Giải pháp đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến trình
dạy học
1.2.3.1. Định nghĩa về tổng quan
Trong DH Vật lí theo quy trình NCKH, chúng tôi cho rằng:
Nghiên cứu tổng quan trong DH là việc HS tìm hiểu những câu
chuyện lịch sử về các nhà KH trước đó đã trả lời câu hỏi nghiên cứu
như thế nào, từ đó xác định vấn đề cần giải quyết và đưa ra định
hướng giải quyết vấn đề một cách rõ ràng hơn.
1.2.3.2. Mục đích đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến
trình dạy học
Để phù hợp với lứa tuổi HS THCS, chúng tôi lựa chọn tiêu đề
“Những câu chuyện lịch sử về vấn đề nghiên cứu” và đưa vào tiến
trình DH kiến thức vật lí ở trên lớp học trong hai trường hợp:
Trường hợp 1. Nếu nội dung “nghiên cứu tổng quan” liên quan
đến những giả thuyết còn hạn chế thì giai đoạn “nghiên cứu tổng
quan” đưa trước giai đoạn “hình thành giả thuyết” là để giúp HS
tránh được các sai lầm của các nhà KH về vấn đề mà HS đang phải
giải quyết, từ đó hình thành giả thuyết mới.
Trường hợp 2. Nếu nội dung “Nghiên cứu tổng quan” liên quan đến10
những phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, thì giai đoạn
“nghiên cứu tổng quan” đưa sau giai đoạn “hình thành giả thuyết” là để
giúp HS phát hiện ra những ý tưởng của các nhà KH, từ đó “lựa chọn
hay đề xuất phương án thực nghiệm kiểm tra giả thuyết hợp lí”
1.2.3.3. Những khó khăn khi đưa “nghiên cứu tổng quan” vào tiến
trình dạy học
Ở mục này chúng tôi xác định được 4 khó khăn, trở ngại nếu khi yêu
cầu HS “nghiên cứu tổng quan” để trả lời câu hỏi nghiên cứu và khẳng
định, HS không có thể tự “nghiên cứu tổng quan” để trả lời câu hỏi
nghiên cứu trong quá trình học tập trên lớp.
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học Vật lí theo quy trình nghiên cứu khoa học chương “Điện từ học” cấp Trung học Cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a HS khi học các bài học về Điện
từ cấp THCS.
4
6.9. TNSP nhằm đánh giá tính khả thi của giả thuyết KH: Nếu áp
dụng dạy và học nội dung kiến thức về Điện từ cấp THCS theo quy
trình NCKH trên các đối tượng GV và HS ở một số trường THCS
mà thấy rằng, các GV đều có thể DH theo quy trình NCKH và phát
triển được NLKH của tất cả HS ở các trường TNSP thì giả thuyết của
đề tài có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn DH Vật lí ở trường
THCS của Việt Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Thu thập và xử lí thông tin trong các văn bản chỉ đạo về đổi mới
căn bản và toàn diện GDĐT để định hướng nghiên cứu phù hợp thực
tiễn khách quan.
- Thu thập và xử lí thông tin trong các công trình KH, các ấn
phẩm liên quan đến DH theo quy trình NCKH, NLKH của HS, đánh
giá sự phát triển NLKH của HS để làm cơ sở lí luận nhằm thiết kế
tiến trình DH, các hoạt động DH và công cụ đánh giá NLKH.
- Phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức về Chương “Điện từ
học” trong Chương trình GDPT hiện hành để sắp sếp lại nội dung
kiến thức, đồng thời xây dựng logic hình thành kiến thức hợp lí với
tiến trình DH theo quy trình NCKH.
7.2. Phương pháp điều tra thực trạng
Khảo sát GV về: Quy trình NCKH; Thực trạng việc DH phát triển
NLKH ở trường THCS; Những khó khăn trong DH phát triển năng lực.
7.3. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia lí luận và PPDH, chuyên
gia tâm lí giáo dục về một số nội dung: Tâm lí lứa tuổi của HS
THCS; Tiến trình DH kiến thức vật lí theo quy trình NCKH; Tiêu
5
chí, biểu hiện, chỉ báo hành vi về NLKH của HS. Cấu trúc NLKH,
công cụ đánh giá NLKH của HS; Nội dung kiến thức về Điện từ học
cấp THCS, mạch logic phát triển kiến thức theo quy trình NCKH.
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- TNSP lần thứ nhất để thu thập dữ liệu để hoàn thiện: tiến trình
DH, nội dung DH, hình thức tổ chức DH, bộ công cụ đánh giá
NLKH của HS.
- TNSP lần thứ hai để thu thập và xử lí số liệu theo mức độ chỉ
báo hành vi của HS về NLKH.
- Đánh giá sự phát triển NLKH trên cùng một đối tượng HS thông
qua phiếu phản hồi ở ba bài học. Lấy kết quả học tập trên phiếu phản
hồi ở Bài 1 làm số liệu đánh giá khảo sát đầu vào về NLKH của HS,
sau đó dùng số liệu kết quả học tập ở Bài 2 và Bài 3 để so sánh với
Bài 1, từ đó rút ra kết luận về sự phát triển NLKH của HS khi học
theo quy trình NCKH.
- Tổng hợp kết quả đánh giá sự phát triển năng lực của HS ở các
lớp, các trường khác nhau; lứa tuổi khác nhau; GV dạy khác nhau để
đưa ra kết luận về tính đúng/sai của giả thuyết đã đưa ra.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excel để xác định tỉ lệ % mức độ chỉ báo
hành vi ở từng NLTP của HS và sử dụng biểu đồ để so sánh và đánh
giá sự phát triển NLKH của HS khi học theo quy trình NCKH.
8. Các đóng góp mới của đề tài
8.1. Đề xuất tiến trình DH dựa theo quy trình NCKH gồm 5 giai
đoạn trong đó có giai đoạn nghiên cứu tổng quan.
8.2. Đề xuất được cấu thành NLKH gồm 10 NLTP và biểu hiện
hành vi của các NLTP.
6
8.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLKH của HS với 4 mức độ
chỉ báo hành vi tương ứng với mỗi NLTP.
8.4. Thiết kế logic tiến trình KH xây dựng kiến thức ba bài học ở
Chương “Điện từ học” cấp THCS theo tiến trình 5 giai đoạn NCKH.
8.5. Thiết kế các hoạt động dạy và hoạt động học của 3 bài học
theo 5 giai đoạn quy trình NCKH.
8.6. Xây dựng ba bộ công cụ đánh giá mức độ NLKH của HS đạt
được khi học ba bài học về Điện từ học cấp THCS.
8.7. Thiết kế dụng cụ, thiết bị TN dùng để TNSP DH theo quy
trình NCKH ở ba bài học về Điện từ học gồm:
Tên bài Tên thí nghiệm Số lƣợng
1. Từ
trường
của nam
châm vĩnh
cửu
1. TN về sự tương tác của nam châm vĩnh cửu
với: nam châm; kim nam châm; sắt, mạt sắt và các
kim loại, vật liệu khác nhau
5 bộ
2. Từ
trường
của dòng
điện
2. TN kiểm tra các dự đoán dòng điện có tính chất
như của nam châm (hút sắt; hút hoặc đẩy nhau;
tương tác với nam châm và từ phổ của của dòng
điện trong các dây dẫn có hình dạng khác nhau)
5 bộ
3. Cảm
ứng điện
từ
3. TN xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ: sử
dụng nam châm vĩnh cửu và sử dụng nam châm
điện
5 bộ
4. TN kiểm tra dự đoán độ lớn của dòng điện cảm
ứng phụ thuộc vào 4 yếu tố: độ lớn từ trường; góc
hợp bởi phương của đường sức từ với tiết diện của
vòng dây; diện tích vòng dây; tốc độ thay đổi số
đường sức từ (thay đổi tốc độ góc hợp bởi phương
đường sức từ với diện tích vòng dây; thay đổi từ
trường; thay đổi tốc độ biến dạng diện tích)
5 bộ
7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Ở mục này, chúng tôi nghiên cứu các công trình KH của các nước
trên thế giới và ở Việt Nam về NLKH, quy trình NCKH và DH phát
triển NLKH của HS. Thấy rằng, ở các nước tiên tiến luôn chú trọng
đến DH phát triển NLKH của HS, tuy nhiên trong các tiến trình DH
chưa thể hiện một cách đầy đủ của quy trình NCKH vì thiếu giai
đoạn nghiên cứu tổng quan trong tiến trình DH.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về NCKH của học sinh ở trường phổ thông
- NCKH là cách thức triển khai thực hiện các nội dung nghiên
cứu để tạo ra những sản phẩm mới mang tính khách quan. DH là tổ
chức các hoạt động để HS không những chiếm lĩnh tri thức KH mà
còn phát triển NLKH và hình thành phẩm chất của nhà KH.
- Hoạt động DH theo quy trình NCKH thực chất là tổ chức hoạt
động NCKH cho HS nhằm tìm kiếm tri thức mới theo con đường
nhận thức KH. Với đối tượng HS phổ thông, hoạt động học theo quy
trình NCKH là hoạt động NCKH.
- NCKH ở trường phổ thông là một quá trình học tập để phát triển
NLKH, tư duy KH và phẩm chất trong NCKH thông qua tiến trình
DH theo quy trình NCKH.
1.2.1.2. Khái niệm về quy trình nghiên cứu khoa học
Chúng tôi cho rằng: Quy trình NCKH là con đường, cách thức
triển khai thực hiện các giai đoạn NCKH để tạo ra những sản phẩm
mang tính khách quan. Các giai đoạn NCKH bao gồm 5 giai đoạn (i)
8
Quan sát - đặt câu hỏi nghiên cứu; (ii) Nghiên cứu tổng quan - Hình
thành giả thuyết; (iii) Rút ra hệ quả từ giả thuyết - Đề xuất phương
án thí nghiệm kiểm tra hệ quả; (iv) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra hệ
quả; (v) Xử lí dữ liệu và rút ra kết luận về sự đúng/sai của giả thuyết
- Công bố kết quả nghiên cứu.
1.2.1.3. Khái niệm về năng lực khoa học của học sinh phổ thông
NLKH của HS là sự làm chủ các năng lực thành phần của NLKH
trong từng giai đoạn NCKH và vận hành chúng một cách hợp lí để
thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra nhằm chiếm lĩnh tri thức KH
hay tạo ra sản phẩm KH trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
NLKH của HS ở trường phổ thông bao gồm 10 NLTP (Bảng 1.3)
1.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học theo quy trình NCKH
1.2.2.1. Khái niệm về dạy học theo quy trình NCKH
DH Vật lí theo quy trình NCKH là một PPDH, trong đó người
học được trải nghiệm qua giai đoạn NCKH dưới sự định hướng của
GV nhằm phát hiện tri thức mới, PP mới và vận dụng chúng để giải
quyết vấn đề gặp phải trong thực tiễn, qua đó rèn phẩm chất và năng
lực trong NCKH.
1.2.2.2. Chuyển quy trình NCKH thành tiến trình dạy học
Hình 1.1.Sơ đồ tiến trình dạy học theo quy trình NCKH
5. Rút ra kiến thức mới – Vận dụng kiến thức vào thực tế
3. Đề xuất phương án thực nghiệm kiểm tra giả thuyết
1. Thực hiện quan sát – Đặt câu hỏi nghiên cứu
2. Nghiên cứu tổng quan Hình thành giả thuyết
4. Thực nghiệm kiểm tra giả thuyết. Xử lí kết quả và rút ra kết luận
Giả thuyết đúng Giả thuyết sai
X
ây
d
ự
n
g
g
iả th
u
y
ết m
ớ
i
9
1.2.2.3. Sự khác nhau giữa nhà khoa học và học sinh phổ thông trong
NCKH
Phẩm chất và năng lực của nhà KH đã được hoàn thiện đạt mức
độ cao, điều kiện làm việc thuận lợi, khả năng làm việc độc lập cao.
HS phổ thông thì những phẩm chất và năng lực trên phát triển là nhờ
sự giúp đỡ, hỗ trợ và tạo cơ hội của GV. Sản phẩm của nhà KH có
tính mới và có giá trị về tri thức KH cho nhân loại, còn sản phẩm của
HS là những tri thức KH có tính mới đối với chính họ.
1.2.3. Giải pháp đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến trình
dạy học
1.2.3.1. Định nghĩa về tổng quan
Trong DH Vật lí theo quy trình NCKH, chúng tôi cho rằng:
Nghiên cứu tổng quan trong DH là việc HS tìm hiểu những câu
chuyện lịch sử về các nhà KH trước đó đã trả lời câu hỏi nghiên cứu
như thế nào, từ đó xác định vấn đề cần giải quyết và đưa ra định
hướng giải quyết vấn đề một cách rõ ràng hơn.
1.2.3.2. Mục đích đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến
trình dạy học
Để phù hợp với lứa tuổi HS THCS, chúng tôi lựa chọn tiêu đề
“Những câu chuyện lịch sử về vấn đề nghiên cứu” và đưa vào tiến
trình DH kiến thức vật lí ở trên lớp học trong hai trường hợp:
Trường hợp 1. Nếu nội dung “nghiên cứu tổng quan” liên quan
đến những giả thuyết còn hạn chế thì giai đoạn “nghiên cứu tổng
quan” đưa trước giai đoạn “hình thành giả thuyết” là để giúp HS
tránh được các sai lầm của các nhà KH về vấn đề mà HS đang phải
giải quyết, từ đó hình thành giả thuyết mới.
Trường hợp 2. Nếu nội dung “Nghiên cứu tổng quan” liên quan đến
10
những phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, thì giai đoạn
“nghiên cứu tổng quan” đưa sau giai đoạn “hình thành giả thuyết” là để
giúp HS phát hiện ra những ý tưởng của các nhà KH, từ đó “lựa chọn
hay đề xuất phương án thực nghiệm kiểm tra giả thuyết hợp lí”
1.2.3.3. Những khó khăn khi đưa “nghiên cứu tổng quan” vào tiến
trình dạy học
Ở mục này chúng tôi xác định được 4 khó khăn, trở ngại nếu khi yêu
cầu HS “nghiên cứu tổng quan” để trả lời câu hỏi nghiên cứu và khẳng
định, HS không có thể tự “nghiên cứu tổng quan” để trả lời câu hỏi
nghiên cứu trong quá trình học tập trên lớp.
1.2.3.4. Giải pháp đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào tiến
trình dạy học
Cách 1. GV tìm kiếm tư liệu lịch sử về sự phát hiện, phát triển
kiến thức để lựa chọn những nội dung liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu (tổng quan). Sau đó, GV có thể thông báo cho HS địa chỉ
tìm kiếm thông tin và giao nhiệm vụ học tập để HS xử lí thông tin
phục vụ cho nghiên cứu.
Cách 2. GV tập hợp những thông tin thành văn bản “Những câu
chuyện lịch sử về vấn đề nghiên cứu” và giao nhiệm vụ học tập cho
HS để HS xử lí thông tin phục vụ cho nghiên cứu (phân tích, nhận
xét, đánh giá những thông tin hay sự kiện và đưa ra quan điểm nhận
định của cá nhân).
1.2.4. Thiết kế hoạt động dạy và học theo quy trình NCKH
Ở mục này, chúng tôi mô tả chi tiết: Mục đích các giai đoạn,
nhiệm vụ của GV, nhiệm vụ của HS ở các giai đoạn trong tiến trình
DH theo quy trình NCKH.
1.2.4.1. Một số đặc điểm lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở
11
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần và đang
tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn để
tạo nên sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình
cảm, đạo đức, Vì vậy, tiến trình DH theo QTKH là phù hợp trên
đối tượng HS THCS.
1.2.4.2. Mục tiêu của dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học
Mỗi giai đoạn của tiến trình DH theo quy trình NCKH sẽ cho biết
môi trường học tập của HS, mục tiêu phát triển phẩm chất và NLKH
cho HS ở từng giai đoạn NCKH.
1.2.4.3. Định hướng tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học theo
quy trình nghiên cứu khoa học
Ở mục này chúng tôi mô tả chi tiết: Mục đích, nhiệm vụ của GV,
nhiệm vụ của HS ở các giai đoạn trong tiến trình DH theo quy trình
NCKH
1.2.4.4. Cấu trúc câu giả thuyết và câu dự đoán
Ở mục này chúng tôi giới thiệu cấu trúc câu giả thuyết: “ Nếu
thì sẽ ”; Cấu trúc câu dự đoán: “Nếu mà thì ”
1.2.4.5. Một số lưu ý trong dạy học theo quy trình NCKH
Trong mục này chúng tôi đưa ra một số lưu ý khi dạy học theo quy
trình NCKH đó là: thí nghiệm trong DH theo quy trình NCKH, các kĩ
thuật tổ chức hoạt động học cá nhân, học nhóm, trao đổi lớp và với
chuyên gia.
1.2.5. Vai trò, nguyên tắc, mức độ dạy học theo quy trình NCKH
1.2.5.1. Vai trò của dạy học theo quy trình NCKH
DH theo quy trình NCKH thì có thể phát hiện và bồi dưỡng
những HS giỏi, đam mê đối với KH, đặc biệt giúp HS phát triển năng
lực giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
12
1.2.5.2. Nguyên tắc của dạy học theo quy trình NCKH
(i) Về kiến thức: Đảm bảo gắn liền với dạy nội dung kiến thức KH;
(ii). Về PPDH: các giai đoạn trong tiến trình DH phải tuân theo
PP nhận thức KH, “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng lại trở về thực tế khách quan” và theo Chu trình
sáng tạo của Razumopxki;
(iii) Về quan điểm DH: triển khai các hoạt động DH “lấy HS làm
trung tâm”, có chú trọng tính tự lực của HS;
(iv) Về kĩ thuật DH: tạo cơ hội để phát huy tối đa vốn kiến thức
đã có và khả năng sáng tạo của HS bằng các hoạt động làm việc cá
nhân, trao đổi nhóm, thảo luận của lớp;
(v) Về hình thức tổ chức DH: tổ chức hoạt động học theo từng
giai đoạn NCKH, hỗ trợ HS các phương tiện học, định hướng nghiên
cứu cho HS tìm kiếm tri thức KH.
1.2.5.3. Các mức độ dạy học theo quy trình nghiên cứu khoa học
Mức 1. HS được biết về: quy trình NCKH, các giai đoạn nghiên cứu
học tập theo quy trình NCKH; Các kĩ thuật thực hiện ở từng giai
đoạn học tập; Hình thức học; Kĩ thuật làm việc theo nhóm, trao đổi
lớp, làm việc cá nhân. Sau đó được hoạt động học tập hình thành
kiến thức vật lí theo logic tiến trình NCKH dưới sự giúp đỡ hỗ trợ
của GV; Mức 2. HS được thực hiện các hoạt động học tập hình thành
kiến thức vật lí theo logic tiến trình NCKH. HS tương tác với nhau
trong suốt quá trình hình thành kiến thức mới. GV trợ giúp khi cần
thiết; Mức 3. HS được định hướng nội dung nghiên cứu, được trang
bị các học liệu cần thiết và triển khai học tập theo quy trình NCKH
để chiếm lĩnh tri thức khoa học; Mức 4. HS được định hướng vấn đề
nghiên cứu, sau đó tự triển khai các hoạt động nghiên cứu để hình
13
thành tri thức KH.
1.2.6. Đánh giá NLKH của học sinh khi học theo quy trình NCKH
1.2.6.1. Biểu hiện NLTP của học sinh khi học theo quy trình NCKH
Bảng 1.3. Năng lực thành phần cấu thành năng lực khoa học
Giai đoạn Năng lực TP Mô tả
I. Thực
hiện quan
sát. Đặt ra
câu hỏi
nghiên
cứu.
1. Tiến hành TN
làm xuất hiện
hiện tượng vật lí
và mô tả quá
trình, hiện tượng
xảy ra
Là khả năng người học sử dụng các thiết
bị, phương pháp thực hành, tìm kiếm tài liệu
hướng dẫn để thực hiện các thao tác lắp đặt
và tiến hành các TN làm xuất hiện quá trình,
hiện tượng mới. Khả năng quan sát và phát
hiện ra vấn đề cần nghiên cứu. Khả năng sử
dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt hiện
tượng, quá trình quan sát được.
2. Phát hiện vấn
đề và phát biểu
vấn đề nghiên
cứu dưới dạng
câu hỏi
Là khả năng người học tái hiện kiến
thức, hiện tượng đã biết để so sánh hiện
tượng mới, từ đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu
về nguyên nhân, bản chất của quá trình hay
hiện tượng xảy ra.
II. Nghiên
cứu tổng
quan.
Hình
thành giả
thuyết.
3. Tìm hiểu lịch
sử vấn đề nghiên
cứu để định
hướng đưa ra giả
thuyết hoặc đề
xuất phương án
thực nghiệm thực
nghiệm kiểm tra
giả thuyết
Là khả năng người học tìm kiếm thông
tin, sử dụng kĩ năng đọc hiểu các dữ liệu có
liên quan đến câu hỏi nghiên cứu để đưa ra
những nhận xét, phân tích hay đánh giá các
công trình nghiên cứu đã công bố nhằm xác
định được vấn đề nghiên cứu đã giải quyết
đến đâu, cơ sở giải quyết đó có đúng quan
điểm của khoa học hiện đại hay không, từ
đó định hướng đưa ra giả thuyết của cá
nhân hoặc là giải pháp thực nghiệm để
kiểm tra giả thuyết đã đưa ra.
4. Đưa ra giả Là khả năng người học đưa ra lập luận
14
thuyết nghiên cứu logic để hình thành giả thuyết có căn cứ
nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu có tính
thuyết phục cao.
III. Rút ra
hệ quả từ
giả thuyết.
Đề xuất
phương án
thực
nghiệm
kiểm tra
hệ quả.
5. Rút ra hệ quả
từ giả thuyết dưới
dạng một dự
đoán hay phán
đoán, suy đoán
Là khả năng người học đưa ra những dự
báo, phán đoán, suy đoán, dự đoán có tác
động đến giả thuyết nghiên cứu mà có thể
kiểm chứng bằng thực nghiệm.
6. Đề xuất
phương án thực
nghiệm kiểm tra
hệ quả
Là khả năng người học phân tích, suy luận
để đề xuất phương án thực nghiệm kiểm tra
các hệ quả bằng cách đề xuất: công cụ thực
nghiệm, phương pháp thực nghiệm, dự báo
kết quả để kiểm tra tính đúng sai của hệ quả.
IV. Tiến
hành thực
nghiệm
kiểm tra
giả thuyết.
Xử lí kết
quả thực
nghiệm.
7. Tiến hành TN
kiểm tra dự đoán
và ghi chép kết
quả
Là khả năng người học sử dụng các thiết
bị, sử dụng các phương pháp thực hành,
tìm kiếm tài liệu hướng dẫn để thực hiện
các thao tác lắp đặt và tiến hành các TN
nhằm kiểm tra các hệ quả rút ra từ giả
thuyết. Khả năng thu thập, sắp xếp dữ liệu
một cách khoa học.
8. Xử lí dữ liệu,
phân tích số liệu
và đánh giá kết
quả để đưa ra kết
luận về sự đúng/
sai của giả thuyết
Là khả năng người sử dụng các công cụ
toán học, phần mềm, công nghệ thông tin để
xử lí dữ liệu, khả năng tổng hợp kết quả, khả
năng phân tích số liệu, khả năng đánh giá các
kết quả thu được từ thực nghiệm để rút ra kết
luận về sự đúng/sai của giả thuyết đưa ra.
V. Rút ra
kiến thức
mới. Vận
dụng kiến
9. Rút ra kiến
thức mới
Là khả năng người học phát hiện và tổng
hợp những tri thức mới ở bài học và sử
dụng các thuật ngữ khoa học để diễn đạt.
10. VD kiến thức Là khả năng vận dụng tri thức KH,
15
thức. vào tình huống
mới
phương pháp NCKH để giải quyết các tình
huống mới.
1.2.6.2. Tiêu chí và mức độ hành vi trong đánh giá NLKH của HS
4 mức độ biểu hiện hành vi của HS tương ứng với mỗi NL thành
phần gồm: Mức 1. Không có biểu hiện hành động tích cực thực hiện
nhiệm vụ được giao. Ý thức, trách nhiệm chưa cao trong học tập; Mức
2. Có biểu hiện thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng hiệu quả thấp;
Mức 3. Hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhưng còn chưa đạt kết quả
như mong đợi; Mức 4. Hoàn thành tốt (xuất sắc) nhiệm vụ được giao.
1.2.6.3. Bảng kiểm theo chỉ báo và mức độ hành vi của NLKH
Chúng tôi xây dựng Bảng 1.4. Bảng kiểm mức độ chỉ báo hành vi
năng lực thành phần của năng lực khoa học mô tả biểu hiện 4 mức
độ hành vi của HS ở 10 NLTP của NLKH.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Kết quả khảo sát cho thấy, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc
thiết kế tiến trình DH theo quy trình NCKH và xác định các tiêu chí
đánh giá NLKH của HS.
Kết luận Chƣơng 1
Ở chương này, chúng tôi đã nghiên cứu lí luận liên quan đến phát
triển và đánh giá sự phát triển của NLKH của HS từ đó làm cơ sở trả
lời câu hỏi đã nêu ra sau khi nghiên cứu tổng quan. Việc phân tích,
xử lí các thông tin khi khảo sát thực tiễn giúp chúng tôi đánh giá
được thực trạng của việc tổ chức DH phát triển NLKH của GV ở
trường phổ thông, phát hiện những khó khăn, nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó. Qua đó, chúng tôi đưa ra những giải pháp khắc phục
và triển khai thiết kế nội dung và tiến trình DH kiến thức về “Điện từ
học” để áp dụng cho HS THCS.
16
Chƣơng 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
QUY TRÌNH NCKH CHƢƠNG “ĐIỆN TỪ HỌC”
2.1. Phân tích chƣơng trình Điện từ học cấp THCS trong
Chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành
2.1.1. Vị trí về kiến thức Điện từ học trong Chương trình giáo dục
phổ thông hiện hành
Điện từ học thuộc lĩnh vực Điện học, chiếm tỉ lệ 11,43% (20/175)
tổng số tiết của chương trình giáo dục môn Vật lí cấp THCS. Vì vậy nội
dung kiến thức thì Chương “Điện từ học” là một nội dung quan trọng
trong Chương trình GDPT môn Vật lí cấp THCS.
2.1.2. Phân tích nội dung Chương 2 “Điện từ học”
DH Vật lí nhằm giúp HS rèn luyện phẩm chất và phát triển
NLKH, nhưng hiện tại chưa được Chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành chú trọng.
2.2. Lựa chọn và sắp xếp logic kiến thức ở Chƣơng “Điện từ học”
2.2.1. Sắp xếp logic các bài học ở Chương “Điện từ học”
Sắp xếp lại Chương “Điện từ học” thành 3 bài học với thời lượng
10 tiết, 10 tiết còn lại để dạy các ứng dụng về điện từ theo Chương
trình hiện hành. Gồm: Bài 1. Từ trường của nam châm vĩnh cửu; Bài
2. Từ trường của dòng điện; Bài 3. Cảm ứng điện từ.
2.2.2. Thiết kế logic bài học “Từ trường của nam châm vĩnh cửu”
- Mục tiêu về nội dung tri thức HS cần đạt: Theo mục tiêu cần đạt
trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
- Mục tiêu về phát triển năng lực khoa học cho HS: Tiến trình DH
nhằm mục tiêu phát triển 10 NLTP của NLKH như bảng 1.9.
- Tiến trình DH theo quy trình NCKKH.
Hình 2.1. Sơ đồ logic hình thành kiến thức về từ trường của nam
châm vĩnh cửu
17
Giai đoạn 1. Thực hiện quan sát. Đặt ra câu hỏi nghiên cứu
- Tiến hành các thí nghiệm: Tương tác từ của nam châm với đồng,
nhôm, sắt, mạt sắt;Tương tác nam châm với nam châm, kim nam châm.
- Đặt ra câu hỏi: Tại sao nam châm hút, đẩy nam châm? Tại sao nam
châm hút sắt, mạt sắt mà không hút đồng, nhôm?
Giai đoạn 2a. Hình
thành giả thuyết: Có thể
xung quanh nam châm là
điện trường vì nó cũng
hút và đẩy nhau như điện
tích. Nếu môi trường
xung quanh nam châm là
điện trường thì nó sẽ có
tính chất như của điện
tích.
Giai đoạn 2b. Nghiên cứu tổng quan.
Hình thành giả thuyết mới.
- Nghiên cứu tổng quan: Nam châm
hút sắt vì nó có linh hồn. Nam châm hút
sắt vì sắt và nam châm có cấu tạo nguyên
tử giống nhau. Nam châm phát ra xung
quanh nó một khoảng trống và các phân
tử sắt rơi vào các khoảng trống đó và bị
nam châm hút với một lực hút vô hình.
Những giả thuyết trên không đúng,
vậy cần có một giả thuyết mới chỉ đúng
Trái Đất có từ trường.
- Giả thuyết mới: Môi trường vật chất
xung quanh nam châm là từ trường. Hình
dạng từ trường xung quanh các nam châm
khác nhau thì sẽ khác nhau.
Giai đoạn 3a. Đề xuất
phương án thí nghiệm
kiểm tra giả thuyết
Hệ quả: tương tác với
vật nhỏ nhẹ; tương tác
với vật nhiễm điện.
Giai đoạn 3b. Đề xuất phương án thí
nghiệm kiểm tra giả thuyết mới
Hệ quả: tính chất, hình dạng (cho các
nam châm khác nhau tương tác với mạt
sắt một cách gián tiếp)
Giai đoạn 4a. Tiến hành
thí nghiệm kiểm tra hệ
quả và rút ra kết luận:
Giai đoạn 4b. Tiến hành thí nghiệm kiểm
tra hệ quả và rút ra kết luận
Tiến hành thí nghiệm khảo sát hình
18
1
2
3
4 5
6
7
8
Hình 2.4. Thí nghiệm về tương tác
của nam châm vĩnh cửu
Nam châm không tương
tác với vật nhỏ nhẹ và
không tương tác với vật
nhiễm điện, nên môi
trường xung quanh nam
châm không phải là điện
trường.
dạng nam châm thẳng, bằng cách cho
nam châm tương tác với mạt sắt ngâm
trong dầu.
Tiến hành thí nghiệm khảo sát hình
dạng nam châm hình chữ U, bằng cách
cho nam châm tương tác với mạt sắt
ngâm trong dầu.
Tiến hành thí nghiệm xác định chiều
đường sức từ bằng cách di chuyển nam
châm thử trên đường sức từ
Giai đoạn 5. Rút ra kiến thức mới. Vận dụng kiến thức
- Khái niệm, đặc điểm, tính chất, hình dạng từ trường.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số bài tập, tình huống thực tiễn.
- Mục tiêu về kiểm tra, đánh giá NLKH của HS: chúng tôi xây
dựng Bảng 2.2. Bảng kiểm chỉ báo hành vi NLKH của HS bài “Từ
trường của nam châm vĩnh cửu”.
2.3. Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm
2.3.1. Lí do thiết kế, chế tạo
Các bộ TN về Điện từ ở trường phổ thông đơn lẻ, chiếm nhiều
không gian lớp học, mất nhiều thời gian chuẩn bị, chi phí cao. Để
DH theo quy trình NCKH cần thiết kế, chế tạo, bổ sung một số thiết
bị để HS học tập theo nhóm
nhằm phát triển NLKH.
2.3.2. Thiết kế bộ TN Bài “Từ
trường của nam châm vĩnh
cửu”
- TN tương tác của nam
châm vĩnh cửu, gồm tương
tác: giữa nam châm với nam
19
1
2
3
4
5
6
9
8 7
10
Hình 2.6. Bố trí và lắp đặt bộ thí nghiệm
châm (1), giữa nam châm với kim nam châm (6); giữa nam châm với
kim loại khác nhau: sắt (4), mạt sắt (5), đồng (3), nhôm (2).
2.3.3. Thiết kế, chế tạo bộ TN Bài “Từ trường của dòng điện”
- Bộ phận
chung. Bảng mạch
điện: chất liệu
mica; kích thước
20 x 30 cm; Ắc
quy (1); Công tắc
(2).
- Hình ảnh từ phổ từ trường dòng điện qua các dạng dây dẫn
Hình 2.7. Hình 2.8. Hình 2. 9.
Kết luận Chƣơng 2
Dựa trên lí luận về phát triển và đánh giá NLKH của HS trong
DH theo quy trình NCKH chúng tôi đã xây dựng logic tiến trình xây
dựng kiến thức và thiết kế tiến trình DH 3 bài học, cũng như xây
dựng bảng kiểm chỉ báo hành vi NLKH của HS đối với 3 bài đó.
Ngoài ra, chúng tôi đã thiết kế và chế tạo các bộ thí nghiệm để hỗ
trợ việc tổ chức DH 3 bài đó nhằm phát triển NLKH của HS.
20
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích TNSP
Nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết KH đã đặt ra: Nếu
xây dựng được tiến trình DH dựa theo quy trình NCKH và vận dụng
vào DH kiến thức vật lí về Điện từ học cấp THCS thì sẽ phát triển
được NLKH của HS.
3.2. Nội dung TNSP
Triển khai DH theo quy trình NCKH với ba bài học đã được thiết
kế ở Chương 2 đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_day_hoc_vat_li_theo_quy_trinh_nghien_cuu_kho.pdf