Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong giai đoạn sau khi hiệp định
VKFTA đi vào hiệu lực (giai đoạn 2016 đến 2019) đạt mức tăng trưởng trung bình 26,9%/năm so
với mức 24,3%/năm của giai đoạn (2010-2015). Bên cạnh lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, Hàn
Quốc hiện cũng là đối tác lớn của Việt Nam về hợp tác phát triển du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, dịch
vụ giải trí. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn tạo cho khách hàng nhiều
ưu đãi và lựa chọn hơn trong việc sử dụng các dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc
tại Việt Nam còn đem lại cơ hội việc làm cho lực lượng lao động tại Việt Nam.
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (vkfta), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích trong các lý thuyết về thương mại quốc tế, phần lớn các
quốc gia sẽ tăng cường xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt
hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa có hiệu quả.
* Các nguyên tắc thực thi thương mại quốc tế
Dựa trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử và đôi bên cùng có lợi, các
mối quan hệ thương mại quốc tế được phát triển trên nhiều cấp độ khác nhau. Các hiệp định thương
mại song phương và đa phương thường dựa trên các nguyên tắc chủ yếu như: Nguyên tắc tối huệ
quốc (MFN – Most Favoured Nation), Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – Nation Treatment)
2.2.2. Các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia
Các yếu tố này vừa xuất phát từ cả hai phía, tạo nên lực đẩy và lực hút, vừa là các nhân tố
hình thành, nhưng cũng đồng thời là các nhân tố tác động đến mối quan hệ thương mại giữa hai
quốc gia.
Các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hóa và thương
mại dịch vụ giữa hai quốc gia, trong đó, các yếu tố chủ yếu bao gồm: (i) Phát triển kinh tế; (ii)
Chính sách thương mại; (iii) Hoạt động đầu tư quốc tế; (iv) Cơ sở hạ tầng; (v) Cơ cấu sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ; (vi) Tỷ giá hối đoái.
2.3. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
2.3.1. Cơ sở ra đời
Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đã
phát triển quan hệ hợp tác vượt bậc trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.
10
2.3.2. Quá trình đàm phán VKFTA của Việt Nam và Hàn Quốc
Tháng 10/2009, Việt Nam và Hàn Quốc đã nhất trí thành lập Nhóm Công tác chung để nghiên
cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của “Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn
Quốc". Ngày 6 tháng 8 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Bộ trưởng phụ trách
thương mại Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cùng ra tuyên bố chính thức khởi động đàm
phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Trong phiên họp ngày 30/11,
Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Ngày 20 tháng
12 năm 2015, Hiệp định VKFTA chính thức có hiệu lực, đem đến những cơ hội mới đối với cả hai
bên Hàn Quốc và Việt Nam.
2.3.3. Nội dung chính của VKFTA
2.3.3.1. Sơ lược về nội dung của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
Hiệp định gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định. Các
Chương chính là: - Thương mại hàng hoá + Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) và + Các
biểu cam kết thuế quan cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường) - Quy tắc xuất xứ - Thuận lợi hóa
hải quan - Phòng vệ thương mại - Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực
vật (SPS) - Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) - Thương mại Dịch vụ + Các quy định chung
(gọi là cam kết lời văn) với các Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể
nhân + Các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường) - Đầu tư - Sở
hữu trí tuệ - Thương mại Điện tử - Cạnh tranh - Minh bạch - Hợp tác kinh tế - Thể chế và các vấn
đề pháp lý.
2.3.3.2. Nội dung chính liên quan đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
a) Thương mại hàng hóa
Thương mại hàng hóa bao gồm các cam kết về thuế quan và các cam kết về xuất xứ
* Các cam kết thuế quan:
Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết thuế
quan trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. Nói cách
khác, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức
độ cắt giảm còn hạn chế.
* Cam kết về Quy tắc xuất xứ:
Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong VKFTA, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc
xuất xứ của Hiệp định. Nói chung, Quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng
vẫn tương đối đơn giản. Nhìn chung, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cần
đáp ứng được một trong các tiêu chí sau: (i) Tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo quy định
(thường là trên 40%); (ii) Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc (iii) Trải qua một công
đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất (các sản phẩm dệt may).
b) Thương mại dịch vụ
Chương về Dịch vụ trong VKFTA được chia làm 02 phần:
- Cam kết về nguyên tắc: bao gồm các định nghĩa, các quy định chung về nghĩa vụ: Đối xử
quốc gia, Đối xử tối huệ quốc, và 03 Phụ lục về Tài chính, Viễn thông, Di chuyển thể nhân.
- Cam kết về mở cửa thị trường: là 01 Phụ lục riêng bao gồm 02 Danh mục mở cửa của Việt
Nam và Hàn Quốc về từng lĩnh vực dịch vụ.
2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam
2.4.1. Khung lý thuyết
Để phân tích tác động của VKFTA đến thương mại hai chiều Việt Nam sang Hàn Quốc, tác
giả dựa trên lý thuyết lực hấp dẫn trong thương mại.
Để thuận tiện cho việc phân tích mô hình trọng lực, tác giả sử dụng phương pháp logarit tự
nhiên đối với cả hai vế của phương trình. Mô hình trên sẽ được viết lại thành:
ln (Xij ) = ln GSi + ln Mj + ln φij
Công thức trên đo lường mức độ tác động (tính bằng tỷ lệ) của các yếu tố đến thương mại hai
chiều giữa hai quốc gia i và j. Bởi vậy, việc lấy logarit sẽ cho phép đánh giá tốt hơn tác động của
các yếu tố đến xuất nhập khẩu giữa các quốc gia.
Công thức trên được chi tiết hóa thành mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hoặc nhập
khẩu hàng hóa/ dịch vụ như sau:
11
+ Mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa:
ln Ex = a0 + a1* lnEXR + a2* lnFDI + a3*Infr + a4*CPI + a5*FTA + a7*HS + a8* GDPt + ui
Trong đó: Ex: xuất khẩu hàng hóa từ nước i sang nước j (đại diện cho yếu tố Xij)
Các yếu tố đại diện cho yếu tố nhu cầu của thị trường nước nhập khẩu (GSi) tạo ra lực thu hút
hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước, bao gồm: GDPt (GDP bình quân của nước nhập khẩu trong
năm t), chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái của hai nước EXR, vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài),
chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa hai quốc gia Infr, chênh lệch về chỉ số giá, thể hiện lợi thế so sánh về
chi phí sản xuất sản phẩm CPI, FTA (các hiệp định thương mại tự do), HS (đo lường mức độ phân loại
hàng hóa), ui: các biến khác.
+ Mô hình các yếu tố tác động đến nhập khẩu hàng hóa:
Tương tự như mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu, có thể thể hiện mô hình tác động đến
nhập khẩu hàng hóa như sau:
ln Im = a0 + a1* lnEXR + a2* lnFDI + a3*Infr + a4*CPI + a5*FTA + a7*HS + a8* GDPt + ui
+ Mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ:
Thương mại dịch vụ thông thường chịu tác động từ các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của
chính phủ. Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động thương mại hàng hóa cũng sẽ góp phần thúc
đẩy giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ. Các yếu tố về hạ tầng cơ sở và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng sẽ tạo ra sức hút đối với nhu cầu về dịch vụ của các quốc gia.
LnEXSt = a0 + a1* LnGIM + a2*LnEx + a3* FTA + a4* Lninfr + a5* Lnfdi + ui
LniIMSt = a0 + a1* lnGIM + a2*LnEx + a3* FTA + a4* Lninfr + a5* Lnfdi + ui
Các mô hình lý thuyết trên sẽ được áp dụng để phân tích các yếu tố tác động đến thương mại
hàng hóa và thương mại dịch vụ hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh ký kết hiệp định
VKFTA và các Hiệp định đa phương khác.
2.4.2. Mô hình phân tích tác động của VKFTA đến quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ của
Việt Nam với Hàn Quốc
2.4.2.1. Mô hình đánh giá tác động
Bên cạnh các yếu tố đã phân tích ở trên, theo NCS, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ
tầng công nghệ thông tin sẽ là yếu tố thúc đẩy hoạt động sản xuất, giúp sản phẩm và dịch vụ cung
ứng của Việt Nam phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường Hàn Quốc. Do vậy, mô hình phân tích
tác động của VKFTA đến thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc được thể hiện như sau:
* Mô hình tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc:
lnEXVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA +
a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPKt + ui
* Mô hình tác động đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc:
lnImVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA +
a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPVt + ui
* Mô hình tác động đến xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc
LnEXSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* AKFTA + a4* VKFTA + a5* Lninfrv + a6*
Lnfk + ui
LniIMSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* VKFTA + a4* AKFTA + a5* Lninfrv + a6*
lnfk + ui
2.4.2.2. Nguồn dữ liệu sử dụng trong tính toán:
Do không có đủ dữ liệu tính toán theo cùng một nguồn, nên tác giả sử dụng nhiều nguồn tham
khảo khác nhau trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2019 (đối với thương mại hàng hóa),
và trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2018 đối với thương mại dịch vụ , trong đó: Kim ngạch
XNK được lấy từ dữ liệu của KITA Hàn Quốc, các dữ liệu khác lấy từ Ngân hàng Thế giới (WB),
FDI lấy từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam. Các biến giả AKFTA và VKFTA
sẽ được nhận giá trị 0 khi Hiệp định chưa được ký kết, và nhận giá trị 1 khi Hiệp định được ký kết
và đi vào hoạt động.
Bên cạnh các dữ liệu sơ cấp thu thập được, do vấn đề về thương mại dịch vụ tương đối phức
tạp nên để bổ sung cho các kết quả nghiên cứu, NCS sử dụng thêm các thông tin và dữ liệu thu thập
từ phỏng vấn sâu các chuyên gia, là lãnh đạo một số doanh nghiệp và các chuyên gia đến từ Kotra
Hà Nội và các trường Đại học.
12
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
3.1. Thực trạng thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
3.1.1. Thực trạng chung
* Xuất nhập khẩu của Việt Nam
Về thương mại hàng hóa của Việt Nam, sau rất nhiều năm nhập siêu, trong giai đoạn từ năm
2012 đến 2019, Việt Nam đã có xuất siêu trong khoảng từ 7 tỷ đến 16 tỷ USD.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam theo chiều hướng tăng dần, tuy nhiên
từ thời điểm năm 2012, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ở mức trên 100 tỷ USD mỗi năm, trong
3 năm 2017 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt trên 200 tỷ USD. Điều này cho thấy
Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
* Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
Riêng đối với đối tác Hàn Quốc, Việt Nam thường xuyên nhập siêu hàng hóa với mức độ
ngày càng trầm trọng hơn.
Trong giai đoạn trước năm 2015, thương mại hàng hóa của Việt Nam của Việt Nam sang Hàn
Quốc chỉ nhập siêu ở mức dưới 20 tỷ USD, thì sau năm 2015 đến nay, mức nhập siêu ngày càng
lớn hơn, vào khoảng 30 tỷ USD. Đây cũng là một vấn đề thách thức đối với Việt Nam, bởi rõ ràng,
sau khi VKFTA có hiệu lực, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam luôn ở mức ngày
càng cao so với xuất khẩu, gây áp lực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam.
Mặc dù vậy, trong bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc vẫn có thể thấy
những điểm sáng. Đó là sau năm 2015 khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực, tốc độ gia tăng giá trị
xuất khẩu đã có dấu hiệu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của nhập khẩu trong vài năm gần đây.
Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc năm 2019 tăng 2,1 lần so với năm 2015, trong khi
giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc chỉ tăng 1,7 lần vào năm 2019 so với năm 2015. Cán cân thương mại
cũng đã có dấu hiệu tích cực khi giảm nhập siêu, mặc dù thâm hụt trong cán cân thương mại vẫn
còn cao.
3.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, theo dữ liệu cập nhật của KITA, hẩu hết các mặt hàng
trong chương 85 có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Hàn Quốc.
* Về cơ cấu nhập khẩu:
Đa số các mặt hàng nhập khẩu đều nằm trong nhóm sản phẩm về điện, điện tử, phục vụ cho
các hoạt động gia công, sản xuất hàng điện tử của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam.
10 nhóm hàng này đã chiếm khoảng 50% giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường
Hàn Quốc. Cơ cấu nhập khẩu vẫn hầu như không có sự thay đổi trước và sau năm 2015, vẫn chủ
yếu là các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất, các nguyên liệu phục vụ cho ngành may mặc.
Như vậy, cũng có thể thấy trong nhiều năm, Việt Nam vẫn hầu như phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu
từ bên ngoài trong những ngành hàng đòi hỏi sự gia công chế biến phức tạp, công nghệ cao hoặc
các nguyên liệu cho những ngành hàng gia công như may mặc.
* Về cơ cấu xuất khẩu:
Theo dữ liệu thống kê của KITA, top 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt
Nam sang Hàn Quốc vẫn là những mặt hàng thành phẩm của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại
Việt Nam, và nhóm hàng giày dép, quần áo.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 1992 và 2015 đã có sự
chuyển biến từ các nguyên liệu thô dần chuyển sang các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao hơn.
Đến năm 2015, tỷ trọng các mặt hàng thô, sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn
Quốc đã giảm đáng kể, những mặt hàng có hàm lượng chế biến cao hơn như máy điện, dụng cụ
quang học, giày dép đã trở thành những mặt hàng chính trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
sang Hàn Quốc. Lợi thế so sánh của Việt Nam không phải chỉ là tài nguyên thiên nhiên, mà phần
lớn là dựa vào lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp.
Đến năm 2019, sau tác động từ Hiệp định VKFTA, giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng đã
tăng lên. Nhìn về dữ liệu thì thấy các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và chế biến cao đang chiếm
ưu thế trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Nhưng phân tích sâu xa hơn, thì thực
chất, phần lớn là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại dựa vào các sản phẩm gia công
13
điện tử, giày dép, xuất phát từ các doanh nghiệp FDI, giá trị hàm lượng nội địa của Việt Nam thấp.
Do vậy, việc tăng cường năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
luôn là vấn đề mà nhà nước cần quan tâm hàng đầu.
3.2. Thực trạng thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc
3.2.1. Tình hình chung về thương mại dịch vụ của Việt Nam và thương mại dịch vụ Việt Nam –
Hàn Quốc
3.2.1.1. Tình hình thương mại dịch vụ của Việt Nam
Theo dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) tình hình trên thị trường dịch vụ lại có
xu hướng ngược chiều với thị trường hàng hóa. Trong cả giai đoạn 1996 – 2019, Việt Nam liên tục
nhập siêu, chỉ có duy nhất 1 năm là vào năm 2005, cán cân chênh lệch trong thương mại dịch vụ
với các nước khác trên thế giới chỉ ở mức cân bằng. Đối với tất cả các năm còn lại, hầu hết đều
nhập siêu dịch vụ với khoảng cách ngày càng chênh lệch nhiều hơn.
Các dữ liệu được phân tích theo từng hình thức dịch vụ như sau: cơ cấu dịch vụ vận tải và du
lịch là hai hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam.
Trong khi hình thức dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng giá trị xuất khẩu so với giá trị nhập khẩu,
thì dịch vụ vận tải lại chuyển theo hướng ngược lại.
3.2.1.2. Tình hình thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc
Do hạn chế về nguồn dữ liệu, NCS chỉ thu thập được dữ liệu về thương mại dịch vụ giữa Việt
Nam và Hàn Quốc theo năm, không thu thập được dữ liệu chi tiết theo các loại hình. Theo đó, xuất
khẩu dịch vụ và nhập khẩu dịch vụ giữa hai quốc gia ở mức tương đối đồng đều. Có những năm
thậm chí xuất khẩu dịch vụ còn đạt mức cao hơn nhập khẩu. Song trong những năm gần đây, từ
năm 2016 đến 2019, xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh so với nhập khẩu.
Về hình thức cung cấp dịch vụ, mặc dù không thu thập được dữ liệu chi tiết từ giai đoạn 2013 cho
đến 2019, song từ nguồn dữ liệu đánh giá của OECD (2012) thì hai lĩnh vực nhập khẩu chủ yếu là lĩnh
vực xây dựng và giao thông vận tải (chiếm tỷ trọng tương ứng khoảng 45% và 38%). Về cơ cấu xuất
khẩu: Hai lĩnh vực mà Việt Nam xuất siêu sang thị trường Hàn Quốc là dịch vụ kinh doanh và du lịch
(49,6% và 30,68%)
* Tỷ trọng thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc trong GDP
Thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc chỉ chiếm khoảng 1% trong GDP của Việt Nam.
Chỉ số này khá thấp và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển thực sự trong quan hệ hợp tác
giữa hai quốc gia. Mức tăng trưởng tỷ trọng có biến động theo chiều hướng tăng qua từng năm,
nhưng mức tăng rất chậm và thường chỉ dao động ở mức 1% trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến
năm 2019. Đóng góp của xuất khẩu và nhập khẩu vào giá trị GDP là tương đối cân bằng, mặc dù
trong một vài năm, tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP nhỉnh hơn một chút so với nhập khẩu. Song,
điều này cũng phản ánh thị trường Hàn Quốc có ý nghĩa đối với xuất khẩu của Việt Nam hơn so
với nhập khẩu.
3.2.2. Cơ cấu thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc theo phương thức XNK
Thực tế, việc phân loại tình hình thương mại Việt Nam – Hàn Quốc theo phương thức XNK
cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi các giá trị xuất nhập khẩu thường đan xen với nhau theo các
phương thức XNK khá phức tạp.
Trong khuôn khổ Luận án, tác giả cũng đã rất cố gắng để phân tích thương mại dịch vụ song
phương Việt Nam – Hàn Quốc một cách chi tiết theo các phương thức XNK, nhưng sai số là không
thể tránh khỏi do tính chất phức tạp của các hoạt động kinh doanh trên thực tế, cũng như việc thiếu
các dữ liệu thống kê.
* Phương thức 1 – Phương thức thương mại xuyên biên giới
Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ tài chính thường được thực hiện theo phương thức 1 và phương
thức 3. Các dịch vụ chuyển tiền thông qua ngân hàng của 2 nước sẽ được ghi nhận vào giá trị xuất
nhập khẩu của mỗi quốc gia. Các hình thức này chủ yếu được thực hiện theo phương thức 1.
Dịch vụ máy tính và thông tin được cung cấp theo phương thức 1 là chủ yếu, nhất là đối với
hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc, bởi hoạt động đầu tư ra nước ngoài
trong lĩnh vực này của Việt Nam hầu như rất nhỏ.
* Phương thức 2 – Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Dịch vụ du lịch và các dịch vụ chính phủ thích hợp với phương thức cung cấp này. Các dịch
14
vụ khác như vận tải, xây dựng, kinh doanh, các dịch vụ văn hóa giải trí cũng được cung cấp chủ
yếu theo phương thức 2 trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.
* Phương thức 3 – Phương thức hiện diện thương mại
Thường áp dụng đối với các dịch vụ vận tải – kho bãi, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư
không nhiều tại Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 2% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt
Nam.
* Phương thức 4: Phương thức hiện diện thể nhân
Do Việt Nam và Hàn Quốc chưa cam kết theo phương thức này trong hầu hết các dịch vụ của
Việt Nam nên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam chỉ tính theo các dịch vụ cá nhân, văn
hóa và giải trí khác (thường tính theo giá trị xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc).
Kết quả cho thấy, giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu tại chỗ
theo phương thức 2. Phương thức 1 cũng đóng góp khoảng 16% vào giá trị xuất khẩu dịch vụ chung
của Việt Nam nhờ việc tăng cường các dịch vụ viễn thông, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ thông
tin. Phương thức 3 cũng đóng góp một phần nhỏ vào làm tăng giá trị xuất khẩu thông qua một số ít
các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.
Đối với hoạt động nhập khẩu, phương thức 3 lại chiếm vị trí chủ đạo vì hầu hết các dịch vụ
được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam với
hơn 62 tỷ USD, trong hơn 7000 dự án đầu tư tại Việt Nam. Lượng khách du lịch Việt Nam cũng
như số lượng các lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc theo các hợp đồng xuất khẩu lao
động đang tăng dần qua các năm đã khiến cho tỷ lệ nhập khẩu dịch vụ tại Hàn Quốc của các công
dân Việt Nam tăng lên. Đây chính là lý do khiến cho phương thức 2 cũng chiếm một tỷ trọng không
nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc.
3.2.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc theo loại hình dịch vụ
3.2.3.1. Về cơ cấu nhập khẩu:
Trước thời điểm ký kết VKFTA, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các dịch vụ xây dựng và giao
thông vận tải (chiếm tỷ trọng tương ứng khoảng 45% và 38%).
Hai hình thức dịch vụ xây dựng và vận tải chiếm phần lớn trong cơ cấu nhập khẩu dịch vụ
của Việt Nam từ Hàn Quốc.
Dữ liệu từ đó đến năm 2019, do OECD thay đổi cách tính dữ liệu và bản thân tác giả chưa có
điều kiện để tiếp cận với bộ dữ liệu gốc của OECD do dữ liệu về thương mại dịch vụ giữa Việt Nam
và Hàn Quốc hiện đang gặp tình trạng “missing”. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, hoạt
động nhập khẩu dịch vụ xây dựng và logistics vẫn chiếm chủ đạo.
3.2.3.2 Về cơ cấu xuất khẩu:
Hai lĩnh vực mà Việt Nam xuất siêu sang thị trường Hàn Quốc là dịch vụ kinh doanh và du
lịch.
3.3. Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc:
3.3.1. Kết quả đạt được
* Về thương mại hàng hóa:
Việc thực hiện các cam kết trong VKFTA đã có tác động tích cực, làm giá trị xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đã có những khởi sắc đáng kể. Nếu năm 1991, giá trị
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ đạt 41 triệu USD, thì sang đến năm 2018, giá
trị xuất khẩu đạt 19,6 tỷ USD, tăng 477 lần. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
Hàn Quốc mang tính bổ sung, không mang tính cạnh tranh trực nên có cơ hội hợp tác phát triển
thương mại hai chiều.
Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Liên minh
châu Âu), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, trao
đổi thương mại giữa hai nước tăng nhanh chóng sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -
Hàn Quốc có hiệu lực từ cuối năm 2015. Việt Nam là đối tác hết sức quan trọng của Hàn Quốc
trong khu vực ASEAN, đặc biệt là quy mô trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc chiếm
hơn 40% tổng quy mô trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Về cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, có sự chuyển đổi từ nhóm hàng có hàm lượng chế biến và giá
trị gia tăng thấp như hàng nông, lâm thủy sản và công nghiệp nhẹ sang nhóm hàng có hàm lượng
chế biến cao hơn như các mặt hàng cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông và công nghiệp nặng, thực
15
phẩm chế biến cao cấp, hàng thời trang, nông thủy sản chế biến. Đồng thời các sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam đã và đang dần xây dựng được thương hiệu tại thị trường Hàn Quốc; trong đó phải
kể đến mặt hàng dệt may.
Dưới tác động của các Hiệp định thương mại AKFTA và VKFTA, nhiều mặt hàng trước đây
khó thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc như các mặt hàng nông sản của Việt Nam (dừa, dứa, thanh
long, xoài, chuối) đã có cơ hội tiếp cận thị trường khó tính này. Giá trị xuất khẩu mặt hàng rau
quả và trái cây của Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc đạt 2,145 tỷ USD.
* Về thương mại dịch vụ:
Mặc dù dữ liệu chi tiết về thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia chỉ được cung cấp đến năm
2012, song dựa vào dữ liệu tổng thể cho thấy, xu hướng xuất nhập khẩu dịch vụ giữa hai quốc gia
có chiều hướng tăng nhanh. Năm 1995, tổng thương mại dịch vụ giữa hai nước đạt mức 366 triệu
USD, đến năm 2018, tổng giá trị thương mại hai chiều Việt Nam và Hàn Quốc đạt mức 4109 triệu
USD, gấp hơn 10 lần so với mức năm 1995. Điều này cho thấy sự tăng trưởng trong giao dịch
thương mại dịch vụ giữa hai nước.
Các thỏa thuận và cam kết về thương mại dịch vụ trong các Hiệp định AKFTA và VKFTA
mặc dù còn chưa có tác động rõ rệt đến giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giữa hai nước, song cũng đã
có tác động tích cực bước đầu. Theo kết quả phân tích ở trên, Hiệp định AKFTA có tác động làm
tăng giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ hai chiều. Điều này thể hiện rõ ràng việc mở cửa từ các chính
sách nhà nước cũng đã tác động tích cực đến thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia.
Thứ nhất, giá trị thương mại dịch vụ của Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 1995, tổng giá trị thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn
Quốc đạt 366 triệu USD (trong đó, xuất khẩu đạt 198 triệu USD và nhập khẩu đạt 168 triệu USD).
Đến năm 2018, tổng giá trị thương mại dịch vụ của Việt Nam đạt mức 4 tỷ USD (trong đó xuất
khẩu đạt 1,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,2 tỷ USD), gấp hơn 10 lần giá trị của năm 1995.
Thứ hai, phát huy được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Xu hướng tăng
giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch, viễn
thông, tài chính, sản xuất kinh doanh cũng cho thấy Việt Nam đã dần cải thiện quá trình sản xuất
và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường thế giới. Bên cạnh việc tăng thu hút
khách du lịch từ Hàn Quốc sang Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Nam cũng hiện diện tại Hàn Quốc, mở đường cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp Việt trên “xứ sở kim chi”.
Thứ ba, mặc dù chưa có số liệu cụ thể chứng minh, song việc mở cửa hội nhập vào nền kinh
tế thế giới trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã có tác động tích cực và cộng hưởng tới thương mại hàng
hóa. Việc mở cửa và tăng trưởng của các ngành dịch vụ như vận tả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_day_manh_quan_he_thuong_mai_giua_viet_nam_va.pdf