủ các tính chất của hầu hết các môn học chuyên ngành của
Sư phạm Tin học, đó là vừa có tính logic, trừu tượng của lý thuyết, vừa có9
tính chất thực hành hướng đến kỹ năng. Các môn học này, bao gồm các
kiến thức về lập trình, cũng như các bài toán mamg tính thực tiễn cao. Hai
môn học này cũng như các môn học chuyên ngành của sinh viên Sư phạm
Tin học, đều có tính khoa học và công nghệ, tính mô hình hóa cao, phù hợp
với dạy học tương tác trong B-learning.
2.1.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức của sinh viên
2.1.2. Mô hình TPACK trong dạy học ngày nay và việc bồi dưỡng
năng lực ICT cho sinh viên Sư phạm.
Qua những phân tích về mô hình TPACK [139], cho thấy việc nâng cao
năng lực ICT, đặc biệt là năng lực dạy học trên môi trường E-learning cho
sinh viên là một nhu cầu thiết yếu của các trường Đại học Sư phạm hiện
nay. Trong đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc học tập trên môi trường
giàu tính công nghệ B-learning đến năng lực ứng dụng ICT trong dạy học
của giáo sinh là hết sức cần thiết.
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-Learning cho sinh viên Sư phạm Tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức được 2 khóa học trực tuyến.
- Góp phần biên soạn 1 giáo trình và 1 sách tham khảo, cùng một số tài
nguyên học tập khác, những tài nguyên này đã và đang được sử dụng một
cách hiệu quả trong dạy học.
- Xác nhận khả năng áp dụng dạy học tương tác trong B-learning cho dạy
học Tin học ở các Khoa Sư phạm Tin học trong Trường Đại học.
8. Kết cấu luận án
Luận án gồm 149 trang nội dung, trong đó có 30 hình vẽ, sơ đồ và biểu
đồ; 25 bảng biểu. Cấu trúc luận án: ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục,
luận án gồm 3 chương.
6
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
TƯƠNG TÁC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG B-
LEARNING CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TIN HỌC
Trong chương này, luận án đã trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu: dạy
học tương tác; tương tác trên E-learning; dạy học tiếp cận năng lực và B-
learning, từ đó đưa ra nhận xét chung và định hướng nghiên cứu của luận
án:
1. Trong dạy học tương tác, không những cần xác định đúng các yếu tố
tham gia tương tác trong hoạt động dạy học, chức năng riêng biệt của từng
yếu tố và quan hệ giữa chúng, mà còn cần làm rõ sự tác động tương hỗ giữa
các yếu tố tạo thành một tập hợp liên kết chặt chẽ, nhằm thực hiện mục tiêu
phát triển năng lực của người học.
2. Một số vấn đề lớn cần được đặt ra như: cơ sở lý luận cho dạy học tương
tác trong dạy học Tin học còn ít được nghiên cứu, chưa có quy trình, biện
pháp hợp lí cho dạy học tương tác trong dạy học Tin học. Vì vậy, việc xác
định một cách rõ ràng hơn về khái niệm, đặc trưng, cấu trúc, cơ chế, quy
trình dạy học tương tác trong dạy học Tin học, phù hợp với các xu hướng
dạy học hiện đại và có khả năng vận dụng là yêu cầu cần thiết trong thực
tiễn dạy học Tin học ở trường Sư phạm.
3. Để định hướng cho việc vận dụng vào dạy học tương tác trong đào tạo
giáo viên Tin học, cần phân tích và làm sáng tỏ thế nào là dạy học tương
tác theo tiếp cận năng lực trong dạy học, xây dựng khung lý luận dạy học,
trên cơ sở đó xác định đường hướng vận dụng vào dạy học Tin học bằng
quy trình và các biện pháp dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong
đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Tin học.
4. Một thang đo năng lực ICT cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học cũng
như các tác động của B-learning đến năng lực ứng dụng ICT trong dạy học
của sinh viên cũng cần được đặt ra.
5. Bên cạnh đó cần chỉ ra B-learning và dạy học tương tác có nhiều ưu
điểm giúp nâng cao năng lực ICT trong dạy học cho sinh viên Sư phạm.
Trên cơ sở phân tích, khái quát một số cơ sở lý luận của dạy học tương
tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning đã có. Luận án đã khái quát và
làm rõ một số khái niệm công cụ cho cơ sở lý luận như: tương tác; tiếp cận
sư phạm tương tác; dạy học tương tác; môi trường trong dạy học tương tác;
năng lực Xây dựng khung lý thuyết cho luận án, cụ thể: Phân tích mối
quan hệ giữa dạy học tương tác và dạy học tiếp cận năng lực; Dạy học tương
tác nhìn từ một số lý thuyết học tập; Xem xét khái niệm B-learning với quan
7
niệm là một hình thức dạy học, làm rõ các hình thức dạy học với B-learning.
Các thành tố cấu trúc cơ bản và các mức độ kết hợp trong B-learning cũng
được xem xét, để từ đó lựa chọn hình thức, xây dựng mô hình B-learning
phù hợp với đặc thù dạy học Tin học cụ thể trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, Luận án đã đóng góp cơ sở lý luận của dạy học tương tác
theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho sinh viên Sư phạm Tin học, cụ
thể: dựa trên lược đồ chức năng của dạy học tương tác để đề nghị lược đồ
quá trình dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning. Phân
tích các đặc trưng của phương tiện, phương pháp và kỹ năng dạy học, cũng
như các đặc trưng của Dạy và Học trong dạy học tương tác theo tiếp cận
năng lực trong B-learning. Đánh giá môi trường, hình thức dạy học B-
learning tác động như thế nào đến dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực.
Trong chương này, luận án cũng đã tiến hành khảo sát, đánh giá về thực
trạng dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho dạy học
Tin học, nhằm đánh giá hiện trạng, phân tích nguyên nhân, nhằm làm cơ sở
thực tiễn của Luận án và xác định tính khả thi cho những đề xuất của đề tài
nghiên cứu. Hai nội dung đánh giá chính là:
- Thực trạng của việc dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-
learning.
- Sự thích nghi dạy học với B-learning.
Đối tượng khảo sát: Sinh viên, Giáo viên ở trường Trung học phổ thông
và Giảng viên ở các trường ĐHSP miền Trung như Huế, Đà nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và một số giáo viên ở Đồng Nai, Long An,
Kontum.
Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát đánh giá; Phương pháp
khảo sát điều tra qua phiếu khảo sát; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tiêu chí đánh giá:
+ Điều tra thực trạng dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-
learning
Đối với giảng viên: 1) Mức độ tương tác của người học qua môi trường
học tập, với GV, với bạn học và tương tác nội tại; 2) Khó khăn của dạy học
tương tác; 4) Quan niệm của GV về dạy học tương tác.
Đối với sinh viên: 1) Dạy học tiếp cận năng lực thể hiện qua kiểm tra
đánh giá; 2) Mức độ tương tác của người học qua môi trường học tập, với
GV, với bạn học và tương tác nội tại; 3) Khó khăn của dạy học tương tác;
4) Nhận thức SV về dạy học tương tác.
+ Điều tra sự thích nghi với B-learning
8
Đối với giảng viên: 1) Mức độ khai thác và sử dụng Internet trong dạy
học, những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet; 2) Thăm dò ý kiến GV
về dạy học trực tuyến.
Đối với sinh viên: 1) Mức độ khai thác và sử dụng Internet trong học tập,
những khó khăn khi gặp phải khi sử dụng Internet 2) Sự đáp ứng và tác
động của học trực tuyến đối với người học 3) Các kênh thông tin và việc sử
dụng E-learning vào các hoạt động tự học của SV.
Từ cơ sở lý thuyết và thực trạng của việc dạy học Tin học, có thể cho
rằng:
- Có thể dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning
- Làm thế nào để góp phần làm sáng tỏ hơn nữa cơ sở khoa học của dạy
học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho dạy học Tin học.
- Xây dựng quy trình, biện pháp phù hợp cho dạy học tương tác theo tiếp
cận năng lực trong B-learning cho dạy học Tin học.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chương 1 đã phát triển tiến trình dạy học
trong B-learning.
Hình 1. 6. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo B-learning
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC THEO TIẾP
CẬN NĂNG LỰC TRONG B-LEARNING CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM TIN HỌC
2.1. Dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực cho sinh viên Sư
phạm Tin học
Dạy học Tin học, trong Luận án này được giới hạn phạm vi nghiên cứu
là môn học Hệ cơ sở dữ liệu và môn học Tin học đại cương. Hai môn học
đều mang đầy đủ các tính chất của hầu hết các môn học chuyên ngành của
Sư phạm Tin học, đó là vừa có tính logic, trừu tượng của lý thuyết, vừa có
9
tính chất thực hành hướng đến kỹ năng. Các môn học này, bao gồm các
kiến thức về lập trình, cũng như các bài toán mamg tính thực tiễn cao. Hai
môn học này cũng như các môn học chuyên ngành của sinh viên Sư phạm
Tin học, đều có tính khoa học và công nghệ, tính mô hình hóa cao, phù hợp
với dạy học tương tác trong B-learning.
2.1.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức của sinh viên
2.1.2. Mô hình TPACK trong dạy học ngày nay và việc bồi dưỡng
năng lực ICT cho sinh viên Sư phạm.
Qua những phân tích về mô hình TPACK [139], cho thấy việc nâng cao
năng lực ICT, đặc biệt là năng lực dạy học trên môi trường E-learning cho
sinh viên là một nhu cầu thiết yếu của các trường Đại học Sư phạm hiện
nay. Trong đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc học tập trên môi trường
giàu tính công nghệ B-learning đến năng lực ứng dụng ICT trong dạy học
của giáo sinh là hết sức cần thiết.
2.1.3. Đặc điểm chuẩn đầu ra trong đào tạo trình độ Đại học Sư
phạm Tin học.
2.2. Thiết kế dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-
learning
2.2.1. Thiết kế khóa học trực tuyến
2.2.1.1. Một số nguyên tắc thiết kế khóa học trực tuyến
2.2.1.2. Tiến trình thiết kế môi trường học trực tuyến để dạy học
kết hợp.
Vận dụng tiến trình xây dựng khóa học, hai khóa học cho môn học
Nhập môn hệ cơ sở dữ liệu, tại địa chỉ:
và khóa học cho môn học Tin học đại cương, tại địa chỉ:
đã được xây dựng
10
Hình 2. 2. Tiến trình thiết kế môi trường học trực tuyến để dạy học
kết hợp
2.2.1.3. Tổ chức nội dung trên khóa học trực tuyến
Vận dụng hình thức mô đun dạy học và webquest để tổ chức nội dung
dạy học trên một khóa học trực tuyến.
Tổ chức khóa học trực tuyến:
Hình 2. 3. Mở đầu của một khóa học
Mở đầu của khóa học là hệ vào của một mô đun, bao gồm các phần sau:
Dạy - học Nhập môn Cơ sở dữ liệu qua phương pháp PBL
− Diễn đàn tin tức - nơi học viên thảo luận cùng
giảng viên
− Phòng Chat - nơi các nhóm thảo luận
− Mục tiêu học phần
− Giới thiệu cách học tập môn học
− Tiến trình dạy - học chung cho các chủ đề/chương.
− Tài liệu tham khảo
− Giáo trình Nhập môn Cơ sở dữ liệu (giáo trình
chuẩn theo qui chế của Trường)
− Cases Study của môn học (các trường hợp nghiên
cứu để hoàn thành trong suốt khóa học)
− Bài tập trắc nghiệm
− Bảng thuật ngữ
− Nộp bài tập dạng text online
− Nơi các bạn nộp bài dạng file
+ Kiểm tra đầu vào
Kiểm tra điều kiện tiên quyết và thông báo chuẩn kiến
thức, kỹ năng cần đạt của môn học.
+ Bài tập thực hành
11
2.2.2. Thiết kế quy trình dạy học
2.2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình dạy học tương tác
theo tiếp cận năng lực trong B-learning
2.2.2.2. Qui trình dạy học
2.2.3. Tổ chức dạy học
2.2.3.1. Dạy học giáp mặt trên lớp
2.2.3.2. Tổ chức hoạt động học trực tuyến
Ví dụ minh họa: Tổ chức học tập trực tuyến mô đun HỆ QTCSDL
2.2.3.3. Phương pháp dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực
trong B-learning
2.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả trong dạy học tương tác trong B-
learning
2.2.4.1. Các công cụ đánh giá trên môi trường học trực tuyến và
việc phát triển năng lực của người học
Một chương của khóa học, nhìn chung bao gồm:
Chương 1: Khái quát về hệ cơ sở dữ liệu
− Mục đích và yêu cầu
− Giới thiệu chung
− Tài liệu và thiết bị để học tập - Thông tin cho
các hoạt động
− Slide, bài giảng và video ghi hình bài giảng
− HOẠT ĐỘNG
− Diễn đàn nơi các nhóm thảo luận và Giáo viên tổng
quan lại các kiến thức trong chương
− Cùng hoàn chỉnh các khái niệm của chương 1.
− Nơi nộp bài thực hành chương 1.
Đánh giá
Kết thúc khóa học bao gồm các phần sau:
Ôn tập và đánh giá cuối Khóa học
− Một số đề thi môn Hệ cơ sở dữ liệu
− Một số bản đồ tư duy - hệ thống các khái niệm
trong môn học
− Chương trình thực hiện các thuật toán thiết kế
CSDL quan hệ, một số chương trình minh họa khác.
Đánh giá
12
2.2.4.2. Đánh giá học tập nhất quán với chuẩn đầu ra của môn
học
Bảng 2. 1. Mô tả chuẩn đầu ra và phương pháp đánh giá
2.2.4.3. Hoạt động đánh giá trong dạy học trực tuyến
Bảng 2. 2. Các hoạt động đánh giá trong khóa học trực tuyến
Bảng 2.3. Điểm số cho việc đánh giá thường xuyên cho các chủ
đề/chương trong khóa học
2.2.4.4. Đồ thị nội dung học tập và kỹ năng, nhiệm vụ học tập
Bảng 2. 4. Tập các khái niệm học tập trong chương Phân tách và Chuẩn
hóa lược đồ quan hệ
Đồ thị 2. 1. Đồ thị mối quan hệ giữa các khái niệm
Bảng 2. 5. Mối quan hệ giữa các khái niệm
Bảng 2. 6. Tập các kỹ năng và nhiệm vụ học tập trong phần Phân tách
và Chuẩn hóa lược đồ quan hệ môn CSDL
Đồ thị 2. 2. Đồ thị kỹ năng và nhiệm vụ học tập
Bảng 2. 7. Quan hệ giữa kỹ năng, nhiệm vụ học tập và khái niệm.
Dựa vào đồ thị nội dung, mối quan hệ giữa các khái niệm được chỉ rõ,
điều này sẽ giúp cho người thiết kế khóa học có thể đưa ra các tiến trình
học tập phù hợp đối với các kiến thức có trong từng chủ đề. Với đồ thị kỹ
năng và nhiệm vụ học tập, GV có thể đánh giá được người học đã hoàn
thành nhiệm vụ học tập và những kỹ năng nào. Hơn nữa, đồ thị cũng chỉ ra
để hoàn thành một nhiệm vụ học tập hay một kỹ năng, người học cần hoàn
thành những kỹ năng, nhiệm vụ thành phần nào. Ngoài ra mối quan hệ giữa
khái niệm với nhiệm vụ học tập và kỹ năng, cũng chỉ rõ, để hoàn thành
nhiệm vụ học tập và thành thực kỹ năng, trước hết người học cần nắm vững
những kiến thức bao gồm các term kiến thức nào.
13
Hình 2. 7. Quy trình tổ chức dạy học Tin học trong B-learning
B3: Hoàn thiện
dự án/ bài tập
môn học
-
+
14
Hình 2. 8. Dạy học giáp mặt trên lớp với phương pháp dạy học dự án với
mô hình dạy học đảo ngược
Bảng 2. 1. Các giai đoạn của dạy học GQVĐ tích hợp với dạy học dự
án
Các
giai
đoạn
Các
bước
Hoạt động giáo
viên (GV)
Hoạt động của sinh
viên (SV)
Môi
trường
thực
hiện
Xác
định và
tìm
hiểu
vấn đề
Bước
1: Nêu
và làm
sáng tỏ
vấn đề
Giới thiệu vấn đề.
Tổ chức lớp: chia
nhóm, qui định về
thời gian, phân
công, trình bày,
đánh giá.
- Làm việc theo nhóm
- Nhận dạng các từ
ngữ, thuật ngữ, khái
niệm.
- Xác định yếu tố đã
biết, yếu tố chưa biết.
Trên
lớp
Bước
2: Đề
xuất ý
tưởng,
giả
thuyết.
GV yêu cầu kỹ
thuật, tiêu chuẩn,
mẫu sản phẩm của
dự án.
Trên cơ sở kiến thức
đã và chưa biết, SV
đưa ra ý tưởng, những
giả thuyết để GQVĐ.
Ở đây những ý tưởng
chưa được kiểm
chứng, chưa có cơ sở
chắc chắn.
Trên
lớp
Bước
3: Xác
định
kiến
thức
liên
quan
Để SV không bị
lệch hướng trong
nghiên cứu, GV có
thể đưa ra những
gợi ý cần thiết.
Từ những giả thuyết
đề xuất, SV xác định
những nội dung cần có
để GQVĐ.
Liệt kê những kiến
thức cần để GQVĐ, đề
Trên
lớp
15
xuất những kiến thức
mới cần nghiên cứu.
Tìm
hiểu
kiến
thức
liên
quan
Bước
4: Định
hướng
nguồn
thông
tin
Gợi ý nguồn thông
tin.
- Tìm kiếm thông tin
trong tài liệu giáo
khoa, Internet hay trao
đổi với chuyên gia.
Khóa
học trực
tuyến
Bước
5: Tự
nghiên
cứu
Nội dung kiến thức
được chia nhỏ thành
các đơn vị kiến thức
phù hợp với tự nghiên
cứu cá nhân hay nhóm
nhỏ.
SV đưa ra được kết
quả là bản thiết kế, qui
trình, cấu trúc-cấu tạo,
sơ đồ nguyên lý,
chương trình phần
mềm...
Khóa
học trực
tuyến
Giải
quyết
vấn đề
Bước
6: Hệ
thống
hóa
kiến
thức
Tổ chức thảo luận.
Thể thức hóa kiến
thức.
Báo cáo, bàn luận kết
quả nghiên cứu của
các nhóm.
Trên
lớp
hoặc
Online
Bước
7:
Kiểm
chứng
giả
thuyết
Kiểm chứng giả
thuyết bằng những
suy luận logic và
những bằng chứng xác
thực. Trong trường
hợp không đưa ra
được những lời giải
thích thiết thực, cần
quay lại đề xuất giả
thuyết.
Trên
lớp
hoặc
Online
16
Kết
luận
Bước
8:
Trình
bày kết
quả
Giáo viên đánh
giá, nhận xét.
Trình bày dưới dạng
báo cáo nhỏ hay phiếu
trả lời.
SV cũng có thể báo
cáo sản phẩm vật chất
thật hay dạng mô hình
mô phỏng. (trong
trường hợp của chúng
tôi là bản thiết kế; qui
trình, cấu trúc-cấu tạo,
sơ đồ, chương trình
phần mềm...
Trên
lớp
hoặc
Online
2.3. Dạy học tương tác mô đun Hệ QTCSDL trong B-learning
Phần này là một ví dụ minh họa trên một mô đun môn học cụ thể, cho
mục 2.2 đã trình bày ở trên.
2.3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình chi tiết
mô đun hệ QTCSDL
2.3.2. Tiến trình dạy học mô đun hệ QTCSDL
2.4. Khung tương tác cho dạy học tương tác theo tiếp cận năng
lực trong B-learning
2.4.1. Khung tương tác: Triết lý sư phạm và lý thuyết học tập; Định
hướng mục đích, nhiệm vụ học tập; Tạo nguồn động lực cho người học;
Công cụ hỗ trợ nhận thức và siêu nhận thức; Chiến lược học kết nối và
cộng tác; Vai trò của người dạy.
2.4.2. Những nguyên tắc vận dụng B-learning trong dạy học Tin
học:
Trong thiết kế khóa học trực tuyến cần:
Xác định rõ đối tượng người học; Xác định rõ mục tiêu học tập; Xác
định thông tin và tiêu chí kiểm tra đánh giá;
Trong tổ chức nội dung và tổ chức dạy học:
Cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các tài liệu học tập; Cách trình bày các
tài nguyên học tập; Nâng cao tính tự nhận thức; Tương tác xã hội; Học
cộng tác; Tăng cường học tập qua hành động; Xây dựng môi trường học
tập tương tác với các đặc trưng của dạy học Tin học; Tích hợp đa truyền
thông, đa phương tiện; Hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm có thể đưa ra một số kết luận về BL.
17
B-learning không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa dạy học giáp mặt và
E-learning mà còn là phương thức dạy học nhằm cá nhân hóa việc học tập
hướng đến năng lực của người học.
B-learning còn được xem là một tiếp cận sư phạm, ở đó kết hợp các
phương pháp dạy học nhằm tích hợp các thế mạnh và tính tương tác xã hội
của dạy học giáp mặt với sự tăng cường của sức mạnh công nghệ để nâng
cao khả năng học tập tích cực trong môi trường trực tuyến, chứ không chỉ
đơn thuần là việc quan tâm đến tỷ lệ tham gia cung cấp thông tin đến người
học của hình thức dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến. Nói cách khác
B-learning không chỉ là sự thay đổi cấu trúc của dạy học truyền thống và
sự tăng cường công nghệ thông tin truyền thông, trong B-learning không
chỉ là sự cung cấp thêm máy tính và các công cụ học tập trên đó đến người
học, mà đó là sự thay đổi của mô hình dạy học với các đặc trưng thể hiện
rõ tính chất kết hợp như sau:
- Lấy người học làm trung tâm, trong đó người học được hoạt động và
tương tác nhiều hơn.
- Tăng cường môi trường sư phạm tương tác, bao gồm tương tác giữa
người học – người dạy; người học – người học; người học và môi trường
học tập.
- Tích hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc.
- Tích hợp giữa dạy học lý thuyết và thực hành.
- Tích hợp các phương pháp dạy học và hình thức dạy học.
Để đánh giá tác động của việc học tập qua quá trình dạy học tương tác
với mục tiêu phát triển năng lực của người học trong B-learning mà luận án
đề xuất, trong khuôn khổ của luận án giới hạn đánh giá tác động đến năng
lực ứng dụng ICT trong dạy học của SV Sư phạm Tin học. Trong phần tiếp
theo sẽ xây dựng khung năng lực này, các kết quả thực nghiệm đánh giá
thang đo này được trình bày trong chương 3.
2.5. Xây dựng khung năng lực ứng dụng ICT trong dạy học cho
SV Sư phạm Tin học.
Với 7 năng lực thành phần, khung năng lực ICT có 17 biểu hiện như sau:
Bảng 2. 8. Khung năng lực ICT dành cho Sinh viên Sư phạm Tin học.
Bảng 2. 9. Mô tả chi tiết về năng lực ICT dành cho Sinh viên Sư phạm
Tin học.
2.6. Kết luận chương 2
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên đặc thù của ngành học Tin học
và đặc trưng của B-learning, dựa trên tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
tương tác trong B-learning tổng quát đã nêu trong chương 1. Chương 2 đã
18
đề xuất quy trình xây dựng khóa học trực tuyến và quy trình tổ chức dạy
học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho dạy học Tin học.
Quy trình này là phù hợp với các với đa số các môn học chuyên ngành của
sinh viên Sư phạm Tin học, là những môn học có tính chất lý thuyết kết hợp
thực hành, vận dụng.
Như trên đã nhấn mạnh quy trình trên là không bất biến cho các loại tiết
học, mô đun, môn học, cần vận dụng một cách hợp lý quy trình trong dạy
học. Các bước của quy trình cần vận dụng linh hoạt, với sự hiểu rõ cơ sở lý
luận dạy học của quy trình và thực tiễn dạy học.
Trong chương 2, các vấn đề thiết yếu của việc tổ chức dạy học tương tác
theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho dạy học Tin học, cũng đã được
đưa ra. Đó là:
Đề xuất vận dụng hình thức mô đun dạy học và Webquest để tổ chức nội
dung dạy học trên một khóa học trực tuyến.
Hình thức tổ chức dạy học trong giờ học giáp mặt với mô hình lớp học
đảo ngược được vận dụng thích hợp với một số phương pháp dạy học chủ
đạo như phương pháp dạy học dự án, dạy học dựa trên giải quyết vấn
đềđược vận dụng cho dạy học Tin học trên BL.
Một ví dụ minh họa cho tiến trình dạy học, phương pháp và cách thứ tổ
chức dạy học cho mô đun Hệ QTCSDL cũng đã được đưa ra.
Các vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả trong B-learning cũng được đề
cập. Một số kết quả cụ thể của Luận án trong vấn đề này là:
- Các công cụ đánh giá trên môi trường học trực tuyến, cùng với các phân
tích về cách sử dụng chúng trong kiểm tra đánh giá phù hợp và nâng cao
năng lực của người học.
- Đánh giá nhất quán với chuẩn đầu ra và các hoạt động đánh giá trong
dạy học trực tuyến, qua minh họa cho môn học Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Khái niệm đồ thị nội dung học tập và kỹ năng nhiệm vụ học tập được đề
xuất. Đây là một khái niệm khá hữu dụng cho việc xây dựng khóa học trực
tuyến đáp ứng học thích nghi theo tiếp cận năng lực. Đồ thị nội dung học
tập và kỹ năng nhiệm vụ học tập cho chương Phân tách và chuẩn hóa dữ
liệu quan hệ được minh họa.
Khung tương tác và các quy tắc vận dụng cho dạy học Tin học trong B-
learning cũng đã được đề xuất.
Để đánh giá hiệu quả của các đề xuất của luận án đưa ra trong chương
này trong việc nâng cao năng lực của người học, mà cụ thể là năng lực ứng
dụng ICT trong dạy học. Một khung năng lực ICT cũng đã được trình bày
19
trong chương này. Các kết quả kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng thang đo,
sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
Tính khả thi cũng như hiệu quả của các đề xuất và vận dụng đề xuất vào
dạy học tương tác trong B-learning cho dạy học Tin học, trong chương 2 sẽ
được kiểm nghiệm, đánh giá ở chương 3 của Luận án.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm và đánh giá
Để đạt được mục đích trên, kiểm nghiệm và đánh giá có các nhiệm vụ với
nội dung sau: 1- Thực nghiệm đánh giá chất lượng của thang đo khung năng
lực ICT; 2- Tổ chức dạy học Tin học theo tiếp cận tương tác trong B-
learning theo quy trình và biện pháp đã đề xuất; 3- Đánh giá tác động đến
năng lực học tập, năng lực ICT và kỹ năng dạy học với E-learning của SV;
4- Đánh giá hiệu quả học tập của SV với mô hình dạy học mà Luận án đề
xuất qua điểm số và qua nhận thức của người học.
Kiểm nghiệm và đánh giá nhằm xác định tính khoa học, tính khả thi và
hiệu quả của việc đề xuất quy trình và biện pháp dạy học tương tác theo
tiếp cận năng lực trong B-learning cho dạy học Tin học. Trên cơ sở đó kiểm
chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã đề ra.
Để đạt được mục đích trên, kiểm nghiệm và đánh giá có các nhiệm vụ với
nội dung sau: 1- Thực nghiệm đánh giá chất lượng của thang đo khung năng
lực ICT; 2- Tổ chức dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-
learning theo quy trình và biện pháp đã đề xuất; 3- Đánh giá tác động đến
năng lực học tập, năng lực ICT và kỹ năng dạy học với E-learning của SV;
4- Đánh giá hiệu quả học tập của SV với mô hình dạy học mà Luận án đề
xuất qua điểm số và qua nhận thức của người học.
3.2. Thực nghiệm đánh giá chất lượng của thang đo khung năng
lực ICT
Tiến hành xử lý và thống kê dữ liệu, phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
để đánh giá mức độ tin cậy và tương quan nội tại giữa các biến quan sát
trong thang đo và hệ số nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và
giá trị phân biệt của các biến quan sát cho các thành tố của thang đo.
Với các kết quả phân tích thực nghiệm, có thể khẳng định khung và thang
đo năng lực ICT với 7 năng lực thành tố và 17 biểu hiện nói trên là khả thi
và hợp lý với thực tiễn.
3.3. Nghiên cứu tác động của dạy học tương tác theo tiếp cận
năng lực trong B-learning với việc nâng cao năng lực ứng dụng
ICT trong dạy học; kỹ năng dạy học trên môi trường E-learning
của SV Sư phạm và một số tác động đến việc học tập của SV
20
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: Dạy học tương tác theo tiếp
cận năng lực trong B-learning mà Luận án đề xuất, có ảnh hưởng đến năng
lực ứng dụng ICT trong dạy học và kỹ năng dạy học với B-learning của
sinh viên, cũng như tác động đến việc học tập của SV?
Các kết quả phân tích, đã cho thấy mô hình B-learning mà Luận án đã đề
xuất là có tác động rõ rệt đến sự phát triển năng lực ICT của người học. Kết
quả được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2. GV bộ môn Phương pháp dạy học
đã xác nhận, điều đặc biệt là SV đã bước đầu nhận thức việc xây dựng kế
hoạch dạy học cho một bài hay một chương, xem xét những phần nào của
môn học là phù hợp cho môi trường học giáp mặt hay có thể tự học với các
tài nguyên hỗ trợ trên môi trường học online. SV nhận thức được việc cần
tổ chức các hoạt động học tập và nhiệm vụ của từng hoạt động cho một giờ
học có hướng đến năng lực và lấy người học làm trung tâm.
Cần phải xác định rằng, các kỹ năng dạy học được phát triển là hệ quả
của quá trình dạy học của các môn học về Phương pháp giảng dạy và quá
trình rèn luyện kỹ năng, thực hành giảng tập của SV. Nhưng cũng không
thể phủ nhận các tác động của quá trình học tập với mô hình B-learning mà
luận án đã đề xuất đến những kỹ năng dạy học với E-learning, khi so sánh
kết quả đánh giá kỹ năng dạy học của SV so với các năm học trước.
Với mô hình dạy học mà Luận án đã đề xuất, người học có cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_day_hoc_tuong_tac_theo_tiep_can_nang_luc_tro.pdf